- 1Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 2Quyết định 620/QĐ-TTg năm 2015 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3773/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 05 tháng 8 năm 2016 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13;
Quyết định số 620/QĐ-TTg , ngày 12/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 1884/TTr-SNN-KHTC ngày 29/07/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển cây ăn quả có múi tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:
a) Mục tiêu tổng quát
Hình thành được các vùng trồng cây ăn quả có múi với quy mô lớn, tập trung nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ và hướng tới xuất khẩu. Cùng với việc tập trung đầu tư phát triển vùng cây ăn quả có múi tập trung, phải quan tâm phát triển ở các vườn hộ để phát huy lợi thế đất đai ở vùng núi, giúp dân vùng núi xoá đói, giảm nghèo, tiến tới làm giàu ngay trên quê hương mình.
b) Mục tiêu cụ thể
- Năm 2020: Tổng diện tích quy hoạch đạt 8.270 ha, sản lượng đạt khoảng 87 nghìn tấn/năm. Trong đó: Diện tích cây cam quýt 5.600 ha, sản lượng 55 nghìn tấn (diện tích cam 5.150 ha, trong đó diện tích cam tập trung 3.870 ha, sản lượng 40 nghìn tấn); cây chanh 1.900 ha đạt sản lượng 23 nghìn tấn; cây bưởi 770 ha đạt sản lượng 9 nghìn tấn.
- Đến năm 2030: Tổng diện tích quy hoạch là 10.160 ha, sản lượng đạt khoảng 141 nghìn tấn. Trong đó: Diện tích cây cam quýt 7.000 ha, sản lượng 99 nghìn tấn (diện tích cam 6.440 ha, trong đó cam tập trung 5.150 ha, sản lượng 74 nghìn tấn); cây chanh 2.300 ha đạt sản lượng 31 nghìn tấn; cây bưởi 860 ha đạt sản lượng 11 nghìn tấn.
Theo kết quả điều tra của Đoàn quy hoạch Nông nghiệp và Thuỷ lợi, trên cơ sở khả năng cân đối quỹ đất và khả năng thích nghi có 66 xã, đơn vị trên địa bàn 14 huyện, thị có khả năng bố trí quy hoạch cây ăn quả có múi. Cây ăn quả có múi ở Nghệ An phát triển theo 2 hướng như sau:
- Bố trí phát triển tập trung: Trồng tập trung trong các Công ty, nông lâm trường, trang trại, hợp tác xã, liên kết các hộ gia đình (diện tích ≥ 3ha/xứ đồng).
- Bố trí phân tán: Trồng trong vườn hộ
Diện tích cây có múi đến năm 2020 được trồng tập trung là 4.400 ha, trồng phân tán 3.870 ha, trong đó diện tích cây cam quýt tập trung là 3.900 ha, phân tán 1.700 ha; diện tích chanh tập trung 440 ha, phân tán 1.460 ha; diện tích bưởi tập trung 60 ha, phân tán 710 ha.
Tổng diện tích quy hoạch 8.270 ha, trong đó diện tích trồng mới 2.198 ha, phát triển nhiều nhất tại huyện Quỳ Hợp 610 ha, Con Cuông 275 ha và Nghĩa Đàn 211 ha. Diện tích quy hoạch mới chủ yếu lấy trên hiện trạng sử dụng đất rừng sản xuất 545 ha, đất mía 504 ha, đất trồng cây hàng năm 601 ha.
- Bố trí quy hoạch theo các loại cây ăn quả có múi như sau:
+ Quy hoạch cây cam quýt: Diện tích quy hoạch cây cam quýt đến năm 2020 là 5.600 ha trong đó diện tích mở rộng thêm lấy trên các loại hiện trạng sử dụng đất: chè 24 ha; cao su 130 ha; mía 494 ha; cây hàng năm khác (sắn, ngô...) 479 ha; rừng sản xuất 392 ha; vườn hộ 234 ha; đất cây lâu năm khác 55 ha.
+ Quy hoạch cây chanh: Diện tích quy hoạch cây chanh đến năm 2020 là 1.900 ha, diện tích mở rộng thêm là 304 ha, lấy trên các loại hiện trạng sử dụng đất: 4 ha cao su; 10 ha mía; 79 ha cây hàng năm khác (sắn, ngô); 132 ha rừng sản xuất; 62 ha lúa cưỡng; 17 ha vườn hộ.
+ Quy hoạch cây bưởi: Diện tích quy hoạch cây bưởi đến năm 2020 là 770 ha, diện tích mở rộng thêm là 86 ha, lấy trên hiện trạng sử dụng đất là đất trồng cây hàng năm (sắn, ngô) 43 ha, đất rừng sản xuất 21 ha, đất lúa cưỡng 20 ha, đất vườn hộ 2 ha.
3. Dự kiến tiến độ đầu tư trồng mới
a) Tiến độ đầu tư trồng mới, phát triển cây cam quýt tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- Tiến độ trồng mới:
Đến năm 2020 tổng diện tích cây cam quýt toàn tỉnh là 5.600 ha; trong đó diện tích trồng mới là 1.808 ha, bình quân trồng mới 362 ha/năm.
- Chăm sóc kiến thiết cơ bản:
Tổng diện tích chăm sóc KTCB đến năm 2020 là 6.960 ha, bắt đầu từ năm 2015, với khối lượng chăm sóc như sau:
+ Chăm sóc KTCB năm 1: 2.314 ha
+ Chăm sóc KTCB năm 2: 2.346 ha
+ Chăm sóc KTCB năm 3: 2.300 ha
b) Tiến độ đầu tư trồng mới, phát triển cây chanh tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- Tiến độ trồng mới:
Đến năm 2020 tổng diện tích cây chanh toàn tỉnh là 1.900 ha; trong đó diện tích trồng mới là 304 ha, bình quân trồng mới 61 ha/năm.
- Chăm sóc kiến thiết cơ bản:
Tổng diện tích chăm sóc KTCB đến năm 2020 là 1.220 ha, bắt đầu từ năm 2015, với khối lượng chăm sóc như sau:
+ Chăm sóc KTCB năm 1: 396 ha
+ Chăm sóc KTCB năm 2: 401 ha
+ Chăm sóc KTCB năm 3: 423 ha
c) Tiến độ đầu tư trồng mới, phát triển cây bưởi tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- Tiến độ trồng mới:
Đến năm 2020 tổng diện tích cây bưởi toàn tỉnh là 770 ha; trong đó diện tích trồng mới là 86 ha, bình quân trồng mới 17 ha/năm.
- Chăm sóc kiến thiết cơ bản:
Tổng diện tích chăm sóc KTCB đến năm 2020 là 357 ha, bắt đầu từ năm 2015, với khối lượng chăm sóc như sau:
+ Chăm sóc KTCB năm 1: 111 ha
+ Chăm sóc KTCB năm 2: 111 ha
+ Chăm sóc KTCB năm 3: 135 ha
a) Dự kiến kết quả sản xuất cây cam quýt tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Đến năm 2020: Tổng diện tích 5.600 ha; diện tích kinh doanh 4.100 ha; năng suất 135 tạ/ha; sản lượng 55.350 tấn.
- Đến năm 2030: Tổng diện tích 7.000 ha; diện tích kinh doanh 6.000 ha; năng suất 165 tạ/ha; sản lượng 99.000 tấn.
b) Dự kiến kết quả sản xuất cây chanh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Đến năm 2020: Tổng diện tích 1.900 ha; diện tích kinh doanh 1.650 ha; năng suất 140 tạ/ha; sản lượng 23.095 tấn.
- Đến năm 2030: Tổng diện tích 2.300 ha; diện tích kinh doanh 2.100 ha; năng suất 150 tạ/ha; sản lượng 31.500 tấn.
c) Dự kiến kết quả sản xuất cây bưởi đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Đến năm 2020: Tổng diện tích 770 ha; diện tích kinh doanh 700 ha; năng suất 130 tạ/ha; sản lượng 9.100 tấn.
- Đến năm 2030: Tổng diện tích 860 ha; diện tích kinh doanh 800 ha; năng suất 140 tạ/ha; sản lượng 11.200 tấn.
5. Đánh giá hiệu quả và tác động môi trường
a) Hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh 1ha cam:
+ Chi phí trực tiếp là 120 triệu đồng (1):
Chi phí chăm sóc (Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thủy lợi): 70 triệu đồng.
Chi phí nhân công: 30 triệu đồng
Chi phí khác: 20 triệu đồng
+ Tổng thu:
Sản lượng 13,5 tấn, giá bán bình quân 30.000đ/kg (30 triệu đồng/tấn)
+ Giá trị sản phẩm (doanh thu): 405 triệu đồng/ha (2)
+ Lợi nhuận thu được: (2)- (1) = 285 triệu đồng.
Nếu giá bán bình quân giảm còn 20.000 đồng vẫn có thể thu được lợi nhuận 150 triệu đồng. Tuy nhiên giá bán ngoài thị trường hiện nay và vào dịp tết cao gấp đôi, gấp ba lần giá bán bình quân.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh 1 ha chanh:
+ Chi phí trực tiếp là 25 triệu đồng (1):
Chi phí chăm sóc (Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thủy lợi): 14 triệu đồng.
Chi phí nhân công: 11 triệu đồng
+ Tổng thu:
Sản lượng 14,0 tấn, giá bán bình quân 10.000đ/kg (10 triệu đồng/tấn).
+ Giá trị sản phẩm (doanh thu): 140 triệu đồng/ha (2)
+ Lợi nhuận thu được: (2)- (1) = 115 triệu đồng.
- Phát triển cây ăn quả có múi sẽ duy trì và phát huy được sản phẩm đặc sản lợi thế của địa phương. Nâng sản lượng cây ăn quả có múi toàn vùng năm 2015 từ 48 nghìn tấn lên trên 87 nghìn tấn vào năm 2020, đạt giá trị sản lượng 2.610 tỷ đồng.
- Hình thành các vùng cây ăn quả có múi tập trung góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả cao, bền vững.
- Tạo ra sản phẩm chất lượng, có giá trị xuất khẩu cao, dự kiến đến năm 2020 xuất khẩu khoảng 15 nghìn tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 30.000 nghìn USD.
b) Hiệu quả xã hội
- Phát triển vùng cây ăn quả có múi tỉnh Nghệ An không chỉ thu hút được hàng ngàn lao động trên địa bàn tham gia sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập cho người dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng bộ mặt nông thôn mới mà còn thay đổi được tư duy về sản xuất cây ăn quả, nâng cao trình độ dân trí cho người dân.
- Khi quy hoạch được thực hiện, hàng năm giải quyết việc làm cho trên 10.000 lao động, góp phần giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương.
c) Đánh giá tác động môi trường
- Khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất.
- Diện tích đất được che phủ ổn định, hàng năm tăng 440 ha.
- Phát triển cây ăn quả có múi góp phần sử dụng hợp lý quỹ đất đồi núi, chống xói mòn rửa trôi đất, giữ nước, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
- Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, góp phần cải thiện môi trường sinh thái.
a) Giải pháp về bố trí đất đai, sản xuất
- Công khai, công bố quy hoạch cây ăn quả có múi đến các địa phương trong vùng quy hoạch. Yêu cầu các địa phương hướng dẫn người dân phát triển sản xuất cây ăn quả có múi theo quy hoạch được duyệt;
- Các huyện, xã trong vùng quy hoạch ổn định diện tích hiện có, cân đối quỹ đất và bố trí các diện tích đất có đủ điều kiện để xây dựng kế hoạch trồng mới, đầu tư và chăm sóc cây có múi.
b) Giải pháp khoa học công nghệ
- Giống và cơ cấu giống:
+ Tiếp tục sử dụng các giống cây có múi có tiềm năng năng suất, chất lượng quả cao và thanh lọc những loại giống không tốt;
+ Tiếp tục khảo nghiệm du nhập các giống cây ăn quả có múi có năng suất cao, chất lượng tốt, khoảng thời gian thu hoạch kéo dài để bổ sung vào cơ cấu giống, đáp ứng yêu cầu của thị thường, cũng như khả năng rải vụ;
+ Tổ chức quản lý tốt việc sản xuất và kinh doanh giống; không để người dân mua giống ở những nơi không có nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng.
- Kỹ thuật sản xuất:
+ Nghiêm chỉnh chấp hành đồng bộ quy trình kỹ thuật do Sở Nông nghiệp & PTNT ban hành.
+ Cần nhân rộng việc áp dụng các hệ thống tưới tiên tiến, là yếu tố quan trọng để đạt năng suất, chất lượng cao.
+ Cây có múi là cây có nhiều sâu bệnh gây hại nên công tác bảo vệ thực vật cần đặc biệt coi trọng, phải tăng cường dự báo các sâu bệnh phát sinh và nếu phát hiện ra sâu bệnh thì cần tập trung xử lí kịp thời.
- Thu hoạch, bảo quản:
+ Tuỳ theo giống sớm hay muộn mà thời gian thu hoạch khác nhau. Thu hái đúng độ chín khi 1/3 vỏ quả phía dưới chuyển màu vàng. Không để quả chín lâu trên cây làm giảm phẩm chất quả.
+ Sử dụng các chất bảo quản an toàn, màng bảo quản không độc hại, kéo dài thời gian sử dụng, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế.
c) Chính sách
Thực hiện hỗ trợ đầu tư phát triển cây ăn quả theo chính sách hiện hành của Trung ương và của tỉnh; cần quan tâm, bổ sung một số cơ chế chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng lớn; chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 đến năm 2020; chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
d) Giải pháp gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm
- Liên kết các hộ nông dân sản xuất cây ăn quả có múi thông qua hợp tác xã theo Luật HTX 2012, hoặc doanh nghiệp liên kết với nông dân để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị sản xuất.
- Tăng cường tham gia các hội chợ để giới thiệu, quảng bá thương hiệu cam Vinh; tổ chức hội thảo, hội nghị khách hàng với các doanh nghiệp xuất khẩu hoa quả; các tư thương trong và ngoài tỉnh; tham gia hội chợ, tuyên truyền, quảng bá, nâng cao khả năng nhận biết của người tiêu dùng về sản phẩm.
- Đẩy mạnh, đổi mới công tác xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, khuyến khích, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
- Khuyến khích, đẩy mạnh áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, VietGAP trong sản xuất. Đồng thời áp dụng các công nghệ bảo quản để nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Củng cố và phát triển những lợi thế của chỉ dẫn địa lý "Vinh" cho sản phẩm cam quả của tỉnh Nghệ An; Xây dựng mạng lưới tiêu thụ rộng khắp, đa dạng, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia. Tập trung xây dựng phát triển chỉ dẫn địa lý hoặc nhãn hiệu tập thể đối với một số loại sản phẩm cây ăn quả chủ yếu ở một số vùng khác.
e) Giải pháp về huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư
- Đầu tư trồng mới, chăm sóc
Tổng chi phí đầu tư trồng mới và chăm sóc là 1.112.356 triệu đồng, trong đó:
+ Chi phí trồng mới: 2.198 ha x 40 triệu/ha = 87.920 triệu đồng
+ Chi phí chăm sóc thời kì KTCB: 8.537 ha x 120 triệu/ha = 1.024.436 triệu đồng.
- Đầu tư hạ tầng:
+ Đầu tư giao thông: Đầu tư nâng cấp, làm mới 47 km, trong đó làm mới 12,6 km và nâng cấp 34,4 km đường nguyên liệu.
Vốn đầu tư: 2.980 triệu đồng, trong đó: làm mới 1.260 triệu đồng, nâng cấp 1.720 triệu đồng.
+ Đầu tư thủy lợi: Tổng vốn đầu tư: 49.220 triệu đồng
- Khái toán và dự báo nguồn vốn đầu tư:
Khái toán tổng vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch là 1.165,3 tỷ đồng. Trong đó: Vốn của các doanh nghiệp và vốn của các hộ dân là hai nguồn vốn chính; Nhà nước hỗ trợ thông qua các cơ chế chính sách hiện hành và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương để thông báo, hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch; theo dõi tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch; tham mưu, điều chỉnh, bổ sung các nội dung quy hoạch phù hợp với yêu cầu phát triển trong từng giai đoạn.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị xúc tiến đầu tư, kêu gọi các nhà đầu tư phát triển cây ăn quả.
- Phối hợp với các Sở ngành liên quan tham mưu và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn hiện hành của Trung ương và địa phương; đồng thời nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ để thực hiện có hiệu quả quy hoạch.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để triển khai tổ chức thực hiện quy hoạch.
2. Các Sở ngành khác
Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong tổ chức thực hiện quy hoạch; tham mưu cho UBND tỉnh về những vấn đề liên quan lĩnh vực ngành của mình quản lý, giải quyết các vướng mắc để thực hiện quy hoạch có hiệu quả.
3. Uỷ ban nhân dân các huyện trong vùng quy hoạch
- Xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể và tuyên truyền vận động nhân dân tổ chức trồng cây ăn quả có múi trên địa bàn nhằm thực hiện tốt mục tiêu quy hoạch đặt ra.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư và các Sở ngành liên quan xúc tiến đầu tư để thu hút, kêu gọi các Doanh nghiệp liên kết với nông dân để tổ chức phát triển cây ăn quả có múi trên địa bàn.
- Chủ động chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện liên quan hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất; thực hiện tốt công tác phòng trừ dịch bệnh, triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ.
- Chỉ đạo các đơn vị cấp xã hướng dẫn người dân phát triển sản xuất cây ăn quả có múi phù hợp trên địa bàn quản lý. Phối hợp với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế để đẩy mạnh liên doanh, liên kết phát triển sản xuất nguyên liệu gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó có chính sách phát triển cây ăn quả có múi./.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Công thương, Khoa học và Công nghệ; Liên minh HTX tỉnh; Hội Nông dân tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị có liên quan; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DỰ KIẾN DIỆN TÍCH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 3773/QĐ-UBND ngày 05 tháng 8 năm 2016 của UBND tỉnh Nghệ An)
Đơn vị tính: ha
TT | Huyện | Tổng | Diện tích đã có | Diện tích quy hoạch mới | ||||||||
Trên hiện trạng sử dụng đất | ||||||||||||
Tổng | Chè | Cao su | Mía | BHK | Rừng SX | Cây LN khác | Lúa cưỡng | Vườn hộ | ||||
| Toàn tỉnh | 8.270 | 6.072 | 2.198 | 24 | 134 | 504 | 601 | 545 | 55 | 82 | 253 |
A | Vùng Đông Bắc | 1.007 | 775 | 232 |
|
| 15 | 22 | 101 | 31 | 20 | 43 |
1 | Yên Thành | 633 | 498 | 135 |
|
|
| 22 | 93 |
| 20 |
|
2 | Quỳnh Lưu | 168 | 86 | 82 |
|
| 15 |
| 8 | 16 |
| 43 |
3 | Đô Lương | 184 | 169 | 15 |
|
|
|
|
| 15 |
|
|
4 | Các huyện còn lại | 22 | 22 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B | Vùng Đông Nam | 1.693 | 1.366 | 327 |
|
|
| 79 | 106 | 14 | 62 | 66 |
1 | Nam Đàn | 821 | 699 | 122 |
|
|
| 30 | 38 |
| 26 | 28 |
2 | Hưng Nguyên | 507 | 444 | 63 |
|
|
|
| 15 |
| 10 | 38 |
3 | Nghi Lộc | 353 | 211 | 142 |
|
|
| 49 | 53 | 14 | 26 |
|
4 | Các huyện còn lại | 12 | 12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
C | Vùng Tây Bắc | 3.961 | 2.856 | 1.105 | 24 | 134 | 480 | 218 | 115 | 2 |
| 132 |
1 | Tân Kỳ | 376 | 201 | 175 |
|
| 71 | 28 | 10 |
|
| 66 |
2 | Nghĩa Đàn | 959 | 748 | 211 |
| 89 | 40 | 29 | 7 | 2 |
| 44 |
3 | TX Thái Hòa | 274 | 211 | 63 |
| 9 | 14 | 25 | 15 |
|
|
|
4 | Quỳ Hợp | 2.250 | 1.640 | 610 | 24 | 36 | 355 | 136 | 37 |
|
| 22 |
5 | Quỳ Châu | 89 | 43 | 46 |
|
|
|
| 46 |
|
|
|
6 | Quế Phong | 13 | 13 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
D | Vùng Tây Nam | 1.609 | 1.075 | 534 |
|
| 9 | 282 | 223 | 8 |
| 12 |
1 | Thanh Chương | 723 | 567 | 156 |
|
|
| 35 | 109 |
|
| 12 |
2 | Anh Sơn | 268 | 165 | 103 |
|
| 9 | 64 | 30 |
|
|
|
3 | Con Cuông | 604 | 329 | 275 |
|
|
| 183 | 84 | 8 |
|
|
4 | Các huyện còn lại | 14 | 14 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
- 1Quyết định 1127/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt "Đề án phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao thành phố Hà Nội, giai đoạn 2012 - 2016" do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 1973/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch Vùng phát triển cây ăn quả đặc sản an toàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020
- 3Quyết định 1562/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt đề cương nhiệm vụ: "Quy hoạch phát triển cây ăn quả có múi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030"
- 4Nghị quyết 12/2016/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 5Nghị quyết 06/NQ-HĐND năm 2017 về quy hoạch phát triển cây Quế Trà My trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 1Quyết định 1127/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt "Đề án phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao thành phố Hà Nội, giai đoạn 2012 - 2016" do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Luật hợp tác xã 2012
- 3Quyết định 1973/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch Vùng phát triển cây ăn quả đặc sản an toàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020
- 4Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5Quyết định 1562/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt đề cương nhiệm vụ: "Quy hoạch phát triển cây ăn quả có múi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030"
- 6Quyết định 620/QĐ-TTg năm 2015 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Nghị quyết 12/2016/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 9Nghị quyết 06/NQ-HĐND năm 2017 về quy hoạch phát triển cây Quế Trà My trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Quyết định 3773/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển cây ăn quả có múi tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Số hiệu: 3773/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/08/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Đinh Viết Hồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/08/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực