Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2011/QĐ-UBND | Ninh Thuận, ngày 22 tháng 8 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản;
Căn cứ Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất;
Căn cứ Thông tư số 23/2010/TT-BTP ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 1861/TTr-STC ngày 02 tháng 8 năm 2011 và Báo cáo kết quả thẩm định của Sở Tư pháp tại văn bản số 768/BC-STP ngày 13 tháng 7 năm 2011.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; gồm 3 chương 23 điều.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành. Quyết định này thay thế Quyết định số 263/2006/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ban ngành, đoàn thể thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỂ GIAO ĐẤT CÓ THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT HOẶC CHO THUÊ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Quy chế này áp dụng cho việc đấu giá quyền sử dụng đất (gọi tắt là đấu giá) để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Điều 2. Đối tượng được tham gia đấu giá
Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất theo quy định của Luật Đất đai có nhu cầu sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư hoặc làm nhà ở theo quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 3. Các trường hợp được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất theo hình thức đấu giá
1. Giao đất có thu tiền sử dụng đất
a) Đầu tư xây dựng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân trừ trường hợp giao đất tái định cư hoặc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội;
b) Đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê, trừ trường hợp đất xây dựng nhà chung cư cao tầng cho công nhân khu công nghiệp;
c) Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê;
d) Sử dụng quỹ đất để tạo vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng;
đ) Sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh;
e) Sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
2. Giao đất theo hình thức khác nay chuyển sang giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất; trừ trường hợp không thay đổi chủ sử dụng đất.
3. Cho thuê đất bao gồm cả cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
4. Các trường hợp khác do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Điều 4. Thẩm quyền quyết định giao đất hoặc cho thuê đất theo hình thức đấu giá
1. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định:
- Quỹ đất ở của các dự án tạo vốn từ quỹ đất do tỉnh quản lý;
- Quỹ đất thu hồi từ các tổ chức không có nhu cầu sử dụng.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định:
- Quỹ đất ở của các dự án tạo vốn từ quỹ đất do cấp huyện quản lý;
- Quỹ đất ở xen ghép trong khu dân cư do cấp huyện quản lý;
- Quỹ đất để giao cho thuê đất đối với các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã: quỹ đất Nhà nước sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn trong thời gian chưa sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003 cho các hộ gia đình, cá nhân thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá để nhận thầu.
Điều 5. Điều kiện về các thửa đất được tổ chức đấu giá
1. Đã có quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc kế hoạch sử dụng đất chi tiết; quy hoạch xây dựng chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành của pháp luật về đất đai, xây dựng.
2. Đã được bồi thường giải phóng mặt bằng hoặc không phải bồi thường giải phóng mặt bằng.
3. Có phương án đấu giá được cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 4 Quy chế này phê duyệt.
Điều 6. Điều kiện được đăng ký tham gia đấu giá
Các đối tượng quy định tại Điều 2 của Quy chế này được đăng ký tham gia đấu giá khi có đủ các điều kiện sau:
1. Có đơn đăng ký tham gia đấu giá theo mẫu do tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặc Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt phát hành, trong đó có nội dung cam kết sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy hoạch khi trúng đấu giá.
2. Điều kiện về vốn và kỹ thuật hoặc khả năng tài chính:
a) Đối với tổ chức phải có đủ điều kiện về vốn và kỹ thuật để thực hiện dự án hoặc phương án đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Đối với hộ gia đình, cá nhân phải có đủ điều kiện về khả năng tài chính để thực hiện dự án hoặc phương án đầu tư theo quy định của pháp luật. Trừ trường hợp đấu giá đất đã chia lô (thửa) làm nhà ở của hộ gia đình, cá nhân.
3. Một hộ gia đình chỉ được một cá nhân tham gia đấu giá; một tổ chức chỉ được một đơn vị tham gia đấu giá; có 02 (hai) doanh nghiệp trở lên thuộc cùng một tổng công ty thì chỉ được một doanh nghiệp tham gia đấu giá; tổng công ty với công ty thành viên, công ty mẹ và công ty con, doanh nghiệp liên doanh với một bên góp vốn trong liên doanh thì chỉ được một doanh nghiệp tham gia đấu giá.
1. Người không có năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người tại thời điểm đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
2. Người làm việc trong tổ chức bán đấu giá tài sản, nơi thực hiện việc bán đấu giá tài sản đó, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người đó; người trực tiếp giám định, định giá tài sản, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người đó.
3. Người được chủ sở hữu ủy quyền bán đấu giá quyền sử dụng đất hoặc cho thuê đất; người có thẩm quyền bán đấu giá quyền sử dụng đất hoặc cho thuê đất; người ký hợp đồng thuê tổ chức bán đấu giá để bán đấu giá tài sản.
4. Người không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người không thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
TỔ CHỨC BÁN ĐẦU GIÁ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐẤU GIÁ
Điều 8. Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp
- Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản.
- Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề có kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản.
Điều 9. Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt
1. Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt do cơ quan có thẩm quyền quyết định bán giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất có giá trị lớn, phức tạp hoặc trong trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thực hiện việc bán đấu giá theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 23/2010/TT-BTP ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tư pháp. Việc xác định tài sản là quyền sử dụng đất có giá trị lớn, phức tạp thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.
Thành phần Hội đồng bán đấu giá: Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt bao gồm đại diện của cơ quan có thẩm quyền quyết định bán đấu giá tài sản (Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện), cơ quan tài chính, cơ quan tư pháp, cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng cấp và đại diện các cơ quan tổ chức có liên quan cùng cấp.
2. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt thực hiện theo Điều 21 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.
Điều 10. Niêm yết, thông báo công khai việc bán đấu giá
1. Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặc Hội đồng đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt phải niêm yết việc bán đấu giá tài sản tại nơi bán đấu giá, nơi có bất động sản bán đấu giá và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có bất động sản bán đấu giá chậm nhất 30 ngày trước ngày mở cuộc bán đấu giá.
2. Đồng thời với việc niêm yết, tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặc Hội đồng đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt phải thông báo công khai ít nhất 02 (hai) lần, mỗi lần cách nhau 03 (ba) ngày trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi có tài sản bán đấu giá.
3. Niêm yết, thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của tổ chức bán đấu giá tài sản;
b) Thời gian, địa điểm bán đấu giá tài sản;
c) Danh mục tài sản, số lượng, chất lượng của tài sản bán đấu giá;
d) Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá;
đ) Địa điểm, thời hạn trưng bày tài sản bán đấu giá;
e) Địa điểm, thời hạn tham khảo hồ sơ tài sản bán đấu giá;
g) Địa điểm, thời hạn đăng ký mua tài sản bán đấu giá;
h) Những thông tin cần thiết khác liên quan đến tài sản bán đấu giá.
Điều 11. Hồ sơ tham gia đấu giá
1. Đối với cá nhân:
- Đơn đăng ký tham gia đấu giá do tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặc Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt phát hành;
- Bản sao hộ khẩu và Chứng minh nhân dân;
- Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền) cho người khác thay mình tham gia đấu giá (có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú);
- Bản sao chứng từ nộp khoản tiền đặt trước, phiếu thu phí đấu giá.
2. Đối với tổ chức:
- Đơn đăng ký tham gia đấu giá do tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặc Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt phát hành;
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy ủy quyền của người đứng đầu tổ chức (nếu ủy quyền) cho người khác thay mình tham gia đấu giá;
- Bản sao chứng từ nộp khoản tiền đặt trước, phiếu thu phí đấu giá.
Điều 12. Đăng ký tham gia đấu giá
1. Người tham gia đấu giá tài sản phải nộp phí tham gia đấu giá và khoản tiền đặt trước.
- Phí đấu giá: khoản phí này nộp khi đăng ký tham gia đấu giá được sử dụng chi phí cho việc tổ chức thực hiện đấu giá và không hoàn trả cho tổ chức, cá nhân đã đăng ký tham gia và nộp phí đấu giá. Mức phí cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định;
- Tiền đặt trước (tiền bảo lãnh - tiền đặt cọc) do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 4 Quy chế này quyết định cho từng cuộc đấu giá nhưng tối thiểu là 1% và tối đa không quá 15% giá khởi điểm của thửa đất đấu giá. Khoản tiền đặt trước được nộp cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặc Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt.
a) Được lấy lại khoản tiền đặc cọc trong các trường hợp sau đây:
- Người không trúng đấu giá, được trả lại sau khi cuộc đấu giá kết thúc.
- Người đã đăng ký tham gia đấu giá nhưng rút lại đăng ký trong thời hạn hoàn tất thủ tục đăng ký tham gia đấu giá do tổ chức đấu giá chuyên nghiệp hoặc Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt quy định.
- Người trúng đấu giá bổ sung từ chối không nhận quyền sử dụng đất;
b) Những trường hợp không trả lại khoản tiền đặt trước:
- Người đã đăng ký tham gia đấu giá nhưng không tham gia đấu giá trừ trường hợp bất khả kháng.
- Người trúng đấu giá nhưng từ chối nhận quyền sử dụng đất hoặc rút lại giá đã trả.
- Người vi phạm nội quy đấu giá của cuộc đấu giá đó.
- Người trúng đấu giá nhưng từ chối mua tài sản bán đấu giá.
- Khoản tiền đặt trước theo quy định tại tiết 1, 2 và 3 thuộc điểm b khoản 1 Điều này được nộp vào ngân sách Nhà nước, trừ cuộc bán đấu giá tài sản đó do doanh nghiệp bán đấu giá tài sản thực hiện thì khoản tiền đặt trước thuộc về doanh nghiệp.
- Khoản tiền đặt trước theo quy định tại tiết 4 thuộc điểm b khoản 1 Điều này được nộp vào ngân sách Nhà nước.
2. Trong trường hợp người tham gia đấu giá tài sản đã nộp khoản tiền đặt trước mua được tài sản bán đấu giá thì khoản tiền đặt trước được trừ vào giá mua; nếu không mua được tài sản, thì khoản tiền đặt trước được trả lại cho người tham gia đấu giá tài sản sau khi cuộc bán đấu giá kết thúc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Điều 13. Giá khởi điểm và bước giá để đấu giá
1. Giá khởi điểm đấu giá:
Giá khởi điểm do Hội đồng định giá xác định trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 4 Quy chế này phê duyệt, là giá sàn để tổ chức đấu giá;
b) Thành phần của Hội đồng định giá:
- Lãnh đạo cơ quan Tài chính - Chủ tịch Hội đồng.
- Lãnh đạo cơ quan Tài nguyên và Môi trường - Phó chủ tịch Hội đồng.
- Lãnh đạo Sở Xây dựng hoặc phòng Đô thị (đối với thành phố Phan Rang - Tháp Chàm), phòng Kinh tế hạ tầng (đối với các huyện) - thành viên.
- Lãnh đạo cơ quan thuế - thành viên.
- Đại diện đơn vị có tài sản bán đấu giá.
- Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng mời các thành viên khác tham gia.
2. Bước giá là mức chênh lệch giữa giá trả lần sau so với lần trả trước liền kề, do tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặc Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt quy định phù hợp với từng cuộc bán đấu giá, được xác định trong phương án bán đấu giá được duyệt.
Điều 14. Thực hiện cuộc đấu giá
1. Tổ chức bán đấu giá hoặc Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt tổ chức thực hiện đấu giá theo phương án được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 4 Quy chế này phê duyệt.
Trường hợp đã hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một khách hàng đăng ký tham gia đấu giá thì tổ chức bán đấu giá hoặc Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt không tổ chức bán đấu giá, khách hàng sẽ được trả lại lệ phí đấu giá và tiền đặt trước.
Trường hợp đã niêm yết và thông báo bán đấu giá 02 lần theo quy định nhưng chỉ có một khách hàng hoặc không có khách hàng đăng ký tham gia đấu giá thì tổ chức bán đấu giá hoặc Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt lại giá khởi điểm.
2. Trình tự mở phiên đấu giá:
a) Cuộc bán đấu giá tài sản phải được tiến hành liên tục theo trình tự sau đây:
- Mở đầu cuộc bán đấu giá tài sản, đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá giới thiệu bản thân, người giúp việc; thông báo nội quy của cuộc bán đấu giá tài sản; công bố danh sách người đăng ký mua tài sản bán đấu giá và điểm danh để xác định người tham gia đấu giá tài sản; giới thiệu từng tài sản bán đấu giá; nhắc lại giá khởi điểm; thông báo bước giá và khoảng thời gian tối đa giữa các lần trả giá (nếu có); trả lời các câu hỏi của người tham gia đấu giá.
- Đấu giá viên yêu cầu người tham gia đấu giá tài sản trả giá. Sau mỗi lần người tham gia đấu giá tài sản trả giá, đấu giá viên thông báo công khai về giá đã trả cho người người tham gia đấu giá tài sản;
- Nếu sau ba lần đấu giá viên nhắc lại giá cao nhất đã trả mà không có người trả giá cao hơn thì đấu giá viên công bố người mua được tài sản bán đấu giá. Sau khi đấu giá viên công bố, người mua được tài sản bán đấu giá được coi là đã chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá.
Trong trường hợp đấu giá bằng bỏ phiếu, nếu có từ hai người trở lên cùng trả giá cao nhất, thì đấu giá viên tổ chức đấu giá tiếp giữa những người cùng trả giá cao nhất để chọn ra người mua được tài sản bán đấu giá. Nếu không có người trả giá cao hơn thì đấu giá viên tổ chức bốc thăm để chọn ra người mua được tài sản bán đấu giá;
b) Diễn biến của cuộc bán đấu giá tài sản phải được ghi vào biên bản bán đấu giá tài sản (mẫu biên bản quy định tại Thông tư 23/2010/TT-BTP của Bộ Tư pháp). Biên bản bán đấu giá tài sản phải có chữ ký của đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá tài sản, người ghi biên bản, một người tham gia đấu giá và một người tham dự cuộc bán đấu giá (nếu có).
c) Kết quả cuộc bán đấu giá tài sản được ghi vào Sổ đăng ký bán đấu giá tài sản (Mẫu sổ đăng ký quy định tại Thông tư 23/2010/TT-BTP của Bộ Tư pháp). Trong trường hợp bán đấu giá tài sản thành thì đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá tài sản lập hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá;
d) Tùy từng trường hợp bán đấu giá tài sản cụ thể tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặc Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt mời tổ chức, cá nhân có liên quan đến tham dự cuộc bán đấu giá.
1. Tại cuộc bán đấu giá, người đã trả giá cao nhất mà rút lại giá đã trả trước khi đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá công bố người mua được tài sản thì cuộc bán đấu giá vẫn tiếp tục và bắt đầu từ giá của người trả giá liền kề trước đó. Trong trường hợp không có người trả giá tiếp thì cuộc bán đấu giá coi như không thành.
2. Người rút lại giá đã trả bị truất quyền tham gia trả giá tiếp và không được hoàn trả khoản tiền đặt trước. Khoản tiền đặt trước của người rút lại giá đã trả được nộp vào ngân sách Nhà nước, trừ cuộc bán đấu giá tài sản đó do doanh nghiệp bán đấu giá tài sản thực hiện thì khoản tiền đặt trước thuộc về doanh nghiệp.
Điều 16. Xem xét và phê duyệt kết quả đấu giá
1. Căn cứ vào biên bản đấu giá:
a) Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá;
b) Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp không ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá mà chuyển toàn bộ hồ sơ phiên đấu giá trong thời hạn chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc kèm theo danh sách người mua được tài sản bán đấu giá cho tổ chức phát triển quỹ đất hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao xử lý việc bán đấu giá quyền sử dụng đất để hoàn thiện các thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Nội dung phê duyệt kết quả đấu giá gồm: họ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân của người trúng đấu giá (ghi rõ tên tổ chức, cá nhân, số tài khoản), vị trí thửa đất, giá trúng, tổng số tiền phải nộp vào ngân sách Nhà nước và các nội dung cần thiết khác.
Điều 17. Giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người trúng đấu giá
1. Căn cứ vào quyết định phê duyệt kết quả đấu giá của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và giấy xác nhận đã nộp đủ tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất của người trúng đấu giá, cơ quan Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh (hoặc cấp huyện) có trách nhiệm trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền được phân cấp có trách nhiệm bàn giao đất trên thực địa, lập hồ sơ đất, cấp hoặc trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và các giấy tờ liên quan khác cho người trúng đấu giá theo đúng biên bản đấu giá và quyết định giao đất, cho thuê đất, đăng ký quyền sử dụng đất và làm các thủ tục cho người được sử dụng đất.
3. Trong thời hạn không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan được quy định tại khoản 1 và 2 Điều này có nhiệm vụ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người trúng đấu giá.
Quyết định giao đất, cho thuê đất, văn bản đấu giá và các giấy tờ có liên quan khác là căn cứ để người được giao đất, thuê đất đăng ký quyền sử dụng đất.
Điều 18. Quyền lợi và trách nhiệm của người trúng đấu giá
1. Quyền lợi: được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trách nhiệm: thực hiện theo đúng các cam kết khi tham gia đấu giá và kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 19. Quản lý và sử dụng tiền thu được từ đấu giá
1. Trường hợp đấu giá khu đất thuộc dự án sử dụng quỹ đất tạo vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: số tiền còn lại sau khi thanh toán giá trị công trình xây dựng kết cấu hạ tầng cho nhà đầu tư và khoản tiền ứng trước để bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi được nộp vào tài khoản riêng do Sở Tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước tỉnh và được sử dụng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chung theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trường hợp đấu giá đất thuộc quỹ đất dùng để tạo vốn xây dựng kết cấu hạ tầng chung của tỉnh thì số tiền thu được sau khi thanh toán kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, sẽ được nộp vào ngân sách Nhà nước hàng năm và được sử dụng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chung theo dự án được duyệt. Việc phân chia khoản thu này giữa các cấp ngân sách do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định.
3. Trường hợp đấu giá để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất không thuộc phạm vi khoản 1 và khoản 2 Điều này thì số tiền thu được sau khi thanh toán khoản tiền ứng trước để bồi thường thiệt hại về đất cho người có đất bị thu hồi, chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật (nếu có) được đưa vào thu nộp ngân sách Nhà nước hàng năm. Việc phân chia khoản thu này giữa các cấp ngân sách do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.
Điều 20. Trách nhiệm của các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
1. Sở Tài chính được giao là cơ quan thường trực của Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để tổ chức thực hiện quy chế này đồng thời chủ động tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Thành lập Hội đồng định giá khởi điểm;
b) Lập phương án bán đấu giá trình Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Phê duyệt kết quả đấu giá để giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định;
d) Chỉ đạo việc giao đất, cho thuê đất, hoàn thành hồ sơ về đất đai cho người trúng đấu giá;
đ) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của tổ chức, cá nhân trúng đấu giá đảm bảo đúng quy hoạch đã được duyệt;
e) Báo cáo kết quả thực hiện đấu giá để giao đất, cho thuê đất về Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường (hoặc phòng Tài nguyên và Môi trường của các huyện, thành phố) có trách nhiệm bàn giao đất tại thực địa; lập hồ sơ, trình giao đất hoặc cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khách hàng trúng đấu giá đất theo thẩm quyền quy định tại Luật Đất đai.
3. Sở Xây dựng kiểm tra giám sát các công trình thẩm quyền cấp phép xây dựng đối với tổ chức, cá nhân trúng đấu giá đảm bảo tuân thủ quy hoạch đã được duyệt.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình duyệt danh mục các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng chung sử dụng vốn từ nguồn thu đấu giá đất vào kỳ kế hoạch hàng năm.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm kiểm tra giám sát các công trình thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với tổ chức, cá nhân trúng đấu giá đảm bảo tuân thủ quy hoạch đã được duyệt và phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành trong quá trình thực hiện các công việc trên.
6. Tổ chức phát triển quỹ đất hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao xử lý việc bán đấu giá quyền sử dụng đất phải ký hợp đồng bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp; thu tiền bán đấu giá quyền sử dụng đất của người trúng đấu giá đất và thanh toán phí bán đấu giá cho tổ chức bán đấu gia chuyên nghiệp. Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp quyền sử dụng đất trong trường hợp này có trách nhiệm thực hiện các quy định bán đấu giá theo quy định tại Quy chế này và các quy định khác có liên quan.
Nếu thành viên tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặc Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt được giao thực hiện đấu giá và các cá nhân khác có liên quan đến cuộc đấu giá cố ý làm trái quy định của Quy chế này, có hành vi làm lộ bí mật, tiếp tay, môi giới cho người tham gia đấu giá mà gây thiệt hại cho Nhà nước hoặc làm cho cuộc đấu giá không thành thì tùy theo mức độ và tính chất của hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
Các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến quá trình tổ chức thực hiện đấu giá được giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; pháp luật về đất đai; pháp luật về đấu giá.
Quy định về đấu giá tại Quy chế này có thể được áp dụng đối với trường hợp đấu giá đất để xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất để thu hồi nợ theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Những nội dung không quy định tại Quy chế này thực hiện theo quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ và Thông tư số 23/2010/TT-BTP ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tư pháp và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh các cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Tài chính. Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp những vướng mắc phát sinh, kịp thời báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định./.
- 1Quyết định 53/2006/QĐ-UBND Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 2Quyết định 1479/2006/QĐ-UBND về Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
- 3Quyết định 263/2006/QĐ-UBND về Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 4Quyết định 03/2012/QĐ-UBND về Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành
- 5Quyết định 76/2015/QĐ-UBND Quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 6Quyết định 411/QĐ-UBND năm 2016 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận thuộc đối tượng hệ thống hoá trong kỳ hệ thống hoá năm 2015
- 1Quyết định 263/2006/QĐ-UBND về Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 2Quyết định 72/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận kèm theo Quyết định 36/2011/QĐ-UBND
- 3Quyết định 76/2015/QĐ-UBND Quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 4Quyết định 411/QĐ-UBND năm 2016 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận thuộc đối tượng hệ thống hoá trong kỳ hệ thống hoá năm 2015
- 1Quyết định 216/2005/QĐ-TTg về quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Đất đai 2003
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai
- 5Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 6Nghị định 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản
- 7Thông tư 23/2010/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp ban hành
- 8Quyết định 53/2006/QĐ-UBND Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 9Quyết định 1479/2006/QĐ-UBND về Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
- 10Quyết định 03/2012/QĐ-UBND về Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành
Quyết định 36/2011/QĐ-UBND về Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- Số hiệu: 36/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/08/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Nguyễn Đức Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/09/2011
- Ngày hết hiệu lực: 12/11/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra