- 1Nghị định 87-CP năm 1995 về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng
- 2Nghị định 88-CP năm 1995 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội
- 3Chỉ thị 09/2000/CT-TTg về tiến hành kiểm tra hoạt động dịch vụ văn hoá và kinh doanh văn hoá phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Phòng, chống ma túy 2000
- 5Quyết định 151/2000/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2001-2005 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 150/2000/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống ma tuý giai đoạn 2001-2005 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3538/QĐ-CT | Thanh Hóa, ngày 28 tháng 10 năm 2003 |
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND công bố ngày 05/7/1994.
- Căn cứ Quyết định số: 266/2003/QĐ-UB ngày 2/01/2003 của UBND tinh Thanh Hóa về việc ban hành Chương trình công tác năm 2003.
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa-Thông tin tại Tờ trình số: 843/VHTT ngày 15 tháng 10 năm 2003.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt đề án tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục phòng chống AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm giai đoạn 2003-2005.
Điều 2: Giao Sở Văn hóa - Thông tin phối hợp với các ngành chức năng có kế hoạch hướng dẫn triển khai thực hiện đề án này.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban ngành, đoàn thể, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH UNBD TỈNH THANH HÓA |
Thực hiện chương trình hành động phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm giai đoạn 2001- 2005 đã được Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số 150/2000/TTg và Quyết định 151/2000/TTg ngày 28/12/2000; Chỉ thị số 02 ngày 05/4/2001 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Kế hoạch 798/UB-VX ngày 05/4/2001 của UBND tỉnh về thực hiện chương trình hành động phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm giai đoạn 2001- 2005.
Sở VHTT thành viên Ban chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm của tỉnh, phụ trách công tác tuyên truyền xây dựng đề án tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền - giáo dục phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm giai đoạn 2003- 2005.
I. Tính cấp thiết của của công tác tuyên truyền:
Tình hình tệ nạn ma túy, mại dâm ở Thanh Hóa thời gian qua tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp. Số người nghiện hút, sử dụng Hêrôin không suy giảm, số người nghiện ma túy, mại dâm và nhiễm HIV/AIDS chủ yếu lại tập trung nhiều ở đối tượng thanh niên, có cả thiếu niên, học sinh, sinh viên và một số cán bộ giáo viên, CNVC.
Tính đến tháng 9 năm 2003, số người nghiện ma túy ở tỉnh ta là 1868 người ở 27 huyện thị, thành phố, trong đó số nam giới là 1852 người, nữ giới là 16 người, cán bộ viên chức 19 người, học sinh, sinh viên 60 người, giáo viên 38 người, lái xe 110 người, công nhân 56 người, ngoài ra có 1144 người nghi nghiện ma túy, 370 đối tượng có liên quan đến ma túy đang trong trại tạm giam. Một số địa bàn có người nghiện nhiều như: thành phố Thanh Hóa 570 người, Mường Lát 230 người, Thọ Xuân 177 người, Quan hóa 122 người,thị xã Sầm sơn 96 người.
Số đối tượng mại dâm có danh sách quản lý là 359 đối tượng, trong đó có 129 đối tượng quản lý thường xuyên và tập trung ở 200 xã, phường, thị trấn. Tổng số người nhiễm HIV là: 838 đối tượng, trong đó có 36 đối tượng chuyển sang AIDS và 24 đối tượng đã tử vong, tập trung ở 61 xã, phường, thị trấn của 20 huyện, thị, thành phố.
Sau 2 năm ( 2001 - 2003 ) thực hiện Chương trình hành động phòng chống AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm giai đoạn 2001- 2005 của Chính Phủ, tệ nạn ma túy, mại dâm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được tăng cường kiểm soát và từng bước ngăn chặn, 66,8% số xã, phường không có tệ nạn ma túy ( 421/630 xã, phường) 76,8% phường, xã không có tệ nạn mại dâm ( 484/630 xã, phường).
Công tác tuyên truyền phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, từng bước được đẩy mạnh. Đã tổ chức được 782 lớp tập huấn, bồi dưỡng cho hơn 784.728 người, tổ chức nói chuyện chuyên đề, tư vấn cho 965.312 người là hội viên, đoàn viên, thanh niên, tuyên truyền viên, báo cáo viên, học sinh, sinh viên... về kiến thức phòng chống ma túy, mại dâm, và phòng chống AIDS. Các huyện, thị, thành phố đã lên được 218 băng zôn, 150m2 tranh cổ động, khẩu hiệu, cung cấp 15.352 cuốn tài liệu, đề cương và hàng trăm băng hình video... có nội dung tuyên truyền phòng chống AIDS và phòng chống ma túy, mại dâm, đến các Ban ngành, đoàn thể, các huyện, thị, thành phố và và cơ sở xã, phường, tạo không khí sôi động, vận động nhân dân tích cực tham gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
Cùng với công tác tuyên truyền phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm gắn với “cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tính đến ngày 30 /9/2003 toàn tỉnh đã khai trương xây dựng được 2707 làng, bản văn hóa và 442.000/ 800.000 hộ đạt tiêu chuẩn GĐVH, 4003 khu dân cư không có tội phạm, không có tệ nạn ma túy mại dâm, 43 vạn hộ đạt danh hiệu “ông,bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo” đã tạo nên môi trường sống lành mạnh, văn minh góp phần xây dựng quê hương giầu đẹp.
Tuy nhiên tệ nạn ma túy, mại dâm, HIV/AIDS vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp, các cấp, các ngành, các đơn vị cơ sở cần đẩy mạnh các biện pháp phòng chống AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm có hiệu quả cao, đặc biệt công tác tuyên truyền cần tập trung làm mạnh ở cả 3 cấp với nhiều hình thức phong phú, đa dạng có chiều sâu có chất lượng và hiệu quả.
II. Mục tiêu của công tác tuyên truyền:
1- Mục tiêu chung:
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác tuyên truyền ở các cấp, các ngành và các đơn vị cơ sở nâng cao nhận thức cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân, nhằm chặn đứng và đẩy lùi tệ nạn ma túy, mại dâm và HIV/ AIDS.
Xây dựng môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh, trong đó xây dựng gia đình văn hóa, xã, phường, khu dân cư văn hóa, không có tệ nạn xã hội, góp phần phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng vững mạnh.
2- Mục tiêu cụ thể:
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục sâu rộng nâng cao nhận thức hiểu biết của từng người dân, từng gia đình, từng đơn vị cơ sở về tác hại và sự nguy hiểm của đại dịch HIV/ AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm, xây dựng xã, phường, khu dân cư không có TNXH.
- Phương châm phòng chống, ngăn ngừa là chủ yếu, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, toàn dân phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
- Tuyên truyền tác hại của từng loại ma túy, nhất là ma túy tổng hợp và nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam và địa bàn tỉnh Thanh Hóa để nhân dân cảnh giác, chủ động phòng ngừa. Chú trọng việc giáo dục của nhà trường, cơ quan, đoàn thể cộng đồng dân cư đối với con em mình để tránh xa và không mắc phải TNXH. Thường xuyên nêu gương người tốt việc tốt, những mô hình, kinh nghiệm hay về phòng chống AIDS và phòng chống ma túy, mại dâm, để nhân rộng ra thành phong trào rộng khắp, lên án mạnh mẽ những người vi phạm và những cơ quan, tổ chức, thiếu trách nhiệm trong công tác này.
- Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các Ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị và toàn xã hội để tuyên truyền các biện pháp đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn ma túy, mại dâm và HIV/AIDS.
Mục tiêu phấn đấu từ năm 2003 - 2005.
1. 80%- 85% dân số trong tỉnh được tuyên truyền về Luật phòng chống ma túy, Pháp lệnh phòng chống mại dâm, và phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS.
2. 100% số đối tượng có nguy cơ cao mắc phải tệ nạn xã hội, được tuyên truyền về các biện pháp phòng tránh tệ nạn ma túy, mại dâm, HIV/ AIDS.
3. 100% thanh thiếu niên được tuyên truyền phổ biến kiến thức phòng chống TNXH và giáo dục giới tính.
4. 100% số làng, bản vùng cao, vùng sâu được tuyên truyền để không trồng cây thuốc phiện, không hút, tiêm chích và buôn bán ma túy.
5. 100% số nhà hàng, khách sạn, Karaoke, nhân viên phục vụ được tập huấn, tuyên truyền phòng chống mại dâm, ma túy và phòng chống HIV/AIDS.
III. Các giải pháp thực hiện đề án:
1- Ban chỉ đạo phòng chống AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm ở các huyện, thị, thành phố tham mưu cho Huyện ủy, HĐND, UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo công tác phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm trên địa bàn đảm bảo mục tiêu mà Ban chỉ đạo tỉnh đã đề ra. Hàng quý phải tiến hành giao ban, tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo về Ban chỉ đạo tỉnh theo quy định.
2- Tăng cường sự phối hợp, thống nhất chương trình hành động, tuyên truyền giữa các ngành thành viên BCĐ và Thường trực Ban chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm tỉnh.
3- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên, cần tăng cường, phối hợp hoạt động lồng ghép, nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết cho mọi người, mọi nhà, mọi đối tượng trong xã hội về phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn, ma túy, tệ nạn mại dâm.
4- Sở VHTT phụ trách công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội thường xuyên có kế hoạch chỉ đạo, giám sát, đôn đốc, kiểm tra các ngành, các cấp, các đoàn thể, đặc biệt là các cơ sở xã, phường, huyện, thị, thành phố triển khai thực hiện công tác tuyên truyền phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm ở các địa bàn dân cư, đơn vị, cụm dân cư.
5- Tổ chức phát động đăng ký thi đua xây dựng làng, bản, phố, cơ quan, trường học văn hóa, gia đình văn hóa theo kế hoạch hàng năm. Phấn đấu mỗi năm bình quân có 350 đơn vị được tổ chức khai trương xây dựng làng văn hóa; 90%- 94% gia đình không có tệ nạn xã hội.
6- Tiếp tục thực hiện tốt Nghị định 87, 88/CP, Chỉ Thị 09 của Thủ Tướng Chính Phủ, Chỉ thị 02/CT- TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chị thị 04/CT- UB của UBND tỉnh Thanh hóa, quản lý chặt chẽ các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa, truy quét các văn hóa phẩm đồi trụy độc hại phản động.
7- Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa- văn nghệ, thể dục- thể thao, thông tin triển lãm, sáng tác nhiều sản phẩm văn hóa có chất lượng phục vụ nhân dân đạt hiệu quả cao. Tổ chức biểu diễn sân khấu, ca kịch, chiếu phim với chủ đề phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm ở các địa bàn trọng điểm, khu dân cư có nhiều đối tượng có nguy cơ mắc tệ nạn ma túy, mại dâm.
8- Có kế hoạch tập huấn tuyên truyền viên, tổ chức thi hiểu biết, tọa đàm, trao đổi, cung cấp tài liệu, tranh ảnh kịp thời, đáp ứng cho cơ sở.
9- Tổ chức các hoạt động xã hội lành mạnh để định hướng và lôi cuốn lớp trẻ tham gia, tránh không để sa vào ma túy.
10- Tổ chức phát động đăng ký thi đua xây dựng làng, bản, phố, cơ quan, trường học văn hóa, gia đình văn hóa theo kế hoạch hàng năm. Phấn đấu mỗi năm bình quân có 350 đơn vị được tổ chức khai trương xây dựng làng văn hóa; 90%- 94% gia đình không có tệ nạn xã hội.
11- Tiếp tục thực hiện Nghị định 87, 88/CP Chính phủ, Chỉ Thị 09 của Thủ Tướng Chính Phủ, Chỉ thị 02/CT- TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chỉ thị 04/CT- UB của UBND tỉnh Thanh hóa, quản lý chặt chẽ các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa, truy quét các văn hóa phẩm đồi trụy độc hại phản động.
12- Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa- văn nghệ, thể dục- thể thao, thông tin triển lãm, sáng tác nhiều sản phẩm văn hóa có chất lượng phục vụ nhân dân đạt hiệu quả cao. Tổ chức biểu diễn nghệ thuật, ca kịch, chiếu phim với chủ đề phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm ở các địa bàn trọng điểm, khu dân cư có nhiều đối tượng có nguy cơ mắc tệ nạn ma túy, mại dâm.
13- Có kế hoạch tập huấn tuyên truyền viên, tổ chức thi hiểu biết, tọa đàm, trao đổi, cung cấp tài liệu, tranh ảnh đáp ứng kịp thời, cho cơ sở.
14- Tổ chức các hoạt động xã hội lành mạnh để định hướng và lôi cuốn lớp trẻ tham gia, tránh không để sa vào ma túy. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đi vào chiều sâu, chú trọng theo hướng chuyển mạnh nội dung tuyên truyền về cơ sở đến tận thôn, xóm, tổ dân phố duy trì thường xuyên, liên tục, trong nhân dân.
Cần đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền sinh động, phong phú, phù hợp với giới tính, độ tuổi, tập trung vào đối tượng là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, những người làm nghề tự do, không có việc làm, lao động ở các khu đô thị, vùng biên giới.
- Tiểu ban tuyên truyền ở các cấp thông qua các nội dung, hình thức hoạt động nhằm tuyên truyền cung cấp đầy đủ tài liệu, tổ chức tập huấn nghiệp vụ, tổ chức thi tìm hiểu sân khấu hóa, xuống đường mít tinh... nhằm chuyển tải đầy đủ,thông tin chính xác, kịp thời đến các cơ quan, trường học, Công- Nông- lâm trường,xí nghiệp, khu dân dân cư và đến với mọi người, mọi nhà, tạo ra phong trào rộng rãi của quần chúng nhân dân phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
- Gắn công tác tuyên truyền với thực hiện các phong trào thi đua” Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào’ Ông bà, cha mẹ, mẫu mực, con cháu hiếu thảo” phong trào “Nông dân sản xuất giỏi “ xây dựng làng, bản, khu phố,cơ quan đơn vị văn hóa, gia đình văn hóa... Đồng thời lồng ghép với các phong trào, các cuộc vận động khác của các ngành, đoàn thể chính trị, xã hội nhằm xây dựng cơ quan đơn vị, xã phường, khu dân cư có môi trường trong sạch, lành mạnh, không có TNXH.
- Thông qua công tác tuyên truyền, vận động quần chúng sớm phát hiện những tập thể và các cá nhân có thành tích xuất sắc, có nhiều cách làm hay, để tuyên truyền nhân điển hình và khen thưởng kịp thời.
1- Các huyện, thị, thành phố:
- Đưa nội dung Luật phòng chống ma túy, Pháp lệnh phòng chống mại dâm vào trong các hương ước, quy ước của làng, xã để mọi người dân thực hiện.
- Gắn công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, và phòng chống AIDS vào công tác xây dựng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị văn hóa.
- Gắn công tác tuyên truyền vào công tác xây dựng gia đình văn hóa.
- Cam kết không có người mắc phải tệ nạn ma túy, mại dâm, và các tệ nạn xã hội khác.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, HIV/AIDS trên địa bàn.
- Chỉ đạo các xã, phường tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia phòng, chống, tố giác tội phạm và tệ nạn xã hội.
- Tuyên truyền, giáo dục, giúp đỡ tạo điều kiện cho những người mắc các tệ nạn mại dâm, ma túy hoàn lương hòa nhập với cộng đồng.
2- Ngành Văn hóa Thông tin (Trưởng Tiểu ban tuyên truyền phòng chống TNXH).
1.1: Với chức năng là Trưởng ban tuyên truyền phòng chống TNXH, phối hợp với các ngành chức năng biên soạn tài liệu tuyên truyền, tập huấn tuyên truyền viên và tổ chức nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ, thông tin triển lãm xây dựng các vở diễn, chương trình, tác phẩm, trích đoạn với chủ đề phòng chống lây HIV /AIDS để phục vụ nhân dân.
1.2: Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trọng tâm là phong trào “xây dựng làng văn hóa” “gia đình văn hóa” “nếp sống văn hóa”để tạo ra nhiều mô hình tiên tiến, điển hình và môi trường sống lành mạnh, không có tệ nạn xã hội.
1.3: Phối hợp với các ngành chức năng mở các đợt cao điểm tuyên truyền phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm, hàng năm và hưởng ứng ngày thế giới phòng chống ma túy ( ngày 26/6), phòng chống AIDS ( ngày 1/12).
1.4. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra theo NĐ 87/CP; tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, nhất là cơ sở có dấu hiệu liên quan đến tệ nạn ma túy, mại dâm như Karaoke, Massage, khách sạn.... việc thanh tra, kiểm tra gắn với việc chấn chỉnh trong quản lý các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa.
1.5. Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở thực hiện 5 nội dung và 7 phong trào cụ thể của cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” để xây dựng nhiều làng, bản, phố, đơn vị văn hóa, khu dân cư, gia đình văn hóa, không có tệ nạn xã hội và tội phạm xã hội.
- Hàng tháng tổ chức giao ban( vào ngày 20) để đánh giá kết quả của hoạt động tuyên truyền, từ đó thấy được những mặt đã làm được, những mặt còn tồn tại nhằm rút kinh nghiệm, tạo sức mạnh tổng hợp đồng bộ trong lĩnh vực tuyên truyền. Xây dựng kế hoạch, phân công các ngành thành viên có trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi các vùng, miền, địa phương và định kỳ sơ kết 6 tháng, một năm, đánh giá kết quả thực hiện của các thành viên.
3- Các ngành (Giáo dục- đào tạo, Sở Du lịch, Sở Tư Pháp,Sở LĐ-TBXH)
Tăng cường công tác phổ biến pháp luật, Luật phòng chống ma túy để nhân dân các dân tộc trong tỉnh hiểu biết đầy đủ và thực hiện tốt Pháp luật của Nhà Nước, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm và phòng chống AIDS có hiệu quả.
- Mở hộp thư cứu bạn trong nhà trường, đưa bài giảng ma túy, phòng chống AIDS vào các chương trình chính khoá, các kỳ thi cho tất cả các khối học, ngành học.
-Tuyên truyền vận động các gia đình, các địa phương có đối tượng liên quan đến ma túy, mại dâm, tổ chức cho con em mình đi cai nghiện, chữa bệnh, học tập tại các Trung tâm 05-06 của của tỉnh, hoặc tổ chức giáo dục tại cộng đồng để giúp đỡ những người lầm lỗi sớm hoàn lương trở về với cộng đồng.
- Yêu cầu bắt buộc các cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà hàng, quán trọ, Massage có kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho các đối tượng phục vụ khách theo quy định của pháp luật.
4- Các đoàn thể: (UBMT Tổ quốc tỉnh, Tỉnh đoàn Thanh niên, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân).
- Tích cực vận động toàn dân tham gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và các phong trào khác.
- Phát động các Đoàn thể chính trị, các tổ chức thành viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/ AIDS và cổ vũ, biểu dương những nhân tố điển hình.
- Phát động phong trào Đoàn viên công đoàn, cán bộ công nhân viên chức lao động sản xuất giỏi, sáng kiến kỹ thuật và tham gia tích cực đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn ma túy, mại dâm, HIV/ AIDS.
- Phát động các hội viên ở các huyện miền núi, tích cực tham gia vận động nhân dân không tái trồng cây thuốc phiện và không hút hít, tiêm chích, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ các chất ma túy.
5- Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh.
- Xây dựng nhiều đơn vị, doanh trại có nếp sống văn hóa, gia đình quân nhân văn hóa nhằm xây dựng lực lượng vũ trang ngày càng chính quy, hiện đại, tích cực đấu tranh với các tệ nạn buôn bán, vận chuyển, tàng trữ chất ma túy.
- Tuyên truyền vận động đồng bào các dân tộc vùng cao, vùng biên giới không tham gia vận chuyển, tàng trữ các chất ma túy và phá bỏ cây thuốc phiện, chuyển đổi trồng cây lương thực, cây công nghiệp và các cây con khác có có giá trị kinh tế để giải quyết đời sống ổn định sinh hoạt.
6- Các cơ quan thông tin đại chúng (Báo Thanh Hóa, Báo VHTT, Đài phát thanh và truyền hình)
- Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, bố trí thời lượng để phản ánh đưa tin những cá nhân, đơn vị, tập thể, các địa phương làm tốt, đồng thời phê phán, lên án những cá nhân và tổ chức vi phạm.
- Hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, các Báo, Đài phải có phóng sự điều tra ghi chép... Hỗ trợ một phần kinh tế cho các phóng viên tham gia viết bài về lĩnh vực ma túy, mại dâm, HIV/ AIDS.
Sở VHTT và các Sở, Ban, ngành, đoàn thể thành viên BCĐ có kế hoạch cụ thể để chỉ đạo kịp thời công tác tuyên truyền phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm đến từng cơ sở xã, phường, làng, bản, đến từng người dân để thực hiện.
Bằng mọi biện pháp và nguồn lực của các ngành, các địa phương và quần chúng nhân dân với hành động thiết thực, kiên quyết chặn đứng, đẩy lùi tệ nạn ma túy, mại dâm và phòng chống AIDS hiệu quả, xây dựng môi trường sống lành mạnh, môi trường văn hóa trong sạch trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng - quốc phòng an ninh vững mạnh./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA |
- 1Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2009 về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy trên địa bàn xã, phường, thị trấn trong tình hình mới do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định số 274/QĐ-UBND năm 2009 công bố danh mục văn bản hết hiệu lực pháp luật do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 3Chỉ thị 10/2008/CT-UBND về đẩy mạnh công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Nghị định 87-CP năm 1995 về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng
- 3Nghị định 88-CP năm 1995 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội
- 4Chỉ thị 09/2000/CT-TTg về tiến hành kiểm tra hoạt động dịch vụ văn hoá và kinh doanh văn hoá phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật Phòng, chống ma túy 2000
- 6Quyết định 151/2000/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2001-2005 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 150/2000/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống ma tuý giai đoạn 2001-2005 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003
- 9Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2009 về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy trên địa bàn xã, phường, thị trấn trong tình hình mới do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 10Chỉ thị 10/2008/CT-UBND về đẩy mạnh công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Quyết định 3538/QĐ-CT năm 2003 phê duyệt Đề án tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục phòng chống AIDS, phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm giai đoạn 2003 - 2005 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- Số hiệu: 3538/QĐ-CT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/10/2003
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Đỗ Thị Chất
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/11/2003
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực