Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3556/QĐ-UBND | Quảng Trị, ngày 14 tháng 12 năm 2020 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 28/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 03 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương;
Căn cứ Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 12/2019/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ Thông tư số 171/2014/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia;
Căn cứ Quyết định 36/2019/QĐ-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Trị;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh và Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1868/TTr-SCT ngày 30 tháng 11 năm 2020 về việc phê duyệt Chương trình Xúc tiến Thương mại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điền 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo đúng quy định, đảm bảo thiết thực, hiệu quả và đáp ứng mục tiêu đề ra.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3556/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh Quảng Trị)
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
Hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thời gian qua được triển khai hiệu quả, thông qua hoạt động xúc tiến thương mại đã góp phần hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh quảng bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng trong và ngoài nước nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của địa phương; Khai thác, huy động tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế trong hoạt động xúc tiến thương mại, góp phần quan trọng trong việc tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, phát triển kinh tế tỉnh nhà; Thúc đẩy và tăng cường mối liên kết trao đổi, hợp tác giữa các địa phương, doanh nghiệp. Các Đề án xúc tiến thương mại ngày càng được nâng cao về chất lượng, mở rộng về quy mô, nội dung hỗ trợ, thu hút sự quan tâm tham gia của nhiều thành phần doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Để hoạt động xúc tiến thương mại tỉnh ngày càng hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm địa phương, phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu, việc xây dựng Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025 là hết sức cần thiết. Chương trình sẽ định hướng để triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2025 và là cơ sở để xây dựng kế hoạch phân bổ kinh phí xúc tiến thương mại hàng năm. Đồng thời, Chương trình sẽ khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đầu tư xây dựng thương hiệu, phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Trị theo hướng tăng dần tỷ trọng hàng công nghiệp có hàm lượng khoa học và công nghệ, có tỷ trọng giá trị gia tăng cao, có lợi thế cạnh tranh đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
- Nghị định số 28/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương;
- Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; Quyết định số 12/2019/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược xuất khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030;
-Thông tư số 171/2014/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII nhiệm kỳ 2021-2025; Quyết định số 2661/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 36/2019/QĐ-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Trị.
ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2016-2020
I. Nguồn kinh phí Xúc tiến thương mại
Tổng kinh phí được phê duyệt để thực hiện các nội dung hoạt động Xúc tiến thương mại (XTTM) giai đoạn 2016-2020 là 9,019 tỷ đồng, trong đó:
- Nguồn kinh phí XTTM quốc gia: 3,244 tỉ đồng, thực hiện bằng 62% kế hoạch kinh phí đề ra theo Chương trình XTTM tỉnh giai đoạn 2016-2020.
- Nguồn kinh phí XTTM địa phương: 5,774 tỉ đồng, bằng 58,7 % kế hoạch kinh phí đề ra theo Chương trình XTTM tỉnh giai đoạn 2016-2020.
1. Chương trình xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương:
- Tham gia Hội chợ triển lãm tại nước ngoài: Tổ chức 02 đoàn doanh nghiệp Quảng Trị tham gia Hội chợ triển lãm tại tỉnh Savannakhet và thủ đô Viêng Chăn nước CH DCND Lào vào năm 2018, 2019. Thông qua Hội chợ triển lãm, các doanh nghiệp Quảng Trị đa có cơ hội giới thiệu, quảng bá và tiến tới kết nối, tiêu thụ sản phẩm; có 05 biên bản ghi nhớ hợp tác, hợp đồng đã được ký kết.
- Tổ chức đoàn doanh nghiệp của tỉnh khảo sát thị trường, giao dịch thương mại tại nước ngoài: Tổ chức Đoàn doanh nghiệp (gồm 13 DN) đi kết nối giao thương, xúc tiến thương mại tại các tỉnh Salavan, Champasak và Savannakhet (Lào), qua đó đã ký kết 19 biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các doanh nghiệp cũng các bên. Hiện các doanh nghiệp đã kết nối và có mối quan hệ hợp tác trong sản xuất và kinh doanh.
2. Chương trình xúc tiến thương mại thị trường nội địa:
a. Tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm trong tỉnh:
- Từ 2017-2019 đã tổ chức thành công 02 Hội chợ Thương mại và Quảng bá Du lịch tỉnh, 01 Hội chợ Công Thương khu vực miền Trung - Tây Nguyên - Nhịp cầu Xuyên Á - Quảng Trị. Đây là những Hội chợ có quy mô khá lớn từ 300-550 gian hàng của 150 -200 doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài tỉnh tham gia. Số lượt khách đến tham quan, mua sắm ước đạt 40.000 lượt người; tổng giá trị giao dịch ước đạt trên 07 tỷ đồng/Hội chợ.
- Hỗ trợ lệ phí gian hàng cho các DN trên địa bàn tỉnh tham gia các Hội chợ triển lãm thương mại - du lịch trên địa bàn các huyện: Đông Hà, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hướng Hóa.
b. Tham gia hội chợ, triển lãm trong nước:
Tổ chức 20 đoàn doanh nghiệp của tỉnh tham gia các hội chợ các tỉnh thành, khu vực; hỗ trợ kinh phí vận chuyển hàng hóa, thuê gian hàng tiêu chuẩn cho 90 lượt doanh nghiệp. Thông qua việc tham gia hội chợ, đã giúp các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm, bên cạnh đó mở rộng mối liên kết với các doanh nghiệp.
c. Hỗ trợ tổ chức, tham gia hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, hội nghị kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm địa phương:
Tổ chức 14 đoàn doanh nghiệp gồm 130 lượt DN tham gia các Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa tại các tỉnh/thành trong cả nước, qua đó đã hỗ trợ kết nối các sản phẩm đặc trưng, chủ lực của tỉnh với thị trường tiêu thụ, góp phần tạo thị trường tiêu thụ ổn định, giúp các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh kết nối với các nhà phân phối lớn, ký hợp đồng cung cấp sản phẩm vào hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các tỉnh, thành phố.
d. Tổ chức Đoàn giao thương xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng chủ lực của tỉnh tại các tỉnh, thành phố:
Đã tổ chức 02 đoàn giao thương xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm của tỉnh Quảng Trị tại các tỉnh thành phố. Đoàn giao thương thu hút 18 lượt doanh nghiệp tham gia. Kết quả các doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị đã ký kết gần 40 biên bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp, đối tác tại các tỉnh.
đ. Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu:
Đã hỗ trợ cho các đơn vị sản xuất, chế biến nông sản thực hiện tư vấn thiết kế bao bì, nhãn mác; thiết kế nhận diện thương hiệu; chứng nhận chất lượng tiêu chuẩn sản phẩm 22000: 2018... nhằm hoàn thiện và nâng cao giá trị của sản phẩm. Sau khi được hỗ trợ các sản phẩm được nâng cao về giá trị, chất lượng, có nhiều cơ hội để ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm tại cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị, trung tâm thương mại tại các tỉnh, thành phố trong cả nước.
e. Tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn:
Tổ chức 03 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn nhằm thực hiện chủ trương “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’’ tại các xã trên địa bàn, qua đó người dân được tiếp cận và mua sắm hàng hóa Việt Nam chất lượng tốt, đảm bảo, thúc đẩy phong trào người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
h. Hỗ trợ xây dựng các điểm trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, chủ lực của tỉnh:
Xây dựng 07 điểm giới thiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh tại các điểm di tích du lịch, danh thắng đến với du khách trong nước và quốc tế. Qua thời gian vận hành đã cho thấy mô hình xây dựng các điểm trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, chủ lực của tỉnh phù hợp với thực hiện mục tiêu xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm địa phương.
i. Tổ chức đào tạo, tập huấn về công tác XTTM:
Tổ chức 04 lớp tập huấn về công tác XTTM, đào tạo, cập nhập kiến thức cho hàng trăm học viên là cán bộ, công chức làm việc liên quan đến xúc tiến thương mại và nhiều doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn.
k. Công tác xúc tiến thương mại khác:
Kết nối cung cầu hàng hóa sản phẩm kinh tế tập thể thông qua việc tổ chức phiên chợ nông sản đặc trưng vùng miền; Xây dựng bộ thiết bị phục vụ trưng bày sản phẩm đặc trưng tỉnh Quảng Trị nhằm trưng bày, quảng bá sản phẩm đặc trưng Quảng Trị theo hướng chuyên nghiệp, thường xuyên tại các hội nghị, hội thảo; Cung cấp thông tin về các hoạt động XTTM, các chương trình hội chợ, triển lãm, nghiên cứu, khảo sát thị trường trong nước và quốc tế... tới các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3. Chương trình Xúc tiến thương mại miền núi, biên giới và hải đảo:
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ hàng hóa: Đã phối hợp với Truyền hình Công Thương Trung ương xây dựng chuyên mục tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm chuối mật mốc trên Truyền hình Công Thương Trung ương.
III. Kết quả hoạt động Xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2016-2020: (Phụ lục II đính kèm)
Trong giai đoạn 2016-2020, kinh phí XTTM quốc gia được bố trí 3,228 tỉ đồng để triển các đề án XTTM chủ yếu sau:
- Tổ chức 16 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn và miền núi tại các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức thành công Hội chợ Công Thương khu vực miền Trung- Tây Nguyên- Nhịp cầu Xuyên Á Quảng Trị.
- Tổ chức 03 tập huấn về kỹ năng nâng cao năng lực xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
III. Đánh giá chung về kết quả đạt được
1. Thuận lợi:
- Chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh Quảng Trị là một chủ trương đúng đắn trong giai đoạn hiện nay. Thông qua tổ chức thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại giai đoạn và hàng năm đã giúp các cơ quan quản lý nhà nước làm tốt công tác hướng dẫn, chỉ đạo, định hướng phát triển sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, CSSX, HTX trên địa bàn. Nhiều nội dung xúc tiến thương mại được thực hiện nhằm ổn định, phát triển thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu. Nhiều chương trình kết nối cung cầu, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của tỉnh triển khai có hiệu quả.
- Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được cung cấp, sử dụng các thông tin thị trường và hưởng lợi từ các hoạt động XTTM của tỉnh và quốc gia đem lại, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh, thị trường tiêu thụ ngày càng ổn định và mở rộng.
- Hàng năm, tỉnh đều quan tâm bố trí từ ngân sách địa phương cho việc thực hiện các hoạt động XTTM.
2. Những hạn chế, nguyên nhân:
- Các hoạt động xúc tiến diễn ra với quy mô nhỏ, các chương trình XTTM phát triển ngoại thương chủ yếu ở thị trường Lào và Thái Lan, chưa có các chương trình xúc tiến thương mại ở các thị trường tiềm năng khác. Các hoạt động XTTM chưa được đa dạng hóa, phương thức chưa linh hoạt, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển nhanh chóng của thị trường.
- Nhu cầu tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng tăng, tuy nhiên nguồn kinh phí được bố trí hạn chế, điều này ảnh hưởng đến việc mở rộng các hoạt động hỗ trợ, xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp. Nhiều đề án có tính khả thi cao và thiết thực nhưng thiếu kinh phí, cho nên không thực hiện được.
- Kinh phí xúc tiến thương mại quốc gia phần lớn thực hiện các hoạt động tổ chức phiên chợ hàng Việt, tuy nhiên việc tổ chức các phiên chợ hàng Việt về nông thôn và miền núi trên địa bàn tỉnh thời gian gần đây thu hút ít doanh nghiệp tham gia, hàng hóa, sản phẩm giới thiệu tại các phiên chợ chưa phong phú, ít có các sản phẩm hàng Việt có thương hiệu.
- Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chiến lược phát triển thị trường, mở rộng mạng lưới kinh doanh, kinh nghiệm tuyên truyền quảng bá còn nhiều khó khăn và hạn chế cả về năng lực tài chính và nghiệp vụ XTTM, chưa có nhiều sản phẩm của tỉnh tiếp cận được với hệ thống bán hàng lớn. Nhiều doanh nghiệp chưa hiểu hết lợi ích và quan tâm đúng mức đến công tác xúc tiến thương mại, công tác xây dựng, nhận diện phát triển thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.
- Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và thiên tai lụt bão liên tiếp xảy ra, làm cho hoạt động XTTM trên địa bàn toàn tỉnh gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng do thị trường bị thu hẹp, các đơn hàng xuất khẩu giảm cả về số lượng, giá cả, một số đề án XTTM phải điều chỉnh sang hoạt động XTTM khác nhằm phù hợp với điều kiện thực tế.
CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2021-2025
- Duy trì và đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại của tỉnh thời gian tới, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tìm kiếm đối tác, thúc đẩy cơ hội mua, bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ; Duy trì và mở rộng mạng lưới phân phối, ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm, kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước, củng cố và tiếp tục thúc đẩy phát triển thương mại miền núi, biên giới và hải đảo, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2021-2025 từ 7-8%; GRDP bình quân đầu người năm 2025 đạt 80-90 triệu đồng; Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân 13%/năm; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt trên 248 ngàn tỉ đồng; Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 1,15%...
- Quan tâm chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực đặc trưng, chủ lực có thế mạnh của tỉnh, sản phẩm OCOP và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.
- Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao và bền vững. Tạo sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô. Khuyến khích phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, có khả năng thâm nhập và tạo thị phần ổn định trên thị trường.
- Gắn kết các hoạt động xúc tiến thương mại với xúc tiến đầu tư và xúc tiến du lịch.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi
Chương trình gồm các nội dung hoạt động xúc tiến thương mại được quy định tại Quyết định 36/2019/QĐ-UB ngày 08 tháng 8 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Trị và các văn bản pháp lý liên quan.
2. Đối tượng
Cơ quan quản lý, các đơn vị Chủ trì Đề án xúc tiến thương mại, các đơn vị tham gia thực hiện Đề án xúc tiến thương mại thuộc Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh.
III. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
I. Chương trình xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương:
a) Tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài: Hàng năm hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong tỉnh tham gia những hội chợ, triển lãm có quy mô lớn tại thị trường nước ngoài để tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng, chủ lực của tỉnh.
b) Tổ chức đoàn doanh nghiệp của tỉnh khảo sát thị trường, giao dịch thương mại với tổ chức, doanh nghiệp ở nước ngoài: Hằng năm tổ chức các Đoàn doanh nghiệp của tỉnh đi khảo sát tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của tỉnh tại nước ngoài để tìm kiếm đối tác, cơ hội giao thương cho các thương nhân nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm; Chú trọng việc tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng có thế mạnh của tỉnh như: cà phê, hồ tiêu, gạo, cao dược liệu, chế biến thủy hải sản, các sản phẩm OCOP, CNNT tiêu biểu của tỉnh.
c) Hỗ trợ tổ chức đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào Quảng Trị giao dịch với doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị; Trao đổi về cơ hội đầu tư, hợp tác về phát triển dịch vụ logistics: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh, cơ chế chính sách liên quan đến xuất, nhập khẩu; tăng cường mối quan hệ hợp tác với các cơ quan quản lý về thương mại, công nghiệp, các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài, tìm kiếm cơ hội hợp tác hợp tác kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu trong thời gian tới.
d) Tổ chức, tham gia hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn ngành hàng xuất khẩu, dịch vụ logistics, thương mại điện tử, hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa phục vụ xuất khẩu, hàng hóa mà tỉnh Quảng Trị có thế mạnh tại các thị trường truyền thống và các thị trường mới, tiềm năng.
đ) Tổ chức các hoạt động tư vấn, thuê chuyên gia tư vấn, hỗ trợ thực hiện thiết kế, phát triển sản phẩm phục vụ xuất khẩu: Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao kỹ năng nghiên cứu thị trường và năng lực thiết kế phát triển sản phẩm; tư vấn cho các doanh nghiệp về chiến lược, kế hoạch phát triển sản phẩm phù hợp với chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tạo điều kiện để các doanh nghiệp thực hành thiết kế, phát triển sản phẩm phục vụ hiệu quả cho hoạt động sản xuất phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
e) Đào tạo, tập huấn ngắn hạn nhằm nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thị trường: Hợp tác, liên kết với các trường, các viện nghiên cứu, các đơn vị chuyên ngành trong và ngoài nước mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho đối tượng là cán bộ của các cơ quan quản lý, cán bộ chuyên trách về xúc tiến thương mại các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trong tỉnh nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ xúc tiến thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là thương mại điện tử.
g) Hoạt động tuyên truyền xuất khẩu: Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại điện tử, các chương trình tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại một số chuyên đề về hàng hóa, sản phẩm đặc trưng, có thế mạnh của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng (Báo, Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương và địa phương...).
h) Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại ngoại thương khác theo Chương trình của Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
2. Chương trình Xúc tiến thương mại thị trường nội địa:
a) Tổ chức, tham gia hội chợ - triển lãm tổng hợp, chuyên ngành trên địa bàn tỉnh: Định kỳ tổ chức các Hội chợ trọng điểm của tỉnh bao gồm: Hội chợ Nhịp cầu xuyên Á định kỳ 03 năm tổ chức một lần và Hội chợ Thương mại và Quảng bá Du lịch - Quảng Trị định kỳ 02 năm tổ chức một lần. Hội chợ sản phẩm OCOP và sản phẩm Nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Quảng Trị định kỳ 02 năm tổ chức một lần. Nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức hội chợ, triển lãm thường niên tại địa bàn tỉnh. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia hội chợ, triển lãm trên địa bàn tỉnh.
b) Tham gia hội chợ, triển lãm trong nước: Tổ chức các gian hàng trưng bày, triển lãm các sản phẩm đặc trưng của tỉnh để đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm có thế mạnh, đặc trưng của tỉnh, các sản phẩm, dịch vụ của các đơn vị khởi nghiệp, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu, các tài liệu quảng bá du lịch, tài liệu kêu gọi thu hút đầu tư tại các hội chợ, triển lãm lớn.
c) Tổ chức Đoàn giao thương xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng, chủ lực, sản phẩm OCOP và sản phẩm phẩm CNNT tiêu biểu của tỉnh tại các tỉnh, thành phố trong nước: Hợp tác, liên kết xúc tiến thương mại lồng ghép với công tác xúc tiến đầu tư và xúc tiến du lịch, tổ chức cho các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia các cuộc khảo sát thị trường, gặp gỡ, giao thương tại các tỉnh, thành phố trong nước.
d) Hỗ trợ tổ chức, tham gia hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, hội nghị kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm địa phương: Tổ chức hội nghị kết nối giao thương trong và ngoài tỉnh nhằm giới thiệu các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP và sản phẩm CNNT tiêu biểu của tỉnh đến các nhà phân phối, hệ thống siêu thị, các doanh nghiệp ngoài tỉnh. Tham gia hội nghị kết nối giao thương, cung cầu hàng hóa tại các tỉnh, thành phố trong nước.
đ) Hỗ trợ tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại thị trường trong tỉnh: Hỗ trợ chi phí tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại như: tháng khuyến mãi, tuần hàng Việt Nam, chương trình giới thiệu sản phẩm mới...
e) Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu: Hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thiết kế nhãn hiệu sản phẩm, đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, mã số, mã vạch, chỉ dẫn địa lý, nhận diện thương hiệu. Hỗ trợ quảng bá thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hỗ trợ giới thiệu sản phẩm doanh nghiệp tham gia vào các sản giao dịch thương mại điện tử có uy tín.
g) Hỗ trợ xây dựng các điểm trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, chủ lực của tỉnh: Hỗ trợ các điểm trưng bày và giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm CNNT tiêu biểu của tỉnh tại các điểm di tích, danh thắng, du lịch... trên địa bàn tỉnh và tại các tỉnh, thành phố trong nước.
h) Hỗ trợ tổ chức các hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu vùng xa; hoạt động bán hàng tại các khu công nghiệp, khu đô thị.
i) Hỗ trợ hoạt động điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường trong nước; Biên soạn và in ấn các ấn phẩm để phổ biến kết quả điều tra, khảo sát, phổ biến pháp luật, tập quán, thói quen mua sắm.
k) Hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu các mặt hàng quan trọng, thiết yếu; nghiên cứu phát triển hệ thống phân phối, cơ sở hạ tầng thương mại, đặc biệt là tập trung tham gia phân phối hàng hóa thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử.
l) Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về hàng hóa và dịch vụ Việt Nam đến người tiêu dùng trong nước thông qua các hoạt động truyền thông trên báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm và các hình thức phổ biến thông tin khác.
m) Công tác quy hoạch, quản lý, vận hành cơ sở hạ tầng thương mại.
n) Đào tạo, tập huấn công tác xúc tiến thương mại: Hợp tác, liên kết với các trường, các viện nghiên cứu, các đơn vị chuyên ngành trong nước mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, chuyên sâu về nghiệp vụ kỹ năng xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp trên địa bàn.
o) Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa khác do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
3. Chương trình Xúc tiến thương mại miền núi, biên giới và hải đảo:
a) Tổ chức phiên chợ hàng Việt đến miền núi và huyện đảo: Tổ chức Chương trình đưa hàng Việt về đến khu vực miền núi, huyện đảo của tỉnh nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm; mở rộng mạng lưới phân phối và bán hàng Việt tại các khu vực trên. Đồng thời giúp người dân tiếp cận hàng Việt Nam và hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.
b) Tổ chức và phát triển hệ thống phân phối hàng Việt sang các khu vực biên giới với nước có chung biên giới với tỉnh Quảng Trị.
c) Xây dựng và cung cấp thông tin thị trường biên giới, cửa khẩu trên địa bàn tỉnh và nước có chung biên giới với tỉnh Quảng Trị.
d) Tổ chức các hoạt động giao nhận, vận chuyển và dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới.
đ) Hỗ trợ tổ chức hoạt động giao dịch và xúc tiến thương mại tại các Khu kinh tế cửa khẩu.
e) Nâng cao năng lực cho thương nhân tham gia xuất khẩu hàng hóa qua biên giới và thương nhân tại các khu vực miền núi, biên giới và hải đảo: Tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ xúc tiến thương mại cho thương nhân biên giới trên địa bàn.
g) Tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là nông sản cho miền núi, biên giới và hải đảo thông qua các hoạt động truyền thông trên báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm và các hình thức phổ biến thông tin khác
h) Các hoạt động xúc tiến thương mại miền núi, biên giới và hải đảo khác do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
IV. KINH PHÍ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Tổng kinh phí của Chương trình xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2025 dự kiến khoảng 23,3 tỉ đồng, được phân theo các nội dung như sau:
- Nguồn kinh phí xúc tiến thương mại quốc gia: 5 tỉ đồng.
- Nguồn kinh phí xúc tiến thương mại của tỉnh: 15,2 tỉ đồng.
- Nguồn kinh phí xã hội hóa: 3,1 tỉ đồng.
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Đối với cơ quan quản lý Chương trình:
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, viên chức làm công tác xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, viên chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức về kinh tế thị trường, luật pháp quốc tế, thương mại quốc tế, ngoại ngữ để có thể tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại một cách chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu thực tế.
- Chú trọng công tác thông tin xúc tiến thương mại, tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước đến các tổ chức, đơn vị đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp. Hỗ trợ các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan trong việc kết nối, trao đổi, khai thác thông tin xúc tiến thương mại. Quảng bá tuyên truyền hình ảnh mặt hàng, sản phẩm của tỉnh, chỉ dẫn địa lý của tỉnh ra thị trường ngoài tỉnh và nước ngoài. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về hàng hóa và dịch vụ trong tỉnh đến người tiêu dùng thông qua các hoạt động truyền thông trên báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm và các hình thức phổ biến thông tin khác.
- Định hướng cho Đơn vị Chủ trì xây dựng các Đề án XTTM hàng năm thiết thực, có hiệu quả. Tổ chức thẩm định, đánh giá Chương trình XTTM để tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt Chương trình XTTM hàng năm và bố trí nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến thương mại tỉnh, tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ từ các chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia và đóng góp của các doanh nghiệp.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý việc thực hiện Chương trình, bảo đảm Chương trình được thực hiện hiệu quả theo đúng yêu cầu, mục tiêu, nội dung, tiến độ và quy định của pháp luật.
2. Đối với các đơn vị Chủ trì thực hiện Chương trình:
- Khi xây dựng Đề án các Đơn vị Chủ trì phải dựa trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thị trường, năng lực tổ chức thực hiện, lựa chọn đối tác hoặc chuyên gia có uy tín để phối hợp; Khảo sát, nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp để xây dựng Đề án sát với tình hình thực tế, mang lại hiệu quả thiết thực.
- Đẩy mạnh công tác phối hợp trong hoạt động xúc tiến thương mại, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan xúc tiến thương mại trong và ngoài nước nhằm trao đổi thông tin, tranh thủ các nguồn lực và mở ra các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực xúc tiến thương mại.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn hướng dẫn cho các tổ chức xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp nhằm nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp, kỹ năng xúc tiến thương mại.
3. Đối với doanh nghiệp tham gia:
- Bố trí nguồn lực tài chính đối ứng và nhân lực để tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại do các Đơn vị Chủ trì Đề án tổ chức nhằm tìm kiếm cơ hội, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2025.
- Cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng xúc tiến thương mại để tổ chức các hoạt động XTTM có hiệu quả.
- Chú trọng nâng cao hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng hàng hóa, xây dựng và phát triển thương hiệu để từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Tích cực tiếp cận các kênh hỗ trợ của Nhà nước trong lĩnh vực xúc tiến thương mại để tìm kiếm cơ hội tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến thương mại đáp ứng yêu cầu tiêu thụ hàng hóa trong thời đại công nghệ 4.0.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh nội dung quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các ngành, các cấp rà soát, xây dựng và hoàn thiện cơ chế về xúc tiến thương mại trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, sửa đổi, bổ sung.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban ngành, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phổ biến hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc tình hình thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại, đảm bảo việc sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng đối tượng và hiệu quả.
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành, điều chỉnh Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Trị hàng năm.
- Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại tỉnh theo quy định.
Hàng năm, căn cứ khả năng ngân sách, thẩm định dự toán, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại tỉnh.
3. Các Sở, Ban ngành, đơn vị có liên quan:
- Triển khai thực hiện Chương trình thuộc lĩnh vực ngành quản lý; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tích cực tham gia các nội dung Chương trình đã đề ra.
- Phối hợp với Sở Công Thương lồng ghép triển khai các hoạt động theo nội dung Chương trình nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu và sử dụng kinh phí có hiệu quả.
- Hàng năm, nghiên cứu, bám sát Chương trình để có kế hoạch xây dựng các Đề án XTTM hiệu quả, chất lượng, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đáp ứng nhu cầu và mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp.
- Các đơn vị chủ trì đề án chủ động lựa chọn các doanh nghiệp, đơn vị tham gia Chương trình phù hợp với nội dung, mục tiêu Đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt.
4. UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Xây dựng, đăng ký kế hoạch xúc tiến thương mại hàng năm theo các nội dung Chương trình đã được phê duyệt.
- Triển khai thực hiện Chương trình thuộc lĩnh vực địa phương quản lý. Phối hợp với Sở Công Thương trong việc xây dựng các Đề án XTTM và quản lý, giám sát việc tổ chức thực hiện các Đề án XTTM trên địa bàn. Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động XTTM của tỉnh.
- Hàng năm bố trí ngân sách để tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn. Hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, CSSX trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
- Các Hội, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với các cơ quan quản lý, các tổ chức xúc tiến thương mại cập nhật thông tin về các thị trường trong và ngoài nước đến cộng đồng doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Phối hợp với các Đơn vị quản lý Chương trình và các Đơn vị Chủ trì tổ chức đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng thông tin xúc tiến thương mại cho cán bộ các Hội, Hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu để đáp ứng yêu cầu thực tế.
- Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh tham gia tích cực vào các Đề án XTTM do các Đơn vị Chủ trì thực hiện. Cần xây dựng kế hoạch và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về tài chính, nhân lực, hàng hóa... khi tham gia các hoạt động XTTM.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung Chương trình cho phù hợp, đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan kịp thời phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Chương trình XTTM tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025 )
ĐVT: Triệu đồng
TT | Tên Đề án/Nội dung triển khai | Đơn vị Chủ trì | Thời gian, địa điểm | Kinh phí hỗ trợ | Kết quả thực hiện |
| Tổng cộng (I II III) |
|
| 5.774,08 |
|
|
| 380 |
| ||
1 | Tổ chức đoàn doanh nghiệp Quảng Trị tham gia Hội chợ Triển lãm tại nước ngoài |
|
| 251 |
|
- | Tổ chức đoàn doanh nghiệp Quảng Trị tham gia Triển lãm hàng hóa “một huyện một sản phẩm - OCOP 2018” lần thứ nhất tại tỉnh Savannakhet, nước CH DCND Lào | Trung tâm Khuyến công và Tư vấn PTCN | Năm 2018 | 169 | 13 DN tham gia |
- | Tham gia hội chợ Thương mại Việt - Lào năm 2019 | Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch | Năm 2019 | 82 | - Quy mô gian hàng: 04 gian hàng tiêu chuẩn. - Số lượng DN, HTX, cơ sở tham gia: 9 đơn vị trưng bày, quảng bá sản phẩm. - Số lượt khách tham quan, mua sắm ước đạt: 1.500 lượt người. - Số biên bản ghi nhớ, hợp tác, hợp đồng được ký kết: 05. - Công ty Cổ phần Đất Thép đã ký mở Văn phòng Đất Thép Vina Vientiane tại thủ đô Viêng Chăn, Lào để thuận lợi hơn trong việc quảng bá và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm. |
2 | Tổ chức đoàn doanh nghiệp đi giao thương, xúc tiến xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của tỉnh Quảng Trị năm 2017 | Trung tâm Khuyến công và Tư vấn PTCN | Năm 2017 Tại tỉnh Salavan, Savannakhet và Champasak, nước CHDCND Lào | 129 | 13 doanh nghiệp tham gia, đã ký kết 19 biên bản ghi nhớ |
|
| 5.349,08 |
| ||
1 | Tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm trong tỉnh |
|
| 1.514 |
|
| Hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia các Hội chợ | Trung tâm Khuyến công và Tư vấn PTCN UBND huyện Vĩnh Linh | Năm 2017: Tại Triệu Phong, Đông Hà Năm 2018: Tại Hướng Hóa, Cam Lộ Năm 2019: Tại Cam Lộ, Vĩnh Linh | 699 | Hỗ trợ các DN trên địa bàn tỉnh tham gia các Hội chợ như lệ phí thuê gian hàng cho các doanh nghiệp, đơn vị trong địa bàn tỉnh tham gia để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản - đặc sản của tỉnh. Thông qua Hội chợ một số doanh nghiệp đã tiến hành ký kết được hợp đồng mua bán và biên bản ghi nhớ với đối tác, tập trung sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện. Đơn vị chủ trì: Trung tâm Khuyến công và Tư vấn PTCN; UBND huyện Vĩnh Linh. |
| Tổ chức Hội chợ TM và Quảng bá Du lịch 2019 | Sở Công Thương | Năm 2019: Tại Đông Hà | 750 |
|
| Tổ chức gian hàng triển lãm chung của tỉnh | Trung tâm Xúc tiến Đầu tư | Năm 2019: Tại Đông Hà | 65 |
|
| Tổ chức gian hàng triển lãm chung của tỉnh | Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch | Năm 2019: Tại Đông Hà | 65 |
|
2 | Tham gia Hội chợ triển lãm trong nước |
|
| 1.177 |
|
- | Tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia Hội chợ thương mại du lịch và Đầu tư hành lang kinh tế Đông tây | Trung tâm Khuyến công và Tư vấn PTCN | Năm 2016 Tại TP Đà Nẵng | 45 | Quy mô 06 gian hàng với 03 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia |
- | Tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia hội chợ trong nước | Trung tâm Khuyến công và Tư vấn PTCN | Năm 2017 Tại Nghệ An, Đà Nẵng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh | 167 | 10-15 doanh nghiệp và Hợp tác xã tham gia |
- | Tổ chức đoàn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia hội chợ | Trung tâm Khuyến công và Tư vấn PTCN | Năm 2018 Tại Đà Nẵng; Hà Nội; Điện Biên; TP Hồ Chí Minh | 190 | 25-30 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia các hội chợ. |
- | Đề án Tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm trong nước năm 2019 | Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch | Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, Nghệ An, Quảng Ninh | 423 |
|
| Tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 19 - Agroviet 2019. | Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch | Năm 2019. |
| - Quy mô gian hàng: 04 gian hàng tiêu chuẩn. - Số lượng DN, HTX, cơ sở tham gia: 03 đơn vị. - Số lượt khách tham quan, mua sắm ước đạt: 1.000 lượt người. - Số biên bản ghi nhớ, hợp tác, hợp đồng được ký kết: 02. - Công ty CP nông sản hữu cơ Quảng Trị và Cơ sở sản xuất cà phê Pun đã ký hợp tác mở đại lý tiêu thụ sản phẩm tại Hà Nội |
| Tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia Triển lãm Quốc tế Công nghiệp - Thực phẩm (Food expo) năm 2019 | Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch | Năm 2019. |
| - Quy mô gian hàng: 02 gian hàng tiêu chuẩn. - Số lượng DN, cơ sở tham gia: 03 đơn vị. - Số lượt khách tham quan, mua sắm ước đạt: 1.500 lượt người. - Số biên bản ghi nhớ, hợp tác, hợp đồng được ký kết: 06. - Công ty CP nông sản hữu cơ Quảng Trị, Công ty TNHH MTV Từ Phong, cơ sở sản xuất cà gai leo An Xuân đã tiếp cận được với nhiều đối tác, nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm. Hiện đang thương thảo để hoàn thiện ký kết hợp đồng hợp tác. |
| Tổ chức Đoàn doanh nghiệp tham gia Hội chợ quốc tế Thương mại, Du lịch và Đầu tư Hành Lang kinh tế Đông Tây - Đà Nẵng 2019. | Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch | Năm 2019. |
| - Quy mô gian hàng: 04 gian hàng tiêu chuẩn. - Số lượng DN, cơ sở tham gia: 06 đơn vị. - Số lượt khách tham quan, mua sắm ước đạt: 2.000 lượt người. - Số biên bản ghi nhớ, hợp tác, hợp đồng được ký kết: 05. - Công ty TNHH Tinh dầu thiên nhiên Huyền Thoại, Công ty TNHH Cao dược liệu Định Sơn Mai Thị Thủy, Cơ sở sản xuất cà gai leo An Xuân, Công ty TNHH Nhiên Thảo Quảng Trị đã ký hợp tác mở đại lý tiêu thụ sản phẩm tại Đà Nẵng. |
| Tổ chức Đoàn doanh nghiệp tham gia Hội chợ OCOP Khu vực phía Bắc - Quảng Ninh 2019. | Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch | Năm 2019. |
| - Quy mô gian hàng: 04 gian hàng tiêu chuẩn. - Số lượng DN, cơ sở tham gia: 04 đơn vị. - Số lượt khách tham quan, mua sắm ước đạt: 2.000 lượt người. - Số biên bản ghi nhớ, hợp tác, hợp đồng được ký kết: 06. - Công ty TNHH MTV Hùng Thịnh Thành, Công ty TNHH nông nghiệp hữu cơ Quảng Trị, Công ty TNHH Nhiên Thảo Quảng Trị, cơ sở sản xuất Liên Giang đã tìm được đại lý tiêu thụ sản phẩm tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. |
| Tổ chức Đoàn doanh nghiệp tham gia Hội chợ Nông nghiệp, sản phẩm OCOP các tỉnh miền Trung và sản phẩm xanh khu vực HTX, làng nghề - Nghệ An 2019. | Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch | Năm 2019. |
| - Quy mô gian hàng: 14 gian hàng tiêu chuẩn. - Số lượng DN, cơ sở tham gia: 14 đơn vị. - Số lượt khách tham quan, mua sắm ước đạt: 3.000 lượt người. - Số biên bản ghi nhớ, hợp tác, hợp đồng được ký kết: 10. - Công ty TNHH Nhiên Thảo Quảng Trị; Công ty TNHH Tinh dầu Thiên nhiên Huyền Thoại; Cơ sở sản xuất Quân Trang; Cơ sở sản xuất nông sản sạch Vĩnh Linh; Cơ sở mộc mỹ nghệ Đức Lương đã tìm được đại lý tiêu thụ sản phẩm tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. |
- | Tổ chức đoàn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia hội chợ | Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch | Năm 2020 | 224,75 | - Hơn 20 lượt doanh nghiệp tham gia - 4.000 lượt người đến tham quan, mua sắm. - Ký kết hơn 10 biên bản ghi nhớ, hợp tác, hợp đồng để mở đại lý, hợp tác tiêu thụ sản phẩm. Công ty TNHH Tinh dầu thiên nhiên Huyền Thoại, Công ty TNHH Cao dược liệu Mai Thị Thủy, Công ty TNHH tinh dầu tràm Bảo Ngọc, Công ty TNHH Sundo, công ty TNHH nhiên thảo Quảng Trị, Công ty TNHH Kiều Trần Phát, cơ sở sản xuất Liên Giang đã mở đại lý tiêu thụ sản phẩm tại Quảng Ninh; Hà Nội. |
- | Tổ chức đoàn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia Hội chợ trong nước | Trung tâm Khuyến công và Tư vấn PTCN | Năm 2020 | 127,25 | - Có 08 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia |
3 | Tổ chức Đoàn Doanh nghiệp tham gia Hội nghị kết nối cung - cầu tại các tỉnh, thành phố trong nước |
|
| 528,87 |
|
- | Tổ chức Đoàn Doanh nghiệp tham gia Hội nghị kết nối cung - cầu tại các tỉnh, thành phố trong nước | Trung tâm Khuyến công và Tư vấn PTCN | Năm 2017: Tại TP Hà Nội; Hồ Chí Minh Năm 2018: Tại Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Hà Nội, Đồng Nai; Yên Bái | 204 | - Tổ chức 7 đoàn với hơn 70 lượt DN tham gia - Một số doanh nghiệp, cơ sở trên địa bàn tỉnh đã ký kết được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hoặc liên kết mở đại lý phân phối sản phẩm tại các tỉnh. |
- | Tổ chức Đoàn Doanh nghiệp tham gia Hội nghị kết nối cung - cầu tại các tỉnh, thành phố trong nước | Sở Công Thương | Năm 2020 | 324,87 | - Tổ chức 4 đoàn với hơn 60 lượt DN tham gia - Gạo sạch Triệu Phong ký kết hợp đồng tiêu thụ với Công ty TNHH Đalalfooodie, Cửa hàng thực phẩm sạch GreenSun, Công ty Cp Dịch vụ Thương mại Tổng hợp Vincomercer - Chuỗi siêu thị Vinmart. Sản phẩm dầu lạc, bơ lạc của Công ty TNHH MTV Từ Phong đưa sản phẩm vào chuỗi hệ thống của siêu thị AOEN Nhật Bản tại Việt Nam, đang hoàn thiện thủ tục để đưa hàng vào siêu thị Santra của Tổng Công ty thương mại Sài Gòn TNHH MTV SATRA. Sản phẩm cao dược liệu được nhà thuốc, siêu thị quan tâm và đã ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với một số nhà thuốc đông y. Cơ sở Bún sạch Vạn Linh ký kết hợp đồng với chuỗi cửa hàng Thực phẩm sạch An Nông, siêu thị Copmart Quảng Bình và các cửa hàng bán thực phẩm sạch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, Đà Nẵng. Sản phẩm tinh dầu tràm của Công ty TNHH Tinh dầu tràm Bảo Ngọc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với Công ty dược Trung ương 2. Sản phẩm tinh dầu các loại của Công ty TNHH Nhiên Thảo ký hợp đồng phân phối sản phẩm với công ty DP Minh Phát, Công ty DP An Nhiên, chuỗi cửa hàng Nông sản sạch của Thương hiệu An Nông, tỉnh Quảng Bình; Sản phẩm bột ngũ cốc dinh dưỡng, trà gạo lứt miến khô, Gel hỗn hợp tinh dầu massage, cao cà gai leo, cao trà vằng đã được Công ty CP Thương mại Bách Hóa Xanh quan tâm nhận mẫu và đang tiến hành kiểm tra mẫu sản phẩm. Đầu tháng 12 Sở Công Thương có kế hoạch tổ chức Đoàn DN vào để làm việc với Công ty CP Thương mại Bách Hóa Xanh, tiến tới ký kết hợp đồng) |
- | Tổ chức Đoàn Doanh nghiệp tham gia Hội nghị kết nối cung - cầu tại các tỉnh, thành phố trong nước | Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch | Năm 2020 | 189,3 | - Tổ chức 03 đoàn với 20 lượt đơn vị tham gia. - Có hơn 10 biên bản ghi nhớ hợp tác, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm được ký kết. Công ty TNHH Sundo và cơ sở sản xuất Liên Giang đã ký kết biên bản hợp tác với Công ty cổ phần Bách hoá Xanh; công ty TNHH tinh dầu thiên nhiên Huyền Thoại đã ký kết biên bản hợp tác với Công ty cổ phần đầu tư XNK và xúc tiến thương mại Big Việt Global. Công ty TNHH Cao dược liệu Mai Thị Thủy đã ký kết biên bản hợp tác với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ KDQ. |
4 | Tổ chức Đoàn giao thương xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng chủ lực của tỉnh tại các tỉnh, thành phố | Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch | Năm 2020 | 166,8 | 02 đoàn giao thương, 18 lượt doanh nghiệp tham gia. Kết quả các doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị đã ký kết gần 40 biên bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp, đối tác tại các tình. |
5 | Chi hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu | Sở Công Thương UBND huyện Hải Lăng | Năm 2020 | 461,87 | Thực hiện tư vấn thiết kế mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu hàng hóa; thiết kế nhận diện thương hiệu; chứng nhận chất lượng tiêu chuẩn sản phẩm, thiết kế in ấn bao bì, nhãn mác của sản phẩm dầu lạc, tinh bột nghệ, tinh dầu tràm, gạo hữu cơ, cam K4. Thông qua việc hỗ trợ nhằm hoàn thiện và nâng cao giá trị của sản phẩm để đưa vào xúc tiến tiêu thụ tại các Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng thực phẩm tại các tỉnh, TP. |
6 | Tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn | Trung tâm Khuyến công và Tư vấn PTCN; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch | Năm 2016: 02 phiên (Hãi Thọ, Cam Thành) Năm 2019: 01 phiên (Xã Cam Chính) | 260 | - Quy mô 25 - 26 gian hàng mỗi phiên - 50 lượt doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, thương mại trên địa bàn tỉnh tham gia. - Doanh thu ước đạt 200-300 triệu đồng trên mỗi phiên - Góp phần đẩy mạnh hoạt động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. |
7 | Hỗ trợ xây dựng các điểm trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, chủ lực của tỉnh | Sở Công Thương Hội Liên Hiệp phụ nữ tỉnh | Năm 2018: 3 điểm (TX Quảng Trị; Hướng Hóa; Gio Linh) Năm 2019: 4 điểm (Cam Lộ; Vĩnh Linh; Hướng Hóa) Năm 2020: 1 điểm (Hải Lăng) | 735,641 | Sở Công Thương xây dựng 7 điểm; Hội Liên Hiệp phụ nữ tỉnh xây dựng 1 điểm. Các sản phẩm trưng bày, giới thiệu tại các điểm di tích, du lịch được du khách quan tâm tìm hiểu và mua sắm. Qua thời gian vận hành đã cho thấy mô hình xây dựng các điểm trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, chủ lực của tỉnh phù hợp với thực hiện mục tiêu xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm của địa phương. |
8 | Hoạt động tuyên truyền | Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch. | Năm 2019 | 90 | Xây dựng Video clip “Quảng Trị - sản phẩm kết tinh từ miền nắng gió”... để tuyên truyền, giới thiệu tới các tổ chức, doanh nghiệp, đối tác. |
9 | Tổ chức đào tạo, tập huấn về công tác XTTM | Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch; Trung tâm Khuyến công và Tư vấn PTCN. | Năm 2017 | 92 | Tổ chức 4 lớp tập huấn “Khởi sự doanh nghiệp và lập kế hoạch kinh doanh”; “Nâng cao kỹ năng , kiến thức tổ chức các hoạt động XTTM trong thời kỳ hội nhập”; “Nâng cao Kỹ năng đàm phán và kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm”; “Kỹ năng xây dựng, phát triển thương hiệu và xúc tiến bán hàng trực tuyến” cho các đối tượng là lãnh đạo và cán bộ phụ trách công tác XTTM, marketing của các Phòng Kinh tế, Kinh tế và Hạ tầng các huyện, các doanh nghiệp trên địa bàn. |
10 | Xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu hàng hóa sản phẩm kinh tế tập thể | Hội Liên Hiệp phụ nữ tỉnh. | Năm 2020 | 58,6 | Tổ chức phiên chợ nông sản đặc trưng vùng miền tại 4 huyện, thị, thành phố (Đông Hà, Vĩnh Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa). Các phiên chợ/triển lãm đã thu hút đông đảo người dân trên địa bàn đến tham quan, mua sắm. |
11 | XD bộ thiết bị phục vụ trưng bày SP đặc trưng tỉnh tại các HN | Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch | Năm 2020 | 75 | - Thiết bị phục vụ trưng bày sản phẩm tại các hội nghị, hội thảo trong tỉnh và trong nước. |
Chương trình Xúc tiến thương mại miền núi, biên giới và hải đảo |
|
| 45 |
| |
1 | Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ hàng hóa | Sở Công Thương | Năm 2018 | 45 | Xây dựng chuyên mục tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm chuối mật mốc (huyện Hướng Hóa) trên Truyền hình Công Thương Trung ương |
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Chương trình XTTM tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025 )
ĐVT: Triệu đồng
TT | Tên đề án/Nội dung triển khai | Thời gian, địa điểm | Kinh phí hỗ trợ | Kết quả thực hiện |
| Tổng cộng giai đoạn |
| 3.244,89 |
|
| Năm 2016 |
| 465 |
|
1 | Tổ chức phiên chợ đưa hàng Việt về miền nông thôn và miền núi | Xã Hải Thái, huyện Gio Linh; xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh; thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh; xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong | 465 | 20-25 gian hàng của 10-13 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia |
| Năm 2017 |
| 465 |
|
1 | Tổ chức phiên chợ đưa hàng việt về nông thôn | Xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng; xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Linh; thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ | 465 | 22 gian hàng của 12 doanh nghiệp/phiên chợ |
| Năm 2018 |
| 1.149,89 |
|
1 | Hội chợ Công Thương KV miền Trung - Tây Nguyên - Nhịp cầu Xuyên Á - Quảng Trị | Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị | 799,89 | Quy mô 500 gian hàng của hơn 255 doanh nghiệp; hơn 50 biên bản ghi nhớ, hợp đồng kinh tế về hợp tác, làm nhà phân phối... |
2 | Tổ chức phiên chợ đưa hàng việt về miền núi | Xã Hường Phùng, Tân Long, huyện Hướng Hóa | 300 | Quy mô 22 gian hàng của 11 doanh nghiệp, HTX tham gia |
3 | Tổ chức tập huấn kỹ năng kinh doanh cho các doanh nghiệp | Thành phố Đông Hà | 50 | 60 học viên tham gia của 26 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh |
| Năm 2019 |
| 550 |
|
1 | Phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn tại thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh. | - Từ ngày 14-16/6/2019. - Tại thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh. | 105 | - Quy mô gian hàng: 28 gian hàng tiêu chuẩn; - Số lượng DN, cơ sở tham gia: 18 đơn vị; Số lượt khách tham quan, mua sắm ước đạt: 3.000 lượt người; - Doanh thu ước đạt 400 triệu đồng. - Góp phần đẩy mạnh hoạt động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Các doanh nghiệp đã tìm hiểu, hợp tác mở đại lý tiêu thụ sản phẩm tại địa phương. |
2 | Phiên chợ đua hàng Việt về miền núi tại xã Hải Thái, huyện Gio Linh. | - Từ ngày 12-14/7/2019. - xã Hải Thái, huyện Gio Linh. | 150 | - Quy mô gian hàng: 26 gian hàng tiêu chuẩn. - Số lượng DN, cơ sở tham gia: 17 đơn vị. - Số lượt khách tham quan, mua sắm ước đạt: 2.500 lượt người. - Doanh thu ước đạt 250 triệu đồng, - Góp phần đẩy mạnh hoạt động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Các doanh nghiệp đã tìm hiểu, hợp tác mở đại lý tiêu thụ sản phẩm tại địa phương. |
3 | Phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi tại thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông. | - Từ ngày 19-21/7/2019. - Tại thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông. | 150 | - Quy mô gian hàng: 26 gian hàng tiêu chuẩn. - Số lượng DN, cơ sở tham gia: 15 đơn vị. - Số lượt khách tham quan, mua sắm ước đạt: 2.000 lượt người. - Doanh thu ước đạt 200 triệu đồng. - Góp phần đẩy mạnh hoạt động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Các doanh nghiệp đã tìm hiểu, hợp tác mở đại lý tiêu thụ sản phẩm tại địa phương. |
4 | Phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi tại xã Ba Lòng, huyện Đakrông. | - Từ ngày 26-28/7/2019. - Tại xã Ba Lòng, huyện Đakrông. | 150 | - Quy mô gian hàng: 24 gian hàng tiêu chuẩn. - Số lượng DN, cơ sở tham gia: 12 đơn vị. - Số lượt khách tham quan, mua sắm ước đạt: 2.500 lượt người. - Doanh thu ước đạt 250 triệu đồng. - Góp phần đẩy mạnh hoạt động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Các doanh nghiệp đã tìm hiểu, hợp tác mở đại lý tiêu thụ sản phẩm tại địa phương. |
| Năm 2020 |
| 610 |
|
5 | Phiên chợ hàng Việt về nông thôn tại xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh. | - Từ ngày 3-5/7/2020. - Tại xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, | 105 | - Quy mô gian hàng: 26 gian hàng tiêu chuẩn. - Số lượng DN, cơ sở tham gia: 11 đơn vị. - Số lượt khách tham quan, mua sắm ước đạt: 2.000 lượt người - Doanh thu ước đạt 300 triệu đồng. - Góp phần đẩy mạnh hoạt động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Các doanh nghiệp đã tìm hiểu, hợp tác mở đại lý tiêu thụ sản phẩm tại địa phương. |
6 | Phiên chợ hàng Việt về miền núi tại xã Linh Trường, huyện Gio Linh. | - Từ ngày 10-12/7/2020. - Tại xã Linh Trường, huyện Gio Linh. | 150 | - Quy mô gian hàng: 25 gian hàng tiêu chuẩn. - Số lượng DN, cơ sở tham gia: 11 đơn vị. - Số lượt khách tham quan, mua sắm ước đạt: 2.500 lượt người. - Doanh thu ước đạt 300 triệu đồng. - Góp phần đẩy mạnh hoạt động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Các doanh nghiệp đã tìm hiểu, hợp tác mở đại lý tiêu thụ sản phẩm tại địa phương. |
7 | Phiên chợ hàng Việt về nông thôn tại xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong. | - Từ ngày 17-19/7/2020. - Tại xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong. | 105 | - Quy mô gian hàng: 25 gian hàng tiêu chuẩn. - Số lượng DN, cơ sở tham gia: 11 đơn vị. - Số lượt khách tham quan, mua sắm ước đạt: 3.000 lượt người. - Doanh thu ước đạt 350 triệu đồng. - Góp phần đẩy mạnh hoạt động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Các doanh nghiệp đã tìm hiểu, hợp tác mở đại lý tiêu thụ sản phẩm tại địa phương. |
8 | Phiên chợ hàng Việt về miền núi tại xã Đakrông, huyện Đakrông. | - Từ ngày 27-29/7/2020. - Tại xã Đakrông, huyện Đakrông. | 150 | - Quy mô gian hàng: 26 gian hàng tiêu chuẩn. - Số lượng DN, cơ sở tham gia: 11 đơn vị. - Số lượt khách tham quan, mua sắm ước đạt: 1.500 lượt người. - Doanh thu ước đạt 100 triệu đồng. - Góp phần đẩy mạnh hoạt động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Các doanh nghiệp đã tìm hiểu, hợp tác mở đại lý tiêu thụ sản phẩm tại địa phương. |
9 | Lớp tập huấn về kỹ năng lập kế hoạch và tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại, hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa thành công. | - Từ ngày 18-19/6/2020. - Tại thành phố Đông Hà | 50 | - Số lượng đơn vị tham gia: 29 đơn vị - Số lượng học viên: 60 người. |
10 | Lớp tập huấn về phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm và thông qua hệ thống internet. | - Từ ngày 17-18/9/2020. - Tại thành phố Đông Hà | 50 | - Số lượng đơn vị tham gia: 28 đơn vị - Số lượng học viên: 60 người. |
- 1Quyết định 10/2021/QĐ-UBND về Quy chế xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại tỉnh Vĩnh Phúc
- 2Quyết định 14/2021/QĐ-UBND về Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Bình Phước
- 3Quyết định 16/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Đắk Lắk
- 1Quyết định 72/2010/QĐ-TTg ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 2471/QĐ-TTg năm 2011 Phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 171/2014/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 2661/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch hành động thực hiện “Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030” theo Quyết định 2471/QĐ-TTg do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Nghị định 28/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phát triển ngoại thương
- 7Quyết định 12/2019/QĐ-TTg sửa đổi Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia kèm theo Quyết định 72/2010/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 36/2019/QĐ-UBND về Quy chế Quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Trị
- 9Quyết định 10/2021/QĐ-UBND về Quy chế xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại tỉnh Vĩnh Phúc
- 10Quyết định 14/2021/QĐ-UBND về Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Bình Phước
- 11Quyết định 16/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Đắk Lắk
Quyết định 3556/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 3556/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/12/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
- Người ký: Lê Đức Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra