Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 379/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2010 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 140 NĂM NGÀY SINH V.I. LÊNIN (22/4/1870 - 22/4/2010)
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 02 tháng 3 năm 2009 của Bộ Chính trị về tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2009 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 2020/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Tổ chức cấp Nhà nước kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2009 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2010;
Xét đề nghị của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm 140 năm Ngày sinh V.I. Lênin (ban hành kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các thành viên Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 140 năm Ngày sinh V.I. Lênin chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 140 NĂM NGÀY SINH V.I. LÊNIN (22/4/1870 - 22/4/2010)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 379 /QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ)
Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 20 tháng 3 năm 2009 của Bộ Chính trị về tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2009 - 2010; Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2010, Ban Tổ chức cấp Nhà nước lập Đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm 140 năm Ngày sinh V.I. Lênin (22/4/1870 - 22/4/2010), như sau:
I. Vơlađimia Ilích Lênin (V.I. Lênin), nhà lý luận thiên tài và lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.
Vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, bước vào thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, V.I. Lênin đã dũng cảm đấu tranh bảo vệ và phát triển một cách toàn diện chủ nghĩa Mác lên một giai đoạn mới - giai đoạn Lênin.
Trong điều kiện lịch sử cụ thể của nước Nga, V.I. Lênin là người mácxít đầu tiên vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học vào thực tiễn, lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực.
Lý luận của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I. Lênin đã trở thành Di sản tư tưởng vô giá của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới: Chủ nghĩa Mác - Lênin. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã soi đường cho phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng vượt qua nhiều khó khăn, giành được nhiều thắng lợi to lớn.
II. Gần 25 năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Quá trình này, Đảng và Nhà nước ta càng tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý, đã rút ra những bài học lớn cho sự nghiệp đổi mới đất nước, mà bài học đầu tiên là: Sự nghiệp đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới không phải từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới không phải xa rời, mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng.
III. Hiện nay, tình hình thế giới, trong nước tạo nhiều thuận lợi, thời cơ cho sự phát triển mọi mặt của đất nước, nhưng cũng xuất hiện không ít những khó khăn và thách thức, trong đó có những khó khăn và thách thức về mặt tư tưởng và chính trị. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân suy thoái về tư tưởng chính trị. Đã nảy sinh những phần tử cơ hội móc nối với các thế lực thù địch chống phá Đảng và Nhà nước, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh v.v… Vì thế, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa X về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới đòi hỏi công tác lý luận phải tiếp tục “Nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm rõ những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin, những vấn đề cần bổ sung và phát triển cho phù hợp với thực tiễn đất nước và thời đại, …”. Qua đó, góp phần khắc phục những khó khăn và thách thức về mặt tư tưởng và chính trị, tạo sự nhất trí trong Đảng và sự đồng thuận trong nhân dân.
IV. Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 20 tháng 3 năm 2009 về tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2009 - 2010. Riêng năm 2010 có những ngày: Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Giỗ Tổ Hùng Vương; Kỷ niệm 35 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Kỷ niệm 1000 năm Thăng long - Hà Nội ...
Các hoạt động kỷ niệm 140 năm Ngày sinh V.I. Lênin (22/4/1870 - 22/4/2010) là một trong một loạt các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của năm 2010. Tổ chức tốt kỷ niệm Ngày sinh V.I. Lênin là một hoạt động thực hiện các Chỉ thị và Quyết định nêu trên.
- Góp phần thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Bộ Chính trị, Quyết định số 2020/QĐ-TTg và Quyết định 2218/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, qua đó góp phần vào việc nâng cao nhận thức về Di sản tư tưởng Lênin nói riêng và về chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, bác bỏ những luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tạo khí thế phấn khởi thi đua yêu nước trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X và tiến tới Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Các hoạt động kỷ niệm mang tinh thần chung là khẳng định giá trị tư tưởng, lý luận của V.I. Lênin trong học thuyết Mác - Lênin và tôn vinh sự nghiệp đấu tranh của Người đối với cách mạng Nga và phong trào cách mạng thế giới.
- Nhấn mạnh đến ý nghĩa quan trọng của các nguyên lý lý luận trong Di sản tư tưởng Lênin đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam và trách nhiệm tiếp tục vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại hiện nay.
- Bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả trong các hoạt động kỷ niệm. Qua đó, nâng cao nhận thức về Đảng, về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Cùng với các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn khác, hướng tới bồi dưỡng và phát huy hơn nữa lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần đoàn kết, niềm tự hào, ý chí tự lực tự cường dân tộc; giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước với bạn bè quốc tế và đồng bào ta ở nước ngoài.
I. Ban tổ chức các hoạt động kỷ niệm 140 năm Ngày sinh V.I. Lênin
1. Ông Lê Hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Trưởng ban.
2. Ông Phùng Hữu Phú, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban;
3. Ông Lê Tiến Thọ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thành viên.
4. Ông Nguyễn Công Nghiệp, Thứ trưởng Bộ Tài chính, thành viên.
II. Tổ chức hội thảo khoa học quốc gia
1. Chủ đề Hội thảo
Di sản V.I. Lênin trong thế giới ngày nay và sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam.
2. Mục tiêu Hội thảo
Khẳng định và làm rõ những giá trị to lớn về tư tưởng, lý luận của V.I. Lênin và ý nghĩa của nó đối với cách mạng thế giới nhất là đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
3. Nội dung chủ yếu
+ V.I. Lênin bảo vệ, kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác - Lênin.
+ Tư tưởng, lý luận của V.I. Lênin đối với thế giới hiện nay.
+ Vận dụng và phát triển tư tưởng, lý luận của V.I. Lênin trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
4. Cơ quan chủ trì tổ chức Hội thảo
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Tài chính.
5. Thời gian, địa điểm Hội thảo
- Thời gian: 1 buổi sáng từ 8h00’ đến 11h30’ ngày 16 tháng 4 năm 2010.
- Địa điểm: Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (135 đường Nguyễn Phong Sắc, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
6. Chương trình Hội thảo
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu: đồng chí Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Trưởng ban tổ chức Hội thảo.
- Đọc đề dẫn Hội thảo: đồng chí Lê Hữu Nghĩa, Uỷ viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Trưởng Ban tổ chức Hội thảo.
- Các đại biểu tham luận.
- Tổng kết Hội thảo: đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
7. Số lượng đại biểu và thành phần mời dự Hội thảo
- Số lượng đại biểu: khoảng 300 người.
- Thành phần mời dự:
+ Đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
+ Đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ ngành, đoàn thể Trung ương, Hội Hữu nghị Việt - Nga.
+ Đại diện thành phố Hà Nội.
+ Đại diện Đại sứ quán Nga tại Việt Nam.
+ Các nhà khoa học viết bài tham luận.
+ Báo chí trong nước.
8. Ban Tổ chức Hội thảo
- Ông Lê Hữu Nghĩa, Uỷ viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh - Trưởng Ban Tổ chức;
- Ông Phùng Hữu Phú, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương - Phó Trưởng ban.
- Ông Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh - Phó Trưởng ban thường trực;
- Ông Phan Thanh Khôi, Ủy viên thường trực chuyên trách Hội đồng khoa học kiêm Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh - thành viên;
- Ông Nguyễn Viết Thảo, Tổng biên tập Tạp chí Lý luận chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh - thành viên;
- Bà Nguyễn Thị Ngân, Phó Viện trưởng Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh - thành viên;
- Ông Hồ Trọng Hoài, Phó Chánh Văn phòng Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh - thành viên;
- Ông Đường Vinh Sường, Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh - thành viên.
9. Ban Chủ trì Hội thảo
- Ông Tô Huy Rứa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Ông Nguyễn Thiện Nhân, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Ông Lê Hữu Nghĩa, Uỷ viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
10. Phân công trách nhiệm
- Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
+ Chủ trì xây dựng kế hoạch Hội thảo; soạn thảo báo cáo đề dẫn và kết luận Hội thảo; làm giấy mời viết bài, nhận bài viết, biên tập bài; phân loại, chọn các bài để in kỷ yếu và đọc tham luận tại Hội thảo;
+ In giấy mời, mời đại biểu, chuẩn bị hội trường, lễ tân, ma-két, … cho Hội thảo.
+ Cùng với Ban Tuyên giáo Trung ương kiểm tra công tác chuẩn bị Hội thảo.
+ Dự trù và chi kinh phí tổ chức Hội thảo.
- Ban Tuyên giáo Trung ương
+ Phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh chuẩn bị, duyệt báo cáo đề dẫn và kết luận Hội thảo.
+ Phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đọc và duyệt nội dung các bài tham luận tại Hội thảo.
1. Cơ quan chủ trì tổ chức
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, thành phố Hà Nội.
2. Ban Tổ chức
- Ông Lê Hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh - Trưởng ban;
- Ông Phùng Hữu Phú, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương - Phó Trưởng ban;
- Ông Lê Tiến Thọ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Phó Trưởng ban;
- Ông Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh - Phó Trưởng ban thường trực;
- Ông Nguyễn Văn Thạo, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng - thành viên.
- Ông Nguyễn Văn Được, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - thành viên.
- Ông Trần Đại Quang, Thứ trưởng Bộ Công an - thành viên.
- Thứ trưởng Bộ Y tế - thành viên.
- Bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội - thành viên.
- Ông Bùi Thế Đức, Vụ trưởng Vụ Thông tin, Ban Tuyên giáo Trung ương - thành viên;
- Ông Mạch Quang Thắng, Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh - thành viên;
- Ông Ngô Kim Ngân, Chánh Văn phòng Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh - thành viên;
- Ông Nguyễn Quốc Quỳ, Phó Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - thành viên.
3. Thời gian, địa điểm, chương trình, đại biểu và phân công trách nhiệm của Lễ đặt vòng hoa
a) Thời gian, địa điểm lễ đặt vòng hoa
- Thời gian: 7h30’ ngày 21 tháng 4 năm 2010.
- Địa điểm: Tượng đài V.I. Lênin (phố Điện Biên Phủ, Hà Nội).
b) Chương trình Lễ đặt vòng hoa
- Chào cờ (quân nhạc cử Quốc ca, Quốc tế ca).
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu: đồng chí Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
- Đặt vòng hoa tưởng niệm V.I. Lênin.
- Diễn văn tại Lễ đặt vòng hoa: đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước.
- Lời bế mạc và cảm ơn: đồng chí Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
- Kết thúc Lễ đặt vòng hoa - quân nhạc.
c) Thành phần mời dự Lễ đặt vòng hoa
- Đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Đại diện một số Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và Hội Hữu nghị Việt - Nga;
- Đại diện thành phố Hà Nội;
- Khách quốc tế: đại diện Đại sứ quán Nga tại Việt Nam.
- Báo chí trong và ngoài nước.
d) Phân công trách nhiệm Lễ đặt vòng hoa
- Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
+ Chủ trì xây dựng kế hoạch.
+ Soạn thảo bài phát biểu khai mạc và bế mạc.
+ Lập danh sách mời đại biểu đến dự.
+ In giấy mời và mời các đại biểu đến dự.
+ Phối hợp với Bộ Y tế trong công tác bảo vệ sức khoẻ của các đại biểu.
+ Điều hành Lễ đặt vòng hoa.
+ Dự trù và chi kinh phí cho Lễ đặt vòng hoa.
- Ban Tuyên giáo Trung ương
+ Chỉ đạo và hướng dẫn các cơ quan báo chí tuyên truyền về Lễ đặt vòng hoa.
+ Phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh duyệt bài phát biểu khai mạc và bế mạc.
+ Cùng với các cơ quan hữu quan kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ đặt vòng hoa.
- Văn phòng Trung ương Đảng
Phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh xây dựng chương trình cụ thể và chuẩn bị những yếu tố vật chất cần thiết.
- Bộ Quốc phòng
Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện quân nhạc tại Lễ đặt vòng hoa.
- Bộ Công an
+ Xây dựng phương án và chỉ đạo thực hiện công tác bảo đảm an ninh cho Lễ đặt vòng hoa.
+ Chỉ đạo công tác bảo vệ trật tự, an toàn và giao thông thông suốt cho khu vực tổ chức Lễ đặt vòng hoa và từ địa điểm Lễ đặt vòng hoa vào địa điểm Lễ mít tinh.
- Bộ Y tế
Phối hợp với Thành uỷ và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội bố trí bác sĩ, xe cứu thương thường trực tại khu vực Lễ đặt vòng hoa.
- Thành phố Hà Nội
+ Phối hợp với Bộ Công an trong công tác bảo đảm an ninh và giao thông.
+ Phối hợp với Bộ Y tế trong công tác bảo vệ sức khoẻ của các đại biểu.
4. Thời gian, địa điểm, chương trình, đại biểu và phân công trách nhiệm của Lễ mít tinh
a) Thời gian, địa điểm Lễ mít tinh
- Thời gian: 9h30’ ngày 21 tháng 4 năm 2010.
- Địa điểm: Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (135 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội).
b) Chương trình Lễ mít tinh
- Văn nghệ chào mừng - 30 phút (những bài hát ca ngợi V.I. Lênin và nước Nga Xô-viết, ca ngợi Hồ Chí Minh và đất nước, con người Việt Nam).
- Chào cờ (quân nhạc cử Quốc ca, Quốc tế ca).
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu: đồng chí Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
- Đọc diễn văn tại Lễ mít tinh: một đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước.
Kết thúc bài diễn văn - quân nhạc.
- Phát biểu của một cán bộ lâu năm trong nghiên cứu và giảng dạy lý luận chính trị.
Kết thúc bài phát biểu - quân nhạc.
- Phát biểu của một cán bộ trẻ làm công tác nghiên cứu và giảng dạy lý luận chính trị.
Kết thúc bài phát biểu - quân nhạc.
- Lời bế mạc và cảm ơn: đồng chí Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
c) Tổng số và thành phần mời Lễ mít tinh
* Tổng số mời dự: khoảng 500 người.
* Thành phần mời:
- Đại diện các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Một số đồng chí nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng và Phó Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí cán bộ lão thành cách mạng.
- Đại diện lãnh đạo một số Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
- Đại diện Thành phố Hà Nội.
- Đại diện các giảng viên và sinh viên một số trường đại học và Học viện tại Hà Nội.
- Khách quốc tế tại Hà Nội.
- Báo chí trong và ngoài nước.
d) Phân công trách nhiệm Lễ mít tinh
- Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
+ Chủ trì xây dựng kế hoạch Lễ mít tinh.
+ Điều hành Lễ mít tinh.
+ Phân công soạn thảo và duyệt nội dung các bài phát biểu tại Lễ mít tinh.
+ Duyệt nội dung các bài phát biểu tại buổi Lễ mít tinh.
+ Lập danh sách mời đại biểu đến dự.
+ In giấy mời và mời các đại biểu đến dự.
+ Chuẩn bị hội trường, thiết kế ma-két, trang trí Hội trường.
+ Phối hợp với Bộ Công an thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm an ninh.
+ Phối hợp với Bộ Y tế trong công tác bảo vệ sức khoẻ của các đại biểu.
+ Dự trù kinh phí và chi kinh phí cho Lễ mít tinh.
- Ban Tuyên giáo Trung ương
+ Chỉ đạo và hướng dẫn các cơ quan báo chí tuyên truyền Lễ mít tinh.
+ Phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh duyệt nội dung bài phát biểu trong buổi lễ.
+ Cùng với các cơ quan hữu kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ mít tinh.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chuẩn bị chương trình biểu diễn văn nghệ.
- Bộ Công an
+ Xây dựng phương án và chỉ đạo thực hiện công tác bảo đảm an ninh.
+ Chỉ đạo công tác bảo vệ trật tự, an toàn và giao thông thông suốt cho khu vực tổ chức Lễ mít tinh.
- Bộ Y tế
Phối hợp với Thành uỷ và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội bố trí bác sĩ, xe cứu thương thường trực tại khu vực Lễ mít tinh.
- Thành phố Hà Nội
+ Phối hợp với Bộ Công an trong công tác bảo đảm an ninh và giao thông.
+ Phối hợp với Bộ Y tế trong công tác bảo vệ sức khoẻ của các đại biểu.
+ Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương trong công tác tuyên truyền cho hoạt động kỷ niệm 140 năm Ngày sinh V.I. Lênin.
IV. Công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng
1. Cơ quan chủ trì công tác tuyên truyền
Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
2. Ban Tổ chức công tác tuyên truyền
- Ông Phùng Hữu Phú, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương - Trưởng ban;
- Ông Bùi Thế Đức, Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương - Phó Trưởng ban;
- Ông Nguyễn Hữu Lương, Vụ trưởng Vụ Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông - thành viên;
3. Phân công trách nhiệm công tác tuyên truyền
a) Ban Tuyên giáo Trung ương
- Chủ trì xây dựng, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện kế hoạch công tác tuyên truyền trước, trong và sau các hoạt động kỷ niệm.
- Phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh làm dự trù kinh phí cụ thể cho công tác tuyên truyền.
b) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chỉ đạo các đơn vị của mình tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền theo kế hoạch chung của Ban Tuyên giáo Trung ương.
c) Bộ Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các đơn vị của mình tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền theo kế hoạch chung của Ban Tuyên giáo Trung ương.
d) Đài Truyền hình Việt Nam
Chỉ đạo các đơn vị của mình tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền theo kế hoạch chung của Ban Tuyên giáo Trung ương.
đ) Đài Tiếng nói Việt Nam
Chỉ đạo các đơn vị của mình tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền theo kế hoạch chung của Ban Tuyên giáo Trung ương.
e) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
Chỉ đạo các đơn vị của mình tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền theo kế hoạch chung của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng.
g) Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương dự trù và chi kinh phí cho công tác tuyên truyền.
Tổng kinh phí: 805.030.000 đồng (tám trăm linh năm triệu không trăm ba mươi ngàn đồng chẵn), trong đó:
1. Chi phục vụ hoạt động cho Đề án: 57.030.000đ
2. Tổ chức nghiên cứu chuyên đề, Hội thảo khoa học quốc gia và công tác tuyên truyền: 556.000.000đ.
3. Lễ đặt vòng hoa tại Tượng đài V.I. Lênin và Lễ mít tinh: 192.000.000đ.
Nguồn kinh phí: Sự nghiệp văn hóa của ngân sách Trung ương năm 2010.
Giao cho Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh là đơn vị chủ trì và triển khai thanh, quyết toán theo đúng chế độ hiện hành của Nhà nước./.
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 2Quyết định 2020/QĐ-TTg thành lập Ban Tổ chức cấp Nhà nước kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2009 - 2010
- 3Quyết định 2218/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt kế hoạch tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 4650/BHXH-TT năm 2013 hướng dẫn tổ chức hoạt động kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Quyết định 379/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm 140 năm Ngày sinh V.I. Lênin (22/4/1870 - 22/4/2010) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 379/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/03/2010
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Thiện Nhân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 153 đến số 154
- Ngày hiệu lực: 25/03/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra