Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2006/QĐ-UBND | Long Xuyên, ngày 29 tháng 8 năm 2006 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 2481/2005/QĐ.UBND ngày 06/9/2005 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch xây dựng “xã hội học tập tỉnh An Giang giai đoạn 2005-2010”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 940/TTr –GDĐT ngày 23/6/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định nầy./.
Nơi nhận : | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 37/2006/QĐ.UBND ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
Quy định này quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, quản lý và các điều kiện cần thiết để bảo đảm sự phát triển bền vững của Trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Vị trí, chức năng của Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ)
1.TTHTCĐ là cơ sở giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân, được thành lập ở các xã, phường, thị trấn; là cơ sở giáo dục công lập nhằm tạo điều kiện cho mọi người dân trong cộng đồng có cơ hội học tập suốt đời, xây dựng một xã hội học tập góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đáp ứng được yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá ở địa phương.
2. TTHTCĐ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng
1. Đáp ứng nhu cầu học tập trên nhiều lĩnh vực của mọi người trong cộng đồng.
2. Kết hợp với các ngành liên quan tổ chức điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xây dựng nội dung và hình thức học tập, phù hợp với điều kiện học tập của từng đối tượng.
3. Tổ chức thực hiện chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.
4. Tổ chức phổ biến chính trị, thời sự, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; tham gia hỗ trợ các hoạt động của các ban ngành, đoàn thể nhằm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
5. Cập nhật kiến thức, kỷ năng, tập huấn chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống như : mở các lớp học nghề, các câu lạc bộ khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư, khuyến lâm, các lớp tập huấn ngắn ngày về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, các buổi tham quan thực tế, trao đổi kinh nghiệm …, tổ chức các buổi trao đổi chuyên đề, các buổi nói chuyện về sức khoẻ, dinh dưỡng, gia đình, dân số, môi trường, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao …
6. Hướng nghiệp, dạy nghề thông dụng cho nhân dân lao động và người khuyết tật để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương.
7. Liên kết với các tổ chức kinh tế- xã hội trên địa bàn để tổ chức tư vấn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, trao đổi kinh nghiệm.
8. Xây dựng đội ngũ giáo viên tình nguyện, hướng dẫn viên, cộng tác viên, nhằm hỗ trợ cho hoạt động của TTHTCĐ.
9. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính phù hợp với các quy định của Nhà nước và của cộng đồng.
10. Hỗ trợ Trung tâm giáo dục thường xuyên thực hiện chương trình bổ túc văn hoá từ tiểu học đến trung học ở địa phương.
1. Việc đặt tên của Trung tâm học tập cộng đồng được quy định như sau : Trung tâm học tập cộng đồng + Tên xã, phường, thị trấn.
2. Tên Trung tâm học tập cộng đồng được ghi trong quyết định thành lập TTHTCĐ, con dấu, biển hiệu TTHTCĐ và các giấy tờ giao dịch khác.
Điều 5. Thẩm quyền và điều kiện thành lập TTHTCĐ
1. TTHTCĐ được thành lập khi có đủ các điều kiện sau :
a. Nội dung và phương thức hoạt động phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương và đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của cộng đồng.
b. Có đề án khả thi được cấp quản lý có thẩm quyền phê duyệt.
c. Có địa chỉ cụ thể và có cơ sở vật chất tối thiểu đảm bảo các điều kiện hoạt động của TTHTCĐ.
2. TTHTCĐ do Chủ tịch UBND huyện, thị, thành phố ra quyết định thành lập sau khi có văn bản đề nghị của Phòng Giáo dục.
Điều 6. Hồ sơ và thủ tục thành lập TTHTCĐ
1. Hồ sơ thành lập Trung tâm học tập cộng đồng gồm có :
a. Đơn xin thành lập TTHTCĐ của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.
b. Đề án khả thi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 của quy định này và được Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn thông qua.
c. Bản dự kiến nhân sự Ban Chủ nhiệm TTHTCĐ
2. Thẩm quyền tiếp nhận và thẩm định hồ sơ :
Phòng Giáo dục tiếp nhận hồ sơ xin thành lập TTHTCĐ, chủ trì phối hợp với Hội khuyến học, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan có liên quan cấp huyện tổ chức thẩm định và lập văn bản đề nghị Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố ra quyết định thành lập; thời gian hoàn thành không quá một tháng kề từ khi nhận được hồ sơ cho đến khi thẩm định xong.
Điều 7. Đình chỉ hoạt động, giải thể TTHTCĐ
Người có thẩm quyền ra quyết định thành lập TTHTCĐ theo quy định tại khoản 2, Điều 5 của Quy định này có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động hoặc giải thể TTHTCĐ.
1. Ban Chủ nhiệm của TTHTCĐ chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ các hoạt động của TTHTCĐ. Ban Chủ nhiệm có một chủ nhiệm, một hoặc hai phó chủ nhiệm và một thư ký thường trực giúp ban chủ nhiệm giải quyết các công việc hàng ngày của TTHTCĐ. Giúp việc cho Ban Chủ nhiệm có các tiểu ban chuyên môn.
2. Ban Chủ nhiệm TTHTCĐ có nhiệm vụ :
a. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của TTHTCĐ được quy định tại Điều 3 của Quy định này.
b. Tham mưu với UBND cấp xã khảo sát về nhu cầu học tập của nhân dân; xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung hoạt động và các giải pháp thực hiện của TTHTCĐ, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
c. Tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về vai trò, chức năng nhiệm vụ của Trung tâm và động viên mọi người tham gia vào hoạt động của Trung tâm.
d. Huy động các nguồn lực trong và ngoài cộng đồng để duy trì và phát triển các hoạt động của TTHTCĐ.
e. Quản lý tài chính, cơ sở vật chất của TTHTCĐ.
g. Xây dựng nội quy hoạt động; giám sát, theo dõi việc triển khai các hoạt động của Trung tâm nhằm phát hiện, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động, báo cáo đề xuất cấp uỷ, UBND cấp xã trong các cuộc họp giao ban.
Điều 9. Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Thư ký thường trực
1. Chủ nhiệm TTHTCĐ là người quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Ban chủ nhiệm được quy định tại khoản 2 điều 8 của quy chế này; chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về mọi hoạt động của TTHTCĐ. Chủ nhiệm là lãnh đạo cấp ủy hoặc chính quyền cấp xã có năng lực quản lý và có uy tín trong cộng đồng.
2. Phó Chủ nhiệm TTHTCĐ có nhiệm vụ giúp Chủ nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của Ban chủ nhiệm; chịu trách nhiệm trước Chủ nhiệm những công việc được phân công; thay mặt Chủ nhiệm điều hành hoạt động của TTHTCĐ khi được ủy quyền. Phó Chủ nhiệm TTHTCĐ là người có phẩm chất chính trị, có năng lực quản lý, công tác trong các ban, ngành, đoàn thể cấp xã.
3. Thư ký thường trực là cán bộ chuyên trách của THTCĐ được điều động từ cán bộ phụ trách phổ cập giáo dục - chống mù chữ trong biên chế của các trường tiểu học hoặc trường THCS đóng trên địa bàn. Thư ký thường trực TTHTCĐ có nhiệm vụ:
a. Giúp Ban Chủ nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động của Trung tâm;
b. Thường trực giải quyết một số công việc theo sự phân công của Ban Chủ nhiệm; làm đầu mối liên kết, phối hợp, hỗ trợ hoạt động của các ban ngành, đoàn thể tại địa phương.
c.Quản lý sổ sách, tài liệu tập huấn, cập nhật thông tin về số người theo học, số chuyên đề và các hoạt động học tập, thực hiện chế độ báo cáo, lưu trữ theo quy định;
4. Cấp có thẩm quyền thành lập TTHTCĐ bổ nhiệm Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Thư ký TTHTCĐ. Nhiệm kỳ của Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm là 5 năm.
5. Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Thư ký thường trực TTHTCĐ được học các lớp chuyên môn nghiệp vụ và được hưởng các chế độ theo quy định pháp luật hiện hành. Thư ký thường trực được hưởng lương từ ngân sách của ngành giáo dục đào tạo và phụ cấp khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ở TTHTCĐ.
Điều 10. Các tiểu ban chuyên môn
1. Các tiểu ban chuyên môn do Ban Chủ nhiệm TTHTCĐ thành lập và được Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt. Các thành viên trong các tiểu ban là người có năng lực hoạt động trong các ban, ngành, đoàn thể, Hội Khuyến học, Ban đại diện cha mẹ học sinh ở địa phương.
2. Mỗi Trung tâm, tuỳ theo điều kiện, nhu cầu mà hình thành một số tiểu ban chuyên môn
a. Tiểu ban tuyên truyền vận động và giáo dục chính trị, pháp luật :
- Tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức cộng đồng về TTHTCĐ;
- Hướng dẫn học tập về đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật và phổ biến thời sự do cán bộ phụ trách Tuyên giáo của Đảng cấp xã làm Trưởng tiểu ban và có 3 – 4 thành viên có năng lực.
b. Tiểu ban điều tra nhu cầu học tập và chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ, dịch vụ :
Do Chủ tịch Hội Nông dân cấp xã làm Trưởng tiểu ban và có 4 – 5 thành viên chuyên sâu về từng mặt.
c. Tiểu ban hướng dẫn các hoạt động về đời sống, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, vệ sinh môi trường :
Do một cán bộ phụ trách văn hoá xã hội của UBND xã, phường, thị trấn làm Trưởng tiểu ban và có 3 – 5 thành viên, có năng khiếu và nhiệt tình.
d. Tiểu ban bồi dưỡng văn hoá cơ bản, ngoại ngữ, tin học :
Do Hiệu trưởng trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông hoặc một nhà giáo nghỉ hưu còn sức khoẻ tốt, có năng lực, nhiệt tình là Trưởng tiểu ban và thành viên là một số giáo viên các bộ môn của trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, giáo viên nghỉ hưu tại địa phương.
Tuỳ theo tình hình thực tế ở từng địa phương mà có thể bố trí số lượng và thành phần các tiểu ban cho thích hợp với điều kiện của địa phương mình.
3. Các tiểu ban hoạt động dưới sự điều hành của Ban Chủ nhiệm Trung tâm. Mỗi tiểu ban phụ trách từng mảng, nội dung công việc cụ thể (từ việc xây dựng kế hoạch cho đến tổ chức thực hiện, đánh giá…)
1. Giáo viên của TTHTCĐ bao gồm:
a. Giáo viên dạy văn hoá, giáo viên giới thiệu chuyên đề được mời từ các ban ngành, đoàn thể hoặc các cơ sở giáo dục khác.
b. Hướng dẫn viên, cộng tác viên của TTHTCĐ chủ yếu là những người đang công tác tại các ban ngành, đoàn thể và các cơ sở giáo dục khác.
c. Giáo viên dạy văn hoá, giáo viên giới thiệu chuyên đề, hướng dẫn viên, cộng tác viên của TTHTCĐ theo quy định tại các điểm a, b Điều này là những người có hiểu biết, có năng lực, có tâm huyết và tình nguyện tham gia hướng dẫn học tập trong cộng đồng.
2. Giáo viên có nhiệm vụ :
a. Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động theo đề nghị của Chủ nhiệm TTHTCĐ;
b. Thực hiện các quyết định của Ban Chủ nhiệm và các quy định của TTHTCĐ;
3. Giáo viên có quyền :
a. Được TTHTCĐ tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ được giao;
b. Được dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
c. Được hưởng các chế độ theo quy định pháp luật;
d. Được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật;
4. Khen thưởng và kỷ luật :
a. Giáo viên có thành tích sẽ được khen thưởng, được tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quí khác theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng;
b. Giáo viên có hành vi vi phạm pháp luật khi thi hành nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ VÀ TÀI CHÍNH
Điều 12. Cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động của TTHTCĐ
TTHTCĐ có cơ sở vật chất và các phương tiện cần thiết đáp ứng được yêu cầu tổ chức, hoạt động của TTHTCĐ hoặc tận dụng các cơ sở vật chất sẵn có như: Nhà Văn hoá xã, hội trường Ủy ban, phòng học, phòng làm việc của ban ngành, đoàn thể chưa sử dụng để phục vụ hoạt động của TTHTCĐ.
1. Địa điểm làm văn phòng của TTHTCĐ dùng chung với nhà Văn hoá xã hoặc hội trường UBND xã, phường, thị trấn. Việc quy hoạch, thiết kế xây dựng cơ sở vật chất của nhà Văn hoá xã phải gắn với cơ sở vật chất của TTHTCĐ.
2. Cơ sở vật chất và các trang thiết bị tối thiểu cho TTHTCĐ hoạt động :
a. Hội trường chính để hội họp và học tập đông người, đủ bàn ghế, bảng cho người dạy và người học, có hệ thống ánh sáng, quạt máy.
b. Phương tiện nghe nhìn (cát-sét, ti-vi, đầu máy); hệ thống âm thanh.
c. Có phòng làm việc của Ban Chủ nhiệm và các tiểu ban giúp việc.
d. Có phòng học, thiết bị dạy học, tủ đựng tài liệu, tủ sách, tủ hồ sơ.
e. Có nơi biểu diễn văn nghệ, giao lưu.
f. Có sân chơi thể dục thể thao.
Điều 13. Nguồn tài chính của TTHTCĐ
1. Nguồn tài chính của TTHTCĐ gồm :
a. Kinh phí hỗ trợ ban đầu và hàng năm từ ngân sách của Nhà nước;
b. Kinh phí các chương trình, dự án của Sở, ngành, đoàn thể đầu tư cho địa phương liên quan đến các hoạt động của TTHTCĐ;
c. Kinh phí thu được từ các hoạt động của TTHTCĐ;
d. Tiền đóng học phí của học viên (nếu có);
e. Tiền tài trợ của cá nhân, tổ chức;
2. Các khoản thu, chi, quyết toán thực hiện chế độ kế toán đúng theo quy định hiện hành của nhà nước.
Điều 14. Phương thức hoạt động
1. Liên kết và phối hợp là phương thức hoạt động chủ yếu của Trung tâm học tập cộng đồng nhằm huy động các nguồn lực (kinh phí, con người, nội dung hoạt động…); để duy trì và phát triển hoạt động, TTHTCĐ có thể liên kết, phối hợp:
a. Liên kết với Trường Tiểu học để lập kế hoạch tổ chức các lớp xoá mù chữ và sau xoá mù chữ, bổ túc Tiểu học.
b. Liên kết với Trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, thị, thành phố để mở các lớp bổ túc Trung học cơ sở, bổ túc Trung học phổ thông.
c. Liên kết với Các trường, trung tâm, cơ sở giáo dục để tổ chức dạy nghề, ngoại ngữ, tin học
d. Liên kết với Trạm Y tế để tuyên truyền kiến thức phòng ngừa và chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng.
e. Liên kết với Trung tâm khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, trung tâm dạy nghề, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên … để tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật từ kinh phí các chương trình, dự án đầu tư cho địa phương.
f. Liên kết với Trường Nghiệp vụ giao thông vận tải để tổ chức các lớp lái xe bằng A1.
g. Liên kết với Phòng văn hoá thông tin (hoặc Phòng văn hoá thông tin- Thể thao), Ban văn hoá thông tin để tổ chức các buổi sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao.
2. Hình thức liên kết, phối hợp :
a. TTHTCĐ chủ động mở lớp, liên hệ với ban ngành, đoàn thể, các trường, trung tâm, cơ sở giáo dục có liên quan để được hỗ trợ về chương trình, tài liệu, người dạy.
b. TTHTCĐ với vai trò là “vệ tinh” cho các trường, trung tâm, cơ sở giáo dục tổ chức quản lý các lớp mở tại Trung tâm. Các trường, trung tâm cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm về nội dung, giáo viên, tài liệu, kinh phí.
c. Các đơn vị phối hợp và TTHTCĐ có trách nhiệm tổ chức và quản lý các hoạt động có chất lượng, tránh hình thức.
TTHTCĐ chịu sự quản lý nhà nước của UBND cấp xã và sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng Giáo dục.
1. UBND tỉnh ban hành các chủ trương, chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các TTHTCĐ hoạt động có hiệu quả và phát triển bền vững.
2. Sở Giáo dục- Đào tạo ban hành các văn bản hướng dẫn việc tổ chức, quản lý và kiểm tra các hoạt động của TTHTCĐ trên địa bàn tỉnh; tổ chức tập huấn đội ngũ cán bộ cốt cán cấp huyện về TTHTCĐ.
3. Các Sở ngành, đoàn thể có liên quan chỉ đạo các trung tâm, cơ sở giáo dục trực thuộc liên kết, phối hợp với TTHTCĐ mở các lớp thuộc chương trình, dự án của mình để tạo điều kiện thuận cho người học.
4. Hội Khuyến học các cấp có trách nhiệm :
a. Phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp trong việc xây dựng và thực hiện nhiệm vụ khuyến học - khuyến tài, đặc biệt là việc phối hợp xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của TTHTCĐ;
b. Phối hợp với báo, đài, các cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương xây dựng chương trình tuyên truyền về các hoạt động khuyến học, về chức năng nhiệm vụ của TTHTCĐ, góp phần xây dựng xã hội học tập.
5. UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo hoạt động của TTHTCĐ trên cơ sở cụ thể hoá các văn bản về lĩnh vực giáo dục của UBND tỉnh, các quy định của cấp trên phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Có trách nhiệm cấp kinh phí hỗ trợ ban đầu và hàng năm từ ngân sách nhà nước theo quy định.
6. Phòng Giáo dục có trách nhiệm :
a. Hướng dẫn chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ, nội dung học tập đối với TTHTCĐ.
b. Hỗ trợ nguồn nhân lực, tài liệu, tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của các TTHTCĐ.
c. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, sơ kết, tổng kết đối với cấp trên;
7. UBND xã. phường, thị trấn có trách nhiệm :
a. Quản lý nhà nước các hoạt động của TTHTCĐ.
b. Tạo điều kiện về cở sở vật chất, tài chính … để TTHTCĐ hoạt động theo đúng nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
c. Phối hợp cùng Hội Khuyến học và các tổ chức kinh tế- xã hội và các đoàn thể quần chúng trên địa bàn huyện, thị, TP hỗ trợ hoạt động cho TTHTCĐ.
Điều 17. Quan hệ với các cơ sở giáo dục khác tại địa phương
1. Quan hệ giữa Trung tâm giáo dục thường xuyên và TTHTCĐ không phải là mối quan hệ hành chính “trên, dưới”, mà là quan hệ bình đẳng, phối hợp. Trung tâm học tập cộng đồng là vệ tinh của Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, thị, thành phố là nơi triển khai các nhiệm vụ giáo dục thường xuyên ở địa phương.
2. Trung tâm giáo dục thường xuyên và các trường học ở địa phương có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ; chọn cử giáo viên tham gia giảng dạy tại các TTHTCĐ, cung ứng các chương trình, tài liệu học tập; tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ và cộng tác viên tại các TTHTCĐ trên địa bàn.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 63/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn hóa – Học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành
- 2Quyết định 03/2012/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn do tỉnh Long An ban hành
- 3Quyết định 67/2010/QĐ-UBND về quy định tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn hóa thể thao - Học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 4Quyết định 47/2012/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 5Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977 - 31/12/2013
- 1Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 63/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn hóa – Học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành
- 4Quyết định 03/2012/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn do tỉnh Long An ban hành
- 5Quyết định 2481/2005/QĐ-UBND về Kế hoạch "Xây dựng xã hội học tập tỉnh An Giang giai đoạn 2005-2010"
- 6Quyết định 67/2010/QĐ-UBND về quy định tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn hóa thể thao - Học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 7Quyết định 47/2012/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn do tỉnh Tây Ninh ban hành
Quyết định 37/2006/QĐ-UBND về Quy định tổ chức và hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng do tỉnh An Giang ban hành
- Số hiệu: 37/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/08/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Lê Minh Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/09/2006
- Ngày hết hiệu lực: 15/04/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra