Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3772/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 05 tháng 8 năm 2016 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 12/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 1883/TTr-SNN-KHTC ngày 26 tháng 7 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Nghệ An đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Định hướng, mục tiêu, nguyên tắc quy hoạch chuyển đổi
a) Định hướng
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa là nội dung quan trọng để tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt, góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa phải dựa trên nhu cầu thị trường; khai thác lợi thế về đất đai, nguồn nước, khí hậu, thời tiết gắn với sản xuất hàng hóa, tập trung, hiệu quả và bền vững;
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa phải dựa trên cơ sở khoa học, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng; tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị; tăng cường bảo quản, chế biến, tăng giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh trên thị trường, nâng cao thu nhập cho nông dân;
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa phải đảm bảo huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế, phát huy hiệu quả sự hỗ trợ của nhà nước và hội nhập quốc tế.
b) Mục tiêu chuyển đổi
- Mục tiêu chung:
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa phải đảm bảo mục tiêu nâng cao giá trị sản lượng, giá trị thu nhập trên diện tích đất trồng lúa. Nâng cao thu nhập cho người sử dụng đất trồng lúa. Đảm bảo an ninh lương thực cho cả trước mắt và lâu dài, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Từ nay đến năm 2020: Chuyển 5.457 ha diện tích đất lúa sang trồng ngô, đậu tương, vừng, rau, hoa, cây thức ăn gia súc, các cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản. Trong đó: Đất 2 lúa 5.151ha ( đất 2 lúa chuyển sang trồng 1 vụ lúa – 1 vụ màu 3.685 ha; đất 2 vụ lúa chuyển hẳn sang trồng cây khác 1.466ha); đất 1 vụ lúa 306 ha.
+ Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất trên đất trồng lúa. Nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho người sử dụng đất lúa, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo ở nông thôn.
c) Nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp và kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Cây trồng chuyển đổi phải có thị trường tiêu thụ, lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa.
- Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại: Không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa.
- Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, nhưng phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa (theo Điểm c, Khoản 1 Điều 4, Nghị định số 35/2015/NĐ-CP).
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa phải phù hợp với hiện trạng giao thông, thủy lợi nội đồng của địa phương, hạn chế đầu tư lớn và gắn với xây dựng nông thôn mới.
2. Nội dung quy hoạch chuyển đổi
a) Phương án chuyển đổi đất lúa sang trồng cây khác
Diện tích chuyển đổi sang trồng cây khác: sang trồng ngô, đậu tương, vừng, rau, hoa, cây thức ăn gia súc, các cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản là 5.457 ha. Trong đó: Đất 2 lúa 5.151 ha (đất 2 lúa chuyển sang trồng 1 vụ lúa – 1 vụ màu 3.685 ha; đất 2 vụ lúa chuyển hẳn sang trồng cây khác 1.466 ha); đất 1 vụ lúa 306 ha. Diện tích đất lúa chuyển đổi từng huyện, thành, thị như sau:
TT | HUYỆN | Năm 2016-2020 | ||||
Tổng DT (ha) | Đất 2 lúa | Trong đó | Đất 1 lúa | |||
Đất 2 lúa chuyển sang 1 lúa 1 màu | Đất 2 lúa chuyển hẳn | |||||
| TOÀN TỈNH: | 5.457 | 5.151 | 3.685 | 1.466 | 306 |
| Đông Bắc | 2.254 | 2.121 | 1.457 | 664 | 133 |
1 | Diễn Châu | 150 | 150 | 45 | 105 | - |
2 | Yên Thành | 685 | 685 | 555 | 130 | - |
3 | Quỳnh Lưu | 258 | 245 | 114 | 131 | 13 |
4 | Hoàng Mai | 392 | 357 | 343 | 14 | 35 |
5 | Đô Lương | 769 | 684 | 400 | 284 | 85 |
| Đông Nam | 1.763 | 1.724 | 1.252 | 472 | 39 |
6 | Nam Đàn | - | - | - | - | - |
7 | Hưng Nguyên | 480 | 480 | 350 | 130 | - |
8 | Nghi Lộc | 420 | 420 | 320 | 100 | - |
9 | Cửa Lò | 25 | - | - | - | 25 |
10 | Vinh | 838 | 824 | 582 | 242 | 14 |
| Tây Bắc | 580 | 499 | 204 | 295 | 81 |
11 | Nghĩa Đàn | 66 | 38 | 30 | 8 | 28 |
12 | Thái Hoà | - | - | - | - | - |
13 | Tân Kỳ | 250 | 250 | - | 250 | - |
14 | Quỳ Hợp | 180 | 127 | 90 | 37 | 53 |
15 | Quỳ Châu | - | - | - | - | - |
16 | Quế Phong | 84 | 84 | 84 | - |
|
| Tây Nam | 860 | 807 | 772 | 35 | 53 |
17 | Thanh Chương | 37 | 37 | 15 | 22 | - |
18 | Anh Sơn | 113 | 101 | 88 | 13 | 12 |
19 | Con Cuông | 47 | 47 | 47 | - |
|
20 | Tương Dương | 474 | 464 | 464 | - | 10 |
21 | Kỳ Sơn | 189 | 158 | 158 | 0 | 31 |
b) Tổng hợp diện tích các cây trồng khác chuyển đổi từ đất lúa
Tổng diện tích các cây trồng khác chuyển đổi từ đất lúa đến năm 2020 là 7500 ha, trong đó: Ngô 3.562 ha, rau hoa 791 ha, NTTS 1.206 ha, lạc, vừng 784 ha, cây thức ăn chăn nuôi 633 ha, đậu tương 308 ha, mía 26 ha và cây khác 90 ha. Cụ thể diện tích các cây trồng chuyển đổi trên các huyện như sau:
TT | HUYỆN | Đến năm 2020 | |||||||||
DTGT lúa chuyển đổi (ha) | Một số cây trồng chuyển đổi từ DTGT lúa (ha) | ||||||||||
Ngô | Đậu tương | Vừng | Lạc | Rau hoa | Cây thức ăn CN | Lúa | Mía | Cây khác | |||
thuỷ sản | |||||||||||
| TOÀN TỈNH | 7.500 | 3.562 | 308 | 234 | 650 | 791 | 633 | 1.206 | 26 | 90 |
| Đông Bắc | 3.150 | 1.630 | 210 | 20 | 195 | 312 | 126 | 607 | - | 50 |
1 | Diễn Châu | 260 |
|
|
|
| 50 |
| 160 |
| 50 |
2 | Yên Thành | 815 | 680 | 100 | 20 | 10 | 5 |
|
|
|
|
3 | Quỳnh Lưu | 409 | 80 |
|
| 20 | 136 | 22 | 151 |
|
|
4 | Hoàng Mai | 416 | 235 |
|
|
| 121 | 19 | 41 |
|
|
5 | Đô Lương | 1.250 | 635 | 110 |
| 165 |
| 85 | 255 |
|
|
| Đông Nam | 2.575 | 1.241 | 48 | 214 | 311 | 293 | 0 | 428 | 0 | 40 |
6 | Nam Đàn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 | Hưng Nguyên | 740 | 460 |
|
|
|
|
| 240 |
| 40 |
8 | Nghi Lộc | 620 | 500 |
|
|
|
|
| 120 |
|
|
9 | Cửa Lò | 25 |
| 25 |
|
|
|
|
|
|
|
10 | Vinh | 1.190 | 281 | 23 | 214 | 311 | 293 |
| 68 |
|
|
| Tây Bắc | 880 | 122 | 50 | - | 81 | 17 | 500 | 84 | 26 | - |
11 | Nghĩa Đàn | 74 |
|
|
|
|
|
| 74 |
|
|
12 | Thái Hoà |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
13 | Tân Kỳ | 500 |
|
|
|
|
| 500 |
|
|
|
14 | Quỳ Hợp | 222 | 86 | 50 |
| 33 | 17 |
| 10 | 26 |
|
15 | Quỳ Châu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
16 | Quế Phong | 84 | 36 |
|
| 48 |
|
|
|
|
|
| Tây Nam | 895 | 569 | - | - | 63 | 169 | 7 | 87 | - | - |
17 | Thanh Chương | 59 | 35 |
|
|
| 1 |
| 23 |
|
|
18 | Anh Sơn | 126 | 14 |
|
|
| 41 | 7 | 64 |
| ` |
19 | Con Cuông | 47 |
|
|
|
| 47 |
|
|
|
|
20 | Tương Dương | 474 | 410 |
|
| 20 | 44 |
|
|
|
|
21 | Kỳ Sơn | 189 | 110 |
|
| 43 | 36 |
|
|
|
|
Trong đó:
- Diện tích các cây trồng khác chuyển đổi từ đất lúa (Vụ xuân):
Tổng diện tích các cây trồng khác chuyển đổi trong vụ xuân từ đất lúa đến năm 2020 là 3.290 ha, trong đó: Ngô 1570 ha, rau hoa 399 ha, NTTS 423 ha, lạc, vừng 425 ha, cây TĂCN 372 ha, đậu tương 50 ha, mía 26 ha và cây khác 25 ha.
- Diện tích các cây trồng khác chuyển đổi từ đất lúa (Vụ hè thu):
Tổng diện tích các cây trồng khác chuyển đổi trong vụ hè thu từ đất lúa đến năm 2020 là 2.738 ha, trong đó: Ngô 1.352 ha, rau hoa 195 ha, NTTS 347 ha, lạc, vừng 357 ha, cây TĂCN 259 ha, đậu tương 183 ha, cây khác 45 ha.
- Diện tích các cây trồng khác chuyển đổi từ đất lúa (Vụ mùa):
Tổng diện tích các cây trồng khác chuyển đổi trong vụ mùa từ đất lúa đến năm 2020 là 1.472 ha, trong đó: Ngô 640 ha, rau hoa 175 ha, NTTS 426 ha, lạc, vừng 124 ha, cây TĂCN 2 ha, đậu tương 75 ha, cây khác 20 ha.
a) Rà soát quỹ đất xây dựng kế hoạch chuyển đổi
- Trên cơ sở quy hoạch của toàn tỉnh, UBND các huyện, thành, thị tiến hành rà soát quy hoạch sản xuất nông lâm ngư nghiệp nói chung, quy hoạch diện tích đất lúa nói riêng. Xây dựng quy hoạch kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng địa phương.
- Kiểm tra giám sát thực hiện quy hoạch, nhất là quy hoạch chuyển đổi cây trồng trên đất lúa gắn với quy hoạch xây dựng vùng sản xuất hàng hóa kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm.
b) Khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực
- Tiếp tục áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào quy trình canh tác như: Thực hành nông nghiệp theo tiêu chuẩn Vietgap, thâm canh lúa cải tiến (SRI), quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý dinh dưỡng (INM) và quản lý nước (IWM). Nghiên cứu, tiếp thu và ứng dụng các công nghệ tiên tiến (công nghệ sinh học, cơ giới hóa, các tiến bộ kỹ thuật,...) trong nước và thế giới để đầu tư phát triển sản xuất lúa theo quy trình ứng dụng công nghệ cao phù hợp điều kiện sản xuất của từng vùng, từng địa phương với hiệu quả cao và bền vững.
- Quan tâm đầu tư xây dựng mô hình, tăng cường tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường.
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý để đưa giống cây trồng biến đổi gien vào sản xuất trước hết đưa vào sản xuất đại trà giống ngô, giống đậu tương biến đổi gien để nâng cao năng suất và thu nhập cho nông dân.
- Nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về hệ thống canh tác, bảo vệ thực vật, thú y, phân bón, công nghệ sau thu hoạch phục vụ cho công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa.
- Nâng cao năng lực cán bộ kỹ thuật, quản lý, xã hội hóa đào tạo nghề đảm bảo cho nông dân tiếp cận được các công nghệ mới áp dụng trong sản xuất.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi, bảo vệ thực vật, thú y, công nghệ sau thu hoạch phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, đạt hiệu quả cao.
- Tạo điều kiện cho nông dân, doanh nghiệp áp dụng nhanh cơ giới hóa vào các khâu từ sản xuất - bảo quản - chế biến - vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm trong quá trình thực hiện chuyển đổi.
c) Chính sách
- Về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất:
+ Tổ chức triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ hiện hành của trung ương như: Quyết định số 915/2016/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg , ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn,...
+ Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện hành trên địa bàn tỉnh; chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020 theo Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND ngày 22/01/2015 của UBND tỉnh.
- Nghiên cứu ban hành chính sách khuyến khích nông dân, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả cao hơn, từng bước hình thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
- Chính sách tín dụng: Tổ chức triển khai Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
d) Nâng cao nhận thức, tập trung chỉ đạo và thực hiện quy hoạch
- Tuyên truyền vận động để nâng cao nhận thức của người sản xuất, của các tổ chức kinh tế, xã hội về việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa với mục tiêu nâng cao hiệu quả trên 1 ha đất trồng lúa. Trên cơ sở đó để nâng cao thu nhập của nông dân.
- Tăng cường công tác quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch, đảm bảo phát triển ngành có định hướng bền vững. Các huyện, thị cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung quy hoạch kế hoạch chuyển đổi phù hợp với điều kiện của địa phương.
- Xây dựng chương trình, dự án, đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. Đảm bảo các điều kiện để thực hiện quy hoạch kế hoạch chuyển đổi.
e) Tổ chức sản xuất
- Thực hiện có hiệu quả chính sách thúc đẩy nhanh kinh tế Hợp tác xã, kinh tế tư nhân, nhất là hệ thống các doanh nghiệp tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa. Đầu tư chuyển đổi sản xuất gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Tạo điều kiện kinh tế hộ gia đình phát triển sản xuất hàng hóa theo hướng mở rộng quy mô chuyển đổi, liên doanh, liên kết giữa các hộ chuyển đổi sản xuất; liên doanh, liên kết giữa các hộ và các doanh nghiệp trong tất cả các khâu từ sản xuất bảo quản đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
- Tổ chức tiêu thụ nông sản là khâu quyết định đến hiệu quả của chuyển đổi đất lúa. Do vậy cần xây dựng quy hoạch, kế hoạch hệ thống tiêu thụ nông sản cho nông dân. Xác định rõ quy mô, cơ cấu sản phẩm nông sản, mỗi vùng, huyện, nên chọn 2-3 sản phẩm chủ lực có lợi thế để tập trung đầu tư xây dựng vùng chuyên canh quy mô lớn, sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ, giá nông sản để đảm bảo cho người sản xuất có thu nhập cao hơn. Hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp thu mua tiêu thụ nông sản chuyển đổi cho nông dân.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch; theo dõi tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch hàng năm; tham mưu, điều chỉnh, bổ sung các nội dung quy hoạch phù hợp với yêu cầu phát triển trong từng giai đoạn; nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ để thực hiện có hiệu quả quy hoạch.
- Tham mưu và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn hiện hành của Trung ương, cụ thể như: Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch; Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản,
- Hướng dẫn UBND các huyện, thành, thị xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa.
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa.
2. Các Sở, ngành liên quan
Chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT trong tổ chức thực hiện quy hoạch; xây dựng kế hoạch, giải pháp và biện pháp để tổ chức triển khai thực hiện các nội dung quy hoạch theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của Sở, ngành mình. Tham mưu cho UBND tỉnh những cơ chế, chính sách, nội dung, giải quyết các vướng mắc liên quan lĩnh vực của Sở, ngành mình quản lý để thực hiện quy hoạch có hiệu quả.
3. Ủy ban nhân dân UBND các huyện, thành, thị
- Xây dựng kế hoạch và giải pháp cụ thể để thực hiện tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa trên địa bàn nhằm thực hiện tốt chỉ tiêu, nhiệm vụ quy hoạch đặt ra.
- Chủ động chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện liên quan hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất; thực hiện tốt công tác phòng trừ dịch bệnh, triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế liên doanh, liên kết đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là tổ chức thu mua, chế biến các loại nông sản chuyển đổi trên địa bàn.
- Chỉ đạo các đơn vị cấp xã hướng dẫn người dân phát triển sản xuất, chuyển đổi các loại cây trồng phù hợp trên địa bàn quản lý. Phối hợp với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế để đẩy mạnh liên doanh, liên kết phát triển sản xuất nguyên liệu gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Công thương, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị xã liên quan; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 07/2011/QĐ-UBND quy định về loài cây, mật độ, mô hình, cơ cấu cây trồng, mức hỗ trợ đầu tư bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Hoà Bình ban hành
- 2Nghị quyết 03/2014/NQ-HĐND thông qua đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 - 2016 và định hướng đến năm 2020
- 3Quyết định 1561/QĐ-UBND năm 2015 về phê duyệt đề cương nhiệm vụ Dự án: "Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2020"
- 4Nghị quyết 18/2016/NQ-HĐND về quy định mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 5Quyết định 1913/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đến năm 2020 của tỉnh Bình Định
- 1Quyết định 07/2011/QĐ-UBND quy định về loài cây, mật độ, mô hình, cơ cấu cây trồng, mức hỗ trợ đầu tư bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Hoà Bình ban hành
- 2Quyết định 62/2013/QĐ-TTg chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 4Quyết định 68/2013/QĐ-TTg chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 6Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản
- 7Nghị quyết 03/2014/NQ-HĐND thông qua đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 - 2016 và định hướng đến năm 2020
- 8Quyết định 08/2015/QĐ-UBND về Quy định chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 đến năm 2020
- 9Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 10Quyết định 1561/QĐ-UBND năm 2015 về phê duyệt đề cương nhiệm vụ Dự án: "Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2020"
- 11Quyết định 620/QĐ-TTg năm 2015 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 13Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 14Quyết định 915/QĐ-TTg năm 2016 về chính sách hỗ trợ chuyển đổi trồng lúa sang trồng ngô tại vùng trung du miền núi phía Bắc, Bắc trung bộ, đồng bằng sông Cửu long, duyên hải Nam trung bộ và Tây nguyên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Nghị quyết 18/2016/NQ-HĐND về quy định mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 16Quyết định 1913/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đến năm 2020 của tỉnh Bình Định
Quyết định 3772/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- Số hiệu: 3772/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/08/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Đinh Viết Hồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/08/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra