Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3640/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 30 tháng 10 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Thông tư số 05/2006/TT-BLĐTBXH ngày 22/6/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thành lập và tổ chức hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành về phòng, chống tệ nạn mại dâm;
Căn cứ Quyết định số 3639/QĐ-UBND ngày 29/10/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm tỉnh Thanh Hóa;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 2684/TTr- SLĐTBXH ngày 24/10/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm tỉnh Thanh Hóa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Quyết định số 778/QĐ-BCĐ ngày 09/3/2010 của Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm tỉnh hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động, Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Công thương, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Công an tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm tỉnh Thanh Hóa chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI KIỂM TRA LIÊN NGÀNH PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN MẠI DÂM TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3640/QĐ-UBND ngày 30/10/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành phòng chống tệ nạn mại dâm tỉnh Thanh Hóa (sau đây gọi tắt là Đội kiểm tra liên ngành 178) được thành lập theo Quyết định số 3639/QĐ-UBND ngày 29/10/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
2. Quy chế này áp dụng cho các thành viên Đội kiểm tra liên ngành 178 và các tổ chức, cá nhân có quan hệ phối hợp với Đội.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đội kiểm tra liên ngành 178
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đội kiểm tra liên ngành 178 được quy định tại Điều 2 Quyết định số 3639/QĐ-UBND ngày 29/10/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về thành lập đội kiểm tra liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm tỉnh Thanh Hóa.
2. Đội kiểm tra liên ngành 178 là lực lượng phối hợp liên ngành làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, do Chủ tịch UBND tỉnh thành lập và giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (Cơ quan thường trực về phòng, chống mại dâm và cai nghiện ma túy) quản lý hoạt động của Đội.
3. Văn phòng thường trực của Đội kiểm tra liên ngành 178 được đặt tại Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Địa chỉ: Số 74 Tô Vĩnh Diện, phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa.
- Điện thoại: 0373.753.142
4. Các thành viên của Đội kiểm tra liên ngành 178 được Chủ tịch UBND tỉnh cấp Thẻ kiểm tra để sử dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp, cập nhật danh sách thành viên của Đội và đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh cấp Thẻ kiểm tra; thu hồi Thẻ kiểm tra đối với các trường hợp không còn tham gia Đội.
Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của đội trưởng, đội phó và các thành viên trong Đội
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đội trưởng:
a) Trực tiếp điều hành hoạt động chung của Đội.
b) Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, hoạt động hàng năm của Đội.
c) Trong trường hợp vì lý do công tác đội trưởng không trực tiếp chỉ đạo việc kiểm tra thì căn cứ tình hình thực tế, đội trưởng phải có văn bản ủy quyền một đội phó thay đội trưởng trực tiếp chỉ đạo kiểm tra.
d) Triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch và ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tỉnh Thanh Hóa có liên quan đến hoạt động của Đội.
đ) Chủ trì các cuộc họp và tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động của Đội (trường hợp đội trưởng vắng mặt thì ủy quyền cho một đội phó chủ trì); thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về kết quả hoạt động của Đội theo quy định.
e) Quyết định việc kiểm tra đột xuất khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh của công dân, báo chí; ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tỉnh Thanh Hóa hoặc do yêu cầu công việc cần kiểm tra đột xuất. Sau khi kiểm tra, báo cáo kịp thời kết quả kiểm tra, xử lý đến Chủ tịch UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tỉnh Thanh Hóa.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đội phó:
a) Đội phó có trách nhiệm giúp đội trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Quy chế này và thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của đội trưởng.
b) Đội phó được đội trưởng ủy quyền, có trách nhiệm thay mặt đội trưởng giải quyết công tác của Đội khi đội trưởng vắng mặt.
c) Được cấp trưởng quản lý trực tiếp giao quyền xử phạt theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên trong Đội:
a) Thành viên của Đội chịu sự chỉ đạo điều hành, phân công của đội trưởng và chịu trách nhiệm cá nhân trước đội trưởng về nhiệm vụ được giao.
b) Tham gia đầy đủ các cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất. Thảo luận đề xuất hình thức, mức phạt đối với những hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG VÀ QUY TRÌNH KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM
1. Đội kiểm tra liên ngành 178 hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, các thành viên tham gia chịu trách nhiệm tham mưu cho Đội về các nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý nhà nước mà ngành được giao, các ý kiến được đưa ra bàn bạc tập thể, quyền quyết định thuộc về đội trưởng (hoặc người được đội trưởng ủy quyền).
2. Đội kiểm tra liên ngành 178 thực hiện việc kiểm tra theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất, các chương trình kế hoạch công tác phải được Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phê duyệt.
1. Việc kiểm tra phải được tiến hành đúng các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
2. Khi tiến hành kiểm tra phải có ít nhất 3 thành viên của 3 ngành tham gia; trong đó có đội trưởng hoặc 1 đội phó chủ trì thực hiện, 1 thành viên đảm nhận việc lập biên bản kiểm tra và hồ sơ xử phạt. Các thành viên phải xuất trình Thẻ kiểm tra với đại diện cơ sở kinh doanh, dịch vụ được kiểm tra.
3. Thành phần tham gia kiểm tra do đội trưởng triệu tập.
4. Trong quá trình kiểm tra, các thành viên Đội phải chấp hành sự chỉ đạo, phân công của đội trưởng hoặc đội phó được đội trưởng ủy quyền; thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao; không gây khó khăn, cản trở các hoạt động bình thường của cơ sở kinh doanh, dịch vụ; đồng thời có trách nhiệm bảo mật thông tin, và thực hiện đúng nguyên tắc phát ngôn do đội trưởng quy định.
5. Mọi trường hợp vi phạm được Đội kiểm tra liên ngành 178 phát hiện phải được xử lý kịp thời theo đúng quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định pháp luật có liên quan.
1. Trước khi tiến hành kiểm tra trưởng đoàn kiểm tra phải xuất trình thẻ và nói rõ mục đích, yêu cầu của việc kiểm tra cho người đại diện cơ sở kinh doanh, dịch vụ bị kiểm tra.
2. Các thành viên của đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra theo nhiệm vụ được phân công.
3. Kết thúc kiểm tra, đoàn kiểm tra phải hội ý thống nhất các lỗi vi phạm để lập biên bản kiểm tra. Trường hợp không phát hiện lỗi hoặc hành vi vi phạm thì đoàn kiểm tra lập biên bản nêu rõ tại thời điểm kiểm tra đoàn kiểm tra không phát hiện lỗi hoặc hành vi vi phạm của cơ sở kinh doanh, dịch vụ. Biên bản lập thành 2 bản, 1 bản để lưu hồ sơ của Đội, 1 bản giao cho chủ cơ sở cơ sở kinh doanh, dịch vụ.
4. Lập biên bản vi phạm hành chính (nếu phát hiện có vi phạm pháp luật).
Điều 7. Quy trình xử lý vi phạm
1. Quy trình và quyền hạn xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Đối với cá nhân, các cơ sở vi phạm thuộc lĩnh vực của ngành nào thì ngành đó ra quyết định xử phạt theo quyền hạn pháp luật quy định.
3. Nếu các cá nhân, các cơ sở có nhiều hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt hành chính của nhiều ngành khác nhau, thì lập hồ sơ gửi Chủ tịch UBND nơi xảy ra vi phạm xử phạt hoặc báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xử phạt theo quy định của pháp luật.
4. Đối với các cơ sở có vi phạm nhưng vắng mặt chủ cơ sở kinh doanh, dịch vụ hoặc người được ủy quyền quản lý cơ sở kinh doanh, dịch vụ, chưa xuất trình đầy đủ các giấy tờ có liên quan đến lĩnh vực hoạt động thì lập biên bản vắng mặt có người làm chứng; sau đó mời chủ cơ sở kinh doanh, dịch vụ đến làm việc với Đội kiểm tra. Đội trưởng chủ trì buổi làm việc với chủ cơ sở kinh doanh, dịch vụ; xác định mức độ vi phạm để làm cơ sở đề nghị xử lý hành vi vi phạm.
5. Đối với những hành vi có dấu hiệu tội phạm thì phải lập biên bản và chuyển biên bản, tài liệu liên quan, tang vật và phương tiện vi phạm (nếu có) đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP, CHẾ ĐỘ HỘI HỌP VÀ BÁO CÁO
1. Đội kiểm tra liên ngành 178 được trao đổi thông tin và đề nghị các cơ quan chức năng liên quan phối hợp xử lý các hành vi vi phạm trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền thu hồi, tạm dừng, rút giấy phép, đình chỉ hoạt động kinh doanh đối với các cơ sở và cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Trên cơ sở đề nghị của đội trưởng Đội kiểm tra liên ngành 178, các cơ quan thành viên có trách nhiệm: Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân, cơ sở kinh doanh, dịch vụ theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
Điều 9. Chế độ hội họp và báo cáo
1. Đội kiểm tra liên ngành 178 họp định kỳ 06 tháng, hàng năm vào tuần thứ 3 của tháng 01 và tháng 06 để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, kết quả hoạt động của Đội. Ngoài ra tùy theo tình hình thực tế đội trưởng Đội kiểm tra liên ngành 178 tổ chức họp đột xuất khi cần thiết, hoặc tổ chức họp chuyên đề.
2. Định kỳ 06 tháng, hàng năm thực hiện báo cáo về tình hình, kết quả hoạt động của Đội về Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tỉnh Thanh Hóa.
3. Báo cáo nhanh về các vụ việc đột xuất, có tính chất phức tạp hoặc báo cáo theo yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tỉnh Thanh Hóa.
KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
Kinh phí hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành 178 do ngân sách tỉnh cấp trong dự toán kinh phí hàng năm của Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội. Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội có trách nhiệm, theo dõi quản lý việc sử dụng, thanh quyết toán kinh phí hoạt động của Đội theo quy định hiện hành.
Điều 11. Phương tiện hoạt động
Đội kiểm tra liên ngành 178 được trang bị đầy đủ các phương tiện cần thiết như: Xe chuyên dụng, máy quay phim, máy chụp hình, máy đo âm thanh, ánh sáng, que thử các chất ma túy.... Thành viên Đội kiểm tra liên ngành 178 được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
1. Các thành viên Đội kiểm tra liên ngành 178 được hưởng các chế độ phụ cấp và bồi dưỡng làm ngày nghỉ, chủ nhật, ngày lễ, ngoài giờ theo Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ công chức, viên chức.
2. Thành viên Đội kiểm tra liên ngành 178 bị thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng khi đang thi hành nhiệm vụ được hưởng các chính sách, chế độ trợ cấp theo quy định hiện hành.
3. Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giải quyết hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết chế độ, chính sách đối với thành viên Đội kiểm tra liên ngành 178 theo quy định.
Điều 13. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có cán bộ tham gia Đội kiểm tra liên ngành 178 có trách nhiệm bố trí, đôn đốc và tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ tham gia các hoạt động của Đội.
Cấp trưởng trực tiếp quản lý các thành viên trong đội có trách nhiệm giao quyền xử phạt cho cán bộ cấp phó tham gia đội để đảm bảo việc thực hiện xử lý theo đúng quy định của pháp luật; thời hạn giao quyền theo thời hiệu của Thẻ kiểm tra; phạm vi giao quyền theo chức năng, nhiệm vụ của Đội.
Trường hợp thay đổi cán bộ phải báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh (qua Sở Lao động, Thương binh và Xã hội) để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Điều 14. Khen thưởng và kỷ luật
1. Khen thưởng: Đội kiểm tra liên ngành 178 và các thành viên trong Đội có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao sẽ được khen thưởng theo quy định hiện hành.
2. Kỷ luật: Thành viên trong Đội có hành vi vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy chế này, nếu có phát sinh vướng mắc, yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan và các thành viên Đội kiểm tra liên ngành 178 kịp thời phản ánh về Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 483/2009/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm tỉnh Ninh Thuận
- 2Quyết định 978/QĐ-UBND năm 2009 về quy chế hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành về phòng, chống tệ nạn mại dâm tỉnh Hưng Yên
- 3Quyết định 2638/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm tỉnh Sơn La
- 4Quyết định 1669/2007/QĐ-UBND Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành về Quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bắc Kạn
- 5Quyết định 426/QĐ-UBND năm 2011 về Quy chế Tổ chức và hoạt động của Đội liên ngành phòng, chống in lậu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 6Quyết định 1213/2008/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 7Quyết định 2339/QĐ-UBND năm 2016 về kiện toàn Đội Liên ngành phòng, chống in lậu tỉnh Lâm Đồng
- 8Quyết định 1620/QĐ-UBND năm 2018 về "Quy chế hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành về phòng, chống tệ nạn mại dâm” tỉnh Hà Nam
- 9Quyết định 02/2021/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm tra liên ngành về phòng, chống tệ nạn mại dâm; kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 10Quyết định 367/QĐ-UBND năm 2022 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần năm 2021
- 11Quyết định 991/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Quyết định 02/2021/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm tra liên ngành về phòng, chống tệ nạn mại dâm; kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 2Quyết định 367/QĐ-UBND năm 2022 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần năm 2021
- 3Quyết định 991/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Thông tư 05/2006/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thành lập và tổ chức hoạt động của đội kiểm tra liên ngành về phòng, chống tệ nạn mại dâm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Thông tư liên tịch 08/2005/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức do Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành
- 4Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 5Quyết định 483/2009/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm tỉnh Ninh Thuận
- 6Quyết định 978/QĐ-UBND năm 2009 về quy chế hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành về phòng, chống tệ nạn mại dâm tỉnh Hưng Yên
- 7Quyết định 2638/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm tỉnh Sơn La
- 8Quyết định 1669/2007/QĐ-UBND Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành về Quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bắc Kạn
- 9Quyết định 426/QĐ-UBND năm 2011 về Quy chế Tổ chức và hoạt động của Đội liên ngành phòng, chống in lậu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 10Quyết định 1213/2008/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 11Quyết định 2339/QĐ-UBND năm 2016 về kiện toàn Đội Liên ngành phòng, chống in lậu tỉnh Lâm Đồng
- 12Quyết định 1620/QĐ-UBND năm 2018 về "Quy chế hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành về phòng, chống tệ nạn mại dâm” tỉnh Hà Nam
Quyết định 3640/QĐ-UBND năm 2014 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm tỉnh Thanh Hóa
- Số hiệu: 3640/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/10/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Vương Văn Việt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/10/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra