Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3651/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 10 tháng 9 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CẢI TẠO VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG BƯỞI LUẬN VĂN ĐẶC SẢN TẠI HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2040
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19/11/2018; Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 94/NĐ-CP ngày 13/12/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác;
Căn cứ Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 03/02/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 58- NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số: 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; 1747/QĐ-TTg ngày 13/10/2015 phê duyệt chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy kinh tế xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025; 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030; 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030; 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 phê duyệt Kế hoạch tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 622-QĐ/TU ngày 23/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 10/01/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển huyện Thọ Xuân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết 185/2021/NQ - HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh về ban hành chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025; Nghị quyết số 01/2023/NQ-HĐND ngày 24/3/2023 của HĐND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số Nghị quyết của HĐND tỉnh thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 3258/QĐ-UBND ngày 24/8/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021, huyện Thọ Xuân; Quyết định số 2675/QĐ-UBND ngày 02/8/2023 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2023, huyện Thọ Xuân;
Căn cứ Quyết định số 198/QĐ-UBND ngày 12/01/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề án phát triển cây ăn quả tập trung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại: Báo cáo thẩm định số 303/BC-SNN&PTNT ngày 01/8/2024 và Công văn số 4627/SNN&PTNT- TT&BVTV ngày 24/8/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Cải tạo và phát triển bưởi giống Luận Văn đặc sản tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, định hướng đến 2040 với các nội dung sau:
1. QUAN ĐIỂM
- Giống bưởi Luận Văn là sản phẩm đặc hữu của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá, có lợi thế tuyệt đối; vì vậy, cải tạo và phát triển bưởi Luận Văn vừa phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, vừa phải bảo tồn, khai thác được nguồn gen quý hiếm, đồng thời đảm bảo cả về chất lượng và giá trị thẩm mỹ.
- Phát triển bưởi Luận Văn phải được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, nhất là huyện Thọ Xuân và các xã trong vùng trồng bưởi Luận Văn; huy động được cả hệ thống chính trị, các chuyên gia khoa học, môi trường và các thành phần kinh tế vào cuộc, đặc biệt phát huy có hiệu quả vai trò của các doanh nghiệp, các Hợp tác xã, các chủ trang trại.
- Phát triển bưởi Luận Văn phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện Thọ Xuân, đảm bảo tính liên vùng và phát huy lợi thế của sản phẩm; trọng tâm phát triển là các vùng, xã có lịch sử trồng bưởi Luận Văn và có điều kiện tương đồng; trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, điều kiện khí hậu thời tiết, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến; tạo ra hiệu quả kinh tế và giá trị gia tăng cao; bảo vệ môi trường sinh thái, hỗ trợ du lịch và tạo cơ hội phát triển cho các ngành chế biến, logistic của địa phương.
- Tổ chức sản xuất Bưởi Luận Văn phải gắn với nhu cầu, thị hiếu thị trường, đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ, từ đó chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao.
2. MỤC TIÊU
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Hình thành vùng sản xuất bưởi Luận Văn tập trung được ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế, giá trị thẩm mỹ và đời sống tinh thần của nhân dân; gắn phát triển bưởi Luận Văn với du lịch sinh thái và kết hợp với du lịch lịch sử, tâm linh. Xây dựng bưởi Luận Văn thành thương hiệu lớn mạnh của vùng đất Thọ Xuân - tỉnh Thanh Hoá góp phần phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới.
- Bảo vệ nguồn gen cây trồng đặc sản, bản địa quý hiếm phục vụ cho nghiên cứu khoa học và phát triển sản phẩm.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Về quy mô sản xuất:
+ Đến năm 2025 tăng thêm 20ha (so với năm 2023) tại các xã: Thọ Xương 10 ha, Xuân Bái 8 ha, Thị trấn Lam Sơn 2 ha; tổng diện tích đạt 76ha.
+ Đến năm 2027 tăng thêm 24ha (so với năm 2025) tại các xã: Thọ Xương 8ha, Xuân Bái 8 ha, Xuân Phú 5 ha, Thị trấn Lam Sơn 3 ha, nâng tổng diện tích đạt 100 ha.
+ Đến năm 2030 tăng thêm 20ha (so với năm 2027) tại các xã: Thọ Xương 10 ha, Xuân Bái 5 ha, Xuân Phú 5 ha, nâng tổng diện tích đạt 120 ha.
+ Định hướng đến 2040 tăng thêm khoảng 30 ha nâng tổng diện tích trồng bưởi Luận Văn khoảng 150 ha.
- Về chất lượng: Nghiên cứu các giải pháp (giải pháp canh tác và giải pháp gen) cải tạo chất lượng bưởi Luận Văn, nhất là giảm độ chua, tăng độ ngọt, mọng nước phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Toàn bộ diện tích bưởi được chứng nhận sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trở lên.
- Về hiệu quả kinh tế: Giá trị thu nhập/ha bưởi (Giai đoạn kinh doanh) đến năm 2030 đạt từ 500 triệu đồng/ha/năm trở lên; đến năm 2040 đạt 750 triệu đồng/ha/năm trở lên.
- Về phát triển thương hiệu và thị trường: Đến năm 2030, xây dựng được 01 sản phẩm bưởi Luận Văn đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao. Hình thành được ít nhất 03 chuỗi tiêu thụ sản phẩm trong nước; hoàn thiện các điều kiện để tham gia xuất khẩu.
- Về bảo tồn: Duy trì được 46 cây đầu dòng, hình thành 01 vườn cây đầu dòng và 01 cơ sở sản xuất giống bưởi Luận Văn.
3. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
3.1. Kiến thiết và nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng sản xuất bưởi Luận Văn
3.1.1. Rà soát, quy hoạch cụ thể diện tích phát triển bưởi Luận Văn tập trung và xây dựng tiến độ mở rộng
- Căn cứ bản đồ chỉ dẫn địa lý vùng bưởi Luận Văn (đã có), các vùng có lịch sử phát triển bưởi Luận Văn và những hộ trong vùng đang có diện tích trồng bưởi Luận Văn để khảo sát, rà soát, xây dựng bản đồ quy hoạch phát triển bưởi Luận Văn cho giai đoạn tới.
- Nguyên tắc khi rà soát xây dựng bản đồ quy hoạch:
Về quy mô: Tối thiểu mỗi chủ gia đình phải có diện tích từ 500 m2 trở lên, tương đương khoảng 10 cây trong giai đoạn cây trưởng thành; Vùng quy hoạch tối thiểu phải có từ 10 hộ trở lên/thôn (hoặc xóm).
Về quy hoạch: Không phát triển bưởi Luận Văn trên diện tích đất đã quy hoạch chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp; khi xây dựng quy hoạch cần phải xác định nguồn nước tưới.
Xây dựng quy hoạch vùng bưởi Luận Văn phải xác định được quỹ đất làm đường giao thông vào vùng bưởi, giao thông trong vùng bưởi, diện tích xây dựng nhà sơ chế, bảo quản có quy mô phù hợp với sản lượng tạo ra.
- Rà soát đánh giá nguồn lao động và trình độ lao động khi tham gia phát triển bưởi Luận Văn (sức khoẻ, khả năng tiếp cận và ứng dụng KHKT, văn hoá…).
- Xác định và xây dựng tiến độ phát triển phù hợp với khả năng chuyển đổi đất đai, năng lực đầu tư hạ tầng và khả năng cung cấp giống bưởi có chất lượng sau khi đã được cải tạo.
3.1.2. Đầu tư, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
Trên cơ sở quy hoạch các vùng sản xuất, xây dựng và triển khai các hạng mục cải tạo, nâng cấp, đầu tư kết cấu hạ tầng đáp ứng điều kiện phục vụ sản xuất, trọng tâm là:
- Nâng cấp hệ thống đường giao thông nội đồng, hệ thống điện sản xuất... đảm bảo tiêu chuẩn để áp dụng cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ cao trong tổ chức sản xuất quy mô lớn; lồng ghép, ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng vừa phát triển vùng bưởi Luận Văn gắn với cải tạo nâng cấp hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Xác định nguồn nước tưới từ đó xây dựng các hệ thống thủy lợi phù hợp; yêu cầu nguồn nước phải đến được đầu vườn; đồng thời nghiên cứu và xây dựng, lắp đặt các biện pháp tưới phù hợp theo địa hình và từng giai đoạn sinh trưởng: tưới nhỏ giọt, tưới tự chảy, tưới vòi cao…
- Đầu tư xây dựng các cơ sở bảo quản sau thu hoạch, nhất là hệ thống kho lạnh, bảo quản sâu, bảo quản yếm khí…để kéo dài thời gian cung cấp cho thị trường và nâng cao giá trị gia tăng ngành hàng.
3.2. Các giải pháp cải tạo chất lượng bưởi Luận Văn
UBND huyện Thọ Xuân Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Trung ương, tỉnh nhằm đánh giá chính xác chất lượng bưởi Luận Văn từ đó xây dựng phương án và giải pháp cải tạo chất lượng bưởi, trong đó tập trung:
- Phân tích, đánh giá đặc điểm di truyền để có giải pháp khắc phục độ chua, khô bằng công nghệ gen nhưng vẫn giữ được màu sắc, hương vị của bưởi Luận Văn.
- Đánh giá các biện pháp canh tác, nhất là sử dụng phân bón để điều chỉnh nâng cao độ ngọt, mọng nước và rải vụ thời gian thu hoạch.
Việc phân tích đánh giá chất lượng bưởi được tiến hành trên các cây đầu dòng hiện có và những cây bưởi cho chất lượng tốt nhất hiện nay. Trên cơ sở đã phân tích đánh giá, tiến hành xây dựng phương án cải tạo chất lượng bưởi một cách khả thi, hiệu quả nhất.
3.3. Tổ chức sản xuất, cải tạo vùng bưởi Luận Văn
3.3.1. Tổ chức sản xuất giống
- UBND huyện Thọ Xuân phối hợp với các đơn vị chuyên môn như: Viện, Trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu….để lấy mắt ghép trên những cây bưởi đầu dòng đã được cải tạo, có chất lượng ổn định, tiến hành ghép tạo nguồn giống phục vụ trồng mới.
- Thực hiện quy trình quản lý chất lượng cây giống bằng việc số hoá từng cây để tiếp tục theo dõi khi đưa ra trồng mới.
- Tiến độ mở rộng diện tích tương ứng nhu cầu cây giống: Năm 2025 mở rộng thêm 20 ha, số lượng cây giống cần 8.000 cây; Năm 2027 mở rộng thêm 24 ha, số lượng cây giống cần 9.600 cây; Năm 2030 tăng thêm 20 ha, số lượng cây giống cần 8.000 cây; Năm 2024 tăng thêm 30 ha, số lượng cây giống cần 12.000 cây.
3.3.2. Trồng và chăm sóc vườn bưởi thương phẩm
- Áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo các tiêu chuẩn GAP; theo quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đối với bưởi Luận Văn nhằm tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, tạo niềm tin cho người tiêu dùng và đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Lựa chọn và tiếp nhận các công nghệ mới trong thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm cây ăn quả, trong đó tập trung ưu tiên các công nghệ bảo quản chế biến sâu như: Bảo quản lạnh sâu, bảo quản yếm khí.
- Lựa chọn vùng trồng bưởi điển hình, hộ gia đình có điều kiện để xây dựng ít nhất 01 mô hình phát triển bưởi Luận Văn chất lượng cao, quy mô từ 2 - 5 ha làm cơ sở để từng bước nhân rộng.
3.3.3. Tạo hình, tạo thẩm mỹ cho bưởi Luận Văn
Lợi thế lớn nhất của bưởi Luận Văn là sử dụng trong văn hoá thờ cúng, lễ tết, chính vì vậy ngoài việc nâng cao chất lượng bưởi phải quan tâm đến việc tạo hình, tạo dáng, nâng cao thẩm mỹ của quả bưởi; sử dụng khuôn để tạo hình, tạo dáng; thực hiện bao gói quả bưởi ngay từ khi bưởi kết thúc giai đoạn rụng quả sinh lý; ngoài ra có thể thực hiện một số biện pháp như viết thi pháp trên quả bưởi để nâng cao giá trị và thẩm mỹ của sản phẩm.
3.4. Xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường bưởi Luận Văn
- Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của địa phương; gắn bưởi Luận Văn với lịch sử, ý nghĩa, với văn hoá của địa phương từ đó tạo sức thu hút cho du khách và người tiêu dùng.
- Quản lý chặt chẽ, xây dựng hệ thống quản lý để đảm bảo kiểm soát được chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu,...
- Dự báo nhu cầu thị trường từ đó có định hướng tổ chức quảng bá, giới thiệu sản phẩm một cách phù hợp, đảm bảo nguồn cung cả về số lượng và chất lượng sản phẩm; cải tiến mẫu mã, quy cách phù hợp, hấp dẫn thị hiếu người tiêu dùng.
- Bảo vệ, khai thác tốt các thị trường truyền thống; đa dạng hóa các hình thức tiêu thụ: thông qua thương lái, tiêu thụ trực tiếp qua các nhà hàng, chợ đầu mối, siêu thị; đồng thời, đẩy mạnh việc giới thiệu, khai thác các thị trường tiềm năng cả trong nước và xuất khẩu.
- Phát triển mạnh thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh cây ăn quả qua Website; Tổ chức và tham gia có hiệu quả các hội nghị kết nối cung cầu, Hội chợ nông sản nhằm tăng cường trao đổi thông tin thị trường, kết nối giữa người sản xuất và các doanh nghiệp, ký kết các hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm trái cây; giới thiệu các sản phẩm đặc sản của địa phương.
4. Kinh phí thực hiện Đề án và các dự án ưu tiên
4.1. Kinh phí thực hiện Đề án
Tổng kinh phí dự kiến: 78.670 triệu đồng. (Bằng chữ: Bảy mươi tám tỷ sáu trăm bảy mươi triệu đồng).
Trong đó:
- Ngân sách tỉnh: 27.620 triệu đồng.
- Ngân sách huyện: 4.280 triệu đồng.
- Ngân sách xã: 2.050 triệu đồng.
- Nguồn vốn xã hội hóa, nhân dân đóng góp: 44.720 triệu đồng.
4.2. Các nhiệm vụ, dự án ưu tiên đầu tư:
- Dự án Nghiên cứu các giải pháp cải tạo chất lượng Bưởi Luận Văn: Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng chất lượng Bưởi Luận Văn, xây dựng và triển khai thực hiện các giải pháp nhằm cải tạo chất lượng bưởi. Đánh giá hiện trạng về tính chất đất, đặc điểm di truyền, biện pháp kỹ thuật,…Đề xuất các giải pháp nhằm cải tạo chất lượng bưởi (về mẫu mã, độ chua, độ khô…): giải pháp về gen; giải pháp tác động thông qua biện pháp kỹ thuật (bón phân, cải tạo vườn bưởi cũ…); giải pháp đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; xây dựng mô hình, mở rộng diện tích.
- Dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng Bưởi Luận Văn: xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông nội vùng, hệ thống điện, hệ thống tưới, tiêu, nhà bảo quản lạnh,…. Địa điểm tại các vùng bưởi tập trung của xã Thọ Xương, Xuân Bái.
- Dự án Phát triển thương hiệu và thị trường Bưởi Luận Văn: Đa dạng hóa các hình thức phát triển thương hiệu và thị trường cho sản phẩm Bưởi Luận Văn; Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của địa phương; gắn bưởi Luận Văn với lịch sử, ý nghĩa, với văn hoá của địa phương từ đó tạo sức thu hút cho du khách và người tiêu dùng; Phát triển mạnh thương mại điện tử, tích cực tham gia các hội chợ nông sản, kết nối cung cầu.
(Chi tiết tại các phụ lục kèm theo)
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Uỷ ban nhân dân huyện Thọ Xuân: Là cơ quan chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Đề án: Tổ chức quán triệt và đẩy mạnh công tác thông tin truyền truyền để Nhân dân, các tổ chức cá nhân biết và tham hưởng ứng tham gia; chủ trì xây dựng các nhiệm vụ, đề tài dự án trình cấp thẩm quyền phê duyệt để thực hiện theo đúng quy định; Báo cáo cấp uỷ, HĐND cùng cấp ban hành cơ chế hỗ trợ phù hợp; chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện đề án; thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trong phát triển sản phẩm bưởi Luận Văn theo thẩm quyền được giao; định kỳ báo cáo kết quả về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT).
2. Sở Nông nghiệp và PTNT: Chỉ đạo, hướng dẫn UBND huyện Thọ Xuân thực hiện đề án, tăng cường công tác quản lý nhà nước chuyên ngành đối với phát triển bưởi Luận Văn; Phối hợp với Sở Tài chính thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt nguồn kinh phí hỗ trợ đảm bảo theo đúng quy định; phối hợp với UBND huyện Thọ Xuân, Sở Công Thương đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.
3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, cân đối nguồn kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ thực hiện đề án, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; hướng dẫn, giám sát việc thực hiện và thanh quyết toán theo đúng quy định của nhà nước.
4. Sở Khoa học và Công nghệ: Ưu tiên nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cho việc cải tạo nâng cao chất lượng bưởi Luận Văn, hướng dẫn UBND huyện Thọ Xuân xây dựng, triển khai, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
5. Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh: Hướng dẫn UBND huyện Thọ Xuân xây dựng, nâng cấp sản phẩm OCOP đối với Bưởi Luận Văn, hỗ trợ việc quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm.
6. Các sở, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị để tham gia một cách tích cực, có hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi đề án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
Phụ lục 1: DANH MỤC ĐỀ XUẤT CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
(Kèm theo Quyết định số 3651/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2024 của Chủ tịch UBND tỉnh)
ĐVT: Triệu đồng
STT | Tên Dự án | Mục tiêu/Nội dung | Tổng mức đầu tư | Nguồn vốn | Đơn vị thực hiện | |||
Nguồn ngân sách hỗ trợ | Xã hội hóa, nhân dân đóng góp | |||||||
NS tỉnh | NS huyện | NS xã | ||||||
| Tổng cộng (1+2+3) |
| 78.670 | 27.620 | 4.280 | 2.050 | 44.720 |
|
1 | Nghiên cứu giải pháp cải tạo chất lượng bưởi Luận Văn |
| 52.320 | 11.320 | 1.880 | 0 | 39.120 | UBND huyện, xã, tổ chức, cá nhân, đơn vị tư vấn |
1.1 | Phân tích mẫu đất | Phân tích mẫu đất trước và sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật tác động: 28 mẫu x 11 chỉ tiêu/ mẫu x 390 nghìn đồng/chỉ tiêu | 120,12 | 120,12 |
|
|
|
|
1.2 | Phân tích đặc điểm di truyền | Phân tích đánh giá đặc điểm di truyền để có giải pháp khắc phục độ chua, khô bằng công nghệ gen nhưng vẫn giữ được màu sắc, hương vị của bưởi Luận Văn. | 4.500 | 4.500 |
|
|
|
|
1.3 | Kinh phí hỗ tợ cải tạo các vườn bưởi hiện có | Giải pháp tác động bằng biện pháp canh tác, nhất là sử dụng phân bón để cải tạo các vườn bưởi hiện có nhằm nâng cao chất lượng bưởi: nâng cao độ ngọt, mọng nước và khả năng rải vụ thu hoạch (56ha, kinh phí tỉnh hỗ trợ 30 triệu/ha) | 16.800 | 1.680 |
|
| 15.120 |
|
1.4 | Kính phí xây dựng mô hình: | 300 triệu đồng/ha x 5 ha | 1.500 | 1.000 |
|
| 500 |
|
1.5 | Kinh phí mở rộng diện tích trồng bưởi Luận Văn | Kinh phí mua giống, vật tư mở rộng 94ha, tỉnh hỗ trợ 30 triệu/ha, huyện 20 triệu/ha. | 28.200 | 2.820 | 1.880 |
| 23.500 |
|
1.6 | Kinh phí xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng | Xây dựng, cấp mã số vùng trồng; chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng: 120 ha x 7,5 triệu/ha | 900 | 900 |
|
|
|
|
1.7 | Kinh phí đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật | Thuê chuyên gia kỹ thuật thực hiện tập huấn cho nông dân, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất bưởi. | 300 | 300 |
|
|
|
|
2 | Phát triển thương hiệu và thị trường Bưởi Luận Văn |
| 2.500 | 1.300 | 500 | 0 | 700 | UBND huyện, xã, tổ chức, cá nhân, đơn vị tư vấn |
2.1 | Kinh phí hỗ trợ phát triển thương mại, thị trường | Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của địa phương; gắn bưởi Luận Văn với lịch sử, ý nghĩa, với văn hoá của địa phương từ đó tạo sức thu hút cho du khách và người tiêu dùng; Phát triển mạnh thương mại điện tử, tích cực tham gia các hội chợ nông sản, kết nối cung cầu. (200 triệu đồng/năm x 10 năm). | 1.000 | 1.000 |
|
|
|
|
2.2 | Xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao | Mục tiêu đến năm 2030 xây dựng được 01 sản phẩm bưởi Luận Văn đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao | 1.500 | 300 | 500 |
| 700 |
|
3 | Dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng Bưởi Luận Văn |
| 23.850 | 15.000 | 1.900 | 2.050 | 4.900 | UBND huyện, xã, tổ chức, cá nhân, đơn vị tư vấn |
3.1 | Hỗ trợ xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng cây ăn quả tập trung tại xã Xuân Bái | Xây dựng đường giao thông và hệ thống điện phục vụ sản xuất | 7.150 | 5.000 |
| 650 | 1.500 |
|
Giếng khoan: 10 cái | 300 |
| 300 |
|
| |||
3.2 | Hỗ trợ xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng cây ăn quả tập trung tại xã Thọ Xương (vùng 1- Thôn 8 và Thôn Luận Văn) | Xây dựng đường giao thông và hệ thống điện phục vụ sản xuất | 7.400 | 5.000 |
| 750 | 1650 |
|
Giếng khoan: 10 cái | 300 |
| 300 |
|
| |||
Nhà bảo quản lạnh: 01 cái | 1.000 |
| 1.000 |
|
| |||
3.3 | Hỗ trợ xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng cây ăn quả tập trung tại xã Thọ Xương (vùng 2 -Thôn Thủ Trinh) | Xây dựng đường giao thông và hệ thống điện phục vụ sản xuất | 7.400 | 5.000 |
| 650 | 1.750 |
|
Giếng khoan: 10 cái | 300 |
| 300 |
|
|
Phụ lục 2: PHÂN KỲ ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 3651/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2024 của Chủ tịch UBND tỉnh)
ĐVT: Triệu đồng
STT | Tên Dự án | Mục tiêu/Nội dung | Tổng mức đầu tư | Phân kỳ | |||||||||
Giai đoạn 2025-2030 | Giai đoạn 2030-2035 | ||||||||||||
Tổng | NS tỉnh | NS huyện | NS xã | XHH, ND đóng góp | Tổng | NS tỉnh | NS huyện | NS xã | XHH, ND đóng góp | ||||
| Tổng cộng (1+2+3) |
| 78.670 | 67.270 | 26.220 | 1.780 | 2.050 | 37.220 | 11.400 | 1.400 | 2.500 | 0 | 7.500 |
1 | Nghiên cứu giải pháp cải tạo chất lượng bưởi Luận Văn |
| 52.320 | 43.320 | 10.420 | 1.280 | 0 | 31.620 | 9.000 | 900 | 600 | 0 | 7.500 |
1.1 | Phân tích mẫu đất | Phân tích mẫu đất trước và sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật tác động: 28 mẫu x 11 chỉ tiêu/ mẫu x 390 nghìn đồng/chỉ tiêu | 120,12 | 120,12 | 120,12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2 | Phân tích đặc điểm di truyền | Phân tích đánh giá đặc điểm di truyền để có giải pháp khắc phục độ chua, khô bằng công nghệ gen nhưng vẫn giữ được màu sắc, hương vị của bưởi Luận Văn. | 4.500 | 4.500 | 4.500 |
|
|
|
|
|
|
|
|
1.3 | Kinh phí hỗ tợ cải tạo các vườn bưởi hiện có | Giải pháp tác động bằng biện pháp canh tác, nhất là sử dụng phân bón để cải tạo các vườn bưởi hiện có nhằm nâng cao chất lượng bưởi: nâng cao độ ngọt, mọng nước và khả năng rải vụ thu hoạch (56ha, kinh phí tỉnh hỗ trợ 30 triệu/ha) | 16.800 | 16.800 | 1.680 |
|
| 15.120 |
|
|
|
|
|
1.4 | Kính phí xây dựng mô hình: | 300 triệu đồng/ha x 5 ha | 1.500 | 1.500 | 1.000 |
|
| 500 |
|
|
|
|
|
1.5 | Kinh phí mở rộng diện tích trồng bưởi Luận Văn | Kinh phí mua giống, vật tư mở rộng 94ha, (tỉnh hỗ trợ 30 triệu/ha, huyện 20 triệu/ha, còn lại nguồn XHH, nhân dân đóng góp). | 28.200 | 19.200 | 1.920 | 1.280 |
| 16.000 | 9.000 | 900 | 600 |
| 7.500 |
1.6 | Kinh phí xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng | Xây dựng, cấp mã số vùng trồng; chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng: 120 ha x 7,5 triệu/ha | 900 | 900 | 900 |
|
|
|
|
|
|
|
|
1.7 | Kinh phí đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật | Thuê chuyên gia kỹ thuật thực hiện tập huấn cho nông dân, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất bưởi: 5 người x 60 triệu đồng/người | 300 | 300 | 300 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Phát triển thương hiệu và thị trường Bưởi Luận Văn |
| 2.500 | 2.000 | 800 | 500 | 0 | 700 | 500 | 500 | 0 | 0 | 0 |
2.1 | Kinh phí hỗ trợ phát triển thương mại, thị trường | Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của địa phương; gắn bưởi Luận Văn với lịch sử, ý nghĩa, với văn hoá của địa phương từ đó tạo sức thu hút cho du khách và người tiêu dùng; Phát triển mạnh thương mại điện tử, tích cực tham gia các hội chợ nông sản, kết nối cung cầu. (100 triệu đồng/ năm x 10 năm). | 1.000 | 500 | 500 |
|
|
| 500 | 500 |
|
|
|
2.2 | Xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao | Mục tiêu đến năm 2030 xây dựng được 01 sản phẩm bưởi Luận Văn đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao | 1.500 | 1.500 | 300 | 500 |
| 700 |
|
|
|
|
|
3 | Dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng Bưởi Luận Văn |
| 23.850 | 21.950 | 15.000 | 0 | 2.050 | 4.900 | 1.900 | 0 | 1.900 | 0 | 0 |
3.1 | Hỗ trợ xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng cây ăn quả tập trung tại xã Xuân Bái | Đường giao thông:quy cách Đường bê tông chiều dài 4,5km, rộng 3,5m, dày 20cm, mac 200; Hệ thống điện: 3,5 km đường dây điện (cột bê tông + dây nhôm cáp xoắn bạc) | 7.150 | 7.150 | 5.000 |
| 650 | 1.500 |
|
|
|
|
|
Giếng khoan: 10 cái | 300 |
|
|
|
|
| 300 |
| 300 |
|
| ||
3.2 | Hỗ trợ xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng cây ăn quả tập trung tại xã Thọ Xương (vùng 1- Thôn 8 và Thôn Luận Văn) | Đường giao thông:quy cách Đường bê tông chiều dài 4,5km, rộng 3,5m, dày 20cm, mac 200; Hệ thống điện: 3,5 km đường dây điện (cột bê tông + dây nhôm cáp xoắn bạc) | 7.400 | 7.400 | 5.000 |
| 750 | 1650 |
|
|
|
|
|
Giếng khoan: 10 cái | 300 |
|
|
|
|
| 300 |
| 300 |
|
| ||
Nhà bảo quản lạnh: 01 cái | 1000 |
|
|
|
|
| 1000 |
| 1000 |
|
| ||
3.3 | Hỗ trợ xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng cây ăn quả tập trung tại xã Thọ Xương (vùng 2-Thôn Thủ Trinh) | Đường giao thông:quy cách Đường bê tông chiều dài 4,5km, rộng 3,5m, dày 20cm, mac 200; Hệ thống điện: 3,5 km đường dây điện (cột bê tông + dây nhôm cáp xoắn bạc) | 7.400 | 7.400 | 5.000 |
| 650 | 1.750 |
|
|
|
|
|
Giếng khoan: 10 cái | 300 |
|
|
|
|
| 300 |
| 300 |
|
|
- 1Quyết định 439/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch Phát triển sản xuất bưởi đỏ Tân Lạc và một số giống bưởi đặc sản Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 2Quyết định 5343/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch phát triển sản xuất giống bưởi đỏ Tân Lạc và một số giống bưởi đặc sản Hà Nội giai đoạn 2021-2025 do thành phố Hà Nội ban hành
- 3Kế hoạch 583/KH-UBND năm 2024 thực hiện các Đề án của Thủ tướng Chính phủ: Đề án phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030; Đề án phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030; Đề án Phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi đến năm 2030; Đề án ưu tiên đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 do tỉnh Đắk Nông ban hành
Quyết định 3651/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Đề án Cải tạo và phát triển giống bưởi Luận Văn đặc sản tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, định hướng đến 2040
- Số hiệu: 3651/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/09/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Lê Đức Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra