Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 36/2011/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 27 tháng 01 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ ĐIỂM CỤ THỂ VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp; Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển Công ty nhà nước thành công ty cổ phần;
Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
Căn cứ Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất; Thông tư số 57/2010/TT- BTC ngày 16/4/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 19/TTr-TNMT ngày 20 tháng 01 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số điểm cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Quyết định này thay thế Quyết định số 112/2009/QĐ-UBND ngày 28/10/2009 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành bản Quy định một số điểm cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND ngày 26/3/2010 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc bổ sung một số điều của bản Quy định một số điểm cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ban hành kèm theo Quyết định số 112/2009/QĐ-UBND ngày 28/10/2009 của UBND tỉnh Bắc Giang.

Điều 3. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lại Thanh Sơn

 

QUY ĐỊNH

MỘT SỐ ĐIỂM CỤ THỂ VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND Ngày 27 tháng 01 năm 2011 của UBND tỉnh Bắc Giang)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định này quy định một số điểm cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế, các dự án khu dân cư áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

2. Các nội dung khác về chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế và các dự án khu dân cư không được quy định tại quy định này thì thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường, kế hoạch và đầu tư, xây dựng, tài chính và các cơ quan khác có liên quan; cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn.

2. Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế và các dự án khu dân cư (sau đây gọi chung là người bị thu hồi đất).

3. Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư; tổ chức và cá nhân khác có liên quan.

Chương II

BỒI THƯỜNG ĐẤT

Điều 3. Nguyên tắc và điều kiện được bồi thường đất

1. Nguyên tắc và điều kiện được bồi thường đất: Thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10 và 11 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi là Nghị định số 197/2004/NĐ-CP); khoản 1, khoản 2 Điều 14 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (sau đây gọi là Nghị định số 69/2009/NĐ-CP).

2. Người sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai với Nhà nước theo quy định của pháp luật đối với diện tích đất bị thu hồi thì phải khấu trừ vào tiền bồi thường, hỗ trợ để hoàn trả ngân sách Nhà nước (không khấu trừ vào tiền bồi thường tài sản; tiền hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm);

Nghĩa vụ tài chính về đất đai khấu trừ vào tiền bồi thường, hỗ trợ đất gồm: Tiền sử dụng đất; tiền thuê đất đối với đất do Nhà nước cho thuê; thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất; tiền xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai; tiền bồi thường cho Nhà nước do gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai; phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.

3. Diện tích đất được bồi thường: Là diện tích được đo đạc thực tế; trường hợp thu hồi đất mà diện tích đo đạc thực tế khác với diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì thực hiện bồi thường theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 84/2007/NĐ-CP);

a) Trường hợp trong cùng một thửa đất có nhiều hình thức sử dụng đất khác nhau, loại đất khác nhau thì cơ quan lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư căn cứ vào giấy tờ về quyền sử dụng đất tách diện tích của từng loại đất, hình thức sử dụng đất để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ theo quy định.

Nếu diện tích đo đạc thực tế khác diện tích ghi trong giấy tờ về quyền sử dụng đất thì cơ quan lập phương án bồi thường phải phân bổ đều cho các loại đất và hình thức sử dụng đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật.

b) Trường hợp thửa đất có nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng chung, nhưng không xác định được ranh giới sử dụng đất của từng hộ gia đình, cá nhân thì căn cứ vào diện tích ghi trong giấy tờ về quyền sử dụng đất của từng hộ gia đình, cá nhân để bồi thường, hỗ trợ. Nếu diện tích thửa đất khác với tổng diện tích ghi trên giấy tờ của các hộ gia đình, cá nhân thì cơ quan lập phương án bồi thường, hỗ trợ phải phân bổ đều cho diện tích đất của các hộ để lập phương án bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

4. Bồi thường đối với đất đã chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2004 đủ điều kiện bồi thường về đất nhưng chưa thực hiện các thủ tục theo quy định:

a) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất mà chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định nhưng có giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của bên chuyển quyền sử dụng đất mà được UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND xã) xác nhận sử dụng ổn định, không tranh chấp thì được nhận tiền bồi thường;

b) Trường hợp đất có tranh chấp thì tiền bồi thường, hỗ trợ được chuyển vào tài khoản của tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mở tại ngân hàng và chi trả theo quyết định giải quyết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc Toà án theo quy định của pháp luật.

5. Bồi thường đối với trường hợp đồng quyền sử dụng đất (đất sử dụng chung):

a) Trường hợp giấy tờ về đất không xác định diện tích sử dụng riêng của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì căn cứ văn bản thoả thuận của những người đồng quyền sử dụng đất (có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật) để chi trả;

b) Trường hợp giấy tờ về đất không xác định diện tích sử dụng riêng của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và không thoả thuận được thì tiền bồi thường, hỗ trợ chuyển vào tài khoản của tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mở tại ngân hàng và chi trả theo quyết định giải quyết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc Toá án theo quy định của pháp luật.

6. Bồi thường đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ an toàn:

Người sử dụng đất phi nông nghiệp đủ điều kiện được bồi thường về đất theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10 và 11 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và các Điều 44, 45, 46 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP, khi Nhà nước xây dựng các công trình có hành lang bảo vệ an toàn mà không thu hồi đất, không làm thay đổi mục đích sử dụng đất (nhà ở, công trình đủ điều kiện tồn tại trong hành lang bảo vệ công trình) nhưng bị hạn chế khả năng sử dụng đất thì được bồi thường theo diện tích thực tế nằm trong hành lang an toàn. Mức bồi thường không quá 20% giá đất tương ứng.

7. Bồi thường đối với trường hợp tự chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm sang đất nuôi trồng thuỷ sản:

a) Hộ gia đình, cá nhân được giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm tự ý chuyển mục đích sử dụng đất sang nuôi trồng thuỷ sản trước ngày thông báo thu hồi đất mà khi đào đắp, xây dựng các công trình không có văn bản xử lý, ngăn chặn của cơ quan có thẩm quyển thì ngoài việc bồi thường theo giá đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, hộ gia đình,cá nhân còn được hỗ trợ chi phí đào đắp, các công trình phục vụ nuôi trồng thuỷ sản, cây trồng lâu năm (nếu có). Mức hỗ trợ không quá 80% giá trị bồi thường tương ứng theo quy định của UBND tỉnh.

b) Trường hợp có văn bản xử lý, ngăn chặn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tự ý chuyển mục đích sau ngày có thông báo thu hồi đất thì thực hiện bồi thường như đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, không được hỗ trợ chi phí công đào đắp, giá trị đầu tư các công trình khác trên đất và cây trồng lâu năm (nếu có).

Điều 4. Giá đất tính bồi thường.

1. Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích sử dụng tại thời điểm quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, do UBND tỉnh quyết định và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 hàng năm, không bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng.

2. Trường hợp trong một dự án có thu hồi đất nông nghiệp ở các địa bàn giáp ranh trong tỉnh có mức giá đất khác nhau thì áp dụng chung một mức giá bồi thường trừ trường hợp các công trình, dự án theo tuyến. Giá đất để tính bồi thường do UBND tỉnh quyết định cho từng dự án cụ thể.

Chương III

BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TÀI SẢN

Điều 5. Nguyên tắc bồi thường tài sản

Thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP.

Điều 6. Bồi thường, hỗ trợ tài sản

1. Đối với nhà, công trình xây dựng trên đất: Bồi thường theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP.

Một số trường hợp bồi thường, hỗ trợ quy định cụ thể như sau:

a) Đối với nhà, công trình khác không được phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng nhưng xây dựng trên đất đủ điều kiện được bồi thường về đất và xây dựng trước ngày 01/7/2004 thì được bồi thường theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP; nếu xây dựng từ ngày 01/7/2004 đến ngày có văn bản thông báo thu hồi đất, khi xây dựng không có văn bản xử lý, ngăn chặn của cơ quan có thẩm quyền thì được hỗ trợ không quá 80% giá trị bồi thường;

b) Đối với nhà, công trình khác được xây dựng trước ngày 01/7/2004 trên đất không đủ điều kiện được bồi thường về đất, khi xây dựng không có văn bản xử lý, ngăn chặn của cơ quan có thẩm quyền thì được hỗ trợ không quá 80% giá trị bồi thường;

c) Đối với công trình xây dựng khác không còn giá trị sử dụng, công trình xây dựng phát sinh sau ngày có văn bản thông báo thu hồi đất, các công trình xây dựng không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này thì không được bồi thường, hỗ trợ; chủ tài sản có trách nhiệm di chuyển giải phóng mặt bằng.

2. Đối với tài sản là cây trồng, vật nuôi: Bồi thường theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, một số trường hợp cá biệt được quy định như sau:

a) Số lượng cây trồng lâu năm vượt quá mật độ quy định trên một đơn vị diện tích theo quy trình kỹ thuật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành thì chỉ bồi thường theo mật độ quy định;

b) Những cây trồng, vật nuôi phát sinh sau khi có văn bản thông báo thu hồi đất thì không được tính bồi thường, hỗ trợ; chủ tài sản có trách nhiệm di chuyển giải phóng mặt bằng.

3. Bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình trong hành lang an toàn khi xây dựng lưới điện cao áp:

Nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phải di dời khỏi hành lang an toàn lưới điện điện áp đến 220 kV theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp, thì khi xây dựng công trình lưới điện cao áp, chủ sở hữu nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng và ảnh hưởng trong sinh hoạt. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một lần như sau:

a) Nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt có một phần hoặc toàn bộ diện tích nằm trong hành lang an toàn lưới điện, được xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật, xây dựng trước ngày thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì được bồi thường phần diện tích trong hành lang an toàn lưới điện. Mức bồi thường bằng 50% giá trị phần nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt tính trên diện tích nằm trong hành lang an toàn lưới điện, theo đơn giá bồi thường nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt quy định tại Khoản 4 Điều này.

b) Trường hợp nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân được xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định của pháp luật, xây dựng trước ngày thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì khi xây dựng công trình lưới điện cao áp được hỗ trợ phần diện tích nằm trong hành lang an toàn lưới điện do hạn chế khả năng sử dụng và ảnh hưởng trong sinh hoạt. Mức hỗ trợ bằng 30% giá trị phần nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt tính trên diện tích nằm trong hành lang an toàn lưới điện, theo đơn giá bồi thường nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt quy định tại Khoản 4 Điều này.

4. Đơn giá bồi thường tài sản được tính cho từng loại tài sản và thực hiện theo mức giá quy định tại các bảng giá sau:

a) Bảng giá số 1: Đơn giá bồi thường cây hàng năm và vật nuôi trên đất có mặt nước;

b) Bảng giá số 2: Đơn giá bồi thường các loại cây lâu năm;

c) Bảng giá số 3: Đơn giá bồi thường nhà ở, vật kiến trúc;

d) Đối với những loại tài sản mà chưa quy định trong Bảng đơn giá bồi thường kèm theo quy định này thì cơ quan được giao nhiệm vụ lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án quyết định.

Chương IV

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ

Điều 7. Hỗ trợ khi thu hồi quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn

1. Hỗ trợ đối với quỹ đất công ích do UBND xã quản lý khi Nhà nước thu hồi theo quy định tại Điều 31 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP như sau:

a) Diện tích đất tính hỗ trợ: Theo quy định tại khoản 3, Điều 3 Quy định này;

b) Mức hỗ trợ bằng 100% giá đất tính bồi thường;

c) Tiền hỗ trợ được nộp vào ngân sách cấp xã. UBND xã căn cứ theo hợp đồng giao thầu đã ký kết với người nhận thầu, hồ sơ, chứng từ chứng minh chi phí đầu tư vào đất còn lại của người nhận thầu để trả cho người nhận thầu.

Việc xác định chi phí đầu tư còn lại vào đất thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 14/2009/TT- BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;

Trường hợp người nhận thầu không có hồ sơ, chứng từ về chi phí đã đầu tư vào đất còn lại thì UBND xã căn cứ vào thời gian còn lại của hợp đồng quyết định hỗ trợ cho người nhận thầu nhưng mức hỗ trợ không quá 50% giá đất nông nghiệp tương ứng và được giảm trừ theo tỷ lệ số năm đã sử dụng.

Trường hợp người nhận đấu thầu đất công ích của xã, phường, thị trấn được UBND xã, phường, thị trấn cho phép đào đắp đất hoặc san lấp mặt bằng để tạo ao nuôi trồng thuỷ sản hoặc thực hiện các mục đích khác (theo hợp đồng đã ký kết) thì chi phí đào đắp, san lấp và tài sản được tính bồi thường theo quy định. Ngoài các khoản trên, người nhận thầu đất công ích còn được bồi thường thiệt hại về tài sản, hoa mầu trên đất theo đơn giá quy định tại Điều 6 của Quy định này.

2. Tiền hỗ trợ trả cho ngân sách cấp xã (sau khi đã trừ phần bồi thường, hỗ trợ giá trị chi phí đầu tư vào đất còn lại cho người nhận thầu) chỉ được sử dụng vào mục đích đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

Điều 8. Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tiền thuê nhà

1. Hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở được hỗ trợ theo các mức sau:

a) Di chuyển chỗ ở trong phạm vi xã, phường, thị trấn: 2.500.000 đồng/hộ;

b) Di chuyển sang xã, phường, thị trấn khác: 3.000.000 đồng/hộ;

c) Di chuyển sang huyện khác: 3.500.000 đồng/hộ;

d) Di chuyển sang tỉnh khác: 6.000.000 đồng/hộ;

2. Tổ chức có đủ điều kiện được bồi thường thiệt hại về đất, tài sản khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển cơ sở sản xuất thì được hỗ trợ chi phí thực tế về di chuyển, tháo dỡ và lắp đặt. Mức hỗ trợ cụ thể do đơn vị phải di chuyển phối hợp với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của huyện, thành phố hoặc tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lập dự toán, đưa vào phương án bồi thường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Người bị thu hồi đất ở, không còn chỗ ở nào khác (được bố trí tái định cư) trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới mà phải thuê chỗ ở được hỗ trợ tiền thuê nhà ở như sau:

a) Mức tiền thuê nhà: đối với các phường, xã thuộc thành phố Bắc Giang: 150.000 đồng/1nhân khẩu/1tháng; đối với thị trấn: 120.000 đồng/1nhân khẩu/1 tháng; đối với các xã còn lại: 90.000 đồng/1nhân khẩu/1 tháng;

 b) Thời gian thuê nhà ở tối đa là 6 tháng kể từ ngày được giao đất tái định cư. Trường hợp đặc biệt có thể kéo dài thêm nhưng không quá 3 tháng, thời gian hỗ trợ thêm do cơ quan phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quyết định;

c) Nhân khẩu được hỗ trợ: Là số nhân khẩu thường trú thực tế của hộ gia đình, cá nhân tại thời điểm thông báo thu hồi đất được cơ quan Công an cấp xã xác nhận. Trường hợp đặc biệt giao cho cơ quan phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quyết định.

Điều 9. Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất

1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đủ điều kiện được bồi thường về đất theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10 và 11 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và các Điều 44, 45, 46 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP (kể cả đất vườn, ao và đất nông nghiệp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 21 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP) thì được hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất theo quy định sau đây:

a) Đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và đất nông nghiệp khác: 7.000 đồng/m2;

b) Đất rừng trồng sản xuất: 1.500 đồng/m2.

2. Hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh, có giấy phép đăng ký kinh doanh, khi Nhà nước thu hồi đất mà bị ngừng sản xuất kinh doanh, thì được hỗ trợ bằng 30% một năm thu nhập sau thuế theo mức thu nhập bình quân của 3 năm liền kề trước đó và được cơ quan thuế xác nhận.

Điều 10. Hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư và đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được công nhận là đất ở khi Nhà nước thu hồi đất mà đủ điều kiện bồi thường về đất

1. Đối với đất vườn ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được công nhận là đất ở (không áp dụng đối với thửa đất nông nghiệp khác và thửa đất có nhà ở tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp): Mức hỗ trợ bằng 50% giá đất ở của thửa đất đó do UBND tỉnh quy định và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 hàng năm; diện tích được hỗ trợ không quá 03 lần hạn mức giao đất ở theo quy định của UBND tỉnh.

2. Đối với đất nông nghiệp trong địa giới hành chính phường, trong khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn: Mức hỗ trợ bằng 30% giá đất ở trung bình của khu vực có đất thu hồi; diện tích được hỗ trợ không quá 03 lần hạn mức giao đất ở theo quy định của UBND tỉnh đối với các huyện và không quá 05 lần hạn mức giao đất ở đối với thành phố Bắc Giang.

3. Giá đất ở trung bình quy định tại Khoản 2 điều này được xác định cho từng dự án cụ thể.

Điều 11. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm

1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp (không thuộc trường hợp quy định tại Điều 10 quy định này) đủ điều kiện được bồi thường về đất theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10 và 11 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và các Điều 44, 45, 46 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP mà không có đất để bồi thường thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền theo quy định còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm bằng tiền với mức hỗ trợ bằng 2,5 lần giá đất nông nghiệp tương ứng.

2. Diện tích đất được hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều này là toàn bộ diện tích đất thu hồi nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại từng địa phương (định mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trong những năm 1992,1993).

Điều 12. Hỗ trợ đối với đất thu hồi mà không đủ điều kiện được bồi thường

1. Hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn sống chính từ sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi hết đất nông nghiệp đang sử dụng mà không còn đất để sản xuất, không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10 và 11 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và các Điều 44, 45, 46 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP thì được hỗ trợ bằng 50% giá đất nông nghiệp tương ứng với từng loại đất nông nghiệp bị thu hồi (không áp dụng đối với đất theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này). Diện tích được hỗ trợ là toàn bộ diện tích thực tế thu hồi nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tương ứng tại từng địa phương (định mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trong những năm 1992, 1993).

2. Đối với đất bãi bồi ven sông, suối theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 80 Luật Đất đai năm 2003 hiện do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp, thời điểm bắt đầu sử dụng trước ngày 01/7/2004 nhưng UBND xã chưa quản lý thì khi Nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ với mức hỗ trợ bằng giá đất nông nghiệp tương ứng. Diện tích được hỗ trợ là toàn bộ diện tích thực tế thu hồi nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định tại Điều 70 Luật Đất đai năm 2003 và khoản 1 Điều 69 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP. Trường hợp đất đã được UBND xã quản lý nhưng cho hộ gia đình, cá nhân thuê hoặc diện tích đất sử dụng trước ngày 01/7/2004 nhưng vượt hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định tại Điều 70 Luật Đất đai năm 2003 và khoản 1 Điều 69 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP thì thực hiện hỗ trợ như đối với đất công ích.

3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp (rừng trồng sản xuất), nuôi trồng thủy sản theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP khi Nhà nước thu hồi đất thì được hỗ trợ bằng tiền với mức hỗ trợ bằng 30% giá đất rừng sản xuất khi thu hồi đất lâm nghiệp và 50% giá đất nông nghiệp tương ứng khi thu hồi đất nông nghiệp còn lại. Diện tích được hỗ trợ là toàn bộ diện tích thực tế thu hồi nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tương ứng tại từng địa phương (định mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trong những năm 1992, 1993).

4. Hộ gia đình cá nhân bị thu hồi đất có nhà ở không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10 và 11 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và các Điều 44, 45, 46 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP mà phải di chuyển chỗ ở, không còn chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi, nếu có nhu cầu đất ở tái định cư thì được hỗ trợ bằng việc giao đất ở tái định cư và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định.

Điều 13. Các khoản hỗ trợ khác

1. Hỗ trợ di chuyển mồ mả:

Khi nhà nước thu hồi đất mà các hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển mồ mả thì ngoài việc được bồi thường theo mức giá do UBND tỉnh quy định còn được hỗ trợ di chuyển mồ mả theo mức sau:

 a) Mộ chưa đến thời gian cải táng (thời gian chôn cất dưới 36 tháng): 2.000.000 đồng/mộ;

 b) Mộ đã đến thời gian cải táng nhưng chưa cải táng (thời gian chôn cất trên 36 tháng): 1.500.000 đồng/mộ;

c) Mộ đã cải táng: 1.000.000 đồng/mộ.

2. Hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân có người đang hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên của Nhà nước.

a) Điều kiện được hỗ trợ:

- Nhà nước thu hồi trên 30% diện tích của 01 định xuất đất nông nghiệp được giao của hộ gia đình, cá nhân (theo định xuất địa phương quy định), diện tích được cộng gộp của các dự án đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất trước đó (đối với diện tích chưa được hỗ trợ) nếu đủ 30% trở lên thì được hỗ trợ;

- Nhà nước thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở hoặc phải tháo dỡ, di chuyển nhà ở chính;

- Được UBND xã đề nghị và Phòng Lao động Thương binh và Xã hội của huyện, thành phố xác nhận.

b) Mức hỗ trợ: 2.000.000 đồng/hộ.

3. Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề theo quy định sau:

a) Mức diện tích đất thu hồi được hỗ trợ: Thu hồi trên 70% diện tích của một định xuất thì được hỗ trợ đào tạo nghề 1 lao động;

b) Kinh phí hỗ trợ: 1.500.000 đồng/lao động;

c) Phương thức thanh toán:

Trường hợp lao động đi học nghề tại các cơ sở đào tạo thì kinh phí học nghề được chi trả cho cơ sở đào tạo;

Trường hợp lao động tự lo việc học nghề thì kinh phí học nghề được chi trả cho các hộ gia đình, cá nhân.

4. Hỗ trợ cải tạo đất trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất có thời hạn:

Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp (trừ đất lâm nghiệp) mà sau khi hết hạn thu hồi đất được giao lại để tiếp tục canh tác thì ngoài việc được bồi thường hoa màu, tài sản trên đất theo quy định tại Điều 5, Điều 6 của Quy định này, người sử dụng đất còn được hỗ trợ cải tạo đất với mức 10.000 đồng/m2. Trường hợp hết thời hạn thu hồi đất đồng thời hết thời hạn được giao đất, cho thuê đất thì kinh phí hỗ trợ được trả cho UBND xã. UBND xã có trách nhiệm chi trả cho người được giao đất, thuê đất tiếp theo.

5. Ngoài việc hỗ trợ quy định tại các Điều 7, 8, 9, 10, 11, 12, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 13 Quy định này, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định biện pháp hỗ trợ khác để bảo đảm có chỗ ở, ổn định đời sống và sản xuất cho người bị thu hồi đất.

Điều 14. Tái định cư

1. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được bố trí tái định cư:

a) Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi hết đất ở mà không còn chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi hoặc phần diện tích còn lại không đủ diện tích tách thửa theo quy định tại Quyết định số 121/2008/QĐ-UBND ngày 19/11/2008 và Quyết định số 59/2010/QĐ-UBND ngày 9/6/2010 của UBND tỉnh Bắc Giang, trừ trường hợp hộ gia đình cá nhân không có nhu cầu tái định cư.

b) Phần diện tích đất còn lại sau khi thu hồi không phù hợp với quy hoạch để làm đất ở, xây dựng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân mà hộ gia đình, cá nhân đó không còn chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.

c) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở mà không còn chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.

d) Trong hộ gia đình có nhiều thế hệ (nhiều cặp vợ chồng) cùng chung sống, đủ điều kiện tách hộ hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở bị thu hồi mà không còn chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi. Số lô đất bố trí tái định cư không vượt quá số cặp vợ chồng và số hộ đang sử dụng chung thửa đất bị thu hồi.

2. Việc thực hiện bố trí tái định cư và hỗ trợ tái định cư đối với dự án có bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất được thực hiện theo Điều 33, Điều 34, Điều 35 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và khoản 1, khoản 2 Điều 19 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP.

3. Về suất tái định cư:

a) Suất tái định cư: Theo quy hoạch chi tiết phân lô của khu vực dự kiến bố trí tái định cư; diện tích mỗi lô đất tái định cư không vượt quá hạn mức giao đất ở theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

b) Suất tái định cư tối thiểu: Diện tích tối thiểu là 48 m2; giá đất bằng suất đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu dân cư (khu tái định cư) theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.

Suất tái định cư tối thiểu được xác định làm căn cứ hỗ trợ đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp được bố trí tái định cư mà tổng số tiền được bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản tiền chênh lệch đó. Trường hợp hộ gia đình không nhận đất ở tái định cư thì được nhận tiền tương đương với khoản chênh lệch đó.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Giao nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Căn cứ vào tình hình thực tế, UBND tỉnh giao nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của huyện, thành phố hoặc Trung tâm phát triển quỹ đất của tỉnh, Trung tâm phát triển quỹ đất của huyện, thành phố tổ chức thực hiện.

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của huyện, thành phố được thành lập cho từng dự án hoặc chung cho nhiều dự án, do Chủ tịch UBND huyện, thành phố quyết định thành lập, thành phần Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện theo khoản 2, Điều 25 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP.

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của huyện, thành phố, Trung tâm phát triển quỹ đất của tỉnh, Trung tâm phát triển quỹ đất của huyện, thành phố được phép thuê doanh nghiệp, tổ chức có chức năng thực hiện dịch vụ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện các dịch vụ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư .

Điều 16. Trình tự, nội dung thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Thực hiện theo quy định tại các Điều 30, Điều 31 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP.

Điều 17. Trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

1. Trách nhiệm lập và trình duyệt phương án.

Tổ chức nào được giao nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án thì tổ chức đó chịu trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Thẩm quyền phê duyệt phương án

a) UBND tỉnh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất liên quan đến địa giới hành chính từ hai huyện, thành phố trở lên;

Tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách nhiệm gửi hồ sơ phương án đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các phương án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh để tổ chức thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định;

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng và các đơn vị khác có liên quan thẩm định hồ sơ phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gửi đến. Thời gian thẩm định hồ sơ phương án tối đa là 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

b) UBND tỉnh uỷ quyền cho UBND huyện, thành phố phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất thực hiện các dự án, hạng mục công trình theo tuyến như: đường điện, đường giao thông, đê và các công trình có thu hồi diện tích đất nhỏ, lẻ theo địa bàn huyện, thành phố;

c) UBND huyện, thành phố phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản này;

Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính và các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình UBND huyện, thành phố phê duyệt.

Thời gian thẩm định hồ sơ phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tối đa là 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Hồ sơ phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm:

a) Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

b) Quyết định thu hồi đất;

c) Tờ khai của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân;

d) Biên bản kiểm kê đất và tài sản bị thiệt hại;

e) Bảng tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

g) Dự toán chi phí phục vụ cho công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

h) Biên bản họp thẩm tra thống nhất về số liệu của phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

i) Biểu tổng hợp kinh phí hỗ trợ gia đình đang hưởng trợ cấp thường xuyên của Nhà nước, đào tạo nghề (nếu có), có xác nhận của UBND xã và phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện, thành phố;

k) Phương án bố trí tái định cư (nếu có);

l) Biên bản công khai và kết thúc công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Hồ sơ phương án về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lập 05 bộ gửi cơ quan Tài nguyên và Môi trường để chuyển đến các cơ quan liên quan và tổ chức thẩm định, trình duyệt theo quy định.

Điều 18. Chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, Thông tư số 57/2010/TT-BTC ngày 16/4/2010 của Bộ Tài chính Quy định việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Điều 19. Trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

1. Trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất:

a) Kê khai đúng, đầy đủ và nộp tờ khai theo quy định;

b) Tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp với các cơ quan Nhà nước, tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trong công tác điều tra, phúc tra, xác minh số liệu làm cơ sở lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

c) Bàn giao mặt bằng đúng thời gian quy định;

d) Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ tài chính theo quy định;

2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất (Chủ đầu tư):

a) Chủ động phối hợp với tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và UBND xã nơi có đất bị thu hồi để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo đúng quy định; đảm bảo đầy đủ, kịp thời kinh phí để chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và kinh phí tổ chức thực hiện;

b) Sau khi được bàn giao đất có trách nhiệm đưa đất vào sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai, sử dụng đất đúng mục đích, đầu tư đúng tiến độ.

3. Tổ chức được giao làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

a) Tổng hợp, xây dựng kế hoạch triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chủ trì phối hợp với người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất lập và trình phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định tại Điều 17 Quy định này;

b) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của số liệu, sự phù hợp với chính sách của phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

c) Phối hợp với UBND xã tổ chức niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Hướng dẫn, giải đáp những ý kiến thắc mắc, góp ý của người bị thu hồi đất và nhân dân liên quan đến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chuyển Quyết định phê duyệt và phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho người bị thu hồi đất.

4. UBND xã, phường, thị trấn:

a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở tuyên truyền về mục đích thu hồi đất, vận động người bị thu hồi đất và nhân dân khu vực có đất Nhà nước thu hồi chấp hành chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và quyết định thu hồi đất của Nhà nước;

b) Phối hợp với tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư điều tra, xác minh số liệu làm cơ sở lập phương án; tổ chức công bố, niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật;

c) Xác nhận: tình trạng sử dụng đất của người bị thu hồi đất, mục đích sử dụng đất, loại đất, thời điểm sử dụng đất và tài sản trên đất bị thu hồi, đối tượng chính sách, định xuất giao ruộng; chỉ đạo Công an xã xác minh hộ khẩu, nhân khẩu cư trú tại nơi thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân;

d) Phối hợp với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo Quy định này.

5. UBND các huyện, thành phố:

a) Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh trong việc tổ chức thực hiện, tiến độ và kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn; thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền;

b) Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, dự toán và kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật;

c) Phối hợp với các cơ quan liên quan và chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng khu tái định cư tại địa phương và giao đất tái định cư cho người được bố trí tái định cư;

d) Thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi cả thửa đất; chỉ đạo chỉnh lý hồ sơ địa chính và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi một phần diện tích của thửa đất theo thẩm quyền;

đ) Phân công nhiệm vụ cụ thể, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị trực thuộc, UBND xã và các cán bộ công chức trong tổ chức thực hiện;

e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền, ra quyết định và tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp thuộc thẩm quyền; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh; phối hợp với UBND các huyện, thành phố, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ và tái định cư và các cơ quan liên quan giải quyết những vướng mắc về đất đai;

b) Hướng dẫn, đôn đốc UBND các huyện, thành phố tổ chức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân sau khi được bố trí tái định cư;

c) Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, hoàn chỉnh các thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với tổ chức phải di chuyển đến địa điểm mới do bị thu hồi đất.

7. Sở Tài chính:

a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc xác định lại giá đất trong trường hợp phải xác định lại giá đất khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí đầu tư vào đất còn lại và giải quyết vướng mắc có liên quan;

b) Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện, thành phố, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và các cơ quan liên quan giải quyết các vướng mắc có liên quan đến đơn giá bồi thường tài sản khi Nhà nước thu hồi đất; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định các phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh;

c) Tham mưu giúp UBND tỉnh phê duyệt giá giao đất tái định cư của từng dự án theo quy định;

d) Kiểm tra việc chi trả tiền bồi thường hỗ trợ và chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

e) Phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết những vướng mắc về thực hiện nghĩa vụ tài chính của người bị thu hồi đất đối với Nhà nước.

8. Sở Xây dựng:

a) Chủ trì xây dựng đơn giá bồi thường đối với tài sản là các công trình xây dựng, nhà, vật kiến trúc; phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND huyện, thành phố, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giải quyết vướng mắc về chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với công trình xây dựng, nhà, vật kiến trúc; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định các phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh;

b) Hướng dẫn, đôn đốc UBND các huyện, thành phố lập quy hoạch xây dựng các khu tái định cư;

c) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng xây dựng các khu tái định cư theo quy định hiện hành.

9. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc lập và thực hiện các dự án xây dựng các khu tái định cư;

b) Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính cân đối và điều chỉnh nguồn vốn ngân sách địa phương đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và nhu cầu xây dựng khu tái định cư đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách.

10. Cục Thuế Bắc Giang:

a) Xác định mức thu nhập sau thuế của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đăng ký kinh doanh phải ngừng sản xuất kinh doanh do bị thu hồi đất hoặc chỉ đạo Chi cục thuế các huyện, thành phố xác định để làm cơ sở hỗ trợ ổn định sản xuất.

b) Phối hợp các cơ quan liên quan, tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư xác định và thu nộp các khoản nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì xây dựng đơn giá bồi thường đối với tài sản là trên đất là cây trồng (cây hàng năm và cây lâu năm), vật nuôi trên đất có mặt nước; phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thành phố, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giải quyết các vướng mắc về chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với tài sản là cây cối, hoa màu, vật nuôi; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định các phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh;

b) Phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thành phố trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm cho nguời bị thu hồi đất để nâng cao năng suất cây trồng, ổn định đời sống, sản xuất.

Điều 20. Xử lý một số vấn đề phát sinh khi ban hành Quy định

Đối với những dự án, hạng mục đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc đang thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án đã được phê duyệt trước khi Quyết định ban hành Quy định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo phương án đã phê duyệt, không áp dụng hoặc điều chỉnh theo Quy định này.

Trường hợp bồi thường chậm thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP.

Điều 21. Khen thưởng và kỷ luật

Mọi tổ chức cá nhân thực hiện tốt Quy định này đều được xem xét khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Mọi trường hợp không thực hiện đúng Quy định này hoặc có hành vi chống đối, lôi kéo người khác không chấp hành các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.

 

BẢNG GIÁ SỐ 1

ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY HÀNG NĂM VÀ VẬT NUÔI TRÊN ĐẤT CÓ MẶT NƯỚC
(kèm theo Quy định ban hành tại Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2011 của UBND tỉnh Bắc Giang)

SỐ TT

NỘI DUNG

ĐVT

Xã, phường, thị trấn trung du

Xã, thị trấn miền núi

A

B

1

2

3

I

Đất trồng cây hàng năm

đ/m2

6.000

5.500

II

Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản

 

 

 

-

Ao, hồ nuôi tôm, cá chuyên canh

đ/m2

6.000

5.500

-

Ao, hồ không chuyên canh

đ/m2

3.600

3.400

-

Tận dụng mặt nước tự nhiên nuôi thuỷ sản

đ/m2

2.500

2.300

III

 Các loại hoa (trồng thành luống theo hàng)

 

 

 

1

Hoa Đồng tiền, Hà lan, Nụ Tầm xuân, Loa kèn, Hoa Hồng

đ/m2

26.500

25.000

2

 Hoa Dương cát, Lay ơn, Hoa huệ Hoa cúc, Ngọc trâm

đ/m2

22.000

20.000

3

 Hoa Lưu ly, Sen cạn, Thạch thảo

đ/m2

19.000

17.000

4

 Các loại hoa khác

đ/m2

15.000

13.000

IV

Cây cảnh

 

 

 

1

Cây Đào (trồng thành luống, hàng)

 

 

 

 -

Đào giống mật độ bình quân 20 cây/m2, trồng thành luống, theo hàng

đ/m2

31.000

27.000

 -

Đào tán cao > 0,2 m, tán F ≤ 50cm, ĐK thân 2-4cm, mật độ BQ 0,5 cây/m2

đ/m2

25.000

23.000

 -

Đào thế 1-3 thân chính, tán F ≤ 50cm, cao0,4 m, ĐK 3-5cm, MĐBQ 0,5c/m2

đ/m2

31.000

28.000

 -

Đào thế ≥5 thân chính, tán>50 cm, cao 0,7 m, ĐK5 cm, MĐ BQ 0,5 cây/m2

đ/m2

37.000

35.000

2

Cây quất (trồng thành luống, hàng)

 

 

 

 -

Cây<1năm, cao 0,3-0,5m, thân 1-2cm, tán < 0,4m, mật độ BQ 1cây/m2

đ/m2

24.000

21.000

 -

Cây 1-2 năm, cao 0,5-1m, thân 1-3 cm, tán ≤ 0,8m, mật độ BQ 0,8 cây/m2

đ/m2

27.000

25.000

 -

Cây trên 2 năm, cao trên 1m, ĐK thân, trên 3cm, tán  0,8m, MĐBQ 0,7c/m2

đ/m2

32.000

29.000

3

Cây cảnh nhóm 3 (trồng thành vườn)

đ/m2

27.000

25.000

4

Cây cảnh nhóm 4 (trồng thành vườn)

 

 

 

-

Cây nhỏ hơn 1 năm, MĐBQ 1cây/m2

đ/m2

29.000

27.000

-

Cây 1- 2 năm, MĐBQ 0,7 cây/m2

đ/m2

29.000

27.000

-

Cây 2- 3 năm, MĐBQ 0,5 cây/m2

đ/m2

30.000

28.000

V

Cây cau vua (đường kính gốc đo cách mặt đất 30cm)

 

 

 

1

Cây giống trồng thành luống theo hàng; mật độ từ 10 cây trở xuống trên 1 m2

đ/cây

6.000

5.500

2

Cây cao từ 0,3 m đến 0,7 m, ĐK gốc từ 2-6 cm

đ/cây

20.000

19.000

3

Cây cao từ 0,8 m đến 1,5 m, ĐK gốc từ 7-15 cm

đ/cây

75.000

74.000

4

Cây cao từ 1,6 m đến 3 m, ĐK gốc từ 16-25 cm

đ/cây

125.000

123.000

5

Cây cao từ 3,1 m đến 4 m, ĐK gốc từ 26-35 cm

đ/cây

180.000

178.000

6

Cây cao trên 4 m, ĐK gốc từ 36 cm trở lên

đ/cây

250.000

248.000

 

PHỤ LỤC BẢNG GIÁ SỐ 1

1. Cây hàng năm

Áp dụng cho các loại cây trồng trên đất có thời gian sinh trưởng không quá 365 ngày và một số loại cây thân thảo trồng một lần nhưng cho thu hoạch nhiều năm.

- Các loại cây trồng phải trồng theo mật độ và tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định, cây lá xanh tươi phát triển tốt.

- Các loại cây cảnh nhóm 3 gồm: Ngũ gia bì, Hoa ngâu, Nguyệt quế, Hoa sứ, Vàng anh, Hoa giấy, Thiết mộc lan, Móc mật, Bạch thiên hương, Dạ hương, Cẩm nhung, Trúc nhật, Lan ý, Địa lan, Liễu pháo, Hoa nhài.

- Các loại cây cảnh nhóm 4 gồm: Cây si, Vạn tuế, Trắc ý, Tùng La Hán, Tùng bó, Trách bách diệp, Hồng trà, Bạch trà, Hoàng trà, Cây mai, Lộc vừng, Sung cảnh, Ngọc bút, Đa búp đỏ.

2. Vật nuôi trên đất có mặt nước

a) Khái niệm:

- Nuôi chuyên canh: Là diện tích ao, hồ chuyên nuôi thuỷ sản không canh tác đối tượng nuôi trồng nào khác.

- Nuôi không chuyên canh: Là diện tích ao, hồ, mặt nước nuôi các loài thuỷ sản theo thời vụ rồi bỏ trống 5 đến 6 tháng trong một năm hoặc luân canh với các đối tượng khác theo thời vụ.

 b) Mức đơn giá bồi thường:

- Trường hợp cá có trọng lượng bình quân dưới 400g/con thì mức bồi thường bằng 100% đơn giá bồi thường.

- Trường hợp cá có trọng lượng bình quân từ 400g/con đến 500g/con thì mức bồi thường bằng 50% đơn giá bồi thường.

- Trường hợp cá có trọng lượng bình quân trên 500g/con (đạt trọng lượng cá thương phẩm) thì không được bồi thường.

- Trường hợp thu hồi diện tích ư­ơng nuôi cá giống hoặc diện tích nuôi con đặc sản thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư xây dựng phương án giá bồi thường, hỗ trợ cụ thể trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cùng với phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án.

3. Cây hoa và cây cảnh

Áp dụng cho cây phát triển bình thường, trồng thành vườn, theo luống, theo hàng, đảm bảo mật độ quy định, đã bao gồm giá trị của các loại cây trồng xen và của các công trình phụ trợ phục vụ trực tiếp cho sản xuất.

- Cây đào đường kính thân đo ở vị trí cây chưa chia thành các thân chính, cách mặt đất từ 5 cm đến 20 cm, thân cây phát triển bình thường; Thân chính là thân to để uốn tạo thế.

- Cây quất đường kính thân đo ở vị trí cây chưa chia thành các nhánh, cách mặt đất từ 5 cm đến 15 cm ở vị trí thân cây phát triển bình thường.

* Một số trường hợp cá biệt thì tính bồi thường như sau:

 Đối với những thửa đất chuyên trồng cây cảnh, cây hoa và tại thời điểm thu hồi đang trồng nhiều loại cây hoa, cây cảnh, diện tích xác định theo tỷ lệ các loại cây:

+ Chọn cây có đơn giá bồi thường cao nhất để tính cho diện tích bồi thường cho loại cây thứ nhất trong diện tích của thửa đất.

+ Chọn cây có đơn giá bồi thường cao thứ 2 để tính diện tích bồi thường cho loại cây thứ 2 trong diện tích của thửa đất và tương tự cho đến hết diện tích của thửa đất.

- Diện tích tính bồi thường cho từng loại cây bằng số lượng cây chia cho mật độ bình quân quy định trong bảng đơn giá.

- Đối với những thửa đất trồng luân canh cây cảnh, cây hoa với cây lương thực, rau màu trong một năm:

Khi tổ chức kiểm đếm, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải khảo sát chu kỳ luân canh các loại cây cảnh, cây hoa để áp dụng mức đơn giá bồi thường cho phù hợp. Mức giá bồi thường được xác định bằng 50% đơn giá cây cảnh, cây hoa cộng (+) 50% đơn giá cây hàng năm, nhưng tối đa không cao hơn mức bồi thường cây cảnh, cây hoa liền kề (chu kỳ luân canh trên đất phải có xác nhận của thôn, bản, tổ dân phố; UBND xã, phường, thị trấn).

4. Cây cau vua: Đối với cây cau giống, ươm hoặc trồng trên đất theo hàng, luống; mật độ cây trồng 06 cây trên 1m2, cây nhỏ dưới 0,3 m trở xuống thì đơn giá bồi thường theo m2 gieo trồng. Cách đo đường kính gốc cây như sau:

- Cây cao từ 0,3 - 0,7 m thì đo sát mặt đất;

- Cây cao từ 0,8 - 1,5 m thì đo cách mặt đất 10 cm;

- Cây từ 1,6 - 3 m, thì đo cách mặt đất 20 cm;

- Cây cao từ trên 3m, thì đo cách mặt đất 30 cm./.

 

BẢNG GIÁ SỐ 2

ĐƠN GIÁ CÁC LOẠI CÂY LÂU NĂM
(kèm theo Quy định ban hành tại Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2011 của UBND tỉnh Bắc Giang)

SỐ TT

LOẠI CÂY

ĐVT

Xã, phường, thị trấn trung du

Xã, thị trấn miền núi

A

B

1

2

3

I

Cây ăn quả, đường kính gốc (ĐK) là Φ, ĐK tán là Φ, chiều cao cây là H

 

 

 

1

 Vải thiều, Hồng (theo ĐK gốc và ĐK tán lá của cây, đo ĐK gốc cách mặt đất 20 cm)

 

 

 

-

 Cây mới trồng đến dưới 1 năm

đ/cây

11.500

 10.500

-

 Cây có chiều cao H ≥ 1m

đ/cây

23.000

 21.000

-

ĐK gốc từ 2-3 cm, Φ ≥ 0,5m

đ/cây

39.000

 37.000

-

ĐK gốc từ trên 3-4 cm, 0,6 m ≤Φ <1m

đ/cây

56.000

 54.000

-

ĐK gốc từ trên 4-7 cm, 1 m ≤Φ < 1,5 m

đ/cây

78.000

 76.000

-

ĐK gốc từ trên 7-11 cm, 1,5 m ≤ Φ < 2m

đ/cây

100.000

 98.000

-

ĐK gốc từ trên 11-15cm, 2m ≤ Φ <2,5m

đ/cây

167.000

 165.000

-

ĐK gốc từ trên 15-19cm, 2,5 m ≤ Φ <3m

đ/cây

278.000

 276.000

-

ĐK gốc từ trên 19-23cm, 3 m ≤ Φ <3,5m

đ/cây

422.000

 418.000

-

ĐK gốc từ trên 23-26 cm 3,5 m ≤ Φ <4m

đ/cây

510.000

 505.000

-

ĐK gốc từ trên 26-29 cm, 4 m ≤ Φ <4,5m

đ/cây

630.000

 624.000

-

ĐK gốc từ trên 29-32cm, 4,5m ≤ Φ<5,5m

đ/cây

750.000

 744.000

-

ĐK gốc từ trên 32-35cm, 5,5m ≤ Φ<6,5m

đ/cây

862.000

 852.000

-

ĐK gốc từ trên 35-38cm, 4,5m ≤ Φ <5,5m

đ/cây

960.000

 954.000

-

ĐK gốc từ trên 38-40cm, 5,5m ≤ Φ <6,5m

đ/cây

1.020.000

 1.000.000

-

ĐK gốc trên 40 cm, 4,5 m ≤ Φ <5,5m

đ/cây

1.180.000

 1.125.000

2

Nhãn (theo ĐK gốc của cây, đo ĐK gốc cách mặt đất 20 cm)

 

 

 

-

Cây mới trồng (3 tháng đến dưới 1 năm)

đ/cây

7.200

 6.700

-

Trồng từ 1đến 2 năm, 0,4m ≤ H <1m

đ/cây

9.500

 9.000

-

Trồng từ 2 năm, chiều cao H ≥ 1m

đ/cây

12.000

 11.500

-

ĐK gốc 1cm ≤ Φ <1,5cm

đ/cây

23.000

 22.000

-

ĐK gốc 1,5 cm ≤ Φ <3cm

đ/cây

68.000

 67.000

-

ĐK gốc 3cm ≤ Φ <7cm

đ/cây

112.000

 110.000

-

ĐK gốc 9cm ≤ Φ <12cm

đ/cây

155.000

 150.000

-

ĐK gốc 12cm ≤ Φ <15cm

đ/cây

200.000

 195.000

-

ĐK gốc 15cm ≤ Φ <19cm

đ/cây

245.000

 240.000

 -

ĐK gốc 19cm ≤ Φ <25cm

đ/cây

412.000

 402.000

-

ĐK gốc 25cm ≤ Φ <29cm

đ/cây

642.000

 632.000

 -

ĐK gốc 29cm ≤ Φ <32cm

đ/cây

745.000

 725.000

-

ĐK gốc 32 cm ≤ Φ <39cm

đ/cây

890.000

 870.000

-

ĐK gốc trên 40 cm

đ/cây

1.100.000

 1.050.000

3

 Mít, Sấu Xoài, Muỗm, Quéo (theo ĐK gốc của cây, đo ĐK gốc cách mặt đất 30cm)

 

 

 

-

Cây mới trồng (3 tháng đến dưới 1 năm)

đ/cây

7.200

 6.700

-

Trồng từ 1đến 2 năm, 0,4m ≤ H <1m

đ/cây

9.500

 9.000

-

Trồng từ 2 năm, chiều cao H ≥ 1m

đ/cây

12.300

 11.800

-

ĐK gốc 1cm ≤ Φ <1,5cm

đ/cây

23.500

 22.500

-

ĐK gốc 1,5 cm ≤ Φ <3cm

đ/cây

45.500

 44.500

-

ĐK gốc 3cm ≤ Φ <7cm

đ/cây

90.000

 88.000

-

ĐK gốc 9cm ≤ Φ <12cm

đ/cây

100.000

 98.000

-

ĐK gốc 12cm ≤ Φ <15cm

đ/cây

168.000

 163.000

-

ĐK gốc 15cm ≤ Φ <19cm

đ/cây

245.000

 240.000

 -

ĐK gốc 19cm ≤ Φ <25cm

đ/cây

410.000

 396.000

-

ĐK gốc 25cm ≤ Φ <29cm

đ/cây

640.000

 622.000

 -

ĐK gốc 29cm ≤ Φ <32cm

đ/cây

745.000

 728.000

-

ĐK gốc 32 cm ≤ Φ <39cm

đ/cây

849.000

 832.000

-

ĐK gốc trên 40 cm

đ/cây

890.000

 879.000

4

Cây Na.(theo ĐK gốc của cây, đo ĐK gốc cách mặt đất 20cm)

 

 

 

-

Cây mới trồng (từ 3 tháng đến dưới 1 năm)

đ/cây

4.000

 3.500

-

Trồng từ trên 1 đến dưới 2 năm

đ/cây

8.700

 7.700

-

Trồng từ trên 2 đến dưới 3 năm

đ/cây

11.000

 10.000

-

ĐK gốc 2cm ≤ Φ <4cm

đ/cây

32.000

 30.000

-

ĐK gốc 4cm ≤ Φ <6cm

đ/cây

44.000

 42.500

-

ĐK gốc 6cm ≤ Φ <8cm

đ/cây

50.000

 47.000

-

ĐK gốc 8cm ≤ Φ <9cm

đ/cây

66.000

 61.000

-

ĐK gốc 9cm ≤ Φ <11cm

đ/cây

78.000

 73.000

-

ĐK gốc 11cm ≤ Φ <13cm

đ/cây

95.000

 90.000

-

ĐK gốc 13cm ≤ Φ <15cm

đ/cây

112.000

 106.000

-

ĐK gốc từ 15 cm trở lên

đ/cây

166.000

 155.000

5

Đu đủ

 

 

 

-

 Mới trồng (từ 3 đến 9 tháng)

đ/cây

3.200

 2.700

-

 Trồng trên 9 tháng, 0,5

đ/cây

22.000

 16.500

-

 Đã có quả, chiều cao trên 1,3m

đ/cây

45.000

 39.000

6

Cau, Dừa (Cau theo ĐK gốc của cây, đo ĐK gốc cách mặt đất 20cm; Dừa theo ĐK gốc của cây, đo ĐK gốc cách mặt đất 30cm)

 

 

 

-

 Mới trồng từ 3 tháng đến 1 năm

đ/cây

13.000

 12.000

-

ĐK gốc 6cm ≤ Φ <9cm

đ/cây

44.000

 42.000

-

ĐK gốc 9cm ≤ Φ <12cm

đ/cây

67.000

 65.000

-

ĐK gốc 12cm ≤ Φ <15cm

đ/cây

100.000

 98.000

-

ĐK gốc 15cm ≤ Φ <20cm

đ/cây

135.000

 130.000

-

ĐK gốc 20cm ≤ Φ <25cm

đ/cây

168.000

 162.000

-

ĐK gốc 25cm ≤ Φ <30cm

đ/cây

200.000

 194.000

-

ĐK gốc 30cm ≤ Φ <35cm

đ/cây

223.000

 217.000

-

ĐK gốc từ 35 cm trở lên

đ/cây

260.000

 253.000

7

Cam, Quýt, Bưởi (theo ĐK gốc của cây, đo ĐK gốc cách mặt đất 15 cm)

 

 

 

-

 Mới trồng (từ 3 tháng đến dưới 1 năm)

đ/cây

5.700

 4.700

-

 Trồng từ 1 đến khi có quả

đ/cây

13.000

 11.000

-

ĐK gốc 1cm ≤ Φ <2cm

đ/cây

27.000

 25.000

-

ĐK gốc 2cm ≤ Φ <5cm

đ/cây

39.000

 37.000

-

ĐK gốc 5cm ≤ Φ <7cm

đ/cây

56.000

 54.000

-

ĐK gốc 7cm ≤ Φ <9cm

đ/cây

78.000

 76.000

-

ĐK gốc 9cm ≤ Φ <12cm

đ/cây

100.000

 98.000

-

ĐK gốc 12cm ≤ Φ <15cm

đ/cây

145.000

 140.000

-

ĐK gốc 15cm ≤ Φ <20cm

đ/cây

212.000

 206.000

-

ĐK gốc 20cm ≤ Φ <22cm

đ/cây

315.000

 308.000

-

ĐK gốc từ 25 cm trở lên

đ/cây

400.000

 390.000

8

Dọc, ổi, Thị, Doi, Sung, Vối (theo ĐK gốc của cây, đo ĐK gốc cách mặt đất 20cm)

 

 

 

-

 Mới trồng (từ 3 tháng đến dưới 1năm)

đ/cây

5.700

 4.700

-

 Trồng từ 1 năm , cao trên 1m

đ/cây

13.000

 12.000

-

ĐK gốc 1cm ≤ Φ <2cm

đ/cây

25.000

 23.000

-

ĐK gốc 2cm ≤ Φ <5cm

đ/cây

28.500

 26.500

-

ĐK gốc 5cm ≤ Φ <7cm

đ/cây

39.500

 37.500

-

ĐK gốc 7cm ≤ Φ <9cm

đ/cây

50.000

 48.000

-

ĐK gốc 9cm ≤ Φ <12cm

đ/cây

61.000

 59.000

-

ĐK gốc 12cm ≤ Φ <15cm

đ/cây

78.500

 73.500

-

ĐK gốc 15cm ≤ Φ <20cm

đ/cây

100.000

 95.000

-

ĐK gốc 20cm ≤ Φ <25cm

đ/cây

133.000

 128.000

-

ĐK gốc 25cm ≤ Φ <30cm

-đ/cây

167.000

 162.000

-

ĐK gốc từ 30 cm trở lên

đ/cây

190.000

 185.000

9

Chanh (theo ĐK gốc của cây, đo ĐK gốc cách mặt đất 15cm)

 

 

 

-

 Mới trồng (từ 3 tháng đến dưới 1 năm)

đ/cây

6.800

 5.800

-

 Cây trồng từ 1 năm, H từ 0,7m trở lên

đ/cây

16.000

 14.000

-

ĐK gốc 1cm ≤ Φ <2cm

đ/cây

23.000

 21.000

-

ĐK gốc 2cm ≤ Φ <5cm

đ/cây

34.000

 29.000

-

ĐK gốc 5cm ≤ Φ <7cm

đ/cây

56.000

 51.000

-

ĐK gốc 7cm ≤ Φ <9cm

đ/cây

67.000

 62.000

-

ĐK gốc 9cm ≤ Φ <12cm

đ/cây

100.000

 95.000

-

ĐK gốc từ 12 cm trở lên

đ/cây

123.000

 118.000

10

Khế, Chay, Nhót, (theo ĐK gốc của cây, đo ĐK gốc cách mặt đất 15cm)

 

 

 

-

 Mới trồng(từ 3 tháng đến dưới 1 năm)

đ/cây

5.700

 4.700

-

 Trồng từ 1 năm, H từ 0,7m trở lên

đ/cây

11.500

 9.500

-

ĐK gốc 2cm ≤ Φ <5cm

đ/cây

28.000

 26.000

-

ĐK gốc 5cm ≤ Φ <7cm

đ/cây

45.000

 40.000

-

ĐK gốc 7cm ≤ Φ <9cm

đ/cây

56.000

 51.000

-

ĐK gốc 9cm ≤ Φ <12cm

đ/cây

90.000

 85.000

-

ĐK gốc từ 12 cm trở lên

đ/cây

112.000

 107.000

11

Vú sữa, Hồng xiêm, Trứng gà, (theo ĐK gốc của cây, đo ĐK gốc cách mặt đất 20cm)

 

 

 

-

 Mới trồng từ 3 tháng đến dưới 1 năm

đ/cây

5.700

 4.700

-

 Trồng từ 1 năm, H từ 0,7m trở lên

đ/cây

11.500

 9.500

-

ĐK gốc 2cm ≤ Φ <5cm

đ/cây

28.000

 26.000

-

ĐK gốc 5cm ≤ Φ <7cm

đ/cây

45.000

 43.000

-

ĐK gốc 7cm ≤ Φ <9cm

đ/cây

68.000

 63.000

-

ĐK gốc 9cm ≤ Φ <12cm

đ/cây

90.000

 80.000

-

ĐK gốc từ 12 cm trở lên

đ/cây

112.000

 107.000

12

Đào, Mận, Mơ (theo ĐK gốc của cây, đo ĐK gốc cách mặt đất 15cm)

 

 

 

-

 Mới trồng từ 3 tháng đến dưới 1 năm

đ/cây

6.800

 4.800

-

 Trồng từ 1 năm, H từ 0,7m trở lên

đ/cây

11.500

 9.500

-

ĐK gốc 1cm ≤ Φ <2cm

đ/cây

25.000

 23.000

-

ĐK gốc 2cm ≤ Φ <5cm

đ/cây

28.000

 26.000

-

ĐK gốc 5cm ≤ Φ <7cm

đ/cây

39.000

 37.000

-

ĐK gốc 7cm ≤ Φ <9cm

đ/cây

50.000

 48.000

-

ĐK gốc 9cm ≤ Φ <12cm

đ/cây

62.000

 60.000

-

ĐK gốc 12cm ≤ Φ <15cm

đ/cây

79.000

 74.000

-

ĐK gốc 15cm ≤ Φ <20cm

đ/cây

100.000

 95.000

-

ĐK gốc 20cm ≤ Φ <25cm

đ/cây

135.000

 130.000

-

ĐK gốc 25cm ≤ Φ <30cm

đ/cây

168.000

 163.000

-

ĐK gốc từ 30 cm trở lên

đ/cây

190.000

 185.000

13

Chuối ăn quả (không tính chuối rừng)

 

 

 

-

 Mới trồng từ 2 đến 6 tháng (không tính cây con theo cây trồng)

đ/cây

6.800

 4.800

-

 Trồng từ trên 6 tháng đến khi có quả (khóm có từ 2 cây trở lên)

đ/khóm

17.000

 14.000

-

 Đã có quả (khóm có từ 2 cây trở lên)

đ/khóm

34.000

 29.000

14

Dứa ăn quả

 

 

 

+

 Dứa Cayene

 

 

 

-

 Mới trồng từ 2 tháng đến 1 năm (không tính cây con theo cây trồng)

đ/cây

900

 800

-

 Trên 1 năm (khóm có từ 2 cây trở lên)

đ/khóm

1.400

 1.200

+

 Dứa Queen

 

 

 

-

 Mới trồng từ 2 tháng đến 1 năm (không tính cây con theo cây trồng)

đ/cây

330

 230

-

Trên 1 năm (khóm có từ 2 cây trở lên)

đ/khóm

900

 850

II

Cây lấy gỗ (theo ĐK gốc của cây, đo ĐK gốc cách mặt đất 30 cm)

 

 

 

1

Bạch đàn, Thông, Keo, Xoan, Xà cừ

đ/cây

 

 

-

Đường kính gốc < 5 cm

đ/cây

11.000

 10.000

-

Đường kính gốc từ 5-10 cm

đ/cây

45.000

 39.000

-

Đường kính gốc từ trên 10-13 cm

đ/cây

53.000

 48.000

-

Đường kính gốc từ trên 13-20 cm

đ/cây

61.000

 56.000

-

Đường kính gốc từ trên 20- 50 cm

đ/cây

78.000

 72.000

-

Đường kính gốc từ trên50 cm trở lên

đ/cây

110.000

 105.000

2

Cây có tán che nắng (Bàng, Phượng vĩ)

 

 

 

-

Đường kính gốc < 5 cm

đ/cây

11.000

 10.000

-

Đường kính gốc từ 5-10 cm

đ/cây

39.000

 34.000

-

Đường kính gốc từ 11-13 cm

đ/cây

50.000

 45.000

-

Đường kính gốc từ 14-20 cm

đ/cây

61.000

 56.000

-

Đường kính gốc từ 20- 50 cm

đ/cây

72.000

 67.000

-

Đường kính gốc từ 51cm trở lên

đ/cây

100.000

 95.000

3

Tre, Mai

 

 

 

-

 Măng ĐK > 7cm cao trên 1,5m

đ/cây

8.000

 7.000

-

 Tre non, Tre bánh tẻ ĐK gốc < 7cm

đ/cây

11.000

 9.000

-

 Tre non, Tre bánh tẻ ĐK gốc  7cm

đ/cây

17.000

 15.000

-

 Tre già ĐK gốc < 7cm

đ/cây

18.000

 15.000

-

 Tre già ĐK gốc  7cm

đ/cây

20.000

 18.000

III

Cây khác

 

 

 

1

Cây dâu lấy lá nuôi tằm (mật độ từ 1,5 khóm/1m2 trở lên, trồng thành luống, hàng)

 

 

 

-

 Mới trồng từ 3 tháng đến dưới 1 năm

đ/m2

4.000

 3.800

-

 Từ 1 đến 2 năm

đ/m2

4.500

 4.300

-

 ĐK gốc từ 2 cm- 5 cm

đ/cây

6.800

 5.800

-

ĐK gốc từ trên 5 cm trở lên

đ/cây

9.000

 8.500

2

Cây chè (1m2 có từ 2 khóm cây trở lên)

 

 

 

-

 Mới trồng từ 2 tháng đến 1 năm

đ/m2

3.400

 3.200

-

 Từ trên 1 năm đến dưới 5 năm

đ/khóm

4.500

 4.300

-

 Từ trên 5 năm đến dưới 11 năm

đ/khóm

5.700

 5.500

-

 Từ 11 năm trở lên

đ/khóm

6.800

 6.600

 

PHỤ LỤC BẢNG GIÁ SỐ 2

Cây lâu năm tại Bảng giá số 2 được quy định cụ thể như sau

Áp dụng cho các loại cây trồng có không gian sinh trưởng đảm bảo cây trồng phát triển bình thường (không tính cây trồng xen, trồng dưới tán), hoặc áp dụng cho các hàng cây, vườn cây trồng tập trung, theo đúng quy trình kỹ thuật của cấp có thẩm quyền ban hành. Mức bồi thường được xác định theo số lượng cây đo đếm thực tế nhưng không vượt quá mật độ quy định trên một đơn vị diện tích.

Các loại cây con giống gieo trồng thành hàng, luống trong vườn ươm không áp dụng vào bảng đơn giá các loại cây lâu năm tại Quy định này mà tính chi phí đầu tư thực tế của từng loại cây giống. Tuỳ theo từng loại cây giống, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có thể vận dụng mức giá của vườn cây giống tương đương để tính bồi thường hoặc xây dựng phương án giá cụ thể cho từng loại cây, thống nhất bằng văn bản với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường để làm căn cứ lập phương án bồi thường, hỗ trợ.

Phương pháp xác định đường kính gốc cây trồng lâu năm: Đường kính gốc cây được đo cách mặt đất theo quy định cho từng loại cây cụ thể quy định tại Bảng giá số 2, trường hợp cây có từ 2 nhánh trở lên thì đường kính gốc cây là tổng đường kính của các nhánh.

Đường kính tán lá cây: được xác định theo hình chiếu thẳng và vuông góc với mặt đất của vòng tròn tán lá cây.

Khi áp dụng các tiêu thức để áp giá bồi thường, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải kết hợp giữa chiều cao, đường kính gốc và đường kính tán lá cây để áp giá bồi thường cho phù hợp.

 

BẢNG GIÁ SỐ 3

ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG NHÀ, VẬT KIẾN TRÚC
(kèm theo Quy định ban hành tại Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND Ngày 27 tháng 01 năm 2011 của UBND tỉnh Bắc Giang)

SỐ TT

LOẠI CÔNG TRÌNH

Đơn vị tính

Xã, phường, thị trấn trung du

Xã, thị trấn miền núi

I

Nhà ở

 

 

 

1

Nhà ở cấp 3 (công trình khép kín từ 4 đến 8 tầng); Biệt thự.

đ/m2 sàn

3.505.000

3.681.000

2

Nhà ở cấp 4 loại 1 (công trình khép kín từ 2 đến 3 tầng có kết cấu khung chịu lực).

đ/m2 sàn

2.655.000

2.789.000

3

Nhà ở cấp 4 loại 2 (công trình khép kín từ 1 đến 2 tầng có kết cấu tường chịu lực).

đ/m2 sàn

2.401.000

2.523.000

4

Nhà ở cấp 4 loại 3 (độc lập, không có công trình phụ, 1 tầng mái bằng)

đ/m2 sàn

2.097.000

2.202.000

5

Nhà ở cấp 4 loại 4 (độc lập, không có công trình phụ, 1 tầng mái ngói)

đ/m2 sàn

1.845.000

1.937.000

6

Nhà ở cấp 4 loại 5 (độc lập, không có công trình phụ, 1 tầng mái ngói dạng đơn giản)

đ/m2 sàn

1.542.000

1.620.000

II

Công trình phụ:

(tính cho công trình riêng biệt)

 

 

 

7

Nhà Bếp loại A

đ/m2 sàn

692.000

727.000

8

Nhà Bếp loại B

đ/m2 sàn

586.000

615.000

9

Nhà Bếp loại C

đ/m2 sàn

508.000

533.000

10

Khu chăn nuôi loại A

đ/m2 sàn

599.000

629.000

11

Khu chăn nuôi loại B

đ/m2 sàn

483.000

506.000

12

Khu chăn nuôi loại C

đ/m2 sàn

432.000

453.000

13

Nhà vệ sinh loại A

đ/m2XD

807.000

848.000

14

Nhà vệ sinh loại B

đ/m2XD

511.000

537.000

15

Nhà vệ sinh loại C

đ/m2XD

224.000

236.000

16

Nhà vệ sinh chất lượng thấp

đ/m2XD

142.000

151.000

III

Các công trình khác

 

 

 

17

Kiốt loại A

đ/m2XD

490.000

515.000

18

Kiốt loại B

đ/m2XD

293.000

308.000

19

Kiốt loại C

đ/m2XD

136.000

142.000

20

Gác xép gỗ nhóm 4, 5

đ/m2 sàn

244.000

227.000

21

Gác xép bê tông

đ/m2 sàn

462.000

484.000

22

Tường rào xây gạch 110mm bổ trụ

đ/m2

233.000

249.000

23

Tường rào xây gạch dày 220mm

đ/m2

312.000

334.000

24

Tường rào xây cay xỉ nghiêng bổ trụ

đ/m2

92.000

98.000

25

Tường rào xây cay xỉ dày 250mm

đ/m2

136.000

146.000

26

Tường rào xây cay đất

đ/m2

51.000

53.000

27

Bán mái có kết cấu: cột , kèo, xà gồ (đòn tay) làm bằng gỗ hồng sắc hoặc bạch đàn, lợp Fibrô xi măng không có tường bao che

đ/m2XD

105.000

109.000

28

Bán mái có kết cấu: cột , kèo, xà gồ (đòn tay) làm bằng sắt các loại (sắt góc, sắt hộp 40–60, thép bản các loại) lợp tôn Austnam màu, không có tường bao che

đ/m2XD

457.000

479.000

29

Khung lưới sắt B 40 làm rào chắn

đ/m2

118.000

124.000

30

Nền lát gạch liên doanh KT 30x30; 40x40

đ/m2

176.000

183.000

31

Sân bê tông gạch vỡ láng vữa xi măng cát mác 150 dày 2-:- 3 cm

đ/m2

64.000

68.000

32

Sân lát gạch chỉ

đ/m2

74.000

78.000

33

Sân lát gạch lá nem

đ/m2

77.000

80.000

34

Sân vôi (dày 5 -:- 10 cm)

đ/m2

40.000

41.000

35

Bể nước không có tấm đan bê tông

 

 

 

 

- Thành 110 trát vữa xi măng 1 mặt

đ/m3

467.000

500.000

 

- Thành 110 trát vữa xi măng 2 mặt

đ/m3

562.000

602.000

36

Bể nước có tấm đan bê tông

 

 

 

 

- Thành 110 trát vữa xi măng 1 mặt

đ/m3

801.000

858.000

 

- Thành 110 trát vữa xi măng 2 mặt

đ/m3

1.061.000

1.135.000

37

Giếng khoan thủ công có ống vách lọc, hút nước sâu ≤50 m

đ/mdài

88.000

92.000

38

Giếng ĐK ≤ 0,8 m, sâu ≤6 m

 

 

 

 

- Giếng đất đào cổ xây gạch

đ/cái

1.935.000

2.031.000

 

- Giếng cuốn gạch từ đáy lên

đ/cái

2.759.000

2.952.000

39

Giếng ĐK từ 0,9 -:- 1,0 m, sâu 7-:-10 m

 

 

 

 

- Giếng đất đào cổ xây gạch

đ/cái

3.046.000

3.198.000

 

- Giếng cuốn gạch từ đáy lên

đ/cái

4.453.000

4.766.000

40

Giếng ĐK từ 1-:-1,5 m, sâu >10 m

 

 

 

 

- Giếng đất đào cổ xây gạch

đ/cái

3.407.000

3.577.000

 

- Giếng cuốn gạch từ đáy lên

đ/cái

6.566.000

7.025.000

41

Mộ đã cải táng, diện tích chiếm đất (DTCĐ)

 

 

 

 

- Mộ đất

đ/mộ

751.000

788.000

 

- Mộ xây gạch, trát xung quanh vữa mác 25 đến 50, quét vôi ve, xi măng hay sơn:

 

 

 

 

+ Dưới 400 viên, DTCĐ ≤1,5 m2

đ/mộ

1.478.000

1.582.000

 

+ Trên 400 viên, DTCĐ từ 1,5 m2 -:- 2 m2

đ/mộ

1.906.000

2.039.000

 

+ Trên 500 viên, DTCĐ từ 2 m2 -:- 2,5 m2

đ/mộ

2.077.000

2.222.000

 

+ Trên 800 viên, DTCĐ >2,5 m2

đ/ Mộ

2.718.000

3.054.000

 

- Mộ xây gạch ốp xung quanh bằng gạch men sứ các màu, vữa mác 50:

 

 

 

 

+ Dưới 400 viên, DTCĐ ≤ 1,5 m2

đ/mộ

2.323.000

2.485.000

 

+ Trên 400 viên, DTCĐ từ 1,5 m2 -:- 2 m2

đ/mộ

2.785.000

2.978.000

 

+ Trên 500 viên, DTCĐ từ 2 m2 -:- 2,5 m2

đ/mộ

3.286.000

3.516.000

 

+ Trên 800 viên, DTCĐ >2,5 m2

đ/mộ

3.953.000

4.232.000

42

Mộ chưa cải táng

 

 

 

 

- Mộ đến thời gian cải táng nhưng chưa cải táng trên 36 tháng tính từ ngày chôn)

đ/mộ

2.059.000

2.059.000

 

- Mộ chưa đến thời gian cải táng:

 

 

 

 

+ Đã chôn cất Dưới 1 năm

đ/mộ

6.864.000

6.864.000

 

+ Đã chôn cất từ 1 năm -:- 2 năm

đ/mộ

5.491.000

5.491.000

 

+ Đã chôn cất từ 2 năm -:- Dưới 3 năm

đ/mộ

4.118.000

4.118.000

43

Mộ trẻ nhỏ (mới sinh đến 48 tháng )

đ/mộ

801.000

801.000

44

Ao thả cá (không tính xây bờ, cống)

 

 

 

 

- Trường hợp đất đào 100 %

đ/m3

13.000

13.000

 

- Trường hợp đất đào 50 %, đắp 50%

đ/m3

9.000

9.000

 

- Đắp bờ 100 %

đ/m3

13.000

13.000

45

Cổng sắt: khung làm bằng (ống kẽm, sắt góc, sắt hộp,..) phần dưới bịt tôn, phần trên chấn song bằng sắt hình, sắt tròn, hoa sắt, sơn màu.

đ/m2

574.000

613.000

46

Hàng rào làm bằng sắt hình các loại, sắt tròn (từ Φ10 -:-Φ14) có điểm hoa sắt, sơn màu.

đ/m2

251.000

264.000

47

Chuồng nuôi gà, vịt xây gạch, mái Fibrô ximăng, cao ≥1,5m (tính DTXD).

đ/m2

307.000

322.000

48

Khối xây gạch dày từ 330mm trở lên

đ/m3

714.000

761.000

49

Khối xây đá

đ/m3

611.000

652.000

50

Dây thép gai

đ/m dài

4.000

6.000

51

Bờ rào cắm bằng cây dóc, nứa khoảng cách 20cm/cây.

đ/mdài

11.000

11.000

52

Khối bê tông mác 200

đ/m3

1.149.000

1.211.000

53

Khối Bê tông cốt thép mác 200

đ/m3

2.192.000

2.343.000

54

Nhà tạm Loại A

đ/m2

801.000

839.000

 55

Loại B

đ/m2

673.000

707.000

 56

Loại C

đ/m2

577.000

605.000

 

PHỤ LỤC BẢNG GIÁ SỐ 3

I. Quy định cách đo diện tích xây dựng (m2 sàn và m2 xây dựng)

1. Cách đo m2 sàn của công trình:

Đối với nhà ở cấp III, cấp IV loại 1, 2, 3: đo theo m2 sàn, bao gồm cả diện tích ban công, lô gia (nếu có) cụ thể:

Tầng 1: Đo từ mép ngoài tường móng trước đến mép ngoài tường móng sau; đo từ mép ngoài móng đầu hồi đến mép ngoài móng đầu hồi đối diện;

Từ tầng 2 trở lên: Đo từ mép ngoài tường trước đến mép ngoài tường sau và đo từ mép ngoài tường đầu hồi đến mép ngoài tường đầu hồi đối diện và cộng thêm diện tích ban công, lô ga (nếu có).

Đối với nhà ở cấp IV loại 4, 5: Đo trên mặt móng, từ mép ngoài tường móng trước đến mép ngoài tường móng sau; đo từ mép ngoài móng đầu hồi đến mép ngoài móng đầu hồi đối diện.

2. Cách đo m2 xây dựng của công trình: Đo từ giọt gianh phía trước nhà (công trình) đến giọt gianh phía sau nhà (công trình) và đo từ giọt gianh đầu hồi đến giọt gianh đầu hồi đối diện.

II. Tiêu thức và cấp các công trình kiến trúc

Nhà ở được phân cấp thành 2 loại: Nhà ở chung cư và nhà ở riêng lẻ. Trong đó: nhà ở chung cư được chia làm 4 cấp từ cấp I đến cấp IV; nhà ở riêng lẻ được phân thành 2 cấp gồm cấp III và cấp IV. Các công trình khác đươc tính chi phí thực tế theo quy định kết cấu và vật liệu xây dựng công trình, tiêu thức cụ thể như sau:

1. Nhà ở cấp III, biệt thự:

Nhà ở cấp III là công trình có số tầng từ 4 tầng đến 8 tầng hoặc tổng diện tích sử dụng từ 1000 m2 đến nhỏ hơn 5000 m2; Nhà biệt thự là nhà ở riêng biệt (hoặc có nguồn gốc là nhà ở đang được dùng vào mục đích khác) có sân vườn, có hàng rào và lối ra vào riêng biệt, có số tầng chính không quá 3 tầng (không kể tầng mái che cầu thang, tầng mái và tầng hầm), có ít nhất 3 mặt nhà trông ra sân hoặc vườn, có diện tích xây dựng không vượt quá 50% diện tích khuôn viên đất.

Tiện nghi sinh hoạt như: các phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung, bếp, vệ sinh tiện dụng, chất lượng tốt và đảm bảo các tiêu chí:

- Điện, nước tới từng thiết bị sử dụng;

- Móng bằng bê tông cốt thép mác  200 hoặc xây gạch chịu lực;

- Khung, cột bằng bê tông cốt thép mác  200, tường xây gạch chỉ hoặc bê tông cốt thép có chiều cao tầng > 3 m;

- Sàn mái bằng bê tông cốt thép mác  200;

- Mái có chống nóng, chống thấm trực tiếp hoặc chống nóng, chống thấm bằng tôn Liên doanh;

- Nền, sàn lát gạch Ceramic hoặc Granit;

- Cửa đi, cửa sổ, khuôn cửa gỗ nhóm 2 hoặc khung nhôm kính; chấn song gỗ hoặc hoa sắt.

- Tường trát, ốp theo tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng hoặc lăn sơn.

2. Nhà ở cấp IV: Công trình có số tầng từ 1 đến 3 tầng, tổng diện tích sàn dưới 1000 m2; bao gồm 05 loại cụ thể như sau:

a) Nhà ở cấp ở IV, loại 1: Công trình khép kín, nhà từ 1 tầng đến 3 tầng có kết cấu khung chịu lực và đảm bảo các tiêu chí:

- Điện, nước tới từng thiết bị sử dụng;

- Kết cấu móng bằng bê tông cốt thép mác  200, chịu lực, móng xây gạch chỉ;

- Khung, cột bằng bê tông cốt thép mác  200, tường xây gạch chỉ có chiều cao tầng  3m;

- Sàn mái bằng bê tông cốt thép mác  200;

- Mái có chống nóng, chống thấm trực tiếp hoặc chống nóng, chống thấm bằng tôn liên doanh;

- Nền, sàn lát gạch Ceramic hoặc Granit;

- Cửa đi, cửa sổ, khuôn cửa gỗ nhóm 2 hoặc cửa kính khung nhôm, cửa hoa sắt, chấn song gỗ hoặc hoa sắt;

- Tường trát, ốp theo tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng, lăn sơn, quét vôi ve.

b) Nhà ở cấp IV, loại 2: Công trình khép kín, nhà từ 1 đến 2 tầng có kết cấu gạch chịu lực và đảm bảo các tiêu chí:

- Điện, nước tới từng thiết bị sử dụng;

- Móng xây gạch chỉ đặc, có giằng móng bằng bê tông cốt thép mác  200;

- Tường xây gạch chỉ có chiều cao tầng  3m;

- Sàn mái bằng bê tông cốt thép mác  200;

- Mái có chống nóng chống thấm trực tiếp hoặc bằng Fibrô xi măng hoặc tôn;

- Nền, sàn lát gạch Ceramic hoặc Granit, gạch men;

- Cửa đi, cửa sổ, khuôn cửa gỗ nhóm 2, cửa khung nhôm, cửa hoa sắt, chấn song gỗ hoặc hoa sắt;

- Tường trát, ốp, tường lăn sơn, quét vôi ve.

c) Nhà ở cấp IV, loại 3: Công trình độc lập, không có công trình phụ, 1 tầng mái bằng và đảm bảo các tiêu chí:

- Điện tới từng thiết bị sử dụng chính và phụ;

- Móng xây gạch chỉ, có giằng bê tông cốt thép mác 200;

- Tường chịu lực, xây gạch chỉ có chiều cao  3m;

- Mái chống thấm, chống nóng trực tiếp hoặc bằng ngói, Fibrô xi măng, tôn;

- Nền lát gạch men hoặc Ceramic, gạch men, lá nem;

- Cửa đi, cửa sổ, khuôn cửa gỗ nhóm 2 đến nhóm 4 hoặc cửa kính khung nhôm, cửa hoa sắt, chấn song gỗ hoặc hoa sắt;

- Tường trát, ốp, lăn sơn, quét vôi ve.

Trường hợp có công trình phụ khép kín được áp dụng tính cộng thêm 5% giá nhà.

d) Nhà ở cấp IV, loại 4: Công trình độc lập, không có công trình phụ, 1 tầng mái ngói hoặc tôn hay Fi brô xi măng và đảm bảo các tiêu chí:

- Điện tới từng thiết bị sử dụng;

- Móng xây gạch chỉ, có giằng móng bê tông mác 200;

- Tường gạch dầy 220 mm hay kết hợp cay xỉ dầy 250 mm hoặc khung gỗ chịu lực, tường bao che (gạch dày 110 mm bổ trụ, cay xỉ dầy 150 mm bổ trụ), tường có chiều cao > 2,7 m;

- Mái kết cấu gỗ nhóm 2 đến nhóm 4 hoặc tre, mái lợp ngói, tôn hay Fibrô xi măng;

- Nền lát gạch men, gạch lá nem;

- Cửa đi, cửa sổ bằng gỗ hoặc khung nhôm kính, chấn song gỗ hoặc hoa sắt;

- Tường trát vữa tam hợp hay vữa xi măng, tường quét vôi ve;

- Trần vôi rơm, ván ép, trần nhựa hoặc không có trần.

Trường hợp có công trình phụ khép kín được áp dụng tính cộng thêm 5% giá nhà.

e) Nhà ở cấp IV loại 5: Công trình độc lập, không có công trình phụ, 01 tầng mái ngói, tôn hoặc Fibrô xi măng dạng đơn giản và đảm bảo:

- Điện tới từng thiết bị sử dụng;

- Móng xây gạch chỉ vữa tam hợp hoặc vữa xi măng;

- Tường gạch dầy 220 mm hoặc cay xỉ dầy 250 mm chịu lực hoặc khung cột gỗ chịu lực; tường bao che (gạch dày 110 mm bổ trụ, cay xỉ dầy 150 mm bổ trụ), tường có chiều cao > 2,5m;

- Mái kết cấu gỗ nhóm 4 hoặc tre, mái lợp ngói hay Fibrô xi măng, tôn;

- Nền lát gạch xi măng, xi măng hoa hoặc gạch lá nem, gạch chỉ;

- Cửa đi, cửa sổ bằng gỗ, chấn song gỗ hoặc hoa sắt;

- Tường trát vữa xi măng hoặc tam hợp, quét vôi ve;

- Trần vôi rơm, cót ép, trần nhựa hoặc không có trần.

Trường hợp có công trình phụ khép kín được áp dụng tính cộng thêm 5% giá nhà.

3. Nhà bếp

a) Nhà bếp loại A:

- Móng xây gạch chỉ; Tường gạch dầy 220 mm hay cay xỉ dầy 250 mm chịu lực, có chiều cao 2,5m; Tường trát vữa tam hợp hoặc vữa xi măng, quét vôi ve;

- Phần mái kết cấu gỗ nhóm 4 trở xuống hoặc tre, mái lợp ngói, Fibrô xi măng, tôn;

- Nền lát gạch lá nem, gạch chỉ hay bê tông gạch vỡ láng vũa xi măng;

- Cửa đi, cửa sổ gỗ, chấn song gỗ hoặc hoa sắt.

b) Nhà bếp loại B

 Móng xây gạch chỉ hay cay xỉ; Tường xây gạch, cay có kết cấu khung cột gỗ hoặc tre chịu lực có tường bao che chiều cao 2,2m; Tường trát vữa tam hợp hoặc vữa xi măng, quét vôi ve;

- Mái kết cấu gỗ hoặc tre, lợp ngói, hoặc Fibrô xi măng;

- Nền lát gạch chỉ , bê tông gạch vỡ láng vữa xi măng hay nền cơ vôi;

- Cửa đi, cửa sổ gỗ, chấn song gỗ hoặc hoa sắt.

c) Nhà bếp loại C

- Móng xây gạch hoặc cay sỉ; Tường xây gạch hoặc cay có kết cấu khung cột gỗ hoặc tre có tường trát bao che, quét vôi ve, cao > 2 m;

- Mái gỗ hoặc tre, lợp ngói hoặc Fibrô xi măng;

- Nền bê tông gạch vỡ, láng vữa xi măng hay nền cơ vôi;

- Cửa đi, cửa sổ bằng ván ghép bằng gỗ, chấn song gỗ hoặc song sắt.

4. Công trình chăn nuôi

a) Công trình chăn nuôi loại A

- Móng xây gạch hoặc cay sỉ; Tường xây gạch hoặc cay sỉ, trát vữa tam hợp, quét vôi, chiều cao 2,5m;

- Mái kết cấu gỗ hoặc tre, lợp ngói, hoặc tôn, hoặc Fibrô xi măng;

- Nền lát gạch chỉ hay bê tông gạch vỡ, láng vữa xi măng.

b) Công trình chăn nuôi loại B

- Móng xây gạch hoặc cay sỉ; Tường xây gạch hoặc cay sỉ, trát vữa tam hợp, quét vôi, chiều cao 2m;

- Mái kết cấu gỗ hoặc tre, lợp Fibrô xi măng hoặc ngói;

- Nền lát gạch chỉ hay bê tông gạch vỡ, láng vữa xi măng.

c) Công trình chăn nuôi loại C

- Móng xây gạch hoặc cay sỉ; Tường xây gạch hoặc cay sỉ trát vữa tam hợp, quét vôi;

- Mái kết cấu gỗ hoặc tre, lợp Fibrô xi măng hoặc ngói;

- Nền lát gạch, gạch chỉ hay bê tông gạch vỡ, láng vữa xi măng.

5. Ki ốt

a) Ki ốt loại A: Mái kết cấu bằng sắt hoặc gỗ có lợp ngói hoặc Fibrô xi măng, có tường gạch bao che ba phía, cao 2,2m nền lát gạch xi măng hay gạch lá nem hoặc bê tông gạch vỡ, láng vữa xi măng.

b) Ki ốt loại B: Mái kết cấu bằng sắt hoặc gỗ có lợp ngói hay Fibrô xi măng, có tường gạch che hai phía, cao > 2m, nền lát gạch chỉ hay lá nem, hoặc bê tông gạch vỡ, láng vữa xi măng.

c) Ki ốt loại C: Mái kết cấu bằng gỗ hoặc tre có lợp giấy dầu, không có tường bao che, khung cột gỗ hoặc tre, nền láng vữa xi măng hoặc nền cơ vôi.

6. Nhà vệ sinh (Làm tách rời hoặc liên kết với công trình phụ)

a) Nhà vệ sinh loại A: Xây bằng gạch, tường trát trong và ngoài, bệ xí bằng bê tông cốt thép hay xí xổm, trát và đánh màu bằng vữa xi măng, tường quét vôi ve

b) Nhà vệ sinh loại B: Xây bằng gạch, tường trát trong và ngoài, bệ xí bằng bê tông cốt thép, tường quét vôi ve.

c) Nhà vệ sinh loại C: Có chất lượng thấp hơn loại B.

7. Bể nước: Dung tích tính theo khối lượng nước thực chứa của bể; nếu thành bề xây 220 thì mức giá bồi thường nhân với hệ số 1,5 lần mức giá quy định tại điểm c, khoản 4, Điều 6 Quy định này.

a) Bể nước không có tấm đan bê tông: Đáy và thành bể xây bằng gạch chỉ, vữa xi măng, trát vữa xi măng và đánh màu phía trong bể.

b) Bể nước có tấm đan bê tông: Đáy và nắp bể làm bằng tấm đan bê tông cốt thép mác 200, thành bể xây gạch chỉ, xây trát vữa xi măng có đánh màu bằng vữa xi măng.

8. Ao thả cá (không tính bờ xây, cống)

a) Trường hợp đào đất 100%: Bồi thường tính theo 1m3 chìm thực tế đào để tạo ao.

b). Trường hợp đắp bờ 100%: Bồi thường tính theo 1m3 đắp bờ nổi thực tế để tạo ao.

c) Trường hợp đào 50% và đắp 50%: Bồi thường tính theo 1m3 đào và đắp bờ (đất do đào trực tiếp và đắp lên thành bờ).

9. Nhà tạm

a) Nhà tạm loại A

- Móng xây gạch chỉ hoặc cay xỉ.

- Tường xây gạch chỉ hoặc cay xỉ trát, quét vôi ve, có chiều cao (2,5m;

- Mái kết cấu gỗ hoặc tre, mái lợp ngói, Fibrô xi măng hoặc tôn;

- Nền lát gạch lá nem, gạch chỉ hay bê tông gạch vỡ láng vữa xi măng;

- Cửa đi, cửa sổ bằng gỗ, chấn song gỗ hoặc hoa sắt.

b) Nhà tạm loại B

- Móng xây gạch chỉ hay cay xỉ;

- Tường xây gạch chỉ hoặc cay xỉ trát, quét vôi ve, có chiều cao (2m;

- Mái kết cấu gỗ hoặc tre, mái lợp ngói, Fibrô xi măng;

- Nền lát gạch chỉ hay bê tông gạch vỡ láng vữa xi măng họăc nền cơ vôi;

- Cửa đi, cửa sổ bằng gỗ, chấn song gỗ hoặc hoa sắt.

c) Nhà tạm loại C

- Móng, tường xây gạch chỉ hoặc cay xỉ;

- Khung cột gỗ hoặc tre chịu lực, có tường bao che;

- Phần mái gỗ hoặc tre, mái lợp ngói hoặc Fibrô xi măng;

- Nền bê tông gạch vỡ láng vữa xi măng hay nền cơ vôi; Cửa đi, cửa sổ bằng gỗ.

10. Bồi thường tài sản trong một số trường hợp khác

a) Đối với nhà chung cư: Khi Nhà nước thu hồi đất mà phải thực hiện bồi thường hỗ trợ và tái định cư đối với công trình là nhà ở chung cư từ cấp I đến cấp IV thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách nhiệm khảo sát và lập phương án giá đối với từng công trình gửi Sở Xây dựng để thẩm định giá trị thiệt hại thực tế cho từng cấp công trình cụ thể làm cơ sở cho việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

b) Đối với công trình phụ độc lập (Nhà vệ sinh tự hoại, nhà bếp, nhà tắm): Nếu nhà mái bằng tính như nhà cấp IV loại 3, nhà mái ngói tính như nhà cấp 4 loại 5.

c) Đối với nhà ở có mái: Nhà ở có mái ngói, tôn hoặc Fibrô xi măng, có chiều cao tường > 2,5m ở tầng trên cùng của nhà cấp IV loại 1,2,3 thì tính mức giá bồi thường như nhà cấp IV, loại 5;

d) Cống thoát nước: Tầm cống bê tông cốt thép, cống xây gạch áp dụng tính theo đơn giá xây dựng. Ống nhựa PVC tính theo giá cả thị trường

e) Nhà ở có qui mô cấp IV loại 1 hoặc 2 (không khép kín): Trong trường hợp nhà ở có quy mô cấp IV loại 1 hoặc loại 2, nhưng không có hạng mục công trình vệ sinh nằm trong nhà áp dụng bằng 95% giá nhà cấp IV, loại 1 hoặc 2.

Trong trường hợp nhà ở có quy mô cấp IV loại loại 2 được xây dựng 3 tầng được tính bằng nhà cấp IV loại 1./.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 36/2011/QĐ-UBND về Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành

  • Số hiệu: 36/2011/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 27/01/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
  • Người ký: Lại Thanh Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản