Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 38/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015 với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

Bảo đảm Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Tập đoàn) có cơ cấu hợp lý, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là trồng, chăm sóc và chế biến cao su; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh; tích cực tham gia bảo đảm an sinh, xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

II. NỘI DUNG

1. Ngành, nghề kinh doanh:

a) Ngành, nghề kinh doanh chính: Trồng, chế biến, kinh doanh cao su; chế biến gỗ nhân tạo; công nghiệp cao su. Tập đoàn được đầu tư kinh doanh các khu công nghiệp trên đất cao su của Tập đoàn chuyển đổi theo quy hoạch sử dụng đất được Chính phủ phê duyệt.

b) Ngành, nghề liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính:

- Đầu tư tài chính và kinh doanh vốn Nhà nước giao cho Tập đoàn;

- Tổ chức nghiên cứu, tư vấn chuyển giao kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, chế biến kinh doanh các sản phẩm từ cây cao su, cây rừng trồng.

c) Ngành, nghề kinh doanh khác được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

2. Vốn điều lệ: Theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thẩm định của Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Phân loại, sắp xếp các đơn vị thành viên hiện có của Tập đoàn giai đoạn 2012 - 2015:

a) Duy trì Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và các đơn vị nằm trong cơ cấu Công ty mẹ - Tập đoàn:

- Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam;

- Trường Cao đẳng kỹ thuật nghiệp vụ cao su;

- Tạp chí Cao su;

- Trung tâm Y tế cao su.

b) Duy trì doanh nghiệp do Công ty mẹ - Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ (22 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên):

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tổng công ty Cao su Đồng Nai;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Dầu Tiếng;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Bình Long;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Lộc Ninh;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Phú Riềng;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Tân Biên;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Bà Rịa;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Krông Buk;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Eah'Leo;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Chư Sê;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Chư Prông;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Chư Păh;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Mang Yang;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Kon Tum;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Quảng Trị;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Bình Thuận;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Hà Tĩnh;

- Cộng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Hương Khê Hà Tĩnh;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Quảng Ngãi;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Quảng Nam;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Nam Giang Quảng Nam;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Thanh Hóa.

c) Duy trì doanh nghiệp do Công ty mẹ - Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (18 công ty cổ phần):

- Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú;

- Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh;

- Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa;

- Công ty cổ phần Cao su Hòa Bình;

- Công ty cổ phần Cao su Sa Thầy;

- Công ty cổ phần Cao su Nghệ An;

- Công ty cổ phần Cao su Sơn La;

- Công ty cổ phần Cao su Lai Châu;

- Công ty cổ phần Cao su Lai Châu II;

- Công ty cổ phần Cao su Điện Biên;

- Công ty cổ phần Cao su Hà Giang;

- Công ty cổ phần Cao su Yên Bái;

- Công ty cổ phần Quasa Geruco;

- Công ty cổ phần Thể thao ngôi sao Geru;

- Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu cao su;

- Công ty cổ phần VRG Khải Hoàn;

- Công ty cổ phần Gỗ MDF Quảng Trị;

- Công ty cổ phần Khu Công nghiệp Hố Nai.

d) Duy trì doanh nghiệp do Công ty mẹ - Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ (20 công ty)

- Công ty cổ phần Cao su Đồng Nai Kratie;

- Công ty cổ phần Cao su Bà Rịa Kompong Thom;

- Công ty cổ phần Cao su Dầu Tiếng Kratie;

- Công ty cổ phần Cao su Dầu Tiếng Campuchia;

- Công ty cổ phần Cao su Phú Riềng Kratie;

- Công ty cổ phần Cao su Tân Biên Kompong Thom;

- Công ty cổ phần Cao su Krông Buk Rattanakiri;

- Công ty cổ phần Cao su Chư Sê Kompong Thom;

- Công ty cổ phần Cao su Chư Prông Strung Cheng;

- Công ty cổ phần Cao su Mang Yang Rattanakiri;

- Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú Kratie;

- Công ty cổ phần Cao su Việt Lào;

- Công ty cổ phần Cao su Thành phố Hồ Chí Minh;

- Xí nghiệp liên doanh Visorutex;

- Công ty cổ phần Gỗ MDF VRG Dongwha;

- Công ty cổ phần Chế biến gỗ Thuận An;

- Công ty cổ phần Cao su Bến Thành;

- Công ty cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên;

- Công ty cổ phần Khu công nghiệp An Điền;

- Công ty cổ phần Đầu tư phát triển VRG Long Thành.

đ) Thực hiện sáp nhập Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Việt Nam vào Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

4. Tái cơ cấu tài chính và đầu tư:

a) Thoái 100% vốn góp của Công ty mẹ - Tập đoàn tại các doanh nghiệp sau:

- Công ty cổ phần VRG Đắk Nông;

- Công ty cổ phần Thủy điện VRG Bảo Lộc;

- Công ty cổ phần VRG Phú Yên;

- Công ty cổ phần Thủy điện Geruco Sông Côn;

- Công ty cổ phần Kho vận & DVHH;

- Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG;

- Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ và Du lịch Cao su;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư hạ tầng VRG;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn BOT Cơ sở hạ tầng Đồng Tháp;

- Công ty cổ phần Xây dựng và địa ốc cao su;

- Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng cao su;

- Công ty cổ phần Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam;

- Công ty cổ phần EVN Quốc tế;

- Công ty cổ phần Điện Việt Lào;

- Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển Năng lượng Vinaconex;

- Quỹ đầu tư Việt Nam;

- Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội;

- Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội;

- Công ty cổ phần Tổng công ty Xây dựng và Thủy lợi 4;

- Công ty cổ phần Ciment Fico Tây Ninh;

- Công ty cổ phần Thép tấm Miền Nam;

- Công ty cổ phần Du lịch quốc tế Vũng Tàu;

- Công ty cổ phần BOT Quốc lộ 13 An Lộc - Hoa Lư.

b) Thoái một phần vốn góp của Công ty mẹ - Tập đoàn tại các doanh nghiệp:

- Công ty cổ phần Xây dựng và Tư vấn đầu tư;

- Công ty cổ phần Cơ khí cao su.

c) Đầu tư thêm vốn để giữ quyền chi phối ở Công ty cổ phần Cao su Bến Thành; đầu tư thêm vốn để chuyển Công ty cổ phần Cao su Nghệ An thành công ty con của Công ty mẹ - Tập đoàn.

5. Hoàn thiện hệ thống quản trị nội bộ Tập đoàn:

a) Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống quy chế quản lý nội bộ;

b) Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành;

c) Hoàn thiện quy chế về công tác cán bộ, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực;

d) Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ;

đ) Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ và thực hiện các giải pháp tăng năng suất lao động, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh;

e) Kiện toàn tổ chức đảng, đoàn thể trong Tập đoàn.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này; định kỳ hàng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kịp thời xử lý những vướng mắc nảy sinh hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền;

b) Chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và các cơ quan liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

2. Bộ Tài chính: Thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc điều chỉnh tăng vốn điều lệ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

3. Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ được giao tại Khoản 1 Phần III Điều này.

4. Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam:

a) Xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt; triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 514/QĐ-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2012;

b) Phê duyệt phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, phương án tái cơ cấu các doanh nghiệp thành viên phù hợp với nội dung Đề án này và để thực hiện chuyên môn hóa, phân công, hợp tác, không dàn trải, phân tán nguồn lực, tránh cạnh tranh nội bộ;

c) Có lộ trình và phương án cụ thể để hết năm 2015 hoàn thành việc thoái vốn đã đầu tư vào các doanh nghiệp được ghi tại Điểm a, b Khoản 4 Phần II Điều này. Xây dựng phương án sáp nhập Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Việt Nam vào Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, phương án đầu tư thêm vốn để chuyển Công ty cổ phần Cao su Bến Thành và Công ty cổ phần Cao su Nghệ An thành công ty con của Công ty mẹ - Tập đoàn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

d) Tập trung thực hiện tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp theo các nội dung nêu tại Khoản 5 Phần II Điều này.

Xây dựng, triển khai thực hiện các quy chế, quy định về giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, thực hiện mục tiêu, chiến lược, kế hoạch và nhiệm vụ được giao, đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty con, của cán bộ quản lý theo quy định;

đ) Định kỳ hàng quý báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp kết quả thực hiện Đề án này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam;
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và PTDN;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ: TH, TKBT, KTTH, KTN, PL, V.III;
- Lưu: Văn thư, ĐMDN (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Văn Ninh

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 38/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 38/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 05/01/2013
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Vũ Văn Ninh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/01/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản