Hệ thống pháp luật

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/QĐ-VKSTC

Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY ĐỊNH QUY MÔ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRỤ SỞ LÀM VIỆC VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CÁC CẤP”

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;

Căn cứ Nghị Quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30/9/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của nhà nước; bảng lương chuyên môn nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát;

Nghị Quyết số 973/2015/NQ-UBTVQH13 ngày 14/7/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước và đại biểu quốc hội hoạt động chuyên trách, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát ban hành kèm theo Nghị Quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30/9/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 152/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 của Chính phủ ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định, định mức sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Thông tư số 09/2007/TT-BNV ngày 26/11/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về kho lưu trữ chuyên dụng;

Căn cứ Tiêu chuẩn Việt Nam số 4601:2012 yêu cầu thiết kế Công sở cơ quan hành chính Nhà nước;

Căn cứ Công văn số: 15014/BTC-QLCS ngày 08/12/2020; 1625/BTC-QLCS ngày 19/02/2021 của Bộ Tài chính về thỏa thuận diện tích chuyên dùng trụ sở làm việc của ngành Kiểm sát;

Căn cứ các quy định khác của pháp luật hiện hành;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định quy mô đầu tư xây dựng trụ sở làm việc Viện kiểm sát nhân dân các cấp” trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 23/QĐ-VKSTC-C3 ngày 15/01/2016 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành quy định quy mô, tiêu chuẩn trụ sở làm việc Viện kiểm sát nhân dân các cấp.

Điều 3. Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao 1,2,3; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng các đơn vị dự toán trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Chủ đầu tư dự án xây dựng trụ sở làm việc Viện kiểm sát nhân dân các cấp và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Đồng chí Viện trưởng VKSNDTC (thay b/c);
- Các đ/c Phó viện trưởng VKSNDTC;
- Bộ Tài chính;
- Văn phòng VKSND tối cao;
- VKSND cấp cao 1,2,3;
- Cơ quan điều tra VKSND tối cao;
- VKSND tỉnh, thành phố;
- Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội;
- Trường ĐTBDN VKS tại TP Hồ Chí Minh;
- Các Chủ đầu tư dự án ngành Kiểm sát;
- Lưu VT, C3 (VT, LĐ cục, các phòng).
 Hùng 100b

KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG




Nguyễn Duy Giảng

 

QUY ĐỊNH

QUY MÔ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRỤ SỞ LÀM VIỆC VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CÁC CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/QĐ-VKSTC ngày 26 tháng 4 năm 2021 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)

Để thực hiện thống nhất trong toàn Ngành về quy mô, tiêu chuẩn trụ sở làm việc, giúp các Chủ đầu tư thuận lợi trong công tác lập: Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế kỹ thuật các dự án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) các cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân đảm bảo điều kiện phục vụ cho hoạt động của đơn vị.

I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

Quyết định này quy định quy mô đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của các đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân (không bao gồm VKSND tối cao; Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Trường Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát tại TP Hồ Chí Minh; các đơn vị sự nghiệp công lập: Báo Bảo vệ pháp luật, Tạp chí Kiểm sát và Viện kiểm sát quân sự các cấp).

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Văn phòng VKSND tối cao; VKSND cấp cao; VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là VKSND cấp tỉnh); VKSND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là VKSND cấp huyện); Văn phòng đại diện VKSND tối cao tại Tp Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh và Đại diện cơ quan Điều tra VKSND tối cao tại Tp Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh; Phòng điều tra tội phạm xảy ra tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây nguyên và Tây nam bộ (gọi tắt là Phòng điều tra khu vực)

III. QUY MÔ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRỤ SỞ LÀM VIỆC

1. Căn cứ để xác định quy mô đầu tư xây dựng trụ sở làm việc

Tổng diện tích xây dựng trụ sở bao gồm: diện tích làm việc theo chức danh, diện tích sử dụng chung, diện tích chuyên dùng (diện tích sử dụng chung chưa bao gồm diện tích chiếm chỗ cột, tường, hộp kỹ thuật, cầu thang, nhà để xe). Căn cứ để xác định như sau:

- Căn cứ số biên chế của đơn vị do Viện trưởng VKSND tối cao giao; được tính cho cả số hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo Nghị định của Chính phủ (gọi tắt là số cán bộ). Từ số cán bộ của đơn vị, căn cứ vào quy định của Thủ tướng Chính phủ về định mức, tiêu chuẩn sử dụng trụ sở làm việc, để xác định diện tích làm việc cho từng chức danh, diện tích sử dụng chung.

- Căn cứ vào Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4601:2012 để xác định diện tích cầu thang và diện tích nhà xe.

- Căn cứ vào Văn bản của Bộ Tài chính và quyết định ban hành quy mô của Viện trưởng VKSND tối cao để xác định diện tích chuyên dùng cho từng đơn vị.

2. Nhóm quy mô đầu tư xây dựng trụ sở làm việc

2.1. VKSND cấp cao có 2 nhóm

- Nhóm 1 : VKSND cấp cao tại Tp Đà Nẵng.

- Nhóm 2 : VKSND cấp cao tại Tp Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.

2.2. VKSND cấp tỉnh có 4 nhóm

- Nhóm 1 : Có số cán bộ từ 60 người trở xuống.

- Nhóm 2 : Có số cán bộ từ 61 người đến 70 người.

- Nhóm 3 : Có số cán bộ từ 71 người đến 80 người.

- Nhóm 4 : Có số cán bộ từ 81 người đến 90 người.

2.3. VKSND cấp huyện có 4 nhóm

- Nhóm 1 : Có số cán bộ từ 15 người trở xuống.

- Nhóm 2 : Có số cán bộ từ 16 người đến 20 người.

- Nhóm 3 : Có số cán bộ từ 21 người đến 25 người.

- Nhóm 4 : Có số cán bộ từ 26 người đến 30 người.

2.4. Đại diện Cơ quan điều tra VKSND tối cao tại Tp Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh có 02 nhóm

- Nhóm 1 : Có số cán bộ từ 30 người trở xuống.

- Nhóm 2 : Có số cán bộ từ 31 người đến 40 người.

2.5. Phòng Điều tra tội phạm xảy ra tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây nguyên và Tây Nam bộ thuộc Cơ quan điều tra VKSND tối cao có 03 nhóm

- Nhóm 1 : Có số cán bộ từ 15 người trở xuống.

- Nhóm 2 : Có số cán bộ từ 16 người đến 20 người.

- Nhóm 3 : Có số cán bộ từ 21 người đến 25 người.

(Quy mô xây dựng từng nhóm được quy định như phụ lục kèm theo)

2.6. Các trường hợp khác

- Trường hợp cán bộ của đơn vị có số lượng người vượt trên các nhóm quy định nêu trên thì đơn vị được phép căn cứ số lượng cán bộ được giao thực tế để tính cụ thể diện tích làm việc, diện tích sử dụng chung cho từng chức danh theo quy định và diện tích chuyên dùng theo thỏa thuận của Bộ Tài chính, sau đó trình lãnh đạo VKSND tối cao xem xét, quyết định.

- Trong trường hợp cần thiết phải điều chỉnh nhóm về quy mô xây dựng cho phù hợp với điều kiện thực tế thì đơn vị phải có đề xuất xin ý kiến và được Lãnh đạo VKSND tối cao xem xét quyết định trước khi thực hiện.

- Đối với Đại diện Văn phòng VKSND tối cao tại thành phố Đà Nẵng, Hồ Chí Minh; VKSND thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh; Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Trường Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh, các đơn vị sự nghiệp công lập: Báo Bảo vệ pháp luật, Tạp chí Kiểm sát và một số địa bàn có ý nghĩa đặc biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, các địa phương có điều kiện tự nhiên đặc thù thì quy mô đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của các đơn vị này do Lãnh đạo VKSND tối cao xem xét, quyết định theo từng trường hợp cụ thể.

3. Các hạng mục đầu tư xây dựng xây dựng khác

Ngoài quy mô đầu tư xây dựng các hạng mục chính được quy định tại phụ lục còn có các hạng mục sau:

- Cổng, hàng rào; Sân, đường nội bộ, cây xanh;

- Hệ thống cấp điện, chiếu sáng ngoài nhà;

- Hệ thống nước nóng, điện năng lượng mặt trời (nếu có);

- Hệ thống chống sét;

- Trạm biến áp, máy phát điện dự phòng;

- Hệ thống cấp, thoát nước ngoài nhà;

- Hệ thống mạng thông tin liên lạc, mạng Internet, Camera;

- Hệ thống mạng truyền hình hội nghị;

- Hệ thống phòng cháy chữa cháy;

- Phòng chống mối;

- Cột cờ, biển hiệu cơ quan, phù hiệu ngành.

IV. DIỆN TÍCH KHUÔN VIÊN XÂY DỰNG TRỤ SỞ

1. Vị trí và diện tích đất xây dựng trụ sở

Vị trí xây dựng trụ sở cần phải được bố trí ở trung tâm hành chính của địa phương để thuận lợi trong quan hệ công tác với các đơn vị trên địa bàn và thuận tiện cho người dân tới làm việc. Phù hợp với quy hoạch chung của địa phương đảm bảo tính lâu dài.

Diện tích khuôn viên cần tương xứng với các nhóm quy mô đầu tư xây dựng bảo đảm điều kiện hoạt động của đơn vị. Cụ thể như sau:

- Đối với VKSND cấp cao, cấp tỉnh, Đại diện Cơ quan điều tra VKSND tối cao tại Tp Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh hoặc tương đương khuôn viên đất xây dựng trụ sở từ 2.000m2 - 10.000m2.

- Đối với VKSND cấp huyện, Phòng Điều tra tội phạm xảy ra tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây nguyên và Tây Nam bộ hoặc tương đương khuôn viên đất xây dựng trụ sở từ 2.000m2 - 5.000m2.

Trường hợp địa phương cấp đất để xây dựng trụ sở làm việc thấp hơn hoặc cao hơn so với yêu cầu nêu trên thì đơn vị phải có văn bản xin ý kiến của VKSND tối cao trước khi thực hiện.

Khi tiến hành xin cấp đất mới cần làm việc với địa phương để hỗ trợ cấp đất sạch (đất đã được đền bù giải phóng mặt bằng).

2. Quy hoạch tổng mặt bằng

Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng tổng thể của khu vực, bảo đảm tính ổn định, lâu dài, thuận lợi về giao thông, có không gian kiến trúc thoáng đãng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thông tin liên lạc, kết nối mạng internet đồng bộ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Ngành và có khả năng mở rộng trong tương lai.

V. TIÊU CHUẨN KIẾN TRÚC, VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Thiết kế kiến trúc và vật liệu xây dựng phải thể hiện được tính hiện đại, lâu dài; thể hiện tính uy nghiêm của cơ quan bảo vệ pháp luật, phù hợp với cảnh quan môi trường và điều kiện tự nhiên theo vùng, miền.

1. Nhà làm việc

- Số tầng: phù hợp với quy hoạch của địa phương và khu vực.

- Chiều cao thông thủy các tầng: tầng 1 cao tối đa 3,9m từ tầng 2 trở lên cao tối đa 3,6m. Riêng tầng có hội trường hoặc phòng họp chung đơn vị có thể cao tối đa 4,2m.

- Chiều rộng hành lang thông thủy tuân thủ Tiêu chuẩn Việt Nam số 4601:2012.

- Mái đổ bê tông trên lợp ngói hoặc lợp tôn chống nóng chống dột. Nền các phòng, hành lang lát gạch granit nhân tạo, ceramic hoặc tương đương; Bậc, chiếu nghỉ cầu thang, tam cấp, sảnh lát đá granit hoặc tương đương. Tường trần bả ma tít, lăn sơn toàn nhà hoặc làm trần thạch cao.

- Hệ thống cửa đi, cửa sổ: gỗ tự nhiên nhóm 2, gỗ công nghiệp hoặc nhôm kính, sắt, nhựa lõi thép tuỳ theo điều kiện cụ thể của địa phương vùng miền.

- Các phòng Viện trưởng, phó viện trưởng VKSND các cấp, Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra (gọi tắt là lãnh đạo đơn vị), phòng họp chung, phòng tiếp khách, phòng truyền thống, hội trường cơ quan (nếu có) được trang trí nội thất như: ốp gỗ chân tường, làm trần thạch cao.

- Phòng làm việc của lãnh đạo đơn vị được thiết kế có vệ sinh riêng khép kín.

2. Nhà lưu trú công vụ

- Số tầng: phù hợp với quy hoạch của địa phương và tổng thể của dự án.

- Cơ cấu các phòng: Nhà lưu trú công vụ gồm các phòng nghỉ, phòng ăn bếp (phòng nghỉ có vệ sinh khép kín). Riêng phòng nghỉ được thiết kế và bố trí nội thất. Đối với một số địa phương do yêu cầu đặc thù về phong tục tập quán đối với VKSND cấp huyện có thể thiết kế khu vệ sinh tập trung (không thiết kế vệ sinh khép kín).

Đối với VKSND cấp quận và VKSND thành phố, thị xã thuộc tỉnh có thể xây dựng nhà lưu trú công vụ nếu cần thiết.

- Chiều cao thông thủy: chiều cao tầng tối đa 3,9m.

- Chiều rộng hành lang thông thủy tuân thủ Tiêu chuẩn Việt Nam số 4601:2012.

- Mái đổ bê tông, trên lợp ngói hoặc lợp tôn chống nóng chống thấm; Nền các phòng, hành lang lát gạch granit, ceramic hoặc tương đương; Bậc tam cấp lát đá granit hoặc tương đương. Tường trần bả ma tít, lăn sơn hoặc làm trần thạch cao.

- Hệ thống cửa đi, cửa sổ: gỗ tự nhiên nhóm 2, gỗ công nghiệp hoặc nhôm kính, sắt, nhựa lõi thép tuỳ theo điều kiện cụ thể của địa phương vùng miền.

Lưu ý: Trong trường hợp diện tích đất xây dựng trụ sở nhỏ, có thể gộp nhà lưu trú công vụ vào hạng mục nhà làm việc.

3. Nhà bảo vệ

Chiều cao thông thủy tối đa 3,3m, mái đổ bê tông, lợp ngói hoặc tôn tuỳ theo kiến trúc cho phù hợp với kiến trúc tổng thể, cửa đi, cửa sổ: gỗ tự nhiên nhóm 2 hoặc sắt, nhôm kính, nhựa lõi thép.

4. Nhà tiếp dân

Trường hợp quỹ đất cho phép các đơn vị tách diện tích tiếp dân thành một hạng mục riêng để thuận tiện cho công tác tiếp dân và không ảnh hưởng đến môi trường làm việc của cán bộ công chức trong đơn vị.

Nhà tiếp dân có chiều cao thông thủy tối đa 3,6m, mái đổ bê tông, lợp ngói hoặc tôn tuỳ theo kiến trúc cho phù hợp với kiến trúc tổng thể, cửa đi, cửa sổ: gỗ tự nhiên nhóm 2 hoặc sắt, nhôm kính, nhựa lõi thép. Nhà tiếp dân được bố trí khu vệ sinh riêng.

Lưu ý: Trong từng trường hợp cụ thể có thể gộp nhà bảo vệ tiếp dân thành một hạng mục.

5. Ga ra ô tô, nhà xe 2 bánh

Nhà khung, cột, mái bê tông cốt thép trên lợp tôn chống nóng, chống thấm, chiều cao tối đa 3,0m. Nền đổ bê tông, cửa nhôm cuốn, cửa sắt hoặc nhà khung thép mái tôn, nền đổ bê tông, kiến trúc phù hợp quy hoạch chung.

(Trường hợp cần thiết đối với VKSND cấp huyện diện tích ga ra ô tô và nhà xe 2 bánh có thể thiết kế hợp khối ga ra ô tô và nhà xe 2 bánh vào một hạng mục cho phù hợp với quy hoạch của địa phương và nhu cầu sử dụng của đơn vị)

6. Nhà để máy phát điện, máy bơm

Nhà khung, cột, mái bê tông cốt thép, trên lợp tôn chống nóng, chống thấm, chiều cao tối đa 3,0m. Nen đổ bê tông, cửa nhôm hoặc cửa sắt, kiến trúc phù hợp quy hoạch chung.

7. Cổng hàng rào, biển hiệu cơ quan

Quy mô tuỳ thuộc diện tích đất được giao để xây dựng trụ sở. Cổng chính, biển hiệu cơ quan ốp đá gắn chữ. Hàng rào mặt chính xây gạch kết hợp trang trí hoa sắt, phần còn lại xây gạch.

8. Sân, đường nội bộ, cây xanh

Quy mô diện tích cần tính toán hợp lý phù hợp với mật độ xây dựng theo quy hoạch và diện tích xây dựng các hạng mục công trình, diện tích đất xây dựng, đảm bảo sử dụng thuận tiện giữa các hạng mục công trình, tiết kiệm kinh phí. Diện tích đất còn lại quy hoạch trồng thảm cỏ, cây xanh bóng mát.

Sân đường nội bộ: đổ bê tông, diện tích tối đa 1.500m2 đối với cấp huyện; tối đa 2.500m2 đối với cấp tỉnh, riêng khu vực sân chào cờ phía trước trụ sở có thể lát gạch trang trí hoặc đá tự nhiên.

Sân vườn, cây xanh: các đơn vị chỉ trồng thảm cỏ, cây xanh, cây bóng mát, không trồng các loại cây dễ gẫy, dễ gây mối mọt, có hoa quả thu hút ruồi, muỗi, có mùi khó chịu trong cơ quan.

9. Thông tin liên lạc, mạng Internet, truyền hình hội nghị trực tuyến, Camera

Lắp đặt hệ thống mạng điện thoại, mạng internet, camera, mạng truyền hình hội nghị trực tuyến đồng bộ (bao gồm cả thiết bị) đáp ứng yêu cầu thông tin liên lạc và phục vụ các hội nghị, hội họp trực tuyến của Ngành từ VKSND tối cao đến VKSND cấp huyện.

10. Hệ thống điện, trạm biến áp, máy phát điện dự phòng

- Hệ thống điện trong nhà: Thiết kế đảm bảo đồng bộ, phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam, hệ thống dây dẫn được bố trí đi ngầm tường, sàn hoặc trần nhà trong ống cứng PVC bảo vệ. Đường điện của ổ cắm, điều hòa, bình nóng lạnh, thiết kế tách rời nhau với đường điện chiếu sáng. Hệ thống dây điện điều hòa được thiết kế, lắp đặt cho tất cả các phòng trong đơn vị.

- Hệ thống điện ngoài nhà: cấp điện ngoài nhà dùng hệ thống dây cáp điện đi ngầm dưới đất cấp đến các hạng mục công trình, cột đèn chiếu sáng ngoài nhà dùng cột đèn chiếu sáng gắn đèn cao áp.

- Trạm biến áp, máy phát điện dự phòng: Đối với dự án từ VKSND cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên được đầu tư Trạm biến áp trong trường hợp cần thiết và phải tính toán công suất phù hợp với quy mô công trình và đảm bảo quy hoạch về vị trí trạm biến áp của Điện lực địa phương. Máy phát điện dự phòng được lắp đặt và tính toán đảm bảo công suất chiếu sáng cho các phòng làm việc, hội họp và thang máy (nếu có) khi mất điện nguồn (không bao gồm chạy các thiết bị điều hòa, bình nóng lạnh).

11. Hệ thống cấp thoát nước

- Hệ thống cấp thoát nước trong nhà: Thiết kế đảm bảo đồng bộ, phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam, hệ thống cấp nước dùng ống hàn nhiệt PPR, hệ thống thoát nước thải và thoát nước xí, tiểu thiết kế riêng biệt, ống thoát nước dùng ống PVC.

- Hệ thống cấp thoát nước ngoài nhà: Mức độ lắp đặt phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện làm việc, hoạt động của đơn vị.

12. Hệ thống chống sét

Thiết kế đảm bảo phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam và có thể sử dụng thiết bị thu sét 01 kim lắp trên mái nhà làm việc có bán kính bảo vệ phù hợp với quy mô công trình.

13. Hệ thống điện, nước nóng năng lượng mặt trời

Một số địa phương có số giờ nắng cao có thể đề xuất lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời và hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời.

14. Phòng cháy chữa cháy

Thiết kế đồng bộ theo tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy và theo Luật phòng cháy chữa cháy hiện hành.

15. Phù hiệu ngành, cột cờ

- Phù hiệu ngành gồm: Phù hiệu ngành gắn trên mặt chính nhà làm việc và phù hiệu ngành để treo ở các phòng họp chung hoặc hội trường của đơn vị. Vị trí lắp đặt và kích cỡ phù hiệu ngành theo mẫu và hướng dẫn của VKSND tối cao.

- Cột cờ: Cột cờ được dùng để gắn cờ Đảng, cờ Tổ quốc Việt Nam, bố trí phía trước nhà làm việc trong sân chào cờ, cột cờ bằng Inox.

16. Phòng chống mối

Đối với các trụ sở VKSND các cấp cần có giải pháp phòng chống mối theo quy định.

17. Tiêu chuẩn vật liệu xây dựng và các thiết bị sử dụng cho công trình

Khuyến khích sử dụng vật liệu, thiết bị trong nước sản xuất có chất lượng tốt đảm bảo sử dụng lâu dài.

VI. TRANG THIẾT BỊ

1. Thang máy

Đối với công trình cao từ 05 tầng trở lên được bố trí thang máy (các trường hợp khác do lãnh đạo VKSND tối cao quyết định trước khi thực hiện)

2. Điều hòa

Điều hòa được lắp cho các phòng như sau: Phòng họp chung đơn vị, hội trường (nếu có), phòng làm việc lãnh đạo đơn vị, phòng lưu trữ, phòng tiếp dân, phòng trực nghiệp vụ, phòng tiếp khách, phòng làm việc của cán bộ công chức, người lao động... và phòng nghỉ (sử dụng cho nhà lưu trú công vụ). Đối với VKSND cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên có thể trang bị hệ thống điều hòa trung tâm hoặc hệ thống điều hòa Multi (một dàn nóng nhiều dàn lạnh).

Lưu ý: Khi thiết kế hệ thống điều hòa các Chủ đầu tư cần rà soát lại thiết bị điều hòa tại trụ sở cũ có thể sử dụng được để tính toán cho phù hợp đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí.

3. Bình nóng lạnh

Bình nóng lạnh được lắp đặt trong phòng vệ sinh dành cho lãnh đạo đơn vị và phòng nghỉ nhà lưu trú công vụ.

4. Thiết bị đồ gỗ, mành rèm

Phòng làm việc lãnh đạo đơn vị, phòng khách, phòng tiếp dân được lắp đặt trang thiết bị như: Bàn, ghế, bộ bàn ghế tiếp khách, tủ hồ sơ và rèm cửa. Hội trường và phòng họp đơn vị được trang bị: Bàn ghế, bục tượng Bác, bục phát biểu, phông rèm, khẩu hiệu. Các phòng nghỉ nhà lưu trú công vụ được trang bị: Bàn, ghế, tủ, giường, rèm cửa. Các phòng làm việc còn lại được trang bị theo tiêu chuẩn quy định.

Đối với VKSND cấp cao, VKSND thành phố Hà Nội, VKSND thành phố Hồ Chí Minh: được trang bị tối đa 3.000 triệu đồng.

Đối với VKSND cấp tỉnh hoặc tương đương: được trang bị tối đa 2.000 triệu đồng.

Đối với VKSND cấp huyện hoặc tương đương: được trang bị tối đa 1.000 triệu đồng.

Các trường hợp khác do lãnh đạo VKSND tối cao quyết định trước khi thực hiện.

Lưu ý: Các Chủ đầu tư khi lập dự toán chi tiết thiết bị cần rà soát lại thiết bị đồ gỗ tại trụ sở cũ có thể sử dụng được để tính toán cho phù hợp đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí và tuân thủ quy định, định mức sử dụng máy móc, thiết bị hiện hành của Chính phủ để thực hiện.

5. Các quy định khác

Ngoài các quy định cụ thể nêu trên, nếu có phát sinh nội dung khác Chủ đầu tư báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao xem xét, quyết định trước khi thực hiện.

VII. XỬ LÝ CHUYỂN TIẾP

Đối với dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc đã được VKSND tối cao phê duyệt: Chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế dự toán trước ngày Quyết định này có hiệu lực thì vẫn áp dụng quy mô đầu tư xây dựng theo quyết định đã được phê duyệt.

Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh quy mô theo Quyết định này, các đơn vị báo cáo Lãnh đạo VKSND tối cao xem xét quyết định./.

 

PHỤ LỤC I

QUY MÔ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRỤ SỞ LÀM VIỆC VKSND CẤP CAO
(Kèm theo Quyết định số 36/VKSTC-C3 ngày 26/4/2021 của VKSND tối cao)

Đơn vị tính: m2

TT

Chức danh

Tiêu chuẩn (m2/người)

Nhóm 1 (VKSND cấp cao tại Tp Đà Nẵng)

Nhóm 2 (VKSND cấp cao tại Tp HCM, Hà Nội)

Số người

Tổng diện tích

Số người

Tổng diện tích

I

Nhà làm việc

 

4.389

6.261

A

Diện tích làm việc theo chức danh

 

103

1.215

172

1.930

1

Viện trưởng VKSND cấp cao

30

1

30

1

30

2

Phó viện trưởng VKSND cấp cao

25

4

100

4

100

3

Viện trưởng Viện nghiệp vụ

20

4

80

5

100

4

Phó viện trưởng Viện nghiệp vụ

15

9

135

11

165

5

Trưởng phòng

12

11

132

13

156

6

Phó trưởng phòng

12

11

132

13

156

7

Kiểm sát viên, kiểm tra viên, chuyên viên và các chức danh tương đương

10

55

550

116

1.160

8

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn

7

8

56

9

63

B

Diện tích sử dụng chung (trừ DT nhà bảo vệ, máy phát điện, máy bơm)

(50%*A)-15-15

578

935

C

Diện tích chuyên dùng

 

2.596

3.396

1

Phòng tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm

 

78

 

78

2

Phòng hỏi cung bị can

 

84

 

84

3

Phòng ghi lời khai nhân chứng

 

90

 

90

4

Kho vật chứng

 

120

 

120

5

Phòng trực nghiệp vụ

 

30

 

30

6

Phòng tiếp và làm việc của cán bộ kiểm sát viên với cơ quan bên ngoài

 

81

 

81

7

Phòng họp Ủy ban kiểm sát và Ủy ban kiểm sát mở rộng

 

78

 

78

8

Phòng họp liên ngành giải quyết án

 

78

 

78

9

Phòng cơ yếu

 

30

 

30

10

Kho chuyên dùng lưu trữ hồ sơ án và tra cứu hồ sơ tài liệu

 

1.200

 

1.800

11

Phòng luật sư nghiên cứu hồ sơ

 

90

 

90

12

Phòng giao ban và theo dõi phiên tòa trực tuyến

 

70

 

70

13

Phòng điều hành trung tâm, theo dõi chỉ huy hỏi cung bị can và lưu trữ dữ liệu

 

39

 

39

14

Trung tâm thống kê tội phạm liên ngành

 

78

 

78

15

Hội trường cơ quan

 

450

 

650

II

Nhà lưu trú công vụ

 

500

 

800

III

Nhà bảo vệ tiếp dân

145

145

1

Diện tích bảo vệ

 

15

 

15

2

Phòng chờ của công dân

 

52

 

52

3

Phòng tiếp công dân

 

78

 

78

IV

Ga ra ô tô

200

200

V

Nhà xe 2 bánh

290

490

VI

Nhà để máy phát điện, máy bơm

15

15

 

Tổng cộng (m2)

5.539

7.911

Ghi chú: Diện tích trên là diện tích sử dụng tối đa, được tính theo kích thước thông thủy bao gồm cả diện tích sảnh, hành lang, vệ sinh; chưa bao gồm diện tích cầu thang. Diện tích cầu thang được tính theo tiêu chuẩn TCVN 4601:2012

 

PHỤ LỤC II

QUY MÔ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRỤ SỞ LÀM VIỆC VKSND CẤP TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 36/VKSTC-C3 ngày 26/4/2021 của VKSND tối cao)

Đơn vị tính: m2

TT

Chức danh

Tiêu chuẩn (m2/người)

Nhóm 1 (VKSND tỉnh ≤60 người)

Nhóm 2 (VKSND tỉnh 61-70 người)

Nhóm 3 (VKSND tỉnh 71-80 người)

Nhóm 4 (VKSND tỉnh 81-90 người)

Số người

Tổng diện tích

Số người

Tổng diện tích

Số người

Tông diện tích

Số người

Tổng diện tích

I

Nhà làm việc

 

2.349

2.648

2.893

3.139

A

Diện tích làm việc theo chức danh

 

60

693

70

799

80

896

90

993

1

Viện trưởng

25

1

25

1

25

1

25

1

25

2

Phó viện trưởng

20

3

60

3

60

3

60

3

60

3

Trưởng phòng

15

8

120

9

135

9

135

9

135

4

Phó trưởng phòng

12

16

192

18

216

18

216

18

216

5

Kiểm sát viên, kiểm tra viên, chuyên viên và các chức danh tương đương

10

24

240

30

300

39

390

48

480

6

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn

7

8

56

9

63

10

70

11

77

B

Diện tích sử dụng chung (trừ DT nhà bảo vệ, máy phát điện, máy bơm)

(50%*A)-15-15

317

370

418

467

C

Diện tích chuyên dùng

 

1.339

1.479

1.579

1.679

1

Phòng tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm

 

52

 

52

 

52

 

52

2

Phòng hỏi cung bị can

 

56

 

56

 

56

 

56

3

Phòng ghi lời khai nhân chứng

 

60

 

60

 

60

 

60

4

Kho vật chứng

 

80

 

80

 

80

 

80

5

Phòng trực nghiệp vụ

 

30

 

30

 

30

 

30

6

Phòng tiếp và làm việc của cán bộ kiểm sát viên với cơ quan bên ngoài

 

54

 

54

 

54

 

54

7

Phòng họp Ủy ban kiểm sát và Ủy ban kiểm sát mở rộng

 

52

 

52

 

52

 

52

8

Phòng họp liên ngành giải quyết án

 

78

 

78

 

78

 

78

9

Phòng cơ yếu

 

30

 

30

 

30

 

30

10

Kho chuyên dùng lưu trữ hồ sơ án và tra cứu hồ sơ tài liệu

 

300

 

400

 

500

 

500

11

Phòng luật sư nghiên cứu hồ sơ

 

60

 

60

 

60

 

60

12

Phòng giao ban và theo dõi phiên tòa trực tuyến

 

70

 

70

 

70

 

70

13

Phòng điều hành trung tâm, theo dõi chỉ huy hỏi cung bị can và lưu trữ dữ liệu

 

39

 

39

 

39

 

39

14

Trung tâm thống kê tội phạm liên ngành

 

78

 

78

 

78

 

78

15

Hội trường cơ quan

 

300

 

340

 

340

 

440

II

Nhà lưu trú công vụ

 

400

 

400

 

460

 

500

III

Nhà bảo vệ tiếp dân

93

93

93

93

1

Diện tích bảo vệ

 

15

 

15

 

15

 

15

2

Phòng chờ của công dân

 

26

 

26

 

26

 

26

3

Phòng tiếp công dân

 

52

 

52

 

52

 

52

IV

Ga ra ô tô

129

129

154

154

V

Nhà xe 2 bánh

170

200

230

255

VI

Nhà để máy phát điện, máy bơm

15

15

15

15

 

Tổng cộng (m2)

3.156

3.485

3.845

4.156

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Diện tích trên là diện tích sử dụng tối đa, được tính theo kích thước thông thủy bao gồm cả diện tích sảnh, hành lang, vệ sinh; chưa bao gồm diện tích cầu thang. Diện tích cầu thang được tính theo tiêu chuẩn TCVN 4601:2012

 

PHỤ LỤC III

QUY MÔ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRỤ SỞ LÀM VIỆC VKSND CẤP HUYỆN
(Kèm theo Quyết định số 36/VKSTC-C3 ngày 26/4/2021 của VKSND tối cao)

Đơn vị tính: m2

TT

Chức danh

Tiêu chuẩn (m2/người)

Nhóm 1 (VKSND huyện ≤15 người)

Nhóm 2 (VKSND huyện 16-20 người)

Nhóm 3 (VKSND huyện 21-25 người)

Nhóm 4 (VKSND huyện 26-30 người)

Số người

Tông diện tích

Số người

Tổng diện tích

Số người

Tổng diện tích

Số người

Tổng diện tích

I

Nhà làm việc

 

754

901

976

1.061

A

Diện tích làm việc theo chức danh

 

15

150

20

200

25

250

30

300

1

Viện trưởng

12

1

12

1

12

1

12

1

12

2

Phó viện trưởng

12

2

24

2

24

2

24

2

24

3

Kiểm sát viên, kiểm tra viên, chuyên viên và các chức danh tương đương

10

10

100

15

150

20

200

25

250

4

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn

7

2

14

2

14

2

14

2

14

B

Diện tích sử dụng chung (trừ DT nhà bảo vệ, máy phát điện, máy bơm)

(50%*A)-15-10

50

75

100

125

C

Diện tích chuyên dùng

 

554

626

626

636

1

Phòng tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm

 

26

 

26

 

26

 

26

2

Phòng hỏi cung bị can

 

28

 

28

 

28

 

28

3

Phòng ghi lời khai nhân chứng

 

30

 

30

 

30

 

30

4

Kho vật chứng

 

20

 

30

 

30

 

40

5

Phòng trực nghiệp vụ

 

30

 

30

 

30

 

30

6

Phòng tiếp và làm việc của cán bộ kiểm sát viên với cơ quan bên ngoài

 

27

 

27

 

27

 

27

7

Phòng họp liên ngành giải quyết án

 

39

 

39

 

39

 

39

8

Kho chuyên dùng lưu trữ hồ sơ án và tra cứu hồ sơ tài liệu

 

250

 

312

 

312

 

312

9

Phòng luật sư nghiên cứu hồ sơ

 

30

 

30

 

30

 

30

10

Phòng giao ban và theo dõi phiên tòa trực tuyến

 

35

 

35

 

35

 

35

11

Trung tâm thống kê tội phạm liên ngành

 

39

 

39

 

39

 

39

II

Nhà lưu trú công vụ

 

125

 

125

 

150

 

175

III

Nhà bảo vệ tiếp dân

67

67

67

67

1

Diện tích bảo vệ

 

15

 

15

 

15

 

15

2

Phòng chờ của công dân

 

26

 

26

 

26

 

26

3

Phòng tiếp công dân

 

26

 

26

 

26

 

26

IV

Ga ra ô tô

30

30

30

30

V

Nhà xe 2 bánh

40

55

70

85

VI

Nhà để máy phát điện, máy bơm

10

10

10

10

 

Tổng cộng (m2)

1.026

1.188

1.303

1.428

Ghi chú: Diện tích trên là diện tích sử dụng tối đa, được tính theo kích thước thông thủy bao gồm cả diện tích sảnh, hành lang, vệ sinh; chưa bao gồm diện tích cầu thang. Diện tích cầu thang được tính theo tiêu chuẩn TCVN 4601:2012

 

PHỤ LỤC IV

QUY MÔ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRỤ SỞ LAM VIỆC ĐẠI DIỆN CƠ QUAN ĐIỀU TRA VKSND TỐI CAO TẠI MIỀN NAM VÀ MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN
(Kèm theo Quyết định số 36/VKSTC-C3 ngày 26/4/2021 của VKSND tối cao)

Đơn vị tính: m2

TT

Chức danh

Tiêu chuẩn (m2/người)

Nhóm 1 (biên chế ≤30 người)

Nhóm 2 (biên chế 31-40 người)

Số người

Tổng diện tích

Số người

Tổng diện tích

I

Nhà làm việc

 

1.475

1.735

A

Diện tích làm việc theo chức danh

 

30

309

40

409

1

Phó thủ trưởng cơ quan Điều tra

20

1

20

1

20

2

Trưởng phòng

15

1

15

1

15

3

Phó trưởng phòng

12

2

24

2

24

4

Đội trưởng, Phó đội trưởng

12

4

48

4

48

5

Điều tra viên, kiểm tra viên, chuyên viên và các chức danh tương đương

10

16

160

26

260

6

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn

7

6

42

6

42

B

Diện tích sử dụng chung (trừ DT nhà bảo vệ, máy phát điện)

(50%*A)-15-15

125

175

C

Diện tích chuyên dùng

 

1.041

1.151

1

Phòng tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm

2P

52

 

52

2

Phòng hỏi cung bị can

3P

84

 

84

3

Phòng ghi lời khai nhân chứng

2P

60

 

60

4

Kho vật chứng

3P

120

 

120

5

Phòng trực nghiệp vụ

1P

30

 

30

6

Phòng tiếp và làm việc của điều tra viên với cơ quan bên ngoài

2P

54

 

54

8

Phòng họp giải quyết án

1P

78

 

78

9

Phòng cơ yếu

1P

30

 

30

10

Kho chuyên dùng lưu trữ hồ sơ án và tra cứu hồ sơ tài liệu

 

180

 

200

11

Phòng điều hành trung tâm, theo dõi chỉ huy hỏi cung bị can và lưu trữ dữ liệu

1P

39

 

39

12

Phòng tạm giam

2P

64

 

64

13

Hội trường cơ quan

 

250

 

340

II

Nhà lưu trú công vụ

 

200

 

250

III

Nhà bảo vệ tiếp dân

145

145

1

Diện tích bảo vệ

 

15

 

15

2

Phòng chờ của công dân

2P

52

 

52

3

Phòng tiếp công dân

3P

78

 

78

IV

Ga ra ô tô

129

129

V

Nhà xe 2 bánh

80

110

VI

Nhà để máy phát điện, máy bơm

15

15

 

Tổng cộng (m2)

2.044

2.384

Ghi chú: Diện tích trên là diện tích sử dụng tối đa, được tính theo kích thước thông thủy bao gồm cả diện tích sảnh, hành lang, vệ sinh; chưa bao gồm diện tích cầu thang. Diện tích cầu thang được tính theo tiêu chuẩn TCVN 4601:2012

 

PHỤ LỤC V

QUY MÔ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRỤ SỞ LÀM VIỆC PHÒNG ĐIỀU TRA TỘI PHẠM TẠI CÁC KHU VỰC THUỘC CƠ QUAN ĐIỀU TRA VKSND TỐI CAO
(Kèm theo Quyết định số 36/VKSTC-C3 ngày 26/4/2021 của VKSND tối cao)

Đơn vị tính: m2

TT

Chức danh

Tiêu chuẩn (m2/người)

Nhóm 1 (biên chế ≤15 người)

Nhóm 2 (biên chế 16-20 người)

Nhóm 3 (biên chế 21-25 người)

Số người

Tổng diện tích

Số người

Tổng diện tích

Số người

Tổng diện tích

I

Nhà làm việc

 

715

813

908

A

Diện tích làm việc theo chức danh

 

15

153

20

205

25

255

1

Trưởng phòng

15

1

15

1

15

1

15

2

Phó trưởng phòng

12

2

24

3

36

3

36

3

Điều tra viên, kiểm tra viên, chuyên viên và các chức danh tương đương

10

10

100

14

140

19

190

4

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn

7

2

14

2

14

2

14

B

Diện tích sử dụng chung (trừ DT nhà bảo vệ, máy phát điện, máy bơm)

(50%*A)-15-10

52

78

103

C

Diện tích chuyên dùng

 

500

530

550

1

Phòng tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm

 

26

 

26

 

 

2

Phòng hỏi cung bị can

 

56

 

56

 

 

3

Phòng ghi lời khai nhân chứng

 

30

 

30

 

 

4

Kho vật chứng

 

80

 

80

 

80

5

Phòng trực nghiệp vụ

 

30

 

30

 

30

6

Phòng tiếp và làm việc của cán bộ cơ quan điều tra với cơ quan bên ngoài

 

27

 

27

 

27

7

Phòng cơ yếu

 

30

 

30

 

30

8

Kho chuyên dùng lưu trữ hồ sơ án và tra cứu hồ sơ tài liệu

 

150

 

180

 

200

9

Phòng họp giải quyết án

 

39

 

39

 

39

10

Phòng tạm giam

 

32

 

32

 

32

II

Nhà lưu trú công vụ

 

125

 

125

 

150

III

Nhà bảo vệ tiếp dân

67

67

67

1

Diện tích bảo vệ

 

15

 

15

 

15

2

Phòng chờ của công dân

 

26

 

26

 

26

3

Phòng tiếp công dân

 

26

 

26

 

26

IV

Ga ra ô tô

100

100

100

V

Nhà xe 2 bánh

40

55

70

VI

Nhà để máy phát điện, máy bơm

10

10

10

 

Tổng cộng (m2)

1.057

1.170

1.305

Ghi chú: Diện tích trên là diện tích sử dụng tối đa, được tính theo kích thước thông thủy bao gồm cả diện tích sảnh, hành lang, vệ sinh; chưa bao gồm diện tích cầu thang. Diện tích cầu thang được tính theo tiêu chuẩn TCVN 4601:2012

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 36/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định về "quy mô đầu tư xây dựng trụ sở làm việc Viện kiểm sát nhân dân các cấp" do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

  • Số hiệu: 36/QĐ-VKSTC
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/04/2021
  • Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  • Người ký: Nguyễn Duy Giảng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/04/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản