Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3606/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 11 tháng 10 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CÔNG THƯƠNG THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH QUẢNG NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24/02/2014 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;

Thực hiện Kế hoạch số 1719/KH-UBND ngày 14/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2017 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 1256/TTr-SCT ngày 13/9/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thông qua Phương án đơn giản hóa 10 thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực Công Thương thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh Quảng Nam

(Chi tiết theo Phụ lục đính kèm).

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Giao Sở Công Thương:

- Dự thảo văn bản thực thi Phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Dự thảo văn bản thực thi Phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính không thuộc thẩm quyền xử lý sau khi được Chính phủ Thủ tướng Chính phủ thông qua.

2. Giao Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc Sở Công Thương và các đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ: Tư pháp, Công Thương (b/cáo);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- CPVP;
- Lưu: VT, NC, TH, KTN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Huỳnh Khánh Toàn

 

PHỤ LỤC

PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC CÔNG THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3606/QĐ-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam)

1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh LPG

a) Nội dung đơn giản hóa

Trình tự thực hiện: Sửa đổi, bổ sung như sau:

Sửa đổi khoản 2, khoản 3, điều 43 của Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22/3/2016 của Chính phủ về kinh doanh khí, như sau:

“2. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.

3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

* Lý do: Thời gian giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân kéo dài, nên đề nghị cắt giảm để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.

b) Kiến nghị thực thi

Sửa đổi khoản 2, khoản 3, điều 43 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22/3/2016 của Chính phủ về kinh doanh khí.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 148.099.700 đồng/năm;

- Chi phí thủ tục hành chính sau đơn giản hóa: 135.838.300 đồng/năm;

- Chi phí tiết kiệm: 12.261.400 đồng/năm;

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 8,3 %.

2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm đại lý kinh doanh LPG

a) Nội dung đơn giản hóa

Trình tự thực hiện: Sửa đổi, bổ sung như sau:

Sửa đổi khoản 2, khoản 3, điều 43 của Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22/03/2016 của Chính phủ về kinh doanh khí, như sau:

“2. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.

3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện cho thương nhân, Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

* Lý do: Thời gian giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân kéo dài, nên đề nghị cắt giảm để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.

b) Kiến nghị thực thi

Sửa đổi khoản 2, khoản 3, điều 43 của Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22/03/2016 của Chính phủ về kinh doanh khí.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 152.253.500 đồng/năm;

- Chi phí thủ tục hành chính sau đơn giản hóa: 135.838.300 đồng/năm;

- Chi phí tiết kiệm: 16.415.200 đồng/năm;

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 10,8 %.

3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng cho cửa hàng bán LPG chai

a) Nội dung đơn giản hóa

Trình tự thực hiện: Sửa đổi, bổ sung như sau:

Sửa đổi khoản 2, khoản 3, điều 43 của Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22/03/2016 của Chính phủ về kinh doanh khí, như sau:

“2. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.

3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

* Lý do: Thời gian giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân kéo dài, nên đề nghị cắt giảm để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.

b) Kiến nghị thực thi

Sửa đổi khoản 2, khoản 3, điều 43 của Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22/03/2016 của Chính phủ về kinh doanh khí.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 154.907.300 đồng/năm;

- Chi phí thủ tục hành chính sau đơn giản hóa: 137.815.200 đồng/năm;

- Chi phí tiết kiệm: 17.092.100 đồng/năm;

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 11,03 %.

4. Thủ tục kiểm tra và cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức và cá nhân thuộc thẩm quyền của Sở Công Thương

a) Nội dung đơn giản hóa

Trình tự thực hiện: Sửa đổi, bổ sung như sau:

- Sửa đổi khoản 1, điều 11 của Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, như sau:

“1. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi thông báo thời gian tiến hành xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân.”

- Sửa đổi điều 9 của Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, như sau:

“Điều 9. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối tham mưu và tổ chức thực hiện việc xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ cho các cơ quan quản lý nhà nước của ngành ở Trung ương và địa phương theo nguyên tắc cấp nào cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thì cấp đó có quyền cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.”

- Sửa đổi quy định về cách thức nộp phí, lệ phí:

Để tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tuyến, Sở Công Thương đề nghị trước khi tổ chức kiểm tra kiến thức an toàn thực phẩm, tổ chức, cá nhân nộp phí, lệ phí theo quy định. Không bắt buộc tổ chức, cá nhân phải nộp phí, lệ phí khi nộp hồ sơ.

* Lý do:

- Thời gian giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân kéo dài, nên đề nghị cắt giảm để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính;

- Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính được thuận lợi, theo nguyên tắc cấp nào cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thì cấp đó có quyền cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm;

- Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân giảm bớt thời gian đi lại nhiều lần, chỉ đến một lần khi tham gia kiểm tra kiến thức an toàn thực phẩm.

b) Kiến nghị thực thi

- Sửa đổi khoản 1, điều 11 của Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

- Sửa đổi điều 9 của Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

- Sửa đổi quy định về cách thức nộp phí, lệ phí khi nộp hồ sơ cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 30.257.390 đồng/năm;

- Chi phí thủ tục hành chính sau đơn giản hóa: 19.395.990 đồng/năm;

- Chi phí tiết kiệm: 10.861.400 đồng/năm;

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 35,9 %.

5. Thủ tục Xác nhận thông báo hoạt động bán hàng đa cấp

a) Nội dung đơn giản hóa

b) Kiến nghị thực thi

Sửa đổi tại khoản 3, điều 10 của Thông tư số 24/2014/TT-BCT ngày 30/7/2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, như sau:

“Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ thông báo.

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, Sở Công Thương gửi cho doanh nghiệp văn bản xác nhận tiếp nhận hồ sơ thông báo theo mẫu M-11 hoặc mẫu M-11A (trong trường hợp sửa đổi, bổ sung hồ sơ thông báo quy định tại khoản 4 Điều này) của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa đảm bảo tính đầy đủ, hợp lệ, Sở Công Thương thông báo cho doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Thời hạn sửa đổi, bổ sung hồ sơ không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày Sở Công Thương ban hành thông báo. Sở Công Thương trả lại hồ sơ trong trường hợp doanh nghiệp bán hàng đa cấp không sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn nêu trên.

Sở Công Thương có trách nhiệm gửi xác nhận tiếp nhận hồ sơ thông báo trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung đầy đủ, hợp lệ.”

Đề nghị bỏ cụm từ: "gửi cho doanh nghip văn bản" và bỏ từ: "gửi", đã được in đậm phía trên.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 30.476.600 đồng/năm;

- Chi phí thủ tục hành chính sau đơn giản hóa: 18.215.200 đồng/năm;

- Chi phí tiết kiệm: 12.261.400 đồng/năm;

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 40,2 %.

6. Thủ tục Xác nhận thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo

a) Nội dung đơn giản hóa

b) Kiến nghị thực thi

Sửa đổi tại điểm a, khoản 4, điều 11 của Thông tư số 24/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, như sau:

“4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương:

a) Gửi cho doanh nghiệp văn bản xác nhận tiếp nhận hồ sơ thông báo theo mẫu M-13 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ và phù hợp với hồ sơ đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đã được Cục Quản lý cạnh tranh xác nhận;”

Đề nghị bỏ cụm từ: "gửi cho doanh nghip văn bản" đã được in đậm phía trên.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 32.453.500 đồng/năm;

- Chi phí thủ tục hành chính sau đơn giản hóa: 20.192.100 đồng/năm;

- Chi phí tiết kiệm: 12.261.400 đồng/năm;

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 37,8 %.

7. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp

a) Nội dung đơn giản hóa

Trình tự thực hiện: Sửa đổi, bổ sung như sau:

Sửa đổi khoản 2, khoản 3, điều 14 của Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất, như sau:

“2. Trong thời hạn 08 (tám) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại điều 9, điều 10, điều 11, điều 12 và điều 13 Thông tư này, Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận theo mẫu tại Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này cho tổ chức, cá nhân.

3. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì trong vòng 03 (ba) ngày; kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu bổ sung.”

* Lý do: Thời gian giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân kéo dài, nên đề nghị cắt giảm để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.

b) Kiến nghị thực thi

Sửa đổi khoản 2, khoản 3, điều 14 của Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 159.961.100 đồng/năm;

- Chi phí thủ tục hành chính sau đơn giản hóa: 147.699.700 đồng/năm;

- Chi phí tiết kiệm: 12.261.400 đồng/năm;

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 7,7 %.

8. Thủ tục Xác nhận khai báo hóa chất sản xuất

a) Nội dung đơn giản hóa

Trình tự thực hiện: Sửa đổi, bổ sung như sau:

Sửa đổi khoản 3, khoản 4, điều 9 của Thông tư số 40/2011/TT-BCT ngày 14/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về khai báo hóa chất, như sau:

“3. Kiểm tra hồ sơ

Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, người được phân công thụ lý hồ sơ phải thông báo đầy đủ, cụ thể cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất các nội dung cần bổ sung, chỉnh sửa đối với hồ sơ chưa hợp lệ. Việc thông báo cho tổ chức, cá nhân có thể bằng email, fax hoặc điện thoại. Thời hạn cấp Giấy xác nhận được tính từ ngày hồ sơ được bổ sung đầy đủ, thông tin chính xác.

4. Cấp Giấy xác nhận

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ được bổ sung đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Cục Hóa chất cấp Giấy xác nhận. Mẫu Giấy xác nhận khai báo hóa chất nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Phụ lục 2 Thông tư này.”

* Lý do: Thời gian giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân kéo dài, nên đề nghị cắt giảm để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.

b) Kiến nghị thực thi

Sửa đổi khoản 3, khoản 4, điều 9 của Thông tư số 40/2011/TT-BCT ngày 14/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về khai báo hóa chất.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 22.569.000 đồng/năm;

- Chi phí thủ tục hành chính sau đơn giản hóa: 8.707.600 đồng/năm;

- Chi phí tiết kiệm: 13.861.400 đồng/năm;

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 61,4%

9. Thủ tục Đăng ký sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

a) Nội dung đơn giản hóa

Trình tự thực hiện: Sửa đổi, bổ sung như sau:

Sửa đổi, bổ sung khoản 1, điều 3 Thông tư số 148/2016/TT-BTC ngày 14/10/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, như sau:

“1. Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp được quy định cụ thể như sau:

STT

Nội dung công việc thu phí

Mức thu (đồng)

01

Thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phục vụ tìm kiếm, thăm dò, khai thác trên biển và thềm lục địa

5.000.000

02

Thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phục vụ thi công, phá dỡ công trình

4.000.000

03

Thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phục vụ tìm kiếm, thăm dò, khai thác trên đất liền

3.500.000

04

Thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phục vụ nghiên cứu, kiểm định, thử nghiệm

2.000.000

05

Đăng ký sử dụng vật liệu nổ (lần đầu)

1.000.000

06

Đăng ký sử dụng vật liệu nổ (sửa đổi, bổ sung, cấp lại)

500.000

* Lý do: Nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp.

b) Kiến nghị thực thi

Sửa đổi, bổ sung khoản 1, điều 3 Thông tư số 148/2016/TT-BTC ngày 14/10/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 26.522.800 đồng/năm;

- Chi phí thủ tục hành chính sau đơn giản hóa: 14.261.400 đồng/năm;

- Chi phí tiết kiệm: 12.261.400 đồng/năm;

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 46,2 %.

10. Thủ tục Xác nhận bản cam kết của thương nhân nhập khẩu thép để trực tiếp phục vụ sản xuất, gia công

a) Nội dung đơn giản hóa

- Bãi bỏ thủ tục hành chính này.

* Lý do: Theo Thông tư số 18/2017/TT-BCT ngày 21/9/2017 của Bộ Công Thương bãi bỏ một số điều của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu.

b) Kiến nghị thực thi

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3606/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công Thương thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh Quảng Nam

  • Số hiệu: 3606/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 11/10/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
  • Người ký: Huỳnh Khánh Toàn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản