Hệ thống pháp luật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

  *******


 
Số: 36/2002/QĐ-BGDĐT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 *******

Hà Nội, ngày 30 Tháng 08 năm 2002       

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ MỤC TIÊU GIÁO DỤC VÀ KẾ HOẠCH DẠY HỌC BỔ TÚC TRUNG HỌC CƠ SỞ.

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời về mục tiêu giáo dục và kế hoạch dạy học bổ túc trung học cơ sở làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu hướng dẫn giảng dạy và học tập đối với Bổ túc trung học cơ sở.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục và thủ trưởng các đơn vị hữu quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  
THỨ TRƯỞNG




Lê Vũ Hùng
 
 

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ MỤC TIÊU GIÁO DỤC VÀ KẾ HOẠCH DẠY HỌC BỔ TÚC TRUNG HỌC CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2002/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 8 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:

Giáo dục bổ túc trung học cơ sở giúp người học củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có trình độ học vấn tương đương với trung học cơ sở; có thể tham gia vào cuộc sống lao động, làm tốt hơn công việc đang làm, tìm kiếm việc làm hoặc để tiếp tục học nghề và học lên các bậc học cao hơn.

2. Mục tiêu cụ thể:

Giáo dục bổ túc trung học cơ sở tạo cơ hội học tập cho thanh, thiếu niên trong độ tuổi phổ cập giáo dục trung học cơ sở (dưới 19 tuổi) không có điều kiện và khả năng theo học ở các trường lớp chính quy và người lớn đạt được trình độ học vấn tương đương trung học cơ sở theo phương thức giáo dục không chính quy.

Giúp cho người học có những kiến thức, kỹ năng tối thiểu cần thiết đối với một số môn học trong chương trình trung học cơ sở; có những hiểu biết ban đầu về quyền lợi và nghĩa vụ của người công dân, về kỹ thuật và hướng nghiệp; làm quen với ngoại ngữ thông dụng (nếu học viên có nhu cầu) để làm cơ sở cho người học có thể tham gia vào cuộc sống lao động, làm tốt hơn công việc đang làm, chuyển đổi công việc, tìm kiếm việc làm hoặc để tiếp tục học nghề và học lên các bậc học cao hơn.

Rèn luyện cho học viên hình thành những phẩm chất và năng lực cần thiết như năng lực hành động có hiệu quả; năng lực thích ứng với những thay đổi; năng lực giao tiếp, ứng xử với lòng nhân ái; và năng lực tự học, học thường xuyên, học suốt đời để có thể tồn tại, phát triển. Đây là những năng lực cần thiết đối với người lao động mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trước yêu cầu của thời đại mới.

II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC BỔ TÚC TRUNG HỌC CƠ SỞ

1. Phương hướng xây dựng kế hoạch dạy học bổ túc trung học cơ sở:

Quán triệt mục tiêu của chương trình bổ túc trung học cơ sở.

Căn cứ nhu cầu, điều kiện và khả năng hạn chế của người học, đồng thời phải tính đến vốn kinh nghiệm, những hiểu biết thực tế, hiểu biết xã hội đã có của người học. Bảo đảm tính khả thi và hiệu quả: Đảm bảo kế hoạch dạy học có thể thực hiện được trong điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thực tế của bổ túc trung học cơ sở ở mọi vùng, miền trong cả nước.

Bảo đảm tính kế thừa và phát triển những kinh nghiệm xây dựng kế hoạch dạy học chương trình bổ túc trung học cơ sở trước đây và tham khảo kinh nghiệm của các nước trong khu vực và thế giới.

2. Số môn học:

7 môn bắt buộc (Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý).

3 môn khuyến khích học là Giáo dục công dân, công nghệ và tiếng nước ngoài (tiếng Anh).

Ngoài ra mỗi tuần còn dành 1 tiết cho sinh hoạt lớp và 1 tiết cho sinh hoạt trường. Riêng lớp 9 sẽ có thêm một buổi/1tháng để sinh hoạt hướng nghiệp.

3. Thời lượng dành cho các môn học:

Thời lượng dành cho các món học bắt buộc:

Thời lượng dành cho các môn học khuyến khích:

Số thứ tự

Môn học

Lớp 6

(Tiết/tuần)

Lớp 7

(Tiết/tuần)

Lớp 8

(Tiết/tuần)

Lớp 9

(Tiết/tuần)

Tổng số tiết

1

Toán

4,5

4

4

5

560

2

Vật lý

1

1

1

2

160

3

Hoá học

-

-

2

2

128

4

Sinh học

1,5

1,5

1,5

2

208

5

Ngữ văn

4

4

4

5

544

6

Lịch sử

1

2

1,5

1,5

192

7

Địa lý

1

2

1,5

1,5

192

 

Thời lượng dành cho các môn học khuyến khích:

1

Giáo dục công dân

1

1

1

1

128

2

Tiếng Anh

3

3

3

2

352

3

Công nghệ

2

2

2

2

256

 

Các hoạt động giáo dục khác:

1

Sinh hoạt lớp

1

1

1

1

128

2

Sinh hoạt trường

1

1

1

1

128

3

Sinh hoạt hướng nghiệp

 

 

 

*

* 1 buổi/1tháng

 

Tổng số tiết/tuần

21,5

22,5

23

26

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 36/2002/QĐ-BGDĐT ban hành Quy định tạm thời về mục tiêu giáo dục và kế hoạch dạy học bổ túc trung học cơ sở của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo

  • Số hiệu: 36/2002/QĐ-BGDĐT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/08/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Người ký: Lê Vũ Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 48
  • Ngày hiệu lực: 14/09/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 12/09/2007
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản