Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3606/QĐ-BNN-HTQT

Hà Nội, ngày 04 tháng 9 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT VĂN KIỆN CHƯƠNG TRÌNH “MỞ RỘNG QUY MÔ VỆ SINH VÀ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN DỰA TRÊN KẾT QUẢ” VAY VỐN NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;

n cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 01/2014/TT-BKHĐT ngày 09/01/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;

n cứ Thông tư số 218/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính Thông tư quy định về quản lý tài chính đối với các Chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay ưu đãi nước ngoài của các nhà tài trợ;

n cứ Quyết định số 1415/QĐ-TTg ngày 20/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục dự án Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới;

Căn cứ Quyết định số 174/QĐ-BNN-HTQT ngày 19/01/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc chuẩn bị đầu tư và giao nhiệm vụ chuẩn bị Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”;

Xét tờ trình số 43/TTr-TCTL-QLNN ngày 03/9/2015 của Tổng cục Thủy lợi đề nghị phê duyệt Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” tại 21 tỉnh Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung bộ vay vốn Ngân hàng Thế giới;

Xét Báo cáo thẩm định Văn kiện Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” số 800/BC-HTQT-ĐP ngày 04/9/2015 của Vụ Hợp tác quốc tế;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Văn kiện Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” (văn kiện đính kèm) vay vốn Ngân hàng Thế giới với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Tên Chương trình: Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả (sau đây gọi tắt là Chương trình).

2. Tên nhà tài trợ: Ngân hàng Thế giới.

3. Cơ quan đề xuất Chương trình: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Cơ quan chủ quản Chương trình.

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm quản lý, điều phối chung thực hiện Chương trình.

b) Cơ quan chủ quản thành phần:

- Bộ Y tế: Là Cơ quan chủ quản phần Vệ sinh môi trường nông thôn và thay đổi hành vi về vệ sinh.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo: Là Cơ quan chủ quản phần Vệ sinh trường học.

- Ủy ban nhân dân 21 tỉnh Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung bộ: Là Cơ quan chủ quản các hoạt động thành phần thuộc Chương trình trên địa bàn tỉnh.

5. Cơ quan Chủ Chương trình.

Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

6. Địa điểm thực hiện:

21 tỉnh gồm: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Giang, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận.

7. Thời gian thực hiện Chương trình: 2016 - 2020.

8. Mục tiêu, nội dung và kết quả chủ yếu của Chương trình.

8.1. Mục tiêu.

a) Mục tiêu tổng quát của Chương trình.

Cải thiện hành vi vệ sinh, tăng cường tiếp cận bền vững tới nước sạch và vệ sinh nông thôn thuộc các tỉnh Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung bộ.

b) Mục tiêu cụ thể của Chương trình.

- Đạt số đấu nối cấp nước khoảng: 235.000 đấu nối (với số người hưởng lợi từ cấp nước khoảng: 964.000 người)

- Số xã đạt vệ sinh toàn xã: 800 xã (trong phạm vi 19 tỉnh, trừ Ninh Thuận và Bình Thuận).

- Số nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình trên 19 tỉnh được xây mới hoặc cải tạo khoảng: 400.000 cái.

- Số công trình vệ sinh công cộng được xây mới hoặc cải tạo khoảng: 2.650 công trình. Trong đó, số công trình nước sạch và vệ sinh trường học được xây mới và cải tạo: 1.650 công trình.

- Giảm mạnh phóng uế bừa bãi và tăng mạnh tỷ lệ dân số thường xuyên thực hành hành vi vệ sinh tốt.

- Tăng độ bao phủ nước hợp vệ sinh ở các khu vực mục tiêu.

- Bảo đảm phần lớn trường học (điểm trường chính) và các trạm y tế ở khu vực có nhà tiêu hợp vệ sinh có đủ hệ thống cấp nước và trang thiết bị rửa tay.

- Xây dựng năng lực ở cấp tỉnh, xã và thôn, bản nhằm xây dựng thể chế và cung cấp nguồn lực cần thiết nhằm thiết kế, thực hiện, quản lý và duy trì các công trình vệ sinh và cấp nước.

8.2. Nội dung Chương trình.

Chương trình được thiết kế gồm 3 Hợp phần, cụ thể:

a) Hợp phần 1: Cấp nước nông thôn, gồm 02 tiểu Hợp phần:

- Tiểu Hợp phần 1: Cấp nước cho cộng đồng dân cư.

- Tiểu Hợp phần 2: Cấp nước và vệ sinh cho các trường học.

b) Hợp phần 2: Vệ sinh nông thôn:

c) Hợp phần 3: Nâng cao năng lực; truyền thông; giám sát và đánh giá Chương trình, gồm 3 tiểu Hợp phần:

- Tiểu Hợp phần 1: Nâng cao năng lực, truyền thông thay đổi hành vi.

- Tiểu Hợp phần 2: Quản lý, kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện Chương trình (bao gồm cả vấn đề môi trường và xã hội).

- Tiểu Hợp phần 3: Kiểm đếm kết quả.

8.3. Kết quả chủ yếu của Chương trình.

a) Cấp nước nông thôn.

- Số đấu nối cấp nước khoảng: 235.000 đấu nối, trong đó có tối thiểu 170.000 đấu nối là bền vững.

- Số người hưởng lợi từ cấp nước khoảng: 964.000 người (4,1 người/hộ).

- Số trường học có nhà vệ sinh được xây mới và cải tạo (bao gồm cả công trình cấp nước) là: 1.650 trường được cung cấp đầy đủ các trang thiết bị rửa tay, thiết bị vệ sinh, trong đó: Số công trình xây mới: tại 1000 trường học; Số công trình sửa chữa: tại 650 trường học và số thiết bị lọc nước uống cung cấp: tại 1650 trường học.

b) Vệ sinh nông thôn.

- Số xã đạt vệ sinh toàn xã: 800 xã tại 19 tỉnh.

- Số nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình tại 19 tỉnh được xây mới hoặc cải tạo khoảng: 400.000 cái (trong đó 100.000 nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình xây mới được Chương trình hỗ trợ; 300.000 nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình được xây mới/cải tạo từ các hoạt động truyền thông của Chương trình);

- Số trạm y tế xây dựng mới/nâng cấp hoặc sửa chữa các công trình vệ sinh, cấp nước và các thiết bị rửa tay, thiết bị xử lý nước sạch trên địa bàn 19 tỉnh thuộc Chương trình: 1.000 trạm y tế.

c) Nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát, theo dõi và đánh giá Chương trình.

9. Tổng vốn của Chương trình.

Tổng kinh phí: 5.062,475 triệu đồng (Năm ngàn không trăm sáu mươi hai tỷ bốn trăm bảy mươi lăm triệu đồng) tương đương 225.500.000 USD (Hai trăm hai mươi lăm triệu năm trăm ngàn đô la Mỹ), trong đó:

a) Vốn vay Ngân hàng Thế giới: 200.000.000 USD.

b) Vốn đối ứng: 25.500.000 USD.

(Phân bổ vốn cho các Hợp phần, các Hoạt động của Chương trình tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 đính kèm).

10. Cơ chế tài chính.

10.1. Đối với Hợp phần 1 - Cấp nước nông thôn.

a) Nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới tài trợ 90% chi phí đầu tư xây dựng công trình cấp nước, trong đó:

- 80% được ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách tỉnh;

- 10% do Ủy ban nhân dân tỉnh vay lại từ Chính phủ theo các điều kiện quy định tại Nghị định 78/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ.

b) Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn đối ứng 10% từ vốn ngân sách địa phương, vốn huy động của dân và các nguồn vốn hợp pháp khác.

c) Đối với hình thức cấp nước nhỏ lẻ: Hỗ trợ theo quy định hiện hành.

10.2. Đối với tiểu Hợp phần 2, Hợp phần 1 (Cấp nước và vệ sinh trường học), Hợp phần 2 (Vệ sinh nông thôn) và 3 (Nâng cao năng lực; truyền thông; giám sát và đánh giá Chương trình).

Các hoạt động đầu tư xây dựng công trình cấp nước và vệ sinh công cộng, vệ sinh môi trường, hỗ trợ truyền thông, tăng cường năng lực, quản lý, giám sát sử dụng vốn Ngân hàng Thế giới được áp dụng cơ chế cấp phát, cụ thể như sau:

a) Vốn có tính chất đầu tư xây dựng: Xây dựng các công trình cấp nước và vệ sinh công cộng sử dụng nguồn vốn Ngân hàng Thế giới được thực hiện theo cơ chế ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương với tỷ lệ 100%.

b) Vốn hành chính sự nghiệp: Chương trình hỗ trợ một phần cho hộ gia đình nghèo/cận nghèo và gia đình chính sách sau khi xây dựng nhà tiêu đạt tiêu chuẩn quy định, phần còn lại hộ gia đình tự bỏ kinh phí, nhân công, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho từng đối tượng với mức hỗ trợ tối đa không vượt quá 50 USD/nhà tiêu; nguồn vốn Ngân hàng Thế giới giải ngân cho các hoạt động hỗ trợ truyền thông, tăng cường năng lực, quản lý, giám sát thuộc Hợp phần 2 và Hợp phần 3 thực hiện theo cơ chế ngân sách trung ương cấp phát cho các Bộ, ngành tham gia thực hiện Chương trình (Đối với các hoạt động do cấp trung ương thực hiện), hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương (Đối với các hoạt động do cấp địa phương thực hiện).

11. Tổ chức thực hiện Chương trình.

11.1. Cấp trung ương.

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Cơ quan chủ quản của toàn bộ Chương trình, chịu trách nhiệm chung trước Chính phủ về việc tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình, thực hiện những cam kết với nhà tài trợ và các quy định về quản lý vốn ODA của Chính phủ. Ban Chỉ đạo Chương trình gồm đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Chính sách xã hội và 21 tỉnh tham gia Chương trình.

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành trung ương và Ủy ban nhân dân 21 tỉnh trong việc quản lý, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình. Tổng cục Thủy lợi chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc điều phối, quản lý chung việc triển khai thực hiện Chương trình; chủ trì quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Hợp phần cấp nước nông thôn.

c) Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm quản lý, điều phối, hướng dẫn, theo dõi và tổng hợp kết quả thực hiện các hoạt động cấp nước và vệ sinh trường học của Chương trình; báo cáo kết quả và cung cấp thông tin về thực hiện Chương trình cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

d) Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý, hướng dẫn, theo dõi, giám sát các địa phương trong việc tổ chức thực hiện Hợp phần 2 về vệ sinh và các hoạt động về vệ sinh của Hợp phần 3; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc hướng dẫn lập kế hoạch hàng năm liên quan tới các hoạt động vệ sinh và xúc tiến vệ sinh cho trường học, trạm y tế và các hộ gia đình thuộc Chương trình; báo cáo kết quả và cung cấp thông tin về theo dõi Chương trình cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cục Quản lý môi trường Y tế có thể thành lập Ban Quản lý riêng để giúp Cục Quản lý môi trường Y tế trong việc quản lý, điều phối, hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ được giao trong triển khai thực hiện Chương trình.

đ) Ủy ban dân tộc chịu trách nhiệm phối hợp với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giáo dục và Đào tạo trong việc triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông và các hoạt động khác của Chương trình liên quan đến đồng bào dân tộc.

e) Kiểm toán Nhà nước đóng vai trò là Cơ quan Xác minh độc lập chịu trách nhiệm xác minh/thẩm tra các kết quả đạt được so với các mục tiêu giải ngân đồng thời chịu trách nhiệm kiểm toán tài chính cho Chương trình này.

g) Tổng cục Thủy lợi (Vụ Quản lý nguồn nước và nước sạch nông thôn) chịu trách nhiệm trong việc điều phối, hướng dẫn, tổng hợp và đề xuất kế hoạch hàng năm của Chương trình; tổng hợp báo cáo chung kết quả Chương trình và điều phối các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho 21 tỉnh. Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và báo cáo tiến độ thực hiện các chỉ số giải ngân của các địa phương và báo cáo về tiến độ đã thực hiện so với Kế hoạch hoạt động của Chương trình.

h) Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm hướng dẫn các địa phương về mặt kỹ thuật trong thực hiện Hợp phần cấp nước nông thôn, tổng hợp kết quả thực hiện của các tỉnh về cấp nước; hỗ trợ các tỉnh trong theo dõi, đánh giá các kết quả liên quan tới cấp nước, ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện công tác truyền thông về lĩnh vực nước sạch và hỗ trợ kỹ thuật. Báo cáo Bộ thông qua Tổng cục Thủy lợi kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của Chương trình.

i) Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng thanh tra, có nhiệm vụ hướng dẫn và giám sát thực hiện về phòng chống gian lận và tham nhũng; Hướng dẫn các tỉnh thành lập cơ sở dữ liệu thông tin về phòng chống tham nhũng và gian lận trong quá trình triển khai Chương trình, định kỳ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tổng hợp các thông tin tại 21 tỉnh về phòng chống gian lận và tham nhũng, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Thế giới theo Hiệp định.

k) Ngân hàng chính sách xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn Ngân hàng chính sách xã hội của 21 tỉnh trong việc phân bổ và giải ngân nguồn vốn vay ưu đãi cho cấp nước và vệ sinh nông thôn phù hợp với kế hoạch thực hiện Chương trình.

l) Quan hệ Đối tác cấp nước và vệ sinh nông thôn có nhiệm vụ hỗ trợ Chương trình trong đối thoại chính sách, chia sẻ thông tin, bài học kinh nghiệm và kết quả thực hiện Chương trình.

11.2. Cấp tỉnh.

a) Ủy ban nhân dân tỉnh là Cơ quan chủ quản thành phần, chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, phân giao nhiệm vụ cho các sở, ngành trong việc thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan điều phối Chương trình ở cấp tỉnh, chịu trách nhiệm xây dựng và tổng hợp kế hoạch Chương trình của tỉnh; phối hợp với các sở, ngành trong quản lý, điều phối, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình của tỉnh; tổng hợp, báo cáo về các kết quả chỉ số giải ngân hàng năm của tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chủ trì quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện Hợp phần cấp nước nông thôn trên địa bàn tỉnh. Giúp việc cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn của tỉnh (Chi cục Thủy lợi tỉnh Phú Thọ) hoặc đơn vị được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ.

c) Sở Y tế hướng dẫn và thực hiện các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và giám sát đánh giá các chỉ tiêu về vệ sinh cũng như giám sát chất lượng nước ăn uống sinh hoạt trong Chương trình. Giúp việc cho Sở Y tế là Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.

d) Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về vệ sinh ở trường học và sẽ hợp tác chặt chẽ với Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn/Chi cục Thủy lợi về cung cấp nước sạch ở trường học cũng như hỗ trợ trường học vận hành và bảo dưỡng các công trình nước và vệ sinh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng các Vụ: Hợp tác quốc tế, Tổ chức cán bộ, Tài chính, Kế hoạch; Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi; Giám đốc Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thuộc Chương trình và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: KH&ĐT, TC, Y tế, GD&ĐT, Tư pháp;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Ủy ban Dân tộc;
- Kiểm toán nhà nước;
- UBND các tỉnh tham gia Chương trình;
- Lưu: VT, HTQT(NTĐ-100).

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

PHỤ LỤC 1

PHÂN BỔ VỐN CHƯƠNG TRÌNH “MỞ RỘNG QUY MÔ VỆ SINH VÀ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN DỰA TRÊN KẾT QUẢ” VAY VỐN NGÂN HÀNG THẾ GIỚI
(Kèm theo Quyết định số 3606/QĐ-BNN-HTQT ngày 04/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Các hoạt động

Khối lượng (CT, hộ)

Tổng số

Vốn vay WB

Vốn đối ứng

Cơ quan chủ trì

I

Hợp phần 1. Cấp nước nông thôn

 

187,000

166,400

20,600

Bộ NN

1

Các công trình cấp nước

 

164,000

143,400

20,600

 

-

Các công trình xây dựng mới

62,260

60,546

54,492

6,054

 

-

Các công trình nâng cấp, sửa chữa

186,707

98,787

88,908

9,878

 

-

Giải phóng mặt bằng

 

4,667

 

4,667

 

2

Cấp nước và vệ sinh trường học (trong đó 800 xã vệ sinh toàn xã)

1,650

23,000

23,000

 

Bộ GD

-

Xây dựng mới các công trình cấp nước và vệ sinh (gồm cả thiết bị xử lý nước)

650

13,000

13,000

 

 

-

Nâng cấp các công trình cấp nước và vệ sinh (gồm cả thiết bị xử lý nước)

1,000

10,000

10,000

 

 

II

Hợp phần 2. Vệ sinh nông thôn

 

17,000

17,000

 

 

1

Hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hộ gia đình (trong đó có 800 xã vệ sinh toàn xã)

100,000

5,000

5,000

 

Bộ Y tế

2

Cấp nước và vệ sinh trạm y tế (trong đó có 800 xã vệ sinh toàn xã)

 

12,000

12,000

 

Bộ Y tế

-

Xây dựng mới/nâng cấp, sửa chữa công trình cấp nước và vệ sinh (bao gồm thiết bị liên quan)

1,000

12,000

12,000

 

 

III

Hợp phần 3. Nâng cao năng lực; truyền thông; giám sát và đánh giá...

 

21,000

16,600

4,400

 

1

Truyền thông thay đổi hành vi, nâng cao năng lực, hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá...

 

15,500

12,000

3,500

Bộ Y tế

+

Ngành Y tế

 

11,500

9,000

2,500

 

-

Cấp tỉnh

 

9,200

7,200

2,000

 

-

Cấp quốc gia

 

2,300

1,800

500

 

+

Ngành Nông nghiệp

 

2,500

2,000

500

Bộ NN

-

Cấp tỉnh

 

2,000

2,000

 

 

-

Cấp quốc gia

 

500

 

500

 

+

Ngành Giáo dục và UBDT

 

1,500

1,000

500

Bộ GD

-

Cấp tỉnh

 

1,000

1,000

 

 

-

Cấp quốc gia

 

500

 

500

 

2

Quản lý và giám sát dự án (bao gồm cả vấn đề môi trường và xã hội) cấp Trung ương.

 

3,000

2,600

400

 

3

Kiểm đếm kết quả

 

2,500

2,000

500

KTNN

IV

Dự phòng

 

500

 

500

 

 

Tổng

 

225,500

200,000

25,500

 

 

PHỤ LỤC 2

PHÂN BỔ VỐN CÁC HỢP PHẦN CHO CÁC TỈNH CHƯƠNG TRÌNH: “MỞ RỘNG QUY MÔ VỆ SINH VÀ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN DỰA TRÊN KẾT QUẢ” VAY VỐN NGÂN HÀNG THẾ GIỚI
(Kèm theo Quyết định số 3606/QĐ-BNN-HTQT ngày 04/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên Tỉnh

Hp phần 1: Cấp nước Nông Thôn

Hp phần 2: Vệ sinh Nông thôn

Hợp phần 3: Nâng cao năng lực truyền thông

Tng vốn cho các hợp phần

Vốn vay cho TC cấp nước (USD)

Vốn đối ng (USD)

Tổng vốn đầu tư CTCN (USD)

Tổng vốn cho CN &VS Trường học (USD)

Tổng vốn HP 1 (USD)

Kinh phí hỗ trợ HGĐ xây dựng NT HVS (USD)

Vốn đầu tư phát trin XM/NC Trạm Y tế (USD)

Tổng vốn HP 2 (USD)

Vốn vay truyền thông (USD)

Vốn đối ứng (USD)

Tổng vốn HP3 (USD)

Tổng số vốn vay WB (USD)

Tổng số vốn đối ứng (USD)

Tổng cộng (USD)

Hà Giang

7,800

867

8,667

1530

10,197

281

720

1,001

405

112,5

518

10,736

979

11,715

Cao Bằng

7,300

811

8,111

640

8,751

313

552

865

450

125

575

9,255

936

10,191

Lào Cai

6,400

711

7,111

520

7,631

250

504

754

360

100

460

8,034

811

8,845

Bắc Cạn

6,000

667

6,667

1270

7,937

219

504

723

315

87,5

403

8,308

754

9,062

Lạng Sơn

6,600

733

7,333

2870

10,203

188

672

860

270

100

370

10,600

833

11,433

Yên Bái

6,400

711

7,111

640

7,751

375

696

1,071

540

150

690

8,651

861

9,512

Thái Nguyên

6,800

756

7,556

70

7,626

250

576

826

360

100

460

8,056

856

8,912

Phú Thọ

6,400

711

7,111

640

7,751

375

1344

1,719

540

150

690

9,299

861

10,160

Bắc Giang

6,700

744

7,444

570

8,014

375

912

1,287

540

150

690

9,097

894

9,991

Tuyên Quang

7,500

833

8,333

1100

9,433

313

504

817

450

125

575

9,867

958

10,825

Lai Châu

6,200

689

6,889

1310

8,199

188

480

668

270

75

345

8,448

764

9,211

Điện Biên

6,200

689

6,889

2220

9,109

313

564

877

450

125

575

9,747

814

10,560

Sơn La

7,300

811

8,111

2230

10,341

188

384

572

270

75

345

10,372

886

11,258

Hòa Bình

7,500

833

8,333

1670

10,003

500

1020

1,520

720

150

870

11,410

983

12,393

Kon Tum

7,100

789

7,889

320

8,209

188

312

500

270

75

345

8,190

864

9,053

Gia Lai

6,000

667

6,667

700

7,367

219

840

1,059

315

100

415

8,074

767

8,840

ĐakLak

7,100

789

7,889

2020

9,909

219

768

987

315

100

415

10,422

889

11,311

ĐakNông

6,800

756

7,556

570

8,126

125

288

413

180

50

230

7,963

806

8,769

Lâm Đồng

6,800

756

7,556

960

8,516

125

360

485

180

50

230

8,425

806

9,231

Ninh Thuận

8,000

889

8,889

840

9,729

0

0

0,0

0

0

0

8,840

889

9,729

Bình Thuận

6,500

722

7,222

310

7,532

0

0

0,0

0

0

0

6,810

722

7,532

Cộng

143,400

15,933

159,333

23,000

182,333

5,000

12,000

17,000

7,200

2,000

9,200

190,600

17,933

208,533