Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3594/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 22 tháng 9 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC TRẺ EM THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN, TỈNH THANH HÓA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 847/QĐ-LĐTBXH ngày 09/6/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực trẻ em thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 3105/TTr-SLĐTBXH ngày 13/9/2017 và Giám đốc Sở Tư pháp tại Công văn số 1301/STP-KSTTHC ngày 07/9/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 01 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực trẻ em thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư pháp; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3594/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC TRẺ EM THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TỈNH THANH HÓA
STT | TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH |
1 | Áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em. |
PHẦN II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC TRẺ EM THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TỈNH THANH HÓA (Có nội dung cụ thể của thủ tục hành chính đính kèm)
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC TRẺ EM THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN, TỈNH THANH HÓA |
Tên thủ tục hành chính: Áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em. Số seri trên Cơ Sở dữ liệu quốc gia về TTHC: |
Lĩnh vực: Trẻ em. |
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH |
1. Trình tự thực hiện: Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ: Tổ chức, cá nhân thông báo thông tin về hành vi xâm hại trẻ em. Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức: 1. Địa điểm tiếp nhận: Trung tâm hành chính công cấp huyện. 2. Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định). 3. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ: a) Đối với tổ chức, cá nhân: Bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. b) Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: - Hướng dẫn để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định; - Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận hồ sơ, tài liệu cho tổ chức, cá nhân. Bước 3. Xử lý hồ sơ của cá nhân, tổ chức: - Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân nếu phát hiện hoặc có thông tin về hành vi xâm hại trẻ em hoặc trẻ em có nguy cơ bị xâm hại có trách nhiệm thông báo ngay cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc UBND cấp huyện nơi xảy ra vụ việc (sau đây gọi là nơi tiếp nhận thông tin). - Nơi tiếp nhận thông tin có trách nhiệm ghi chép đầy đủ thông tin về hành vi xâm hại trẻ em, trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP). - Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi xảy ra vụ việc hoặc nơi trẻ em cư trú thực hiện việc kiểm tra tính xác thực về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có trách nhiệm cung cấp thông tin và phối hợp thực hiện khi được yêu cầu. - Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp xử lý thông tin, thông báo, tố giác về trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; chuyển ngay thông tin đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc để thực hiện việc đánh giá nguy cơ ban đầu về mức độ tổn hại của trẻ em. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc chỉ đạo người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã tiến hành việc đánh giá nguy cơ ban đầu, mức độ tổn hại của trẻ em (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP) để có cơ sở áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp. - Trường hợp trẻ em được xác định có nguy cơ hoặc đang bị tổn hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm thì trong vòng 12 giờ từ khi nhận thông tin, Chủ tịch UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em. Bước 4. Trả kết quả: 1. Địa điểm trả: Trung tâm hành chính công cấp huyện. 2. Thời gian trả kết quả: Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định). |
2. Cách thức thực hiện: - Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân thông báo ngay (gặp trực tiếp hoặc qua điện thoại) cho nơi tiếp nhận thông tin về hành vi xâm hại trẻ em hoặc trẻ em có nguy cơ bị xâm hại. - Cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp, cơ quan công an các cấp, UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trực tiếp thực hiện, áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em. |
3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ: - Báo cáo tiếp nhận thông tin trẻ em (do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc UBND cấp huyện nơi xảy ra vụ việc lập). b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ. |
4. Thời hạn giải quyết: Trong vòng 12 giờ từ khi nhận thông tin trẻ em được xác định có nguy cơ hoặc đang bị tổn hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, Chủ tịch UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em. |
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: - Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân. |
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp xã. b) Cơ quan, người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc UBND cấp huyện; UBND cấp xã. d) Cơ quan phối hợp: Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp hoặc cơ quan công an các cấp (trong trường hợp thông tin do cơ quan này tiếp nhận). |
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Các biện pháp can thiệp khẩn cấp cho trẻ em hoặc biện pháp tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em. - Quyết định về việc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em (Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP). |
8. Phí, lệ phí: Không. |
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: - Báo cáo tiếp nhận thông tin trẻ em (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP). |
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: - Trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp (là trẻ em đang bị đe dọa hoặc bị gây tổn hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm hoặc cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em chính là người gây tổn hại cho trẻ em). - Trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; trẻ em bị xâm hại nhưng cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp hoặc trẻ em bị xâm hại có nguy cơ tiếp tục bị xâm hại bởi cha mẹ, người chăm sóc trẻ em. |
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Luật trẻ em năm 2016; - Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em. |
CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có
MẪU KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Có
Mẫu số 01 (Ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP)
TÊN CƠ QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/BC-(2) | ...(3)..., ngày... tháng... năm 20... |
BÁO CÁO
TIẾP NHẬN THÔNG TIN TRẺ EM ….(4)....
A. Thông tin chung
1. Nguồn nhận thông tin
Thông qua (điện thoại/gặp trực tiếp/người khác báo):....................................................
Thời gian (mấy giờ) …………………….……………………. Ngày…. tháng…. năm.........
2. Thông tin về trẻ em.
Họ và tên trẻ em (5) .....................................................................................................
Ngày tháng năm sinh (5) ………………………… hoặc ước lượng tuổi .............................
Giới tính (5): Nam………. Nữ……… Không biết .............................................................
Địa điểm xảy ra vụ việc ................................................................................................
Tình trạng hiện tại của trẻ em: (6) ..................................................................................
Phỏng đoán hậu quả có thể sẽ xảy ra cho trẻ em nếu không có được hỗ trợ, can thiệp?
Họ và tên cha: (5)……………….. Tuổi……… Nghề nghiệp ..............................................
Họ và tên mẹ: (5)……………….. Tuổi……… Nghề nghiệp ..............................................
Hoàn cảnh gia đình: (5) ................................................................................................
Hiện tại ai là người chăm sóc trẻ em (nếu biết) ..............................................................
Những hành động hỗ trợ, can thiệp đã được thực hiện đối với trẻ em trước khi nhận được thông tin:
3. Thông tin về người cung cấp thông tin (nếu đồng ý cung cấp)
Họ và tên………………………………… Số điện thoại .....................................................
Địa chỉ.........................................................................................................................
Ghi chú thêm................................................................................................................
| Cán bộ tiếp nhận thông tin |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan tiếp nhận thông tin.
(2) Chữ viết tắt tên cơ quan tiếp nhận thông tin.
(3) Địa danh.
(4) Trẻ em thuộc đối tượng: bị xâm hại/có nguy cơ bị bạo lực/bóc lột/bỏ rơi hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
(5) Cán bộ ghi thông tin nếu biết hoặc được cung cấp.
(6) Thông tin về thể chất, tinh thần của trẻ em.
Mẫu số 07 (Ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP)
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ..../QĐ-UBND | ....(2)...., ngày .... tháng .... năm 20.... |
Về việc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN...(1)....
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số ....../2017/NĐ-CP ngày…../...../2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em;
Xét đề nghị của ông/bà …………………….... (3)
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tạm thời cách ly………. (4)..., sinh ngày ... tháng ... năm..., hiện trú tại ... (5)... khỏi cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em là ông/bà ...(6)... hiện trú tại ... (5)... trong thời hạn ... (7)... ngày/tháng kể từ ngày... tháng... năm 20...
Điều 2. Người tiếp nhận cháu ...(4)......... là ông/bà...(8) ...…… ở địa chỉ ...(5)....……
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Ông/bà ...(6)...…………, ông/bà ...……(8)...……, ông/bà ...……(3)..., các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ghi chú:
(1) Tên UBND xã/phường/thị trấn.
(2) Địa danh.
(3) Tên người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã.
(4) Họ và tên trẻ em.
(5) Địa chỉ cụ thể: thôn, xã, huyện, tỉnh.
(6) Họ và tên cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em.
(7) Số lượng ngày/tháng tạm thời cách ly trẻ.
(8) Họ và tên của cá nhân hoặc người đại diện cơ quan, tổ chức tiếp nhận trẻ em.
- 1Quyết định 848/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính mới, bị bãi bỏ lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động; Thủ tục hành chính mới lĩnh vực trẻ em thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang
- 2Quyết định 2906/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực trẻ em thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định dưới hình thức “Bản sao y bản chính” theo Quyết định 847/QĐ-LĐTBXH
- 3Quyết định 3595/QĐ-UBND năm 2017 về công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực trẻ em thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa
- 4Quyết định 3477/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực trẻ em thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa
- 5Quyết định 3478/QĐ-UBND năm 2017 về công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực trẻ em thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa
- 6Quyết định 3479/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực trẻ em thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã, tỉnh Thanh Hóa
- 7Quyết định 891/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực Trẻ em mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Thông tư 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Quyết định 847/QĐ-LĐTBXH năm 2017 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực trẻ em thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 6Quyết định 848/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính mới, bị bãi bỏ lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động; Thủ tục hành chính mới lĩnh vực trẻ em thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang
- 7Quyết định 2906/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực trẻ em thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định dưới hình thức “Bản sao y bản chính” theo Quyết định 847/QĐ-LĐTBXH
- 8Quyết định 3595/QĐ-UBND năm 2017 về công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực trẻ em thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa
- 9Quyết định 3477/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực trẻ em thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa
- 10Quyết định 3478/QĐ-UBND năm 2017 về công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực trẻ em thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa
- 11Quyết định 3479/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực trẻ em thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã, tỉnh Thanh Hóa
- 12Quyết định 891/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực Trẻ em mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Quyết định 3594/QĐ-UBND năm 2017 về công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực trẻ em thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa
- Số hiệu: 3594/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/09/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Lê Thị Thìn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/09/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra