Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 364/QĐ-VKSTC | Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2017 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
- Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;
- Căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình; sau khi đã được Hội đồng thẩm định Viện kiểm sát nhân dân tối cao thẩm định.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 567/2012/QĐ-VKSTC ngày 08/10/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành Quy chế công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự năm 2012.
Điều 3. Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | VIỆN TRƯỞNG |
CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 364/QĐ-VKSTC ngày 02 tháng 10 năm 2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự) là công tác thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND), nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án kịp thời, đúng pháp luật.
Điều 2. Đối tượng của công tác
Đối tượng của công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự là việc tuân theo pháp luật của Tòa án, người tiến hành tố tụng của Tòa án, người tham gia tố tụng và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
1. Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự bắt đầu từ khi Tòa án thông báo trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự hoặc từ khi Tòa án thông báo thụ lý vụ việc dân sự đến khi bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà không có kháng nghị, không có yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS).
2. Quy chế này được áp dụng trong kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, kể cả vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát
Khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, VKSND có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu;
2. Kiểm sát việc thụ lý vụ việc dân sự;
3. Kiểm sát việc Tòa án xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ; yêu cầu Tòa án xác minh thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự hoặc tự mình xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc thực hiện quyền kháng nghị;
4. Kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án;
5. Kiểm sát kết quả phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải;
6. Nghiên cứu hồ sơ vụ việc;
7. Tham gia phiên tòa, phiên họp; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, thư ký phiên tòa, phiên họp, người tham gia tố tụng tại phiên tòa, phiên họp; phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc tại phiên tòa, phiên họp;
8. Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án;
9. Yêu cầu Tòa án cùng cấp hoặc cấp dưới chuyển hồ sơ vụ việc dân sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị;
10. Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật;
11. Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự hoãn thi hành bản án, quyết định của Tòa án để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khi thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
12. Tiếp nhận, giải quyết đơn đề nghị, thông báo, kiến nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, thủ tục đặc biệt;
13. Kiến nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân (HĐTP TAND) tối cao theo thủ tục đặc biệt;
14. Kiến nghị, yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật; kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật; kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục và áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước và thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị khác theo quy định của pháp luật;
15. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Phân công, thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp
1. Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định phân công, thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy định tại các Điều 57, 62 và khoản 3 Điều 368 BLTTDS.
Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp thì Viện trưởng trực tiếp hoặc ủy quyền cho một Phó Viện trưởng ký Quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp. Phó Viện trưởng ký quyết định phân công phải ghi rõ là “ký thay Viện trưởng”.
2. Việc gửi quyết định phân công, thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 24 và Điều 25 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016 của VKSND tối cao và TAND tối cao quy định việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (sau đây viết tắt là TTLT số 02/2016) .
Điều 6. Kiến nghị khắc phục vi phạm và phòng ngừa vi phạm
Trong quá trình kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án, nếu phát hiện vi phạm pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan thì Viện kiểm sát thực hiện quyền kiến nghị khắc phục vi phạm và phòng ngừa vi phạm theo quy định tại Điều 5 Luật tổ chức VKSND và Điều 21 BLTTDS. Việc kiến nghị có thể đối với từng vi phạm cụ thể hoặc tập hợp nhiều vi phạm nhưng phải kịp thời.
Điều 7. Xử lý việc khiếu nại, tố cáo
Khi nhận được khiếu nại, tố cáo đối với quyết định, hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát thì đơn vị tiếp nhận chuyển khiếu nại, tố cáo cho đơn vị có chức năng giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ
Mục 1. Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện
Điều 8. Kiểm sát văn bản trả lại đơn khởi kiện
Sau khi nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện của Tòa án cùng cấp, Viện trưởng Viện kiểm sát phân công Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thụ lý, nghiên cứu, lập phiếu kiểm sát, hồ sơ kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện. Khi cần thiết thì thực hiện quyền yêu cầu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 20 và Điều 21 TTLT số 02/2016. Trường hợp xét thấy việc Tòa án trả lại đơn khởi kiện không có căn cứ thì báo cáo, đề xuất Viện trưởng để thực hiện quyền kiến nghị với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 194 BLTTDS.
Việc lập phiếu kiểm sát, văn bản kiến nghị, hồ sơ kiểm sát thực hiện theo hướng dẫn của VKSND tối cao.
Điều 9. Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện
1. Viện trưởng Viện kiểm sát phân công Kiểm sát viên, Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có) tham gia phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án theo quy định tại khoản 3 Điều 194 BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 26 TTLT số 02/2016.
2. Trường hợp không đồng ý với quyết định trả lời khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Thẩm phán, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, Viện kiểm sát cùng cấp thực hiện quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp theo quy định tại khoản 6 Điều 194 BLTTDS.
3. Trường hợp có căn cứ xác định quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp có vi phạm pháp luật thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) cấp cao nếu quyết định bị khiếu nại, kiến nghị là của Chánh án TAND cấp tỉnh hoặc với Chánh án TAND tối cao nếu quyết định bị khiếu nại, kiến nghị là của Chánh án TAND cấp cao. Quyết định của Chánh án TAND cấp cao hoặc của Chánh án TAND tối cao là quyết định cuối cùng.
Mục 2. Kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm
Điều 10. Kiểm sát việc thụ lý vụ án
1. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên được phân công kiểm sát việc thụ lý vụ án phải vào sổ thụ lý, lập phiếu kiểm sát theo quy định tại Điều 196 BLTTDS.
2. Căn cứ vào các điều 26, 28, 30, 32, 186 và 187 BLTTDS, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên kiểm sát về thẩm quyền giải quyết vụ án của Tòa án, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách pháp lý của người khởi kiện và những nội dung khác. Trường hợp phát hiện vi phạm thì báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát thực hiện quyền kiến nghị theo quy định tại Điều 6 của Quy chế này.
Điều 11. Kiểm sát việc giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn kèm theo hồ sơ vụ án quy định tại khoản 3 Điều 318 BLTTDS, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên được phân công thực hiện như sau:
1. Trường hợp vụ án được đưa ra giải quyết theo thủ tục rút gọn có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 317 BLTTDS thì Kiểm sát viên, Kiểm tra viên nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án. Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa theo thủ tục rút gọn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Mục 3 Chương XIV BLTTDS.
2. Khi phát hiện vụ án được đưa ra giải quyết theo thủ tục rút gọn thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 317 BLTTDS thì Kiểm sát viên, Kiểm tra viên báo cáo ngay với Viện trưởng Viện kiểm sát để kịp thời thực hiện quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đã ra quyết định theo quy định tại Điều 319 BLTTDS.
1. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên được phân công nghiên cứu hồ sơ vụ án có trách nhiệm lập hồ sơ kiểm sát.
2. Hồ sơ kiểm sát phải trích cứu đầy đủ, trung thực lời trình bày của đương sự, sao chụp đầy đủ tài liệu, chứng cứ và thể hiện rõ nguồn của tài liệu, chứng cứ được thu thập. Hồ sơ kiểm sát còn bao gồm các tài liệu thể hiện hoạt động nghiệp vụ của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Viện kiểm sát cùng cấp; ý kiến chỉ đạo đường lối giải quyết vụ án của Viện kiểm sát cấp trên (nếu có).
3. Hồ sơ kiểm sát phải được lập, đánh số bút lục theo thời gian và lập bảng kê danh mục tài liệu theo quy định của VKSND tối cao.
Điều 13. Kiểm sát việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ
Khi kiểm sát việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên kiểm sát về trình tự, thủ tục, về nguồn chứng cứ bảo đảm tài liệu, chứng cứ được thu thập hợp pháp, khách quan, đầy đủ, làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án đúng pháp luật.
Điều 14. Yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ
Trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ chưa bảo đảm cho việc giải quyết vụ án thì Kiểm sát viên, Kiểm tra viên báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát để kịp thời yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 58 BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 22 TTLT số 02/2016.
Khi nhận được quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc văn bản thông báo không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật về trình tự, thủ tục; các trường hợp áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại các điều 114, 137, 138 của BLTTDS và nội dung của quyết định, thông báo. Trường hợp phát hiện vi phạm thì báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát để thực hiện quyền kiến nghị theo quy định tại Điều 140 BLTTDS.
Điều 16. Kiểm sát quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
1. Khi nhận được quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật về nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thành phần tham gia hòa giải, nội dung và kết quả hòa giải thành theo quy định tại các điều 205, 206, 207, 208, 209, 210, 211 và 212 của BLTTDS. Khi phát hiện vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát có thẩm quyền để thực hiện quyền kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm.
Trường hợp có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì báo cáo bằng văn bản với lãnh đạo Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
2. Khi kiểm sát việc hòa giải tại phiên tòa theo thủ tục rút gọn, Kiểm sát viên kiểm sát chặt chẽ nguyên tắc, trình tự, thủ tục, nội dung hòa giải theo quy định tại khoản 3 Điều 320 BLTTDS, kịp thời phát hiện vi phạm trong việc hòa giải để thực hiện quyền kiến nghị theo quy định tại Điều 21 BLTTDS.
Điều 17. Kiểm sát việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án
1. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên kiểm sát chặt chẽ thời hạn gửi quyết định tạm đình chỉ của Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 214 BLTTDS; các căn cứ Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 214 BLTTDS và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Khi phát hiện vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm kịp thời báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét kháng nghị phúc thẩm hoặc kiến nghị.
2. Trường hợp tại phiên tòa, khi Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về quyết định tạm đình chỉ. Nếu phát hiện vi phạm thì sau phiên tòa, báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét kháng nghị phúc thẩm hoặc kiến nghị.
3. Khi thực hiện kiểm sát việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải lập phiếu kiểm sát, đồng thời kiểm sát chặt chẽ việc Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 4 Điều 215 BLTTDS.
Điều 18. Kiểm sát việc đình chỉ giải quyết vụ án
1. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên kiểm sát chặt chẽ thời hạn gửi quyết định đình chỉ của Tòa án theo quy định tại khoản 3 Điều 217 BLTTDS; các căn cứ Tòa án ra quyết định đình chỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 217 BLTTDS và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Khi phát hiện vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm kịp thời báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét kháng nghị phúc thẩm hoặc kiến nghị
2. Trường hợp tại phiên tòa, khi Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về quyết định đình chỉ. Nếu phát hiện vi phạm thì sau phiên tòa, báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét kháng nghị phúc thẩm hoặc kiến nghị.
3. Khi thực hiện kiểm sát việc đình chỉ giải quyết vụ án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải lập phiếu kiểm sát.
Điều 19. Nghiên cứu hồ sơ vụ án
1. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án để tham gia phiên toà, phiên họp tại Tòa án cấp sơ thẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 220 BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 4 TTLT số 02/2016.
2. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải kiểm sát chặt chẽ việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án của Tòa án và của những người tham gia tố tụng; xem xét yêu cầu khởi kiện, các điều kiện khởi kiện, thẩm quyền giải quyết vụ án của Tòa án; kiểm tra, đánh giá khách quan, toàn diện tài liệu, chứng cứ; việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để lập hồ sơ vụ án của Tòa án theo quy định tại Điều 204 BLTTDS.
3. Trường hợp phát hiện Tòa án chưa thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ bảo đảm cho việc giải quyết vụ án đúng pháp luật thì Kiểm sát viên, Kiểm tra viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo Viện kiểm sát để thực hiện quyền yêu cầu Toà án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 58 BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 22 TTLT số 02/2016. Trường hợp phát hiện có vi phạm trong việc thu thập chứng cứ của Tòa án thì Kiểm sát viên, Kiểm tra viên kịp thời báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát thực hiện quyền kiến nghị.
4. Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên xây dựng báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án, dự thảo đề cương hỏi, dự thảo văn bản phát biểu ý kiến tại phiên tòa.
Điều 20. Báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án
1. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án, phản ánh đầy đủ, trung thực, khách quan vụ án; nội dung báo cáo ngoài phần mở đầu, phải thể hiện rõ các nội dung sau:
a) Yêu cầu của người khởi kiện, tài liệu, chứng cứ do người khởi kiện xuất trình; quan điểm của người bị kiện, tài liệu, chứng cứ do người bị kiện xuất trình; quan điểm và tài liệu, chứng cứ do người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan xuất trình (nếu có); tài liệu, chứng cứ do Tòa án hoặc do Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập;
b) Nhận xét, đánh giá, ý kiến đề xuất của người nghiên cứu đối với vụ án về tố tụng; về thu thập, đánh giá tài liệu, chứng cứ; về áp dụng pháp luật; về đường lối giải quyết vụ án;
c) Ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện.
2. Báo cáo được thực hiện theo mẫu do VKSND tối cao ban hành và được lưu vào hồ sơ kiểm sát.
Người nghiên cứu hồ sơ phải ký nháy vào cuối mỗi trang và ký, ghi rõ họ tên vào cuối báo cáo.
Điều 21. Kiểm sát việc hoãn, tạm ngừng phiên tòa
1. Kiểm sát viên kiểm sát chặt chẽ về căn cứ, thời hạn, thẩm quyền, nội dung quyết định hoãn, quyết định tạm ngừng phiên tòa của Hội đồng xét xử theo quy định tại Điều 233 và Điều 259 BLTTDS. Trường hợp phát hiện vi phạm thì yêu cầu Hội đồng xét xử khắc phục hoặc sau phiên tòa báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét kiến nghị khắc phục vi phạm.
2. Trường hợp có căn cứ để hoãn, tạm ngừng phiên tòa, Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử hoãn, tạm ngừng phiên tòa. Nếu Hội đồng xét xử không chấp nhận thì Kiểm sát viên tiếp tục tham gia phiên tòa và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Sau phiên tòa, Kiểm sát viên kịp thời báo cáo với lãnh đạo Viện kiểm sát về kết quả xét xử sơ thẩm để xem xét kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm.
Điều 22. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa sơ thẩm
Tại phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của những người tham gia tố tụng về các nội dung sau:
1. Thành phần, tư cách pháp lý của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;
2. Việc từ chối tiến hành tố tụng, giám định, phiên dịch; việc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch; việc quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch;
3. Việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu của đương sự;
4. Việc giao nộp tài liệu, chứng cứ và xem xét chấp nhận việc giao nộp tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa;
5. Việc tuân theo pháp luật về trình tự, thủ tục tố tụng tại phiên tòa.
Điều 23. Việc hỏi, yêu cầu, đề nghị, kiến nghị, phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát tại phiên tòa
1. Kiểm sát viên theo dõi, ghi chép những nội dung cần thiết về nội dung hỏi của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người tham gia tố tụng khác và Hội đồng xét xử; trả lời của người được hỏi, đối chiếu với những nội dung đã chuẩn bị trong đề cương hỏi. Sau khi Hội đồng xét xử kết thúc việc hỏi, Kiểm sát viên chỉ hỏi những vẫn đề còn chưa rõ nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.
2. Kiểm sát viên có thể yêu cầu Hội đồng xét xử công bố tài liệu, cho nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác lưu trữ âm thanh, hình ảnh (nếu có); xem xét vật chứng; yêu cầu tạm ngừng, hoãn phiên tòa khi có căn cứ theo quy định của pháp luật.
3. Kiểm sát viên kiến nghị Hội đồng xét xử về việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và kiến nghị khắc phục vi phạm tại phiên tòa (nếu có).
4. Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên toà, Kiểm sát viên có thể bổ sung văn bản phát biểu ý kiến và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về các nội dung sau:
a) Việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, thư ký phiên tòa và của những người tham gia tố tụng kể từ khi thụ lý vụ án đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án;
b) Việc giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 262 BLTTDS và theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 28 TTLT số 02/2016;
5. Trường hợp Kiểm sát viên yêu cầu Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa để thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ bảo đảm đủ cơ sở giải quyết vụ án, nhưng Hội đồng xét xử không chấp nhận và vẫn tiến hành xét xử thì Kiểm sát viên tiếp tục tham gia phiên tòa, phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nêu rõ việc chưa có đủ cơ sở để giải quyết vụ án vì thiếu những chứng cứ mà Kiểm sát viên đã yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập bổ sung.
6. Khi Chủ tọa phiên tòa tuyên án, Kiểm sát viên phải ghi chép nhận định, căn cứ pháp luật và phần quyết định của bản án để làm căn cứ kiểm sát bản án, quyết định.
Điều 24. Kiểm tra biên bản phiên tòa
Sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên thực hiện quyền xem biên bản phiên tòa. Trường hợp Kiểm sát viên yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa thì Kiểm sát viên phải ký xác nhận theo quy định tại khoản 4 Điều 236 BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 23 TTLT số 02/2016.
Điều 25. Báo cáo kết quả xét xử sơ thẩm
Sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên phải báo cáo ngay kết quả xét xử vụ án với lãnh đạo Viện kiểm sát. Báo cáo kết quả xét xử sơ thẩm được lập theo mẫu và được gửi theo quy định của VKSND tối cao.
Điều 26. Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm
1. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thực hiện kiểm sát tất cả các bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm.
Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải lập phiếu kiểm sát khi kiểm sát bản án, quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ; quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
2. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên kiểm sát chặt chẽ về thời hạn gửi, căn cứ, thẩm quyền ban hành, nội dung, hình thức của bản án, quyết định. Nếu xét thấy cần phải nghiên cứu hồ sơ vụ việc thì báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát để yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ theo quy định tại Điều 5 TTLT số 02/2016. Trường hợp phát hiện vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà báo cáo bằng văn bản với lãnh đạo Viện kiểm sát để xem xét kháng nghị hoặc kiến nghị theo thẩm quyền.
Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp thì báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét kháng nghị phúc thẩm theo thẩm quyền.
3. Khi xét thấy cần thiết phải thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc kháng nghị phúc thẩm, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát để thực hiện quyền xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 97 BLTTDS.
4. Trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện vi phạm nghiêm trọng hoặc tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định thì Kiểm sát viên, Kiểm tra viên đề xuất với lãnh đạo Viện kiểm sát để báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
5. Viện kiểm sát ở cấp sơ thẩm phải sao gửi ngay bản án, quyết định kèm theo Phiếu kiểm sát bản án, quyết định, thông báo việc kháng cáo (nếu có) cho Viện kiểm sát ở cấp phúc thẩm để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền.
Đối với bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật, Viện kiểm sát ở cấp sơ thẩm sao gửi bản án, quyết định kèm theo phiếu kiểm sát bản án, quyết định đó cho Viện kiểm sát cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ.
Mục 3. Kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm
Những quy định của Mục này được áp dụng để kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm. Trường hợp Mục này không có quy định thì áp dụng những quy định tại Mục 2 Chương II của Quy chế này để thực hiện kiểm sát.
1. Kiểm sát viên nghiên cứu đơn kháng cáo quá hạn, bản tường trình của người kháng cáo về lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn; tường trình của người kháng cáo về lý do chậm nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có).
2. Tại phiên họp xét kháng cáo quá hạn, phiên họp xét chậm nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát theo quy định tại Điều 275, khoản 2 Điều 276 BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 29 TTLT số 02/2016.
3. Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc xét kháng cáo quá hạn, xét chậm nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm của Tòa án và kiểm tra biên bản phiên họp.
4. Sau khi nhận được quyết định xét kháng cáo quá hạn, quyết định xét chậm nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm của Tòa án, nếu phát hiện vi phạm thì Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải kịp thời báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát để thực hiện quyền kiến nghị.
Việc lập hồ sơ kiểm sát được thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Quy chế này; bổ sung đơn kháng cáo của đương sự, kháng nghị của Viện kiểm sát (nếu có); bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị; tài liệu, chứng cứ do đương sự giao nộp cho Tòa án, do Tòa án, Viện kiểm sát thu thập ở giai đoạn phúc thẩm.
Điều 30. Nghiên cứu hồ sơ vụ án
Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án để tham gia phiên tòa, phiên họp tại Tòa án cấp phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Quy chế này.
Kiểm sát viên, Kiểm tra viên tập trung xem xét, đánh giá tài liệu, chứng cứ mới, nội dung kháng cáo, kháng nghị và những vấn đề có liên quan để đề xuất quan điểm giải quyết kháng cáo, kháng nghị.
Điều 31. Báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án
Việc báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án được thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Quy chế này. Báo cáo phải nêu rõ nội dung kháng cáo, kháng nghị; nhận xét, đánh giá nội dung kháng cáo, kháng nghị và đề xuất quan điểm giải quyết vụ án.
Điều 32. Viện kiểm sát xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm việc kháng nghị phúc thẩm
1. Khi xét thấy cần xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc kháng nghị phúc thẩm, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát thực hiện quyền xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại Điều 97 và Điều 106 BLTTDS.
2. Việc thông báo cho đương sự, chuyển tài liệu, chứng cứ do Viện kiểm sát thu thập cho Tòa án để đưa vào hồ sơ vụ án thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 TTLT số 02/2016.
Điều 33. Quyết định kháng nghị phúc thẩm
1. Viện trưởng Viện kiểm sát có quyền quyết định việc kháng nghị phúc thẩm. Việc ký quyết định kháng nghị được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 2 TTLT số 02/2016.
2. Thời hạn kháng nghị phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 280 và khoản 2 Điều 322 BLTTDS.
3. Quyết định kháng nghị phúc thẩm được lập theo mẫu do VKSND tối cao ban hành; thể hiện đầy đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 279 BLTTDS.
4. Việc gửi quyết định kháng nghị phúc thẩm thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 279 và khoản 1 Điều 281 BLTTDS, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trường hợp Viện kiểm sát cấp trên kháng nghị thì gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án đã ra bản án, quyết định bị kháng nghị để theo dõi.
Điều 34. Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị phúc thẩm
1. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 284 BLTTDS.
2. Trường hợp trước khi mở phiên tòa, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xét thấy có căn cứ rút kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thì trao đổi với Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới đã kháng nghị để Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới xem xét rút kháng nghị; nếu Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới không nhất trí thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
3. Tại phiên tòa phúc thẩm, việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị do Kiểm sát viên tham gia phiên tòa quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Sau phiên tòa, Kiểm sát viên báo cáo ngay việc thay đổi, bổ sung hoặc rút kháng nghị với lãnh đạo Viện kiểm sát và thông báo cho Viện kiểm sát đã kháng nghị biết.
Điều 35. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa phúc thẩm
Việc kiểm sát tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Quy chế này; đồng thời, kiểm sát việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo theo quy định tại Điều 284 BLTTDS.
Điều 36. Kiểm sát việc giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn tại Tòa án cấp phúc thẩm
Khi kiểm sát việc giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn tại Tòa án cấp phúc thẩm, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Quy chế này.
1. Tại phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên hỏi, yêu cầu, đề nghị, kiến nghị theo quy định tại Điều 23 của Quy chế này.
2. Việc trình bày, tranh luận, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 30 TTLT số 02/2016.
1. Khi nghiên cứu hồ sơ để tham gia phiên họp phúc thẩm xem xét quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Kiểm sát viên nghiên cứu nội dung kháng cáo, kháng nghị; tài liệu, chứng cứ kèm theo; nội dung quyết định; căn cứ, thẩm quyền ra quyết định;
2. Tại phiên họp phúc thẩm xem xét quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ của Tòa án cấp sơ thẩm, Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật, trình bày, hỏi, tranh luận, yêu cầu, đề nghị, kiến nghị và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát theo quy định tại Điều 35 và Điều 37 của Quy chế này.
3. Kiểm sát viên kiểm tra biên bản phiên họp, yêu cầu ghi sửa đổi, bổ sung biên bản phiên họp nếu cần thiết và ký xác nhận theo quy định tại Điều 24 của Quy chế này.
Điều 39. Báo cáo kết quả phiên tòa, phiên họp phúc thẩm
Việc báo cáo kết quả phiên toà, phiên họp phúc thẩm thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Quy chế này; đồng thời, thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án có bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị.
Điều 40. Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm
Việc kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Quy chế này.
Viện kiểm sát ở cấp phúc thẩm phải sao gửi bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm kèm theo phiếu kiểm sát bản án, quyết định đó cho Viện kiểm sát cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ.
Điều 41. Tiếp nhận, xử lý đơn, yêu cầu chuyển hồ sơ, rút hồ sơ
1. Đơn đề nghị của đương sự; thông báo đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án, Viện kiểm sát các cấp, cơ quan, tổ chức được tiếp nhận, xử lý theo quy định tại các điều 327, 328 và 329 BLTTDS.
2. Viện trưởng VKSND tối cao, Kiểm sát viên VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao, Kiểm sát viên cao cấp thuộc VKSND cấp cao có quyền yêu cầu Toà án đã ra bản án, quyết định hoặc Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án chuyển hồ sơ để xem xét, giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định tại Điều 21 BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 5 và Điều 20 TTLT số 02/2016.
3. VKSND tối cao có thể rút hồ sơ để xem xét việc kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của VKSND cấp cao.
Việc lập hồ sơ kiểm sát được thực hiện theo quy định tại Điều 12 và Điều 29 của Quy chế này; bổ sung đơn, thông báo đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân; kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát hoặc Chánh án Tòa án; tài liệu, chứng cứ do Tòa án, Viện kiểm sát xác minh, thu thập, do đương sự giao nộp cho Tòa án ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm.
Điều 43. Nghiên cứu hồ sơ vụ án
1. Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án để tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 19 và Điều 30 của Quy chế này.
Kiểm sát viên, Kiểm tra viên tập trung nghiên cứu kỹ đơn, thông báo đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; kháng nghị của Chánh án Tòa án có thẩm quyền; tài liệu, chứng cứ đã được thu thập ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm và nội dung của bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
2. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 336 BLTTDS và hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 TTLT số 02/2016.
Điều 44. Báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án
Việc báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án được thực hiện theo quy định tại Điều 20 và Điều 31 của Quy chế này.
Báo cáo phải thể hiện rõ nội dung đơn, thông báo đề nghị giải quyết vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; kháng nghị của Chánh án Tòa án; nội dung các quyết định giải quyết vụ án của Tòa án ở từng giai đoạn tố tụng; tài liệu, chứng cứ được thu thập trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm.
Điều 45. Yêu cầu hoãn thi hành án
Khi nghiên cứu đơn, thông báo đề nghị xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hoặc khi nghiên cứu hồ sơ vụ án để xem xét việc kháng nghị mà xét thấy cần thiết thì Kiểm sát viên, Kiểm tra viên báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét để yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự hoãn thi hành bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 332 và Điều 357 BLTTDS.
Việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 97, Điều 106, Điều 330 BLTTDS và Điều 32 của Quy chế này.
Điều 47. Thông báo không kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
1. Sau khi nghiên cứu đơn, thông báo đề nghị, hồ sơ vụ án nếu thấy không có căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát về việc không có căn cứ kháng nghị theo quy định tại khoản 3 Điều 329 và Điều 357 BLTTDS.
Ở VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao tự mình hoặc ủy quyền cho Kiểm sát viên VKSND tối cao thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do không kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có đơn, thông báo;
Ở VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do không kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có đơn, thông báo.
2. Trường hợp VKSND cấp cao đã có văn bản thông báo không kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mà đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân vẫn tiếp tục có đơn, thông báo đề nghị xem xét lại bản án, quyết định, thì VKSND tối cao có thể xem xét, giải quyết nếu có tài liệu, chứng cứ cho thấy việc thông báo không kháng nghị của VKSND cấp cao là không đúng.
Trường hợp có khiếu nại, tố cáo về việc thông báo không kháng nghị của VKSND cấp cao thì giải quyết theo thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo quy định tại Chương XLI BLTTDS.
Điều 48. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
1. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm phải nêu rõ căn cứ, điều kiện và có đầy đủ nội dung theo quy định tại các điều 326, 333, 352 và 357 BLTTDS; được lập theo mẫu do VKSND tối cao ban hành.
2. Việc gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 336 và Điều 357 BLTTDS; đồng thời gửi Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án đã ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Trường hợp VKSND cấp cao kháng nghị thì còn phải gửi cho VKSND tối cao.
3. Việc tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 332 và khoản 3 Điều 354 BLTTDS.
Điều 49. Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
1. Việc thay đổi, bổ sung, rút quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 335 và Điều 357 BLTTDS.
Việc gửi quyết định thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa thực hiện theo quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 336, Điều 357 BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 17 TTLT số 02/2016.
2. Tại phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm, nếu có tài liệu, chứng cứ hoặc căn cứ khác làm thay đổi kháng nghị của Viện kiểm sát thì Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên toà để báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét, quyết định việc thay đổi, bổ sung hoặc rút kháng nghị; nếu Hội đồng xét xử không chấp nhận và vẫn tiến hành xét xử thì Kiểm sát viên tiếp tục tham gia phiên toà và thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp Viện trưởng VKSND tối cao kháng nghị đưa vụ án ra xét xử tại Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm TAND cấp cao, nếu phát hiện tài liệu, chứng cứ hoặc căn cứ khác dẫn đến phải thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị thì xử lý như sau:
a) Trước khi mở phiên tòa, Kiểm sát viên của VKSND cấp cao được phân công kiểm sát tại phiên tòa phải báo cáo Viện trưởng VKSND cấp cao để báo cáo Viện trưởng VKSND tối cao. Quyết định của Viện trưởng VKSND tối cao là quyết định cuối cùng.
b) Tại phiên tòa, Kiểm sát viên của VKSND cấp cao được phân công kiểm sát tại phiên tòa đề nghị Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên toà để báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát có thẩm quyền. Nếu Hội đồng xét xử không chấp nhận và vẫn tiến hành xét xử thì Kiểm sát viên tiếp tục tham gia phiên toà và thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; nhưng sau phiên tòa phải báo cáo ngay Viện trưởng VKSND cấp cao để báo cáo Viện trưởng VKSND tối cao.
Điều 50. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm
Việc kiểm sát tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 22 và Điều 35 của Quy chế này; đồng thời, kiểm sát việc cung cấp, thu thập tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa; việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị của Chánh án Tòa án.
Việc Kiểm sát viên trình bày, phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát, yêu cầu, đề nghị, kiến nghị tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm thực hiện theo quy định tại các điều 21, 58, 341 và 357 BLTTDS, hướng dẫn tại Điều 31 TTLT số 02/2016 và Điều 23 của Quy chế này.
Điều 52. Báo cáo kết quả xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm
Việc báo cáo kết quả phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 25 và Điều 39 của Quy chế này.
Điều 53. Kiểm sát quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm
1. Khi kiểm sát quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm, Kiểm sát viên phải kiểm sát nội dung, thời hạn gửi quyết định theo quy định tại các điều 348, 350 và 357 BLTTDS.
2. Trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì xử lý như sau:
a) Đối với quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của TAND cấp cao thì báo cáo Viện trưởng VKSND tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm;
b) Đối với quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của HĐTP TAND tối cao thì báo cáo Viện trưởng VKSND tối cao xem xét kiến nghị theo thủ tục đặc biệt.
3. Trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát xem xét kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm.
4. VKSND cấp cao phải sao gửi quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm kèm theo phiếu kiểm sát quyết định đó cho VKSND tối cao.
Mục 5. Kiểm sát việc xem xét lại quyết định của HĐTP TAND tối cao theo thủ tục đặc biệt
Điều 54. Phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc tình tiết quan trọng mới
Vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc tình tiết quan trọng mới là căn cứ để Viện trưởng VKSND tối cao kiến nghị xem xét lại quyết định của HĐTP TANDTC theo thủ tục đặc biệt được phát hiện qua các nguồn sau đây:
1. Thông qua kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của HĐTP TAND tối cao;
2. Thông qua đơn đề nghị của đương sự; thông báo phát hiện vi phạm của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
3. Thông qua kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Tòa án;
4. Thông qua phương tiện thông tin đại chúng;
5. Các nguồn khác.
Điều 55. Kiến nghị xem xét lại quyết định của HĐTP TAND tối cao
1. Kiểm sát viên VKSND tối cao được Viện trưởng VKSND tối cao phân công nghiên cứu hồ sơ vụ án báo cáo để Viện trưởng VKSND tối cao quyết định việc kiến nghị với HĐTP TAND tối cao.
2. Sau khi Viện trưởng VKSND tối cao quyết định việc kiến nghị, Kiểm sát viên VKSND tối cao xây dựng văn bản kiến nghị trình Viện trưởng VKSND tối cao ký.
3. Việc gửi kiến nghị thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 6 TTLT số 02/2016.
Điều 56. Nghiên cứu hồ sơ vụ án, lập hồ sơ kiểm sát
1. Kiểm sát viên VKSND tối cao được Viện trưởng phân công có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ vụ án, lập hồ sơ kiểm sát để giúp Viện trưởng VKSND tối cao tham gia các phiên họp theo thủ tục đặc biệt.
2. Việc yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ vụ án, lập hồ sơ kiểm sát thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 6 TTLT số 02/2016 và quy định của Quy chế này.
Điều 57. Tham gia phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị xét lại quyết định của HĐTP TAND tối cao
1. Viện trưởng VKSND tối cao hoặc Phó Viện trưởng VKSND tối cao được Viện trưởng ủy quyền tham gia phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của HĐTP TAND tối cao.
2. Trường hợp Viện trưởng VKSND tối cao kiến nghị thì Viện trưởng VKSND tối cao hoặc Phó Viện trưởng VKSND tối cao được Viện trưởng ủy quyền trình bày nội dung kiến nghị, căn cứ của việc kiến nghị, phân tích, đánh giá các tình tiết của vụ án, chứng cứ cũ, chứng cứ bổ sung (nếu có) để làm rõ vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quyết định của HĐTP TAND tối cao hoặc tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của HĐTP TAND tối cao.
3. Trường hợp xem xét kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội hoặc đề nghị của Chánh án TAND tối cao thì Viện trưởng VKSND tối cao hoặc Phó Viện trưởng VKSND tối cao được Viện trưởng ủy quyền phát biểu ý kiến về tính có căn cứ và hợp pháp của kiến nghị, đề nghị; nêu rõ quan điểm và lý do của việc nhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề nghị đó theo quy định tại Điều 359 BLTTDS.
Điều 58. Tham gia phiên họp xem xét lại quyết định của HĐTP TAND tối cao
1. Viện trưởng VKSND tối cao hoặc Phó Viện trưởng VKSND tối cao được Viện trưởng ủy quyền tham gia phiên họp xem xét lại quyết định của HĐTP TAND tối cao.
2. Tại phiên họp, Viện trưởng VKSND tối cao hoặc Phó Viện trưởng VKSND tối cao được Viện trưởng ủy quyền phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc có hay không có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của HĐTP TAND tối cao và quan điểm về việc giải quyết vụ án theo quy định tại khoản 6 Điều 359 BLTTDS.
Điều 59. Báo cáo kết quả các phiên họp trong thủ tục đặc biệt
Phó Viện trưởng VKSND tối cao được Viện trưởng ủy quyền tham gia phiên họp thì sau khi kết thúc phiên họp phải báo cáo Viện trưởng VKSND tối cao kết quả phiên họp của HĐTP TAND tối cao.
KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
Điều 60. Áp dụng các quy định về kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự đối với việc dân sự
Những quy định của Chương này được áp dụng để kiểm sát giải quyết việc dân sự. Trường hợp Chương này không quy định thì áp dụng những quy định khác của Quy chế này để kiểm sát.
1. Viện trưởng VKSND cấp huyện, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh có quyền kháng nghị phúc thẩm đối với quyết định giải quyết việc dân sự của TAND cấp huyện; Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, Viện trưởng VKSND cấp cao có quyền kháng nghị phúc thẩm đối với quyết định giải quyết việc dân sự theo thủ tục sơ thẩm của TAND cấp tỉnh theo quy định tại Điều 371 BLTTDS.
2. Quyết định kháng nghị phúc thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát được gửi theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều 279 và khoản 1 Điều 281 BLTTDS; đồng thời, gửi cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng nghị phúc thẩm thì gửi quyết định kháng nghị cho Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án đã ra quyết định bị kháng nghị.
Điều 62. Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
1. Viện trưởng VKSND tối cao có quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với quyết định giải quyết việc dân sự đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp cao; quyết định giải quyết việc dân sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của HĐTP TAND tối cao.
2. Viện trưởng VKSND cấp cao có quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với quyết định giải quyết việc dân sự đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
3. Quyết định kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát được gửi theo quy định tại Điều 336 và Điều 357 BLTTDS. Trường hợp Viện trưởng VKSND cấp cao kháng nghị thì phải gửi quyết định kháng nghị cho VKSND tối cao.
QUAN HỆ CÔNG TÁC, CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, KIỂM TRA VÀ BÁO CÁO
1. Viện trưởng VKSND cấp dưới chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Viện trưởng VKSND cấp trên về nghiệp vụ. Viện trưởng VKSND các cấp chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Viện trưởng VKSND tối cao.
2. Khi kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, Viện trưởng Viện kiểmsáthoặc Phó Viện trưởng được Viện trưởng uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 57 BLTTDS; Kiểm sát viên được Viện trưởng phân công thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 58 BLTTDS và quy định của Quy chế này.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình.
Viện trưởng Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với vi phạm pháp luật của Kiểm sát viên trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; có quyền rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của Kiểm sát viên.
Trường hợp Kiểm sát viên có quan điểm khác với quan điểm của Viện trưởng thì có quyền từ chối nhiệm vụ được giao và phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với Viện trưởng; trường hợp Viện trưởng vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và Kiểm sát viên phải chấp hành nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền.
4. Trong vụ việc có nhiều Kiểm sát viên tham gia giải quyết thì Kiểm sát viên ở ngạch thấp hơn phải tuân theo sự chỉ đạo của Kiểm sát viên ở ngạch cao hơn; trường hợp các Kiểm sát viên có cùng ngạch thì lãnh đạo Viện kiểm sát phân công một Kiểm sát viên chịu trách nhiệm chỉ đạo.
5. Việc phân công, tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong từng đơn vị, Viện kiểm sát được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị, Viện kiểm sát đó.
Điều 64. Chế độ hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ
1. VKSND tối cao hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Viện kiểm sát các cấp.
2. VKSND cấp cao hướng dẫn cho VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp huyện trong phạm vi địa bàn theo lãnh thổ về nghiệp vụ kiểm sát việc giải quyết đối với các vụ việc cụ thể.
3. VKSND cấp tỉnh hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho VKSND cấp huyện trong phạm vi quản lý.
4. VKSND các cấp có trách nhiệm tự tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức trong phạm vi quản lý.
Điều 65. Chế độ thông tin, báo cáo
Chế độ thông tin, báo cáo trong kiểm sát giải quyết vụ việc dân sự thực hiện theo Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân và Chế độ báo cáo thống kê thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và thống kê vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp do Viện trưởng VKSND tối cao ban hành.
1. VKSND tối cao kiểm tra toàn diện công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự của VKSND các cấp.
2. VKSND cấp cao kiểm tra nghiệp vụ và việc thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự đối với VKSND cấp dưới trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
3. VKSND cấp tỉnh kiểm tra toàn diện công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự đối với VKSND cấp huyện trong phạm vi thuộc thẩm quyền.
4. VKSND các cấp có trách nhiệm tự tổ chức kiểm tra công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự trong phạm vi thẩm quyền.
5. Chế độ kiểm tra được thực hiện theo Quy chế công tác kiểm tra trong ngành Kiểm sát nhân dân.
1. Thỉnh thị và trả lời thỉnh thị trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự được thực hiện theo Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Trường hợp thỉnh thị về việc nhận thức và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật thì Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, VKSND tối cao có trách nhiệm tham mưu, giúp lãnh đạo VKSND tối cao trả lời.
3. Trường hợp thỉnh thị về giải quyết vụ việc cụ thể thì đơn vị nghiệp vụ của VKSND cấp trên trực tiếp có trách nhiệm tham mưu, giúp lãnh đạo Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp trả lời.
4. Trường hợp thỉnh thị về áp dụng quy chế, hệ thống biểu mẫu, sổ sách nghiệp vụ thì Vụ nghiệp vụ thuộc VKSND tối cao có trách nhiệm tham mưu, giúp lãnh đạo VKSND tối cao trả lời.
Điều 68. Chế độ quản lý, sử dụng, lưu trữ, bảo vệ bí mật hồ sơ
Chế độ quản lý, sử dụng, lưu trữ, bảo vệ bí mật hồ sơ trong kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự được thực hiện theo quy định của Nhà nước và của ngành Kiểm sát nhân dân.
1. Quy chế này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.
2. Các quy định trước đây của ngành Kiểm sát nhân dân trái với Quy chế này bị bãi bỏ.
1. Viện trưởng VKSND các cấp, Thủ trưởng đơn vị nghiệp vụ thuộc VKSND tối cao trong phạm vi trách nhiệm của mình tổ chức thực hiện, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc hoặc những vấn đề mới cần bổ sung thì báo cáo VKSND tối cao (qua Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình) để hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung kịp thời.
3. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Viện trưởng VKSND tối cao quyết định./.
- 1Quyết định 567/QĐ-VKSTC năm 2012 về Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết vụ, việc dân sự do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2Công văn 1647/VKSTC-V7 năm 2016 về góp ý Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự sửa đổi do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3Quyết định 810/QĐ-VKSTC năm 2016 Quy chế công tác Kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 4Quyết định 282/QĐ-VKSTC năm 2017 về Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 5Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP về biểu mẫu trong giải quyết việc dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 6Hướng dẫn 03/HD-VKSTC về công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình năm 2019 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 7Công văn 5814/VKSTC-V14 năm 2020 giải đáp vướng mắc về nhận thức, áp dụng pháp luật trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 8Hướng dẫn 06/HD-VKSTC về công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình năm 2022 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 1Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014
- 2Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- 3Công văn 1647/VKSTC-V7 năm 2016 về góp ý Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự sửa đổi do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 4Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC quy định việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc thi hành quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
- 5Quyết định 810/QĐ-VKSTC năm 2016 Quy chế công tác Kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 6Quyết định 282/QĐ-VKSTC năm 2017 về Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 7Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP về biểu mẫu trong giải quyết việc dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 8Hướng dẫn 03/HD-VKSTC về công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình năm 2019 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 9Công văn 5814/VKSTC-V14 năm 2020 giải đáp vướng mắc về nhận thức, áp dụng pháp luật trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 10Hướng dẫn 06/HD-VKSTC về công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình năm 2022 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Quyết định 364/QĐ-VKSTC năm 2017 về Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 364/QĐ-VKSTC
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/10/2017
- Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Người ký: Lê Minh Trí
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/10/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra