Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3762/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 12 tháng 12 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG, CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ GẮN VỚI ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA GIAI ĐOẠN 2018-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao;
Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Chương trình hành động số 12-Ctr/TU ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 3497/TTr-SYT ngày 30 tháng 11 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này, Đề án đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế gắn với đẩy mạnh xã hội hóa giai đoạn 2018-2020 (đính kèm Đề án).
Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện Đề án này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; các Giám đốc Sở: Y tế; Tài chính, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐỀ ÁN
ĐỔI MỚI CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG, CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP GẮN VỚI ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3762/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
I. Mục tiêu
Đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các đơn vị sự nghiệp công lập với ngoài công lập để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách người nghèo được thụ hưởng chất lượng của các dịch vụ công ở mức độ ngày càng cao.
Đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện cho các đơn vị sự nghiệp công trên cơ sở khả năng tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công để phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo của đơn vị sự nghiệp công lập.
Đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập gắn với việc nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
II. Nhiệm vụ và giải pháp
1. Nhiệm vụ
a) Đối với các bệnh viện: Đến năm 2020 toàn bộ các bệnh viện phải tự chủ đảm bảo hoạt động chi thường xuyên. Riêng Bệnh viện Đa khoa huyện Khánh Sơn và Bệnh viện Đa khoa huyện Khánh Vĩnh đảm bảo tự chủ tối thiểu 60%. Cụ thể như sau:
Bảng 1: Lộ trình tự chủ của các bệnh viện đến năm 2020
STT | Tên đơn vị | Tự chủ toàn bộ chi thường xuyên | Tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư | |||
Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | Đến năm 2020 | ||
1 | Bệnh viện Đa khoa tỉnh | x |
|
|
|
|
2 | Bệnh viện Đa khoa KV Cam Ranh |
| x |
|
|
|
3 | Bệnh viện Đa khoa KV Ninh Hòa |
| x |
|
|
|
4 | Bệnh viện YHCT - PHCN | x |
|
|
|
|
5 | Bệnh viện Da liễu |
|
|
| x |
|
6 | Bệnh viện Lao và bệnh phổi |
|
|
| x |
|
7 | Bệnh viện Chuyên khoa tâm thần |
|
|
| x |
|
8 | Bệnh viện Bệnh nhiệt đới |
|
|
| x |
|
9 | Bệnh viện Đa khoa Cam Lâm |
|
| x |
|
|
10 | Bệnh viện Đa khoa Diên Khánh |
|
| x |
|
|
11 | Bệnh viện Đa khoa Ninh Diêm |
|
|
| x |
|
12 | Bệnh viện Đa khoa Vạn Ninh |
|
|
| x |
|
13 | Bệnh viện Đa khoa Khánh Sơn |
|
|
| 60% |
|
14 | Bệnh viện Đa khoa Khánh Vĩnh |
|
|
| 60% |
|
b) Đối với các trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố:
Phấn đấu tự chủ tối thiểu 60% chi hoạt động thường xuyên.
c) Đối với các trung tâm chuyên khoa:
Bảng 2: Lộ trình tự chủ của các trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh
STT | Đơn vị | Lộ trình tự chủ đến năm 2020 |
1 | Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản | Tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư |
2 | Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế | Tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư |
3 | Trung tâm Huyết học truyền máu | Tự chủ chi thường xuyên |
4 | Trung tâm Y tế dự phòng | Tự chủ 50% chi thường xuyên |
5 | Trung tâm Kiểm nghiệm | Tự chủ 50% chi thường xuyên |
6 | Trung tâm Giám định y khoa | Tự chủ 70% chi thường xuyên |
7 | Trung tâm Pháp y | Tự chủ 50% chi thường xuyên |
8 | Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS | Tự chủ 50% chi thường xuyên |
9 | Trung tâm Cấp cứu 115 | Ngân sách đảm bảo toàn bộ chi hoạt động |
10 | Trung tâm Phục hồi chức năng - Giáo dục trẻ em khuyết tật | Ngân sách đảm bảo toàn bộ chi hoạt động |
11 | Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe | Ngân sách đảm bảo toàn bộ chi hoạt động |
12 | Trung tâm Nội tiết | Ngân sách đảm bảo toàn bộ chi hoạt động |
13 | Trung tâm Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng | Ngân sách đảm bảo toàn bộ chi hoạt động |
d) Các Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình: Ngân sách đảm bảo toàn bộ chi hoạt động thường xuyên.
2. Giải pháp
a) Đổi mới cơ chế tài chính, cơ chế quản lý:
- Quy định lộ trình tính giá dịch vụ phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và thu nhập của người dân.
- Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho y tế; đổi mới phương thức phân bổ ngân sách, cơ chế tài chính và cơ chế quản trị các đơn vị sự nghiệp y tế công lập; phát triển bảo hiểm y tế để tăng tỷ lệ nguồn tài chính công cho y tế, giảm tỷ lệ chi tiền túi của người dân.
- Đầu tư các máy móc, trang thiết bị y tế cho các cơ sở khám chữa bệnh đặc biệt các cơ sở khám, chữa bệnh như: Lao, phong, tâm thần; ưu tiên phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho y tế cơ sở, y tế dự phòng và các chương trình mục tiêu y tế.
- Xây dựng các gói dịch vụ y tế dự phòng, y tế công cộng theo nguyên tắc tính đủ chi phí và thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ đối với các dịch vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm, tạo điều kiện cho cả cơ sở y tế công lập và ngoài công lập cạnh tranh bình đẳng trong cung cấp các dịch vụ cho người dân.
- Nhà nước thực hiện phương thức hỗ trợ trực tiếp kinh phí cho các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo để mua dịch vụ sự nghiệp công từ thị trường, thay vì chế độ miễn, giảm giá dịch vụ thông qua các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng núi, vùng đồng bào dân tộc ít người, y tế dự phòng, khám chữa các bệnh phong, lao, tâm thần.
b) Tổ chức lại hệ thống đơn vị sự nghiệp:
- Nghiên cứu cho thí điểm hình thành cơ sở khám chữa bệnh theo hình thức hợp tác công tư.
- Thực hiện thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (nhập các trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh) theo đúng lộ trình; hợp nhất các đơn vị sự nghiệp công có chức năng, nhiệm vụ tương đồng thành một đầu mối.
- Tổ chức, sắp xếp lại bộ máy hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế gọn nhẹ, hiệu quả.
c) Tăng cường xã hội hóa lĩnh vực y tế:
- Rà soát lại hệ thống cơ chế, chính sách hiện hành, sửa đổi các quy định về xã hội hóa không khả thi, không còn phù hợp, bổ sung các quy định còn thiếu.
- Tiếp tục khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các cơ sở y tế; có chính sách ưu đãi về đất, vốn, thuế, kết hợp công - tư để thu hút đầu tư, phát triển các cơ sở y tế tư nhân.
- Hoàn thiện các cơ chế để khuyến khích phát triển các cơ sở y tế công lập vay vốn, huy động vốn, liên doanh liên kết để mở rộng cơ sở, mua sắm trang thiết bị để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc đa dạng của các tầng lớp nhân dân, cho phép các cơ sở y tế công lập hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết với các cơ sở y tế tư nhân nhưng phải hạch toán đầy đủ, công khai, minh bạch.
- Ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ các đơn vị chuyển đổi cơ chế hoạt động thông qua tiếp cận vốn vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh.
d) Về công tác truyền thông:
- Tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu của việc đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp công để thống nhất trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và mỗi công chức, viên chức trong đơn vị.
- Đổi mới hình thức tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị quán triệt cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý và viên chức làm công tác tổ chức cán bộ, tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập.
e) Các giải pháp khác:
- Đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, bảo đảm mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ có chất lượng; lấy sự hài lòng của người bệnh là thước đo, là tiêu chí để thực hiện.
- Các bệnh viện tăng cường đào tạo năng lực quản trị, đổi mới căn bản về quản trị bệnh viện.
- Tiếp tục có chế độ thu hút, đãi ngộ và giữ chân bác sĩ.
- Cải cách chính sách tiền lương, tăng cường trách nhiệm xã hội đối với thầy thuốc, nâng cao y đức, đổi mới phong cách, tinh thần, thái độ phục vụ của người hành nghề y.
- Tiếp tục triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp giảm quá tải, tiến tới dần xóa bỏ tình trạng quá tải, nằm ghép tại các bệnh viện vào năm 2020.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của các cấp ủy Đảng, chính quyền, phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và phối hợp liên ngành trong việc giám sát hoạt động của các đơn vị.
III. Tổ chức thực hiện
1. Sở Y tế
- Triển khai thực hiện Đề án theo đúng lộ trình đề ra.
- Chủ trì xây dựng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.
- Đề xuất các chính sách đặc thù đối với việc khuyến khích xã hội hóa các đơn vị y tế ngoài công lập.
- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện, phối hợp với các sở, ngành có liên quan kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện Đề án.
2. Sở Tài chính
- Phối hợp với Sở Y tế cân đối, tham mưu, đề xuất việc phân bổ kinh phí hoạt động từ ngân sách cho ngành y tế.
- Phối hợp với các sở, ngành kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Đề án.
3. Sở Nội vụ
- Phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sắp xếp tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp y tế theo quy định.
- Thẩm định Đề án vị trí việc làm của các đơn vị sự nghiệp y tế trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt./.
- 1Quyết định 820/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án Sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp y tế tỉnh An Giang
- 2Quyết định 269/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch tổ chức thực hiện thí điểm cơ chế một cửa trong việc cung cấp dịch vụ công tại đơn vị sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 3Quyết định 2280/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Y tế tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 4Kế hoạch 89/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chỉ thị 27-CT/TU về tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, giám định tư pháp giai đoạn 2024-2030 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 1Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao do Chính Phủ ban hành
- 2Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Quyết định 820/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án Sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp y tế tỉnh An Giang
- 5Quyết định 269/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch tổ chức thực hiện thí điểm cơ chế một cửa trong việc cung cấp dịch vụ công tại đơn vị sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 6Quyết định 2280/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Y tế tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 7Kế hoạch 89/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chỉ thị 27-CT/TU về tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, giám định tư pháp giai đoạn 2024-2030 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Quyết định 3762/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế gắn với đẩy mạnh xã hội hóa giai đoạn 2018-2020 do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- Số hiệu: 3762/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/12/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Nguyễn Đắc Tài
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra