- 1Luật hợp tác xã 1996
- 2Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) 1998
- 3Luật Doanh nghiệp 1999
- 4Nghị định 51/1999/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi
- 5Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2000
- 6Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 7Nghị định 64/2002/NĐ-CP về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần
- 1Thông tư 73/2003/TT-BTC hướng dẫn Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 03/2004/TT-NHNN hướng dẫn quản lý ngoại hối đối với việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước ban hành
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2003/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 36/2003/QĐ-TTG NGÀY 11 THÁNG 3 NĂM 2003 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) ngày 20 tháng 5 năm 1998; Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sửa đổi) ngày 03 tháng 6 năm 2000; Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã;
Căn cứ Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi); Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Điều 3. Quyết định này thay thế Quyết định số 145/1999/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Nguyễn Tấn Dũng (Đã ký) |
QUY CHẾ
GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ)
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục tiêu:
Quy chế này nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam; để huy động vốn, công nghệ, phương pháp quản lý doanh nghiệp của nước ngoài và mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Điều 2. "Nhà đầu tư nước ngoài" góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam theo quy định tại Quy chế này, bao gồm:
1. "Tổ chức kinh tế tài chính nước ngoài" là tổ chức kinh tế tài chính được thành lập theo pháp luật nước ngoài và hoạt động kinh doanh tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam.
2. "Người nước ngoài không thường trú ở Việt Nam" là công dân nước ngoài cư trú ở nước ngoài.
3. "Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam" là công dân nước ngoài và người không có quốc tịch Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam.
4. "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài" là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Điều 4. Mức góp vốn, mua cổ phần
Mức góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài ở doanh nghiệp Việt Nam theo Điều 3 Quy chế này tối đa bằng 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp Việt Nam.
Điều 5. Hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài:
1. Hình thức mua cổ phần:
a) Mua cổ phần phát hành lần đầu của các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá.
b) Mua cổ phần phát hành thêm của Công ty cổ phần, mua lại cổ phần của các cổ đông trong Công ty cổ phần.
2. Hình thức góp vốn:
a) Mua lại phần vốn góp của các thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn; góp vốn vào Công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên mới của Công ty trách nhiệm hữu hạn.
b) Góp vốn vào Công ty hợp danh; mua lại phần vốn góp của thành viên Công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn Công ty hợp danh.
c) Góp vốn vào Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã để trở thành thành viên Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã.
Điều 6. Thẩm quyền quyết định nhận góp vốn, bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài
1. Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá: cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
2. Đối với Công ty cổ phần đang hoạt động.
a) Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị (theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần) quyết định việc bán cổ phần phát hành thêm cho nhà đầu tư nước ngoài.
b) Cổ đông sở hữu cổ phần quyết định việc bán phần vốn góp của mình cho nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần.
c) Nếu Công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật về chứng khoán.
3. Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã.
Hội đồng thành viên (Công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên), các thành viên hợp danh (Công ty hợp danh), chủ sở hữu Công ty (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), Đại hội xã viên (Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã) quyết định phương án huy động vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
Điều 7. Hình thức giá trị góp vốn, mua cổ phần
1. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam bằng đồng Việt Nam.
a) Nếu góp vốn, mua cổ phần bằng ngoại tệ thì quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua của Ngân hàng thương mại được phép hoạt động ngoại hối tại thời điểm góp vốn, mua cổ phần.
b) Nếu góp vốn, mua cổ phần bằng tài sản là máy móc thiết bị, nguyên liệu, hàng hoá, chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ, chứng khoán có giá và các tài sản khác thì được xác định theo giá thị trường. Doanh nghiệp phải thành lập Hội đồng định giá tài sản (hoặc thuê tổ chức tư vấn có chức năng) xác định theo giá thị trường tại thời điểm góp vốn, mua cổ phần và có sự chấp thuận của bên góp vốn, mua cổ phần.
2. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần bằng máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, hàng hoá, chuyển giao công nghệ và các tài sản khác phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về công nghệ, văn hoá và môi trường.
Điều 8. Bảo hộ của Nhà nước
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần ở doanh nghiệp Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đảm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ NHẬN GÓP VỐN, BÁN CỔ PHẦN CHO NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Điều 9. Nhận góp vốn, bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài
1. Doanh nghiệp Việt Nam bán cổ phần:
a) Doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá có nhu cầu và khả năng huy động vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài lập phương án cổ phần hoá trong đó có đề nghị bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài trình cơ quan quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp phê duyệt.
b) Công ty cổ phần đang hoạt động: Hội đồng Quản trị hoặc Giám đốc xây dựng phương án đầu tư, phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn trong đó có bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài trình Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị (theo Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần) quyết định.
2. Doanh nghiệp Việt Nam nhận góp vốn:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Ban Quản trị Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã xây dựng phương án đầu tư trong đó có phần nhận góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài trình Hội đồng thành viên (đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty hợp danh), Đại hội xã viên (đối với Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã) quyết định.
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Chủ tịch Công ty hoặc Hội đồng quản trị doanh nghiệp xây dựng phương án đầu tư, trong đó có phần nhận góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài để trình chủ sở hữu hoặc tổ chức được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu quyết định (áp dụng trong trường hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên hoặc Công ty cổ phần).
Điều 10. Thông tin về việc bán cổ phần, nhận góp vốn
Sau khi có quyết định của người có thẩm quyền theo Điều 6 của Quy chế này, doanh nghiệp Việt Nam thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và công bố công khai những thông tin chủ yếu của doanh nghiệp Việt Nam để các nhà đầu tư tìm hiểu trước khi tổ chức bán cổ phần, nhận góp vốn.
Điều 11. Thực hiện góp vốn, mua, bán cổ phần
1. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam:
a) Khi có nhu cầu đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp Việt Nam hoặc với tổ chức tài chính trung gian thực hiện việc phát hành để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam.
b) Nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản tại tổ chức tài chính, Ngân hàng thương mại Việt Nam hoặc tổ chức tài chính, Ngân hàng thương mại nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi tức được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác có liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này.
2. Doanh nghiệp Việt Nam thực hiện bán cổ phần:
a) Bán cổ phần lần đầu của doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá theo quy định tại Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần.
b) Bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của Công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
c) Bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của Công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán được thực hiện tại doanh nghiệp hoặc thông qua tổ chức tài chính trung gian thực hiện việc phát hành.
3. Doanh nghiệp Việt Nam thực hiện nhận góp vốn.
Việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã thực hiện tại doanh nghiệp theo nguyên tắc thoả thuận giữa bên góp vốn và bên nhận vốn theo các quy định tại Quy chế này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
4. Nếu có nhiều nhà đầu tư nước ngoài cùng đăng ký góp vốn, mua cổ phần với tổng trị giá vượt 30% vốn điều lệ doanh nghiệp thì doanh nghiệp Việt Nam tự lựa chọn hoặc thực hiện đấu giá theo quy định của pháp luật Việt Nam để chọn nhà đầu tư nước ngoài.
Nếu nhà đầu tư nước ngoài không có điều kiện trực tiếp tham gia đấu giá thì thoả thuận với bên bán về giá mua, bán cổ phần nhưng không thấp hơn giá bán cho các nhà đầu tư trong nước và phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 4 và điểm b khoản 1 Điều 11 của Quy chế này.
Điều 12. Giá bán cổ phần, vốn góp
1. Giá bán cổ phần của Công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
2. Giá bán cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá xác định theo quy định tại Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần.
3. Giá bán cổ phần phát hành thêm của Công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán là giá thoả thuận giữa doanh nghiệp Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài.
4. Giá bán lại cổ phần thuộc sở hữu của các cổ đông là giá thoả thuận giữa cổ đông với nhà đầu tư nước ngoài.
5. Giá vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã để trở thành thành viên mới do Hội đồng thành viên (đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên), chủ sở hữu (đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), các thành viên hợp danh, thành viên góp vốn (Công ty hợp danh), Đại hội xã viên (đối với Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã) quyết định.
Điều 13. Hình thức xác nhận cổ phần, góp vốn
Được thực hiện một trong hai hình thức xác nhận góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam sau:
a) Chứng chỉ là cổ phiếu ghi tên hoặc không ghi tên.
b) Ghi sổ kế toán.
Việc phát hành, quản lý cổ phiếu và ghi sổ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 14. Thông báo kết quả nhận góp vốn, bán cổ phần
Sau 15 ngày kết thúc việc nhận góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp gửi báo cáo kết quả để thực hiện theo quy định sau:
1. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá: gửi cho cấp có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
2. Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã gửi báo cáo cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
III. QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Điều 15. Quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam
1. Được sử dụng cổ phiếu để cầm cố trong quan hệ tín dụng và trong việc đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Được chuyển sở hữu cổ phiếu, được tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán khi Công ty cổ phần đã niêm yết theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định của pháp luật về chứng khoán.
3. Được quyền chuyển nhượng phần vốn góp trong Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.
4. Được chuyển đổi ra ngoại tệ của khoản vốn đầu tư (gốc và lãi) và các khoản thu về tiền bán cổ phần, tiền chuyển nhượng vốn góp, thu nhập hợp pháp khác tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài, sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính và chế độ quản lý ngoại hối theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước hoặc Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nếu sử dụng lợi tức thu được từ đầu tư góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam để tái đầu tư tại doanh nghiệp Việt Nam.
6. Nhà đầu tư là cá nhân được miễn thuế thu nhập cá nhân cho phần thu nhập có được do góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.
7. Được hưởng quyền lợi như các cổ đông hoặc thành viên khác là người Việt Nam trong Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã.
8. Được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác do pháp luật Việt Nam quy định.
9. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã được tham gia quản lý doanh nghiệp theo quy định của các luật này và Điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp.
Điều 16. Nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được quy định trong Quy chế này và trong Điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các doanh nghiệp nhà nước do mình quyết định cổ phần hoá, bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các doanh nghiệp nhà nước do mình quyết định cổ phần hoá và các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã trên địa bàn bán cổ phần, nhận góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
3. Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quy chế này.
- 1Quyết định 145/1999/QĐ-TTg về Quy chế bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 745/QĐ-BTC năm 2008 ban hành Chương trình hành động của Bộ Tài chính để thực hiện mục tiêu ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát năm 2008 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 88/2009/QĐ-TTg về Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật hợp tác xã 1996
- 2Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) 1998
- 3Luật Doanh nghiệp 1999
- 4Nghị định 51/1999/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi
- 5Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2000
- 6Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 7Nghị định 64/2002/NĐ-CP về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần
- 8Thông tư 73/2003/TT-BTC hướng dẫn Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 9Thông tư 03/2004/TT-NHNN hướng dẫn quản lý ngoại hối đối với việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 10Quyết định 745/QĐ-BTC năm 2008 ban hành Chương trình hành động của Bộ Tài chính để thực hiện mục tiêu ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát năm 2008 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Quyết định 36/2003/QĐ-TTg Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 36/2003/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/03/2003
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 19 đến số 20
- Ngày hiệu lực: 18/04/2003
- Ngày hết hiệu lực: 15/08/2009
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực