- 1Nghị định 76/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- 2Quyết định 4551/QĐ-BVHTTDL năm 2013 Quy chế của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn việc thu hút, vận động và quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3561/QĐ-BVHTTDL | Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2016 |
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 551/QĐ-BVHTTDL ngày 24 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II, tại tỉnh Hà Giang, năm 2016;
Căn cứ Kế hoạch số 2688/KH-BVHTTDL ngày 12 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II, tại tỉnh Hà Giang, năm 2016;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động văn hóa, nghệ thuật quần chúng trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II, tại tỉnh Hà Giang, năm 2016.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh tham gia Ngày hội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT QUẦN CHÚNG TRONG KHUÔN KHỔ NGÀY HỘI VĂN HÓA DÂN TỘC MÔNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ II, TẠI TỈNH HÀ GIANG, NĂM 2016
(Ban hành theo Quyết định số 3561/QĐ-BVHTTDL ngày 13 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Điều 1. Yêu cầu chung đối với Đoàn văn hóa nghệ thuật quần chúng các tỉnh tham gia Ngày hội
- Trưởng các đoàn chịu trách nhiệm về con người, ăn ở, đi lại, an toàn cho các thành viên của đoàn mình trước, trong và sau khi Ngày hội kết thúc về địa phương. Nếu có gì thắc mắc, cần trao đổi và có ý kiến với Thường trực Ban Tổ chức Ngày hội (Vụ Văn hóa dân tộc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang).
- Các đoàn gửi đăng ký Chương trình tiết mục (tờ gấp) về Ban Tổ chức, Hội đồng thẩm định nghệ thuật trước khi khai mạc và phát cho các thành viên Hội đồng thẩm định trước khi biểu diễn, giới thiệu về đoàn mình.
- Tuân theo sự sắp xếp của Ban Tổ chức về thời gian, lịch hoạt động biểu diễn, các quy định về ăn ở, đi lại, vệ sinh môi trường; Giữ đúng vị trí được Ban Tổ chức quy định để xem và động viên cổ vũ các đoàn bạn trong các hoạt động của Ngày hội; Phải mặc trang phục dân tộc trong quá trình tham gia tất cả các hoạt động của Ngày hội (Khai mạc, trình diễn các nội dung hoạt động, tổng kết trao giải, bế mạc).
- Nếu có thắc mắc và cần giải đáp những vấn đề liên quan đến kết quả khen thưởng các tiết mục tham gia Ngày hội, Trưởng các đoàn chịu trách nhiệm trao đổi trực tiếp với Trưởng Ban Tổ chức, Chủ tịch Hội đồng thẩm định nghệ thuật để xem xét, giải quyết. Không phát ngôn tùy tiện gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng đến tinh thần chung và không khí của Ngày hội.
Điều 2. Đối tượng, nội dung tham gia Ngày hội
- Lực lượng tham gia Ngày hội là nghệ nhân, diễn viên không chuyên người dân tộc Mông đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn 13 tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk; không phân biệt trình độ, lứa tuổi, giới tính, có đủ sức khỏe, không vi phạm pháp luật, không mắc tệ nạn xã hội (diễn viên chuyên nghiệp, nghệ nhân, diễn viên không phải là người dân tộc Mông hoặc người ngoài tỉnh không được tham gia trong chương trình biểu diễn của các đoàn).
- Chương trình tham gia Ngày hội của các tỉnh bao gồm: Liên hoan nghệ thuật quần chúng; Trình diễn nét đẹp trong trang phục phụ nữ dân tộc Mông; Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc Mông; Trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của dân tộc Mông; Giới thiệu ẩm thực dân tộc Mông.
- Hội đồng thẩm định nghệ thuật chỉ thẩm định, chấm giải các chương trình nội dung đã đăng kí tham gia và được phép của Ban Tổ chức.
QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI CÁC NỘI DUNG THAM GIA NGÀY HỘI
Điều 3. Liên hoan nghệ thuật quần chúng
1. Chủ đề Liên hoan
Giới thiệu bản sắc văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng và độc đáo của đồng bào dân tộc Mông.
2. Hình thức
- Chương trình tham gia Liên hoan lựa chọn các nội dung:
+ Múa và thổi khèn Mông: Trích đoạn múa và thổi khèn đôi hoặc khèn đơn của người Mông;
+ Hát dân ca Mông: Trích đoạn các bài dân ca Mông (Có dịch tóm tắt nội dung bài hát)
+ Trình diễn các điệu múa, điệu nhảy dân gian của dân tộc Mông: Múa gậy sinh tiền; nhảy khèn Kha kềng...
+ Biểu diễn các loại nhạc cụ dân tộc Mông: Sáo Mông; Kèn lá; Đàn môi...
- Các đoàn diễn, duyệt chương trình của đoàn mình theo thứ tự bốc thăm.
- Thời lượng chương trình 20 phút, tối đa 05 tiết mục.
3. Chương trình tham gia Liên hoan
- Các tiết mục biểu diễn phải đúng chủ đề, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Mông; cần chú ý khai thác các làn điệu dân ca, múa dân gian, nhạc cụ dân tộc mang nét riêng độc đáo của dân tộc Mông ở địa phương (chương trình phải có đủ các loại ca, múa, nhạc và đảm bảo 50% chương trình là các tiết mục ca, múa, nhạc nguyên gốc)
- Các tiết mục biểu diễn phải có trang phục, âm nhạc, đạo cụ phù hợp; không hát nhép lời băng đĩa ghi sẵn (kể cả phối bè phần lời ca khúc), hạn chế sử dụng nhạc điện tử.
- Các tập thể, cá nhân sử dụng các ca khúc, kịch bản múa, nhạc của các nhạc sỹ, nghệ sỹ đã được phổ biến đến công chúng, nếu sử dụng các tác phẩm mới phải được sự đồng ý của tác giả. Đối với các tập thể, cá nhân đặt hàng các nhạc sỹ, nghệ sỹ sáng tác bài hát, biên đạo đối với thể loại múa để dự thi thực hiện theo Luật bản quyền tác giả. Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm về việc các tập thể, cá nhân vi phạm Luật bản quyền tác giả. Đối với các làn điệu dân ca sử dụng tiếng dân tộc Mông phải có bản dịch lời gửi về Ban giám khảo để tiện theo dõi cho việc chấm điểm (15 bản).
4. Chấm điểm
- Hội đồng thẩm định nghệ thuật chấm điểm độc lập cho từng tiết mục với thang điểm 10 (áp dụng điểm lẻ cho các giám khảo chấm liên hoan = 0,5 điểm). Dựa trên các tiêu chí:
+ Đúng chủ đề, tư tưởng: 02 điểm
+ Dàn dựng công phu, sáng tạo, có chất lượng nghệ thuật cao, phong cách biểu diễn tốt: 06 điểm
+ Trang phục, đạo cụ phù hợp: 02 điểm
- Hội đồng thẩm định nghệ thuật chấm điểm tổng thể chương trình nghệ thuật về: dàn dựng, tính nguyên gốc, phong phú, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Mông.
5. Quy định khác
Các đoàn tham dự Liên hoan phải có Program (tờ chương trình) cho Ban Tổ chức. Số lượng: 15 tờ ghi rõ tên người biểu diễn, tên tác giả và bản dịch tiếng phổ thông đối với những tiết mục sử dụng ngôn ngữ dân tộc Mông; không được tự ý thay đổi chương trình khi chưa được sự nhất trí của Ban Tổ chức.
Điều 4. Trình diễn nét đẹp trong trang phục phụ nữ dân tộc Mông
1. Đối tượng, điều kiện tham gia
- Là phụ nữ người dân tộc Mông đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn các tỉnh tham gia Ngày hội. Có đủ sức khỏe, không vi phạm pháp luật, không mắc tệ nạn xã hội, có hình thể cân đối.
- Yêu cầu đối với các diễn viên:
+ Độ tuổi từ 18 đến 25 (có giấy khai sinh hoặc CMND kèm theo).
+ Hình thể cân đối, gương mặt đẹp, duyên dáng.
2. Chủ đề
“Nét đẹp vùng cao”
3. Số lượng diễn viên
Mỗi đoàn cử 03 - 05 nữ diễn viên tham gia.
4. Hình thức thể hiện
- Các đoàn dàn dựng thành 01 tiết mục độc lập, thời lượng 05 - 07 phút, trình diễn lồng ghép trong chương trình Liên hoan Nghệ thuật quần chúng (các đoàn có thể bố trí trình diễn trước, trong hoặc sau chương trình Liên hoan Nghệ thuật quần chúng của đoàn mình).
- Các diễn viên trình diễn trang phục truyền thống ngày thường và trang phục truyền thống trong các lễ hội, lễ cưới của đồng bào dân tộc Mông ở địa phương mình, có lời giới thiệu kèm theo, nhằm lột tả vẻ đẹp và ý nghĩa của từng bộ trang phục.
- Trang phục sử dụng trình diễn phải là trang phục truyền thống, nguyên bản (không sử dụng trang phục biểu diễn, trang phục đã cải biên)
5. Chấm điểm
Hội đồng thẩm định nghệ thuật chấm điểm độc lập cho từng diễn viên trong chương trình trình diễn của mỗi đoàn với thang điểm 10 (áp dụng điểm lẻ = 0,5 điểm) gồm các tiêu chí:
- Điểm về hình thể: Chiều cao, thể hình; gương mặt; mái tóc; nụ cười; nét duyên dáng; dáng vóc đi, đứng, khả năng biểu cảm = 5 điểm.
- Trang phục dân tộc Mông nguyên bản, phù hợp với vóc dáng = 5 điểm.
1. Hình thức
- Mỗi đoàn tham gia giới thiệu và trình diễn 01 trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của dân tộc Mông ở địa phương mình. Các trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa dân tộc Mông của các đoàn phải thật sự tiêu biểu, đặc trưng, mang tính giáo dục, tính cộng đồng, phản ánh sinh động đời sống văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Mông ở địa phương.
- Thời gian trình diễn, giới thiệu trích đoạn nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của mỗi đoàn không quá 20 phút.
- Các đoàn tham gia trình diễn gửi kịch bản và lời thuyết minh cho Ban Tổ chức, Hội đồng thẩm định nghệ thuật trước khi diễn ra phần trình diễn của đoàn mình (số lượng 15 bản).
2. Nội dung
- Các trích đoạn lễ hội, nghi thức, sinh hoạt văn hóa phải mô phỏng một cách khái quát đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng dân gian của dân tộc Mông. Trong quá trình thực hiện cần thể hiện đúng bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy các yếu tố tích cực và loại bỏ yếu tố tiêu cực, lạc hậu, không còn phù hợp với đời sống văn hóa hiện nay. Có thể kết hợp giới thiệu, trình diễn các trò chơi dân gian dân tộc Mông.
- Phần trình diễn của các đoàn có thuyết minh, giới thiệu nguồn gốc, mục đích, ý nghĩa của lễ hội, nghi thức, sinh hoạt văn hóa trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Mông ở địa phương.
- Các lễ vật (nếu có) trong các trích đoạn lễ hội, nghi thức, sinh hoạt văn hóa phải đảm bảo tính nguyên gốc.
- Trang phục sử dụng trong quá trình trình diễn trích đoạn lễ hội, nghi thức, sinh hoạt văn hóa là trang phục truyền thống (hạn chế sử dụng trang phục cải biên, trang phục biểu diễn).
3. Chấm điểm
- Hội đồng thẩm định nghệ thuật chấm điểm độc lập cho từng trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa với thang điểm 10 (áp dụng điểm lẻ = 0,5 điểm) gồm các tiêu chí:
+ Ý nghĩa trong đời sống tâm linh, sinh hoạt cộng đồng = 3 điểm.
+ Khả năng tái hiện của nghệ nhân = 2 điểm.
+ Tính đặc trưng, tiêu biểu = 2 điểm.
+ Đạo diễn, kịch bản = 1 điểm.
+ Lời thuyết minh = 1 điểm.
+ Trang phục, đạo cụ = 1 điểm.
Điều 6. Trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của dân tộc Mông
1. Chủ đề
- Chủ đề chung của khu Triển lãm: “Sắc màu Văn hóa dân tộc Mông”.
- Các tỉnh tự lựa chọn chủ đề trưng bày theo ý tưởng, kịch bản của từng tỉnh, tuy nhiên phải bám sát chủ đề của Ban Tổ chức đã đề ra.
2. Quy cách trại trưng bày
Ban Tổ chức lắp đặt khung trại với kích thước 3m x 3m = 9m2.
3. Nội dung trưng bày
- Các tỉnh trưng bày các bảng trích biểu đồ, tranh, ảnh, sách, tờ gấp; mô hình hiện vật, nhạc cụ, trang phục truyền thống của dân tộc Mông; đồ thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm, ẩm thực truyền thống nhằm phản ánh:
+ Văn hóa của dân tộc Mông trong sự thống nhất của nền văn hóa Việt Nam;
+ Những thành tựu trong sản xuất, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng;
+ Những sản phẩm du lịch, điểm đến tiêu biểu của địa phương.
- Khuyến khích trưng bày, giới thiệu các thao tác, nguyên liệu, quy trình sản xuất của các nghề thủ công, sản vật địa phương, ẩm thực truyền thống của đồng bào dân tộc Mông.
- Các sản phẩm văn hóa, du lịch, ẩm thực đặc trưng của từng địa phương có thể bán, cho, tặng.
- Các tỉnh được phép áp dụng kỹ thuật máy chiếu, điện tử cho công tác trưng bày. Có thuyết minh hướng dẫn hoặc tạo không khí hoạt náo bằng các hình thức diễn xướng, văn nghệ chào mừng thu hút khách tham quan.
- Sản phẩm hàng lưu niệm của địa phương (ý tưởng thiết kế hoặc mẫu sản phẩm hoàn chỉnh, kèm theo phần thuyết trình về đặc điểm hình thức, ý nghĩa, tính năng, mục đích sử dụng, kích cỡ, màu sắc, chất liệu...)
4. Chấm điểm
- Hội đồng thẩm định nghệ thuật chấm điểm độc lập cho từng Không gian trưng bày với thang điểm 10 (áp dụng điểm lẻ = 0,5 điểm) gồm các tiêu chí:
+ Nội dung trưng bày độc đáo, phong phú làm toát lên ý tưởng, chủ đề: 5 điểm
+ Tính thẩm mỹ, khoa học, ấn tượng: 3 điểm
+ Thuyết minh rõ ràng, hiệu quả tuyên truyền, quảng bá cao: 2 điểm
Điều 7. Giới thiệu ẩm thực dân tộc Mông
1. Chủ đề
- Chủ đề “Ẩm thực đặc trưng dân tộc Mông”
- Các tỉnh tự lựa chọn chủ đề trưng bày, thao tác, chế biến, giới thiệu theo ý tưởng, kịch bản của từng tỉnh, tuy nhiên phải bám sát chủ đề của Ban Tổ chức đã đề ra.
2. Quy cách thể hiện ẩm thực tại Không gian trại trưng bày
Giới thiệu ẩm thực dân tộc Mông được thực hiện tại Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng dân tộc Mông của mỗi tỉnh.
3. Nội dung trưng bày, giới thiệu
- Các tỉnh trưng bày và thể hiện thao tác, chế biến, giới thiệu các món ẩm thực theo hình thức:
Lựa chọn từ 3 món ẩm thực trở lên và 01 đồ uống tiêu biểu, đặc trưng của dân tộc Mông tại địa phương để giới thiệu.
- Khuyến khích trưng bày, giới thiệu các thao tác, nguyên liệu, quy trình sản xuất của các món ăn dân tộc.
- Các tỉnh được phép chuẩn bị trước các món ẩm thực để giới thiệu với du khách. Có thuyết minh hướng dẫn hoặc tạo không khí bằng các hình thức thực tế nhằm thu hút khách tham quan.
4. Chấm điểm
Hội đồng thẩm định nghệ thuật chấm điểm độc lập cho từng phần giới thiệu ẩm thực của các đoàn với thang điểm 10 (áp dụng điểm lẻ = 0,5 điểm) gồm các tiêu chí:
- Nội dung trưng bày độc đáo, phong phú làm toát lên ý tưởng, chủ đề: 5 điểm
- Tính thẩm mỹ, nguyên liệu, cách chế biến: 3 điểm
- Thuyết minh rõ ràng, hiệu quả của các món ẩm thực: 2 điểm
1. Hình thức khen thưởng
Giấy chứng nhận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Giải A, B, C cho các tiết mục, nội dung của các đoàn tham gia Ngày hội.
- Giải Phụ cho các tiết mục đặc sắc, gia đình nghệ nhân cùng tham gia, nghệ nhân nhiều tuổi và diễn viên nhỏ tuổi nhất....
- Giải Tổng thể chương trình nghệ thuật (A, B, C): cho các đoàn có chương trình nghệ thuật được dàn dựng đảm bảo tính nguyên gốc, phong phú, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Mông.
2. Kinh phí tổ chức, hoạt động
- Các địa phương cử đoàn tham dự các hoạt động của Ngày hội tự chi kinh phí đi lại, ăn ở, các chế độ khác cho đoàn và chi kinh phí khen thưởng cho các nghệ nhân, diễn viên đạt thành tích theo quy định của địa phương.
- Ban Tổ chức chi kinh phí tổ chức các nội dung hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội. Tiền thưởng cho các tiết mục, nội dung, chương trình đạt giải theo quy định của nhà nước.
Tập thể, cá nhân tham dự các hoạt động nếu vi phạm quy chế, các quy định của Ban Tổ chức, tùy mức độ sẽ phải chịu các hình thức nhắc nhở, khiển trách, không được công nhận kết quả giải thưởng và thông báo về địa phương.
Các đoàn, cá nhân nếu có khiếu nại góp ý cần giải quyết, trình bày bằng văn bản. Ban Tổ chức chỉ giải quyết các khiếu nại, góp ý khi các khiếu nại và góp ý đó được sự đồng ý, xác nhận của Trưởng các đoàn.
- 1Quyết định 503/QĐ-BVHTTDL năm 2016 phê duyệt kế hoạch xây dựng Thông tư quy định quy chế hoạt động của thư viện huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 2Quyết định 2222/QĐ-BVHTTDL năm 2016 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- 3Kế hoạch 1428/KH-BVHTTDL tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc mở rộng lần thứ XIII tại tỉnh Lào Cai năm 2016 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 4Quyết định 3489/QĐ-BVHTTDL năm 2016 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 1Nghị định 76/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- 2Quyết định 4551/QĐ-BVHTTDL năm 2013 Quy chế của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn việc thu hút, vận động và quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
- 3Quyết định 503/QĐ-BVHTTDL năm 2016 phê duyệt kế hoạch xây dựng Thông tư quy định quy chế hoạt động của thư viện huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 4Quyết định 2222/QĐ-BVHTTDL năm 2016 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- 5Kế hoạch 1428/KH-BVHTTDL tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc mở rộng lần thứ XIII tại tỉnh Lào Cai năm 2016 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 6Quyết định 3489/QĐ-BVHTTDL năm 2016 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Quyết định 3561/QĐ-BVHTTDL năm 2016 Quy chế hoạt động văn hóa, nghệ thuật quần chúng trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II, tại tỉnh Hà Giang do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- Số hiệu: 3561/QĐ-BVHTTDL
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/10/2016
- Nơi ban hành: Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
- Người ký: Huỳnh Vĩnh Ái
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/10/2016
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định