- 1Quyết định 31/2021/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp, ủy quyền trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 2Quyết định 105/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ và một phần do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành được rà soát trong năm 2021
- 3Quyết định 412/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2019–2023
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2015/QĐ-UBND | Quảng Bình, ngày 28 tháng 10 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 2580/TTr-SXD ngày 17 tháng 9 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định phân công phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Những quy định tại Quy chế phối hợp thực hiện quản lý đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ban hành kèm theo Quyết định số 1342 /QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình trái với Quy định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2015/QĐ-UBND, ngày 28 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
2. Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng đối với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các cấp, các chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân có hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Mục tiêu, nguyên tắc quản lý
1. Mục tiêu: Phân định rõ trách nhiệm, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm trong quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Sở Xây dựng, các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý Khu kinh tế và UBND cấp huyện.
Tăng cường sự phối hợp giữa Sở Xây dựng với các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh và UBND cấp huyện để thống nhất quản lý, kịp thời đề xuất với UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng phù hợp với điều kiện của địa phương.
2. Nguyên tắc quản lý: Việc quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng phải được thực hiện từ khi chuẩn bị đầu tư cho đến khi hết niên hạn sử dụng công trình và phải tuân theo quy định của Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (Nghị định số 59/2015/NĐ-CP); Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (Nghị định số 46/2015/NĐ-CP) và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác.
1. Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.
2. Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình dân dụng; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình công nghiệp nhẹ; công trình hạ tầng kỹ thuật; công trình giao thông trong đô thị (không bao gồm công trình đường sắt, công trình cầu vượt sông và đường quốc lộ) trừ các công trình đã được phân cấp ở Điều 6 của Quy định này.
3. Nội dung quản lý nhà nước của Sở Xây dựng:
Sở Xây dựng giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 55 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, gồm:
a) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn;
b) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
c) Kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng và chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn;
d) Chủ trì, phối hợp với Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành;
e) Thẩm định thiết kế xây dựng công trình xây dựng chuyên ngành do Sở quản lý theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
g) Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP đối với công trình xây dựng chuyên ngành do Sở quản lý;
h) Kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng và đánh giá sự an toàn chịu lực và vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng đối với công trình xây dựng chuyên ngành do Sở quản lý;
i) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức giám định công trình xây dựng khi được yêu cầu và tổ chức giám định nguyên nhân sự cố theo quy định tại Điều 49 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP; theo dõi, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình sự cố trên địa bàn;
k) Hướng dẫn việc đăng ký thông tin năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân trên cả nước và đăng tải trên trang thông tin điện tử do Sở quản lý theo quy định;
l) Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ, đột xuất về việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn;
m) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp và báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn định kỳ hàng năm và đột xuất; báo cáo danh sách các nhà thầu vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình khi tham gia các hoạt động xây dựng trên địa bàn.
Điều 4: Các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành
1. Sở Giao thông Vận tải quản lý nhà nước về chất lượng công trình giao thông trừ các công trình giao thông đã được Sở Xây dựng quản lý và các công trình phân cấp ở Điều 6 của Quy định này.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước về chất lượng công trình thủy lợi, nông nghiệp và phát triển nông thôn trừ các công trình đã được phân cấp ở Điều 6 của Quy định này.
3. Sở Công Thương quản lý nhà nước về chất lượng công trình công nghiệp trừ các công trình công nghiệp đã được Sở Xây dựng quản lý và các công trình phân cấp ở Điều 6 của Quy định này.
4. Nội dung quản lý nhà nước của các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành:
Các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Khoản 2 Điều 55 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, gồm:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình chuyên ngành và chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn;
b) Thực hiện quy định tại Điểm đ, Điểm e Khoản 1 Điều 55 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP đối với công trình xây dựng chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Sở;
c) Phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức giám định công trình xây dựng chuyên ngành khi được yêu cầu và tổ chức giám định nguyên nhân sự cố đối với công trình xây dựng chuyên ngành; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Xây dựng về tình hình chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn định kỳ hàng năm và đột xuất.
Điều 5. Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh
1. Hướng dẫn các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trong các Khu Công nghiệp, Khu Kinh tế của tỉnh thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
2. Phối hợp với Sở Xây dựng, các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra định kỳ, đột xuất công tác quản lý chất lượng và chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình (không do mình làm chủ đầu tư) trong các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh.
3. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các sở quản lý xây dựng chuyên ngành kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với các công trình xây dựng cấp III, IV (không do mình làm chủ đầu tư) nêu tại Khoản 1 Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP trong các Khu công nghiệp của tỉnh. Nội dung và trình tự kiểm tra thực hiện theo quy định tại Khoản 3, 4 Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
4. Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong việc tổ chức giám định chất lượng, giám định nguyên nhân sự cố đối với công trình xây dựng trong các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh.
5. Báo cáo sự cố và giải quyết sự cố các công trình xây dựng trong các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh theo quy định tại Điều 47, Điều 48 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP;
6. Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Sở Xây dựng việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng trong các khu công nghiệp, khu kinh tế theo định kỳ hàng năm và đột xuất khi cơ quan thẩm quyền có yêu cầu.
Điều 6. Uỷ ban nhân dân cấp huyện (các huyện, thị xã, thành phố)
1. UBND dân cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý đối với các công trình sau:
a) Công trình do UBND cấp huyện, UBND cấp xã quyết định đầu tư;
b) Công trình do UBND cấp huyện, UBND cấp xã cấp phép xây dựng .
2. Nội dung quản lý nhà nước của UBND cấp huyện:
a) Thực hiện các nội dung sau (theo Khoản 3 Điều 55 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP):
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng được ủy quyền quyết định đầu tư và cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn;
- Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng và đánh giá sự an toàn chịu lực và vận hành công trình trong quá trình khai thác;
- Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra công trình xây dựng trên địa bàn khi được yêu cầu;
- Báo cáo sự cố và giải quyết sự cố theo quy định của Nghị định này;
- Tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Xây dựng định kỳ hàng năm, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.
- Công trình thuộc dự án do UBND cấp huyện hoặc UBND cấp xã dưới quyền quyết định đầu tư có tổng mức đầu tư dưới 03 tỷ đồng (riêng thành phố Đồng Hới và thị xã Ba Đồn dưới 04 tỷ đồng) trừ các công trình sau:
+ Nhà chung cư, công trình công cộng và công trình hạ tầng kỹ thuật cấp II trở lên;
+ Công trình công nghiệp cấp II trở lên;
+ Công trình giao thông cấp II trở lên;
+ Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp III trở lên; các công trình thủy lợi đầu mối (đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước dưới đập) và công trình đê, kè biển.
- Công trình công cộng cấp III; công trình xây dựng có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn cộng đồng do mình cấp phép xây dựng theo phân cấp.
Nội dung thẩm định: Thực hiện theo quy định tại Điểm c, d, đ, e Khoản 4 Điều 58 Luật Xây dựng.
Trường hợp phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc UBND cấp huyện không thẩm định thiết kế - dự toán thì đề nghị (bằng văn bản) Sở Xây dựng hoặc các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định thiết kế - dự toán.
Nội dung và trình tự kiểm tra thực hiện theo quy định tại Khoản 3, 4 Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
1. Sở Xây dựng chủ trì kiểm tra việc thực hiện Quy định này; tham mưu xử lý các vi phạm theo quy định.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan kịp thời báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Xây dựng) để xem xét giải quyết.
Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý khu kinh tế, UBND cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp báo cáo về UBND tỉnh và Sở Xây dựng việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng theo phân công, phân cấp quản lý. Báo cáo hàng năm gửi trước ngày 01 tháng 12 và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu để tổng hợp báo cáo Bộ Xây dựng.
- 1Quyết định 16/2014/QĐ-UBND về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 2Công văn 2903/UBND-KTN năm 2015 hướng dẫn quản lý dự án đầu tư xây dựng và chất lượng công trình xây dựng do tỉnh Bình Dương ban hành
- 3Quyết định 32/2015/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 4Quyết định 72/2015/QĐ-UBND Quy định về phân công, phân cấp quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 5Quyết định 22/2016/QĐ-UBND Quy định phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 6Quyết định 31/2021/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp, ủy quyền trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 7Quyết định 105/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ và một phần do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành được rà soát trong năm 2021
- 8Quyết định 412/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2019–2023
- 1Quyết định 16/2014/QĐ-UBND về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 2Quyết định 1342/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế phối hợp thực hiện quản lý đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 3Quyết định 41/2017/QĐ-UBND về phân cấp thẩm quyền thẩm định dự án, thiết kế, dự toán và ủy quyền kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 4Quyết định 31/2021/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp, ủy quyền trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 5Quyết định 105/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ và một phần do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành được rà soát trong năm 2021
- 6Quyết định 412/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2019–2023
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Xây dựng 2014
- 3Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
- 4Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 5Công văn 2903/UBND-KTN năm 2015 hướng dẫn quản lý dự án đầu tư xây dựng và chất lượng công trình xây dựng do tỉnh Bình Dương ban hành
- 6Quyết định 32/2015/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 7Quyết định 72/2015/QĐ-UBND Quy định về phân công, phân cấp quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 8Quyết định 22/2016/QĐ-UBND Quy định phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Quyết định 36/2015/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng tỉnh Quảng Bình
- Số hiệu: 36/2015/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/10/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Nguyễn Xuân Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/11/2015
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực