Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3550/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG THÔNG TIN TÍCH CỰC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Báo chí ngày 05/4/2016;
Căn cứ Luật An ninh mạng ngày 12/6/2018;
Căn cứ Kế hoạch số 14-KH/TW ngày 25/3/2019 của Ban Bí thư về thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới;
Kế hoạch số 353-KH/BTGTW ngày 13/11/2019 của Ban Tuyên giáo Trung ương về phối hợp tăng cường thông tin tích cực và bài viết đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch;
Căn cứ Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 12/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động truyền thông, báo chí phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm trong hoạt động báo chí, truyền thông;
Căn cứ Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025”;
Căn cứ Kế hoạch số 01-KH/BCĐ ngày 29/4/2022 của Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU khóa XVII về Công tác trọng tâm của Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” năm 2022;
Theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội tại Tờ trình số 1734/TTr-STTTT ngày 15 tháng 7 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Tăng cường thông tin tích cực trên không gian mạng giai đoạn 2022 - 2025.
Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các Sở, Ban, ngành, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Giám đốc các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐỀ ÁN
TĂNG CƯỜNG THÔNG TIN TÍCH CỰC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3550/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Phần I
TÍNH CẤP THIẾT, CƠ SỞ PHÁP LÝ, CƠ SỞ THỰC TIỄN
I. SỰ CẦN THIẾT
Thủ đô Hà Nội, trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, là địa bàn có mật độ dân cư đông với nhiều hoạt động kinh tế xã hội sôi động. Hà Nội có lợi thế về hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin hiện đại. Người dân trên địa bàn có điều kiện tiếp cận và sử dụng các nền tảng thông tin trên không gian mạng thuận lợi, mọi lúc, mọi nơi, do đó số lượng người tham gia môi trường mạng chiếm tỷ lệ cao.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông, thông tin mạng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, trở thành một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Đối với cơ quan nhà nước, không gian mạng là kênh để cung cấp đến người dân những thông tin về các chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, luật pháp, đồng thời giúp cơ quan nhà nước lắng nghe, lấy ý kiến trước khi đưa ra các quyết định, chủ trương, chính sách đảm bảo phù hợp, sát thực tiễn, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.
Đối với người dân, không gian mạng không chỉ giúp người dân cập nhật thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... trong và ngoài nước một các nhanh chóng, khách quan, đầy đủ mà còn góp phần giúp người dân thực hiện giám sát, phản biện xã hội, phản ánh và cảnh báo những bất cập, thậm chí sai phạm trong thực hiện các quy định của Nhà nước đối với cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức. Từ đó, giúp Nhà nước bổ sung, điều chỉnh và dần hoàn thiện hoạt động của hệ thống chính trị.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, không gian mạng cũng đã và đang bộc lộ những mặt trái như: tin giả, tin sai sự thật, thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó, các sản phẩm văn hóa độc hại cũng đã xâm nhập vào cộng đồng thông qua con đường này. Nguy hiểm hơn các thế lực thù địch, phản động đã lợi dụng không gian mạng để đăng tải những bài viết có thông tin sai lệch, không được kiểm chứng, suy diễn, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Để sử dụng, khai thác có hiệu quả và hạn chế được nhũng tác động tiêu cực của thông tin trên mạng đối với đời sống xã hội, việc nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng, loại bỏ, phê phán những thông tin xấu, độc; đăng tải, lan tỏa những thông tin tích cực trên môi trường mạng có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Do đó, việc xây dựng Đề án “Tăng cường thông tin tích cực trên không gian mạng giai đoạn 2022 - 2025 ” là nhiệm vụ cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
II. CÁC CƠ SỞ CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LÝ
1. Cơ sở chính trị
- Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới;
- Kế hoạch số 14-KH/TW ngày 25/3/2019 của Ban Bí thư về thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới;
- Kế hoạch số 353-KH/BTGTW ngày 13/11/2019 của Ban Tuyên giáo Trung ương về phối hợp tăng cường thông tin tích cực và bài viết đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch;
- Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 12/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động truyền thông, báo chí phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm trong hoạt động báo chí, truyền thông;
- Chương trình hành động số 14-CTr/TU ngày 31/5/2021 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố;
- Công văn 990-CV/BTGTW ngày 19/7/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tăng cường công tác chỉ đạo, định hướng, quản lý thông tin trên mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên internet;
- Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”;
- Kế hoạch số 01/KH-BCĐ ngày 29/04/2022 của Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU khóa XVII về Kế hoạch trọng tâm của Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” năm 2022.
- Luật Báo chí ngày 05/4/2016;
- Luật Tiếp cận thông tin ngày 06/4/2016;
- Luật An ninh mạng ngày 12/6/2018;
- Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;
- Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;
- Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng;
- Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử;
- Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản;
- Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản;
- Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025”.
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Việt Nam hiện là một trong các quốc gia có tỷ lệ sử dụng internet tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Hiện nay, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương có số lượng người sử dụng mạng xã hội cao nhất Việt Nam. Theo Báo cáo Digital 2022 VietNam của công ty We Are Social and Hootsuite, đến tháng 02/2022, Việt Nam có 76,95 triệu người dùng mạng xã hội, tương đương 78,1% tổng dân số. Trung bình hằng ngày, mỗi người Việt Nam sử dụng 6 giờ 38 phút để truy cập internet trên các thiết bị, trong đó, 2 giờ 28 phút được dành để truy cập vào các mạng xã hội.
Không gian mạng mang đến cho cuộc sống của con người những mặt tích cực như: Kho kiến thức vô hạn; Kết nối xã hội; Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người,...
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất hiện nay là nhiều thông tin trên mạng hàm chứa nội dung xấu, độc, dụ dỗ, lôi kéo cổ vũ lối sống lệch chuẩn, kích động bạo lực, chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo,... Theo báo cáo của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế, tội phạm sử dụng công nghệ cao đứng thứ hai trong các loại tội phạm nguy hiểm nhất, sau tội phạm khủng bố và 90% tội phạm truyền thống đã chuyển sang môi trường mạng hoặc có sử dụng các thiết bị công nghệ cao.
Thực tế cho thấy, tình trạng đăng tải thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng diễn ra nhiều nhưng chưa được kịp thời xử lý, trong một số trường hợp đã dẫn tới hậu quả đáng tiếc về tinh thần, sức khỏe và tính mạng thậm chí ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Tính đến ngày 30/6/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp 562 giấy phép thiết lập mạng xã hội của 406 doanh nghiệp có trụ sở chính trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tổng lượng người sử dụng mạng xã hội Việt Nam của nhóm 10 mạng xã hội hàng đầu Việt Nam khoảng 80 triệu người. Một số mạng xã hội đặt trụ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tạo dựng được những diễn đàn có số lượng thành viên đông đảo, có mức độ ảnh hưởng lớn đến cộng đồng và dư luận xã hội như: Otofun.net (Công ty Cổ phần OTV Truyền thông); Beatvn (Công ty Cổ phần Beat Việt Nam); Lotus (Công ty Cổ phần VCCorp), Mocha (Công ty Truyền thông Viettel), Gapo (Công ty Cổ phần công nghệ Gapo),...
Hiện nay, Zalo là mạng xã hội trong nước lớn nhất Việt Nam với hơn 64 triệu tài khoản. Tiếp theo là mạng xã hội Mocha (25 triệu thành viên), Gapo (7 triệu thành viên), Lotus (2,5 triệu thành viên). Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã có 4 nền tảng mạng xã hội có trên 1 triệu thành viên. Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới hàng trăm diễn đàn như Tinhte (16 triệu lượt truy cập/tháng), Webtretho (7 triệu lượt truy cập/tháng), hay Otofun (2 triệu lượt truy cập/tháng),....
Đối với các mạng xã hội cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, theo Báo cáo Digital 2022 VietNam của công ty We Are Social and Hootsuite, đến tháng 02/2022, tại Việt Nam có 70,40 triệu người dùng Facebook, 62,50 triệu người dùng YouTube, 39,91 triệu người dùng TikTok từ 18 tuổi trở lên, 11,65 triệu người dùng Instagram.
Tính đến tháng 7/2022, cả nước có 815 cơ quan báo chí, trong đó có 138 báo, 677 tạp chí. Hà Nội có 08 cơ quan báo chí, hoạt động trên tất cả 04 loại hình báo chí: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử (gồm 05 báo, 02 tạp chí, 01 Đài Phát thanh và Truyền hình). Trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, hiện có trên 600 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đặt trụ sở làm việc với khoảng 20.000 phóng viên, biên tập viên đã được cấp thẻ nhà báo.
Cũng tính đến hết tháng 6/2022, trên địa bàn Hà Nội có 561 trang thông tin điện tử tổng hợp đang hoạt động. Trong đó, có những trang có lượng truy cập lớn như Baomoi, Soha, Tintuc, 24h... Ngoài ra, Hà Nội có hơn 60 trang/cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước Thành phố hoạt động đưa tin về hoạt động của các sở, ban, ngành và địa phương.
Hiện nay, để phổ biến thông tin, tuyên truyền về hoạt động của ngành, lĩnh vực, địa bàn mình, nhiều cơ quan, tổ chức của Trung ương và Hà Nội đã xây dựng các tài khoản riêng hoặc trang cộng đồng (fanpage) chính thức trên Facebook, Zalo cũng như tận dụng kênh truyền thông trên mạng xã hội để lan tỏa thông tin tích cực phục vụ công tác tuyên truyền.
Việc ngày càng có nhiều người Việt Nam sử dụng các nền tảng thông tin trên không gian mạng, trong đó có mạng xã hội xuyên biên giới để tiếp cận cũng như cung cấp thông tin là một xu hướng tất yếu không chỉ của Việt Nam mà còn của nhiều quốc gia. Vì vậy, cần phải sử dụng các nền tảng mạng xã hội này như là một phương tiện để triển khai các hoạt động tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, đồng thời các cơ quan cần phát huy tính tích cực của thông tin trên không gian mạng, đẩy lùi thông tin tiêu cực, lấy cái đẹp để dẹp cái xấu.
Việc thiết lập kênh truyền thông chính thức của Thành phố trên nền tảng mạng xã hội sẽ giúp người dân tiếp cận các thông tin nhanh chóng cũng như kịp thời cung cấp thông tin chính thống, giúp người đọc nắm rõ bản chất vấn đề, không để những mặt trái của mạng xã hội như tin giả, tin sai sự thật làm ảnh hưởng xấu đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của Thành phố. Các kênh truyền thông mới sẽ từng bước tạo nên môi trường thông tin tích cực, lành mạnh, góp phần định hướng dư luận, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sự đồng thuận của người dân trong triển khai các nhiệm vụ chính trị, các chương trình, đề án, kế hoạch cũng như công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Thành phố.
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
Căn cứ các chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn triển khai các nhiệm vụ tuyên truyền của Thành phố thời gian qua cho thấy, việc phát huy tính tích cực của thông tin trên môi trường mạng trong công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của Thủ đô là phương thức phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
Tạo điều kiện thuận lợi để người dân, tổ chức được tiếp cận thông tin về tất cả các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước trên địa bàn, nhất là những thông tin liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, nghĩa vụ của tổ chức, công dân, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, hướng tới xây dựng chính quyền điện tử Thành phố.
Tăng cường thông tin tích cực trên môi trường mạng, phát huy thế mạnh của báo, tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội, trang/cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Thành phố trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa, giáo dục, kinh tế, an ninh, quốc phòng. Ưu tiên những nền tảng có đông người sử dụng để tăng hiệu quả tuyên truyền.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong truyền thông, từng bước xây dựng hệ sinh thái về truyền thông của Thành phố trên môi trường mạng nhằm tạo thêm các kênh tương tác, tiếp nhận phản ánh kiến nghị của công dân, tổ chức với chính quyền Thành phố nhằm chủ động đánh giá hiệu quả các chính sách, chương trình, chủ trương, kế hoạch, đề án lớn của Thủ đô.
Nhanh chóng đưa thông tin chính xác, kịp thời đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp, người dân.
Giám sát, phát hiện các thông tin sai phạm trên môi trường mạng để kịp thời xử lý, tránh tán phát, lây lan, giảm thiểu các tác động tiêu cực.
2. Yêu cầu
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thông tin trên mạng; xử lý nghiêm, kịp thời với tin giả, sai sự thật,...
Rà soát, chủ động nắm bắt xu hướng thông tin, dự báo tình hình để xây dựng các nội dung tuyên truyền phù hợp.
Đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền, tích cực tương tác nhằm thu hút sự tham gia của cộng đồng; đo lường, đánh giá xu hướng thông tin trên môi trường mạng để đề xuất triển khai công tác truyền thông sát thực tiễn.
Phối hợp các cơ quan liên quan công bố tin giả, đấu tranh, phản bác thông tin sai sự thật, kịp thời cung cấp thông tin chính thống góp phần định hướng dư luận.
Phối hợp, sử dụng các kênh truyền thông trên mạng xã hội của các cơ quan báo chí Trung ương phối hợp với Thành phố, các cơ quan báo chí Hà Nội, các cơ quan nhà nước, tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội của Thành phố để lan tỏa thông tin tích cực.
3. Các nhiệm vụ cụ thể
3.1. Đẩy mạnh việc đưa thông tin về các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của thành phố Hà Nội trên môi trường mạng
Lan tỏa có trọng tâm, trọng điểm các tin, bài về các vấn đề chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của Thủ đô trên các trang thông tin điện tử tổng hợp có lượng bạn đọc lớn.
Kịp thời đưa thông tin về hoạt động chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Thành ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân Thành phố, tuyên truyền các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh của Thành phố trên các nền tảng mạng xã hội.
Phát huy hiệu quả tuyên truyền trên các nền tảng mạng xã hội của các cơ quan, tổ chức thuộc Thành phố để lan tỏa thông tin tích cực.
3.2. Xây dựng hệ thống kênh truyền thông chủ động
Lựa chọn một trong những nền tảng mạng xã hội (Facebook, YouTube, Tiktok, Zalo,...) có đông người sử dụng để xây dựng 01 kênh truyền thông chính thức về Hà Nội.
Đánh giá, phân tích, lựa chọn từ 10 - 20 group, fanpage trên mạng xã hội Facebook có từ 50.000 người tham gia/theo dõi/thích trang trở lên để phối hợp chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực.
3.3. Rà soát thông tin, phân tích xu hướng truyền thông
Ứng dụng công nghệ thông tin trong rà soát thông tin trên môi trường mạng; Kịp thời nắm bắt những vấn đề đang được dư luận quan tâm, thực hiện phân tích, tổng hợp tình hình trên cơ sở đó đánh giá, dự báo xu hướng thông tin để có giải pháp truyền thông kịp thời, hiệu quả.
3.4. Xây dựng kế hoạch truyền thông
Xây dựng Kế hoạch truyền thông tổng thể và hằng năm trên cơ sở bám sát các nhiệm vụ chính trị quan trọng của Trung ương và Thành phố. Trên cơ sở đó, xây dựng Kế hoạch truyền thông theo từng chủ đề để có chiến dịch truyền thông phù hợp. Nội dung, hình thức tuyên truyền phải phù hợp với từng nền tảng mạng xã hội, để tăng tỷ lệ tương tác của người đọc, tăng hiệu quả tuyên truyền.
Chủ động xây dựng phương án xử lý các vấn đề phát sinh, giảm thiểu những phức tạp về truyền thông ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ của Thành phố.
3.5. Gia tăng mức độ tương tác và lan tỏa của thông tin tích cực, kiểm soát thông tin tiêu cực
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước Thành phố, học sinh, sinh viên, đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trên địa bàn thành phố Hà Nội đăng tải nội dung tích cực, phản biện lại những thông tin tiêu cực, xấu, độc, thù địch.
Phối hợp công bố tin giả, đấu tranh, phản bác thông tin sai sự thật, kịp thời cung cấp thông tin chính thống góp phần định hướng dư luận.
Rà soát, kịp thời phát hiện xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật về thông tin trên mạng.
PHỤ LỤC
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG THÔNG TIN TÍCH CỰC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG GIAI ĐOẠN 2022 - 2025”
(Kèm theo Quyết định số 3550/QĐ-UBND ngày 29/9/2022 của UBND thành phố Hà Nội)
Stt | Nội dung | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời gian thực hiện |
I | Đẩy mạnh việc đưa thông tin về các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của thành phố Hà Nội lên môi trường mạng | |||
1. | Lan tỏa có trọng tâm, trọng điểm các tin, bài về các vấn đề chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của Thủ đô trên các trang thông tin điện tử tổng hợp có lượng bạn đọc lớn. | Sở Thông tin và Truyền thông | Các cơ quan báo chí Hà Nội; Các doanh nghiệp sở hữu trang thông tin điện tử tổng hợp | Thường xuyên 2022-2025 |
2. | Kịp thời đưa thông tin về hoạt động chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Thành ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân Thành phố, tuyên truyền các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh của Thành phố trên các nền tảng mạng xã hội. | Sở Thông tin và Truyền thông | Các cơ quan báo chí Hà Nội; các cơ quan báo chí Trung ương phối hợp tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của Thành phố; Các doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội | Thường xuyên 2022-2025 |
3. | Phát huy hiệu quả tuyên truyền trên các nền tảng mạng xã hội của các cơ quan, tổ chức thuộc Thành phố để lan tỏa thông tin tích cực. | Sở Thông tin và Truyền thông | Đoàn thanh niên, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội từ Thành phố đến cơ sở | Thường xuyên 2022-2025 |
II | Xây dựng hệ thống kênh truyền thông chủ động | |||
1. | Lựa chọn một trong những nền tảng mạng xã hội (Facebook, YouTube, Tiktok, Zalo,...) có đông người sử dụng để xây dựng 01 kênh truyền thông chính thức về Hà Nội. | Sở Thông tin và Truyền thông | Các cơ quan báo chí Hà Nội; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu | 2023-2025 |
2. | Đánh giá, phân tích, lựa chọn từ 10-20 group, fanpage trên mạng xã hội Facebook có từ 50.000 người tham gia/theo dõi/thích trang trở lên để phối hợp chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực. | Sở Thông tin và Truyền thông | Các cơ quan báo chí Hà Nội; các cơ quan báo chí Trung ương phối hợp tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của Thành phố; Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu | 2023-2025 |
Ill | Rà soát thông tin, phân tích xu hướng truyền thông | |||
1. | Ứng dụng công nghệ thông tin trong rà soát thông tin trên môi trường mạng; Kịp thời nắm bắt những vấn đề đang được dư luận quan tâm, thực hiện phân tích, tổng hợp tình hình trên cơ sở đó đánh giá, dự báo xu hướng thông tin để có giải pháp truyền thông kịp thời, hiệu quả. | Sở Thông tin và Truyền thông | Các đơn vị liên quan | Thường xuyên 2022-2025 |
IV | Xây dựng kế hoạch truyền thông | |||
1. | Xây dựng Kế hoạch truyền thông tổng thể và hằng năm trên cơ sở bám sát các nhiệm vụ chính trị quan trọng của Trung ương và Thành phố. Trên cơ sở đó, xây dựng Kế hoạch truyền thông theo từng chủ đề để có chiến dịch truyền thông phù hợp. Nội…… | Sở Thông tin và Truyền thông | Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Các đơn vị liên quan | Thường xuyên 2022-2025 |
… | …………… |
|
|
|
4. | Chủ trì phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm Luật An ninh mạng năm 2018; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị liên quan trong xử lý vi phạm hành chính trên môi trường mạng. | Công an thành phố Hà Nội | Sở Thông tin và Truyền thông; Các đơn vị liên quan | Thường xuyên 2022-2025 |
- 1Kế hoạch 137/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng giai đoạn 2022-2030” trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 2Kế hoạch 140/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình "Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng, giai đoạn 2022-2030" trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3Kế hoạch 565/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình "Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng giai đoạn 2022-2030" tỉnh Bắc Kạn
- 1Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
- 2Luật tiếp cận thông tin 2016
- 3Luật Báo chí 2016
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử
- 6Luật An ninh mạng 2018
- 7Nghị định 27/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
- 8Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 9Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản
- 10Chỉ thị 12/CT-TTg năm 2021 về tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động truyền thông, báo chí phục vụ nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc; kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm trong hoạt động báo chí, truyền thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Nghị định 14/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản
- 12Kế hoạch 176/KH-UBND năm 2021 về thực hiện Chương trình 06-CTr/TU về "Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" do thành phố Hà Nội ban hành
- 13Nghị định 42/2022/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng
- 14Kế hoạch 137/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng giai đoạn 2022-2030” trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 15Kế hoạch 140/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình "Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng, giai đoạn 2022-2030" trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 16Kế hoạch 565/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình "Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng giai đoạn 2022-2030" tỉnh Bắc Kạn
Quyết định 3550/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Tăng cường thông tin tích cực trên không gian mạng giai đoạn 2022-2025 do thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 3550/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/09/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Chử Xuân Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra