- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Thông tư 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 12 tháng 01 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 374/TTr-SNN-KSTTHC ngày 17/12/2014, Tờ trình số 384/TTr-SNN- KSTTHC ngày 23/12/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 03 thủ tục hành chính lĩnh vực Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau, bao gồm: 03 TTHC mới ban hành.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tư pháp và Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CÀ MAU
(Kèm theo Quyết định số: 35/QĐ-UBND ngày 12/01/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục TTHC mới ban hành (03 TTHC)
STT | Tên thủ tục hành chính |
Lĩnh vực Phát triển nông thôn (02 TTHC) | |
01 | PHÊ DUYỆT CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN |
02 | PHÊ DUYỆT DỰ ÁN HOẶC PHƯƠNG ÁN CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN |
03 | ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG MUỐI NHẬP KHẨU |
2. Hệ thống hóa 03 TTHC lĩnh vực Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và PTNT
STT | Mã số hồ sơ | Tên thủ tục hành chính | Công khai (Trang) |
| Lĩnh vực Phát triển nông thôn |
| |
01 |
| PHÊ DUYỆT CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN |
|
02 |
| PHÊ DUYỆT DỰ ÁN HOẶC PHƯƠNG ÁN CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN |
|
03 |
| ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG MUỐI NHẬP KHẨU |
|
PHẦN II. NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. THỦ TỤC: PHÊ DUYỆT CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN.
1.1. Trình tự thực hiện: Gồm 03 bước:
Bước 1. Chuẩn bị và nộp hồ sơ:
- Doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện nông dân có nhu cầu tham gia liên kết xây dựng cánh đồng mẫu lớn làm đơn đề nghị nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả (một cửa) của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, địa chỉ: Số 49A Hùng Vương, phường 5, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, vào các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định).
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả như sau:
+ Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
- Công chức tiếp nhận xem xét hồ sơ nếu đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp. Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn để người nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
Bước 2. Sau khi nhận được đơn đề nghị, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan xem xét và trả lời bằng văn bản việc chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Bước 3. Trả kết quả:
Theo thời gian ghi trong phiếu hẹn, liên hệ Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận kết quả. Trường hợp nhận hộ phải có giấy ủy quyền theo quy định.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
Đơn đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn (Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; Chi cục Phát triển nông thôn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận.
1.8. Phí, lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn (Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT).
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Việc chấp thuận Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
1. Tiêu chí bắt buộc
a) Phù hợp với quy hoạch của địa phương về: Phát triển kinh tế - xã hội; sử dụng đất; tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp; nông thôn mới và các quy hoạch khác.
b) Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất được thống nhất giữa các bên tham gia liên kết, phù hợp với loại cây trồng và đảm bảo phát triển bền vững.
c) Có ít nhất một trong các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng sau đây:
- Liên kết giữa doanh nghiệp tiêu thụ - doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào với tổ chức đại diện của nông dân hoặc nông dân.
- Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân.
- Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với tổ chức đại diện của nông dân.
- Liên kết sản xuất giữa tổ chức đại diện của nông dân với nông dân. (Mẫu hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản theo phụ lục I). d) Quy mô diện tích của cánh đồng lớn:
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) căn cứ điều kiện của địa phương quy định quy mô diện tích tối thiểu Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn phù hợp với điều kiện cụ thể và từng loại nông sản, hình thành vùng nguyên liệu.
2. Tiêu chí khuyến khích
a) Có hạ tầng kinh tế như hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi, điện và những công trình phục vụ sản xuất khác đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và từng bước cải thiện theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.
b) Quy mô lớn tập trung và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ; công nghệ tiên tiến (sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, Viet GAP, Global GAP...) và có cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến nông sản gần nơi sản xuất.
c) Các tiêu chí khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nếu thấy cần thiết.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng Cánh đồng lớn.
- Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
PHỤ LỤC II
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG DỰ ÁN HOẶC PHƯƠNG ÁN CÁNH ĐỒNG LỚN
(Kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ĐƠN VỊ ĐỀ XUẤT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / | ……………, ngày tháng năm 20…. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG
DỰ ÁN HOẶC PHƯƠNG ÁN CÁNH ĐỒNG LỚN
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh…………..
Căn cứ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 về hướng dẫn thực hiện một số điều trong Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Căn cứ vào Quyết định phê duyệt Quy hoạch (Kế hoạch) cánh đồng lớn số ………..của UBND tỉnh ……………………..
………….. kính trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xem xét và chấp thuận chủ trương xây dựng cánh đồng lớn tại xã…….huyện…….. tỉnh…., với các nội dung như sau:
1. Tên Dự án (Phương án): Xây dựng cánh đồng lớn liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn …………………………………..
2. Cơ quan xây dựng:
Doanh nghiệp/tổ chức đại diện của nông dân ………………………..........
3. Đối tác tham gia: (Ghi rõ các đối tác tham gia là những tổ chức cá nhân sau này sẽ tham gia ký các hợp đồng sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn)
……………………………………………………………….………………..
4. Mục tiêu: (Bao gồm các mục tiêu như nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sản xuất và thu nhập của các đối tác tham gia; Bảo đảm ổn định nguyên liệu cho chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản; nâng cao chất lượng nông sản và những mục tiêu khác)
……………………………………………………………….………………..
5. Nội dung và quy mô:
……………………………………………………………….………………..
6. Địa điểm triển khai (Ghi rõ tên các xã, huyện dự kiến xây dựng cánh đồng lớn)
……………………………………………………………….………………..
7. Kinh phí đầu tư (dự kiến):
……………………………………………………………….………………..
8. Nguồn vốn (các nguồn của doanh nghiệp đầu tư, nguồn vốn vay và các nguồn hợp pháp khác):
……………………………………………………………….………………..
………… đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xem xét, chấp thuận chủ trương xây dựng cánh đồng lớn hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ……………..để …………………….… làm căn cứ thực hiện./.
| GIÁM ĐỐC/CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ |
2. THỦ TỤC: PHÊ DUYỆT DỰ ÁN HOẶC PHƯƠNG ÁN CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN (áp dụng cho phê duyệt lần đầu và điều chỉnh, bổ sung; kéo dài thời gian thực hiện Dự án hoặc Phương án cánh đồng mẫu lớn).
2.1. Trình tự thực hiện: Gồm 3 bước:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ:
- Sau khi được chấp thuận chủ trương, doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (một cửa) của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, địa chỉ: số 49A Hùng Vương, phường 5, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau để được hướng dẫn và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần trừ (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định), cụ thể như sau:
+ Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
- Chuyên viên tiếp nhận thẩm tra tính pháp lý của hồ sơ:
+ Nếu không đủ điều kiện thì đề nghị chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ đúng theo quy định.
+ Nếu đủ điều kiện thì nhận hồ sơ và viết phiếu hẹn.
Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau phải thông báo yêu cầu bổ sung đầy đủ theo quy định.
Bước 2:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với sở, ngành và UBND huyện có liên quan thẩm định và trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
- UBND tỉnh xem xét phê duyệt Dự án hoặc Phương án cánh đồng mẫu lớn. Trường hợp Dự án, Phương án không được phê duyệt, Sở Nông nghiệp và PTNT thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân biết.
Bước 3: Trả kết quả
Kết quả được trả theo phiếu hẹn tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc trả theo đường bưu điện theo yêu cầu của người thực hiện TTHC. Trường hợp nhận hộ phải có giấy ủy quyền theo quy định.
2.2. Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường Bưu điện
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị phê duyệt Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn (mẫu đơn theo phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT).
+ Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn (theo mẫu Đề cương Dự án hoặc phương án cánh đồng lớn quy định tại Phụ lục III, Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT).
+ Giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh có điều kiện (bản công chứng).
+ Thông tin về năng lực tiêu thụ nông sản của doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân được tính bằng sản lượng nông sản tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu trung bình 3 năm gần nhất; hoặc năng lực bảo quản và chế biến tính theo công suất kho, xưởng và máy móc thiết bị phục vụ chế biến hiện có của doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân. Các thông tin này do doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân tự kê khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin.
b) Số lượng hồ sơ: 07 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Cà Mau.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện có liên quan.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt.
2.8. Phí, lệ phí: Không.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu đơn đề nghị phê duyệt Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn (Mẫu đơn theo Phụ lục IV của Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT).
- Mẫu Đề cương Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn (quy định tại Phụ lục III, Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT).
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
1. Tiêu chí bắt buộc
a) Phù hợp với quy hoạch của địa phương về: Phát triển kinh tế - xã hội; sử dụng đất; tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp; nông thôn mới và các quy hoạch khác.
b) Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất được thống nhất giữa các bên tham gia liên kết, phù hợp với loại cây trồng và đảm bảo phát triển bền vững.
c) Có ít nhất một trong các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng sau đây:
- Liên kết giữa doanh nghiệp tiêu thụ - doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào với tổ chức đại diện của nông dân hoặc nông dân.
- Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân.
- Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với tổ chức đại diện của nông dân.
- Liên kết sản xuất giữa tổ chức đại diện của nông dân với nông dân (Mẫu hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản theo phụ lục 1).
d) Quy mô diện tích của cánh đồng lớn:
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) căn cứ điều kiện của địa phương quy định quy mô diện tích tối thiểu Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn phù hợp với điều kiện cụ thể và từng loại nông sản, hình thành vùng nguyên liệu.
2. Tiêu chí khuyến khích
a) Có hạ tầng kinh tế như hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi, điện và những công trình phục vụ sản xuất khác đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và từng bước cải thiện theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.
b) Quy mô lớn tập trung và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ; công nghệ tiên tiến (sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, Viet GAP, Global GAP...) và có cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến nông sản gần nơi sản xuất.
c) Các tiêu chí khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nếu thấy cần thiết.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
- Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
PHỤ LỤC III
MẪU ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN) CÁNH ĐỒNG LỚN
(Kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Phần I. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN)
1. Tên Dự án (Phương án): Tên Dự án (Phương án) phải ghi rõ đây là Dự án (Phương án) cánh đồng lớn đối với loại cây trồng gì và địa bàn triển khai chính là ở đâu. Ví dụ: Dự án xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao xuất khẩu tại huyện X, tỉnh Y.
2. Địa chỉ thực hiện Dự án (Phương án): Ghi đầy đủ địa chỉ tên các xã, huyện, tỉnh Dự án sẽ triển khai.
3. Các đối tác tham gia Dự án (Phương án)
a) Doanh nghiệp: Tên của các doanh nghiệp, loại hình dịch vụ kinh doanh chính (ví dụ chế biến xuất khẩu gạo), năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm trở lại đây.
b) Tổ chức đại diện của nông dân: Tên Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và số lượng thành viên tham gia.
c) Nông dân: Số lượng nông dân tham gia.
4. Căn cứ pháp lý xây dựng Dự án (Phương án) cánh đồng lớn
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Quyết định số ……./QĐ-UBND ngày…… tháng …… năm …. về việc phê duyệt Quy hoạch (Kế hoạch) cánh đồng lớn của Ủy ban nhân dân tỉnh……........
- Văn bản số ……/-SNN ngày …… tháng …… năm …… của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh …………. về việc chấp thuận chủ trương xây dựng cánh đồng lớn ………………………………………………………………..
- Những căn cứ khác (nếu có) ……………………………………………...
5. Mục tiêu:
Nêu rõ các mục tiêu như nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sản xuất và thu nhập của các đối tác tham gia; bảo đảm ổn định vùng nguyên liệu cho chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản; nâng cao chất lượng nông sản và những mục tiêu khác.
Phần II. TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN) CÁNH ĐỒNG LỚN
1. Bối cảnh xây dựng dự án: Giới thiệu các nội dung chính sau đây:
- Tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản mà Dự án dự kiến đầu tư sản xuất. Những thuận lợi khó khăn hiện nay trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đang gặp phải.
- Nhu cầu của thị trường tiêu thụ (sản lượng, chất lượng và giá cả nông sản) và những rủi ro của phương thức sản xuất hiện tại (không có liên kết).
- Cơ hội mà liên kết gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn tạo ra cho các thành phần tham gia Dự án (Phương án).
2. Địa bàn triển khai và thời gian thực hiện:
- Địa bàn triển khai: Tên địa điểm (mô tả theo Quy hoạch hoặc Kế hoạch cánh đồng lớn); đặc điểm kinh tế - xã hội vùng sản xuất.
- Thời gian thực hiện: Ghi rõ số năm và số vụ sản xuất mà Dự án (Phương án) dự kiến tổ chức xây dựng cánh đồng lớn.
3. Nội dung kế hoạch đầu tư sản xuất trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn, bao gồm các kế hoạch cụ thể sau:
- Diện tích, năng suất, sản lượng, giống nông sản dự kiến theo từng năm, từng mùa vụ liên kết.
- Kế hoạch đầu tư xây dựng và củng cố hạ tầng phục vụ sản xuất (mương máng, bờ vùng, đường nội đồng, trạm bơm, kho chứa, hệ thống điện).
- Kế hoạch đầu tư, chi phí vật tư, phân bón và lao động cho sản xuất theo mùa vụ trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.
- Kế hoạch tiêu thụ, bảo quản và chế biến nông sản cho nông dân.
4. Hình thức liên kết:
Mô tả cụ thể các hình thức liên kết dự kiến sẽ áp dụng trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.
- Hình thức liên kết giữa doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân trong tiêu thụ sản phẩm nông sản.
- Hình thức liên kết giữa doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân trong cung cấp dịch vụ và vật tư phân bón cho nông dân.
- Vai trò của doanh nghiệp, tổ chức đại diện nông dân, chính quyền nhà nước và các tác nhân khác trong liên kết sản xuất.
5. Quy trình sản xuất và quy trình kỹ thuật dự kiến áp dụng trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn:
- Mô tả quy trình sản xuất (kỹ thuật làm đất; chủng loại giống; yêu cầu phẩm cấp chất lượng giống sử dụng trong sản xuất; quy trình bón phân, chăm sóc, tưới nước, làm cỏ; quy trình thu hoạch và sơ chế và bảo quản...) được quy định trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn (thường do các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đề xuất và được các đối tác tham gia cánh đồng lớn như nông dân, doanh nghiệp cung cấp phân bón vật tư nông nghiệp chấp nhận nhằm bảo đảm chất lượng nông sản và nâng cao hiệu quả sản xuất).
- Mô tả phương thức kiểm soát quy trình sản xuất và chất lượng nông sản trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.
6. Các hoạt động và các giải pháp chính nhằm thực hiện Dự án (Phương án) cánh đồng lớn
- Củng cố, đầu tư xây dựng hạ tầng trong vùng cánh đồng lớn.
- Xây dựng các tổ chức nông dân.
- Ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông sản và hợp đồng cung cấp vật tư dịch vụ đầu vào cho sản xuất.
- Đào tạo, tập huấn cho nông dân.
- Chuyển giao khoa học kỹ thuật.
- Các giải pháp khác(nếu có)
7. Đề xuất kinh phí thực hiện Dự án (Phương án) cánh đồng lớn:
- Xác định những khoản mục, hoạt động cần thiết nhằm thực hiện Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.
- Dự toán chi tiết kinh phí đầu tư thực hiện Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.
- Nguồn kinh phí thực hiện Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.
Phần III. HIỆU QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN) CÁNH ĐỒNG LỚN
1. Phân tích hiệu quả kinh tế của Dự án (Phương án)
- Lợi ích chung mà Dự án (Phương án) cánh đồng lớn có thể mang lại như: Nâng cao được chất lượng và giá bán nông sản; nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất và năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông sản; góp phần phát triển bền vững ngành nông nghiệp ở địa phương.
- Lợi ích đối với nông dân và các tổ chức đại diện của nông dân như: Nâng cao thu nhập cho người sản xuất; hạn chế rủi ro trong sản xuất.
- Lợi ích đối với các doanh nghiệp: Bảo đảm ổn định nguồn nguyên liệu cung cấp cho doanh nghiệp; nâng cao chất lượng nguyên liệu phục vụ chế biến và tiêu thụ của doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Đánh giá các rủi ro và các biện pháp giảm thiểu
- Các rủi ro về thị trường và giải pháp khắc phục trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.
- Những rủi ro về mặt tổ chức thực hiện các Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.
- Các rủi ro và rào cản khác Dự án hoặc Phương án có thể gặp phải.
Phần IV. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Nêu cụ thể các nội dung sau đây trong Kế hoạch tổ chức thực hiện:
1. Kế hoạch xây dựng tổ chức đại diện của nông dân.
2. Kế hoạch đào tạo kỹ thuật cho nông dân.
3. Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất trong cánh đồng lớn.
4. Kế hoạch hỗ trợ các dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất trong cánh đồng lớn.
5. Kế hoạch tài chính.
6. Kế hoạch giám sát và đánh giá thực hiện Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.
| GIÁM ĐỐC/CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ |
PHỤ LỤC IV
ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN) CÁNH ĐỒNG LỚN
(Kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ĐƠN VỊ ĐỀ XUẤT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /- | ……………., ngày tháng năm 20….. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN) CÁNH ĐỒNG LỚN
Kính gửi: | - Ủy ban nhân dân tỉnh…………………………… |
Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 /4/2014 về hướng dẫn thực hiện một số điều trong Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Căn cứ vào Quyết định phê duyệt Quy hoạch hoặc Kế hoạch cánh đồng lớn số ……ngày………. tháng………năm…….… của UBND tỉnh …………………;
Căn cứ vào Văn bản chấp thuận số…………ngày……tháng …….năm……của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc chấp thuận chủ trương xây dựng dự án (phương án) cánh đồng lớn …………………………………………………
………….. kính trình Ủy ban nhân dân tỉnh…………, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ……… xem xét và phê duyệt Dự án (Phương án) cánh đồng lớn tại xã ……. huyện…….. tỉnh………………….., với các nội dung như sau:
1. Tên Dự án (Phương án): Xây dựng cánh đồng lớn liên kết sản xuất và tiêu thụ ……….…………………………………………………………………………..
2. Cơ quan xây dựng Dự án (Phương án):
Doanh nghiệp/tổ chức đại diện của nông dân………………………………...
3. Đối tác tham gia: (Ghi rõ các đối tác tham gia là những tổ chức cá nhân sau này sẽ tham gia ký các hợp đồng sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn)
……………………………………………………………….………………..
4. Mục tiêu: (Bao gồm các mục tiêu như nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sản xuất và thu nhập của các đối tác tham gia; bảo đảm ổn định nguyên liệu cho chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản; nâng cao chất lượng nông sản và những mục tiêu khác)
……………………………………………………………….……………….
5. Nội dung và quy mô Dự án (Phương án):
……………………………………………………………….………………..
6. Địa điểm triển khai (Ghi rõ tên các xã, huyện dự kiến xây dựng cánh đồng lớn)
……………………………………………………………….………………..
7. Kinh phí đầu tư (dự kiến):
………………………………………………………………………………...
8. Nguồn vốn (các nguồn của doanh nghiệp đầu tư, nguồn vốn vay và các nguồn hợp pháp khác):
……………………………………………………………….………………..
9. Lộ trình thực hiện:…………………………………………………………
10. Dự kiến kết quả triển khai:
………………………………………………….……………………………..
11. Tổ chức thực hiện:
……………………………………………………………….………………..
………… đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh…………, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn………, xem xét, phê duyệt Dự án (Phương án) cánh đồng lớn hợp tác, liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ …….. để …………… làm căn cứ thực hiện./.
| GIÁM ĐỐC/CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ |
3. THỦ TỤC: ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG MUỐI NHẬP KHẨU
3.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Lấy mẫu và thử nghiệm chất lượng mẫu muối nhập khẩu
Khi lô hàng về đến cửa khẩu, người nhập khẩu liên hệ với cơ quan Hải quan làm thủ tục và lấy mẫu để thử nghiệm chất lượng muối nhập khẩu và đưa hàng hóa về kho bảo quản theo quy định của Cơ quan Hải quan. Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc, người nhập khẩu phải giao mẫu thử nghiệm cho phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS lĩnh vực hóa có đối tượng thử là muối natri clorua.
Bước 2: Lập hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu
Người nhập khẩu lập 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu và nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, số 49A, Hùng Vương, phường 5, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định), cụ thể như sau:
+ Buổi sáng: Từ 7 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
Bước 3: Cơ quan kiểm tra tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc Cơ quan kiểm tra xác nhận đã tiếp nhận hồ sơ vào “Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu”:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ: Cơ quan kiểm tra xác nhận hồ sơ đầy đủ về số lượng và kiểm tra bước tiếp theo.
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ (nếu có): Cơ quan kiểm tra xác nhận các thành phần hồ sơ còn thiếu và yêu cầu người nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 10 ngày làm việc.
Bước 4: Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu, Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra và ra “Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu” xác nhận lô hàng đáp ứng yêu cầu chất lượng muối nhập khẩu hoặc xác nhận lô hàng không đáp ứng yêu cầu chất lượng muối nhập khẩu và nêu rõ các nội dung không đạt yêu cầu.
Bước 5: Trả kết quả kiểm tra
Theo thời gian trong phiếu hẹn, trả kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau hoặc gửi qua đường bưu điện tới người nhập khẩu (theo yêu cầu của người nhập khẩu, chi phí gửi bưu điện do người nhập khẩu trả).
* Thời gian nộp hồ sơ và trả kết quả vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ, thứ 7 và chủ nhật), cụ thể như sau:
+ Buổi sáng: Từ 7 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.3.1. Thành phần hồ sơ:
- Bản chính Giấy Đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư số 34/2014/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Bản sao chụp Hợp đồng (Contract) mua bán hàng hóa (là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là ngôn ngữ khác thì người nhập khẩu phải nộp kèm bản dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch).
- Bản sao chụp Danh mục hàng hóa (Packing List).
- Bản sao chụp Hóa đơn (Invoice).
- Bản sao chụp Vận đơn (Bill of Lading).
- Bản sao chụp Tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O-Certificate of Origin).
- Bản sao chụp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan (nếu có).
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận hàng hóa lưu hành tự do CFS đối với muối ăn.
- Bản chính Biên bản lấy mẫu theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 34/2014/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kèm theo mẫu đại diện lô hàng muối nhập khẩu đựng trong hộp hoặc chai nhựa kín có dán số hiệu niêm phong của cơ quan Hải quan.
- Bản chính Kết quả thử nghiệm mẫu muối nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 34/2014/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ hồ sơ.
3.4. Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ đầy đủ: 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong trường hợp phải bổ sung hồ sơ: Thời hạn 12 (mười hai) ngày làm việc.
3.5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả; Phòng Quản lý kinh tế hợp tác và Chế biến Chi cục Phát triển nông thôn.
3.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhập khẩu muối.
3.7. Mẫu đơn, tờ khai:
Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu (Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 34/2014/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
3.8. Phí, lệ phí: Chưa quy định.
3.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu.
- Thời hạn hiệu lực của kết quả: không.
3.10. Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Các loại muối nhập khẩu thuộc nhóm 2501 theo Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành, phải đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chất lượng muối nhập khẩu tương ứng quy định tại Điều 4 và Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 34/2014/TT- BNNPTNT ngày 31/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu.
- Lô hàng muối nhập khẩu chỉ được phép đưa vào sản xuất hoặc lưu thông trên thị trường khi Cơ quan kiểm tra ra “Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu” xác nhận lô hàng đáp ứng được yêu cầu chất lượng muối nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 34/2014/TT- BNNPTNT ngày 31/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu và cơ quan Hải quan thông quan trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 34/2014/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu.
PHỤ LỤC III
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG MUỐI NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2014/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên cơ quan chủ quản | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| …….., ngày tháng năm 20… |
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG MUỐI NHẬP KHẨU
Kính gửi: …………………. (Tên cơ quan kiểm tra).
Người nhập khẩu:..............................................................................................
Địa chỉ:..............................................................................................................
Điện thoại:……………………… Fax: …………………………………….... Email:................................................................................................................
Địa chỉ bảo quản lô hàng (theo quy định của Cơ quan Hải quan): ..................
.....................................................................................................................................
Đề nghị Quý Cơ quan kiểm tra về chất lượng lô hàng muối nhập khẩu sau:
TT | Tên hàng hóa, mã HS | Đặc tính kỹ thuật và Mục đích sử dụng | Xuất xứ, Nhà sản xuất | Khối lượng/Số lượng | Cửa khẩu nhập | Thời gian nhập khẩu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hồ sơ kèm theo gồm: | Cơ quan kiểm tra xác nhận | |
1 | □ Hợp đồng (Contract) số: ……… ngày ………. | □ |
2 | □ Danh mục hàng hóa (Packing list) số: …… ngày ……… | □ |
3 | □ Hóa đơn (Invoice) số: ……….. ngày ………… | □ |
4 | □ Vận đơn (Bill of Loading) số: ……….. ngày …….. | □ |
5 | □ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số: …….. ngày …… | □ |
6 | □ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) số: ……….. ngày ……. | □ |
7 | □ Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan (nếu có) số: ……….. ngày ………… | □ |
8 | □ Mẫu muối có dán số hiệu niêm phong của Hải quan số: ………. và biên bản lấy mẫu có xác nhận của Hải quan số ……….. ngày …………. | □ |
9 | □ Kết quả thử nghiệm chất lượng muối nhập khẩu số: ………. ngày ………… tại: …………. | □ |
10 | □ Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với muối ăn số: ………… ngày ………… | □ |
Chúng tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về chất lượng lô hàng muối nhập khẩu phù hợp với yêu cầu kỹ thuật chất lượng muối nhập khẩu đối với mã HS …………… quy định tại phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 34/2014/TT- BNNPTNT ngày 31/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.
| NGƯỜI NHẬP KHẨU (ký tên, đóng dấu) |
CƠ QUAN KIỂM TRA XÁC NHẬN TIẾP NHẬN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ
1. Hồ sơ đầy đủ về số lượng: □ tiếp nhận hồ sơ để kiểm tra các bước tiếp theo.
2. Hồ sơ không đầy đủ về số lượng: □ tiếp nhận hồ sơ nhưng cần bổ sung các mục số: …………………… trong thời gian 10 ngày làm việc. Sau khi hồ sơ đầy đủ thì kiểm tra các bước tiếp theo theo quy định.
Vào sổ số: …………/……….. ngày …. tháng …. năm 20……
Nơi nhận: | Người kiểm tra (ký, ghi rõ họ tên) | THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN (ký tên, đóng dấu) |
- 1Quyết định 1143/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực Thủy sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau
- 2Quyết định 586/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực lâm nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau
- 3Quyết định 793/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Thủy sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau
- 4Quyết định 1865/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới, thay thế, bãi bỏ trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Thông tư 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5Quyết định 1143/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực Thủy sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau
- 6Quyết định 586/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực lâm nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau
- 7Quyết định 793/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Thủy sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau
- 8Quyết định 1865/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới, thay thế, bãi bỏ trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau
Quyết định 35/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau
- Số hiệu: 35/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/01/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Lê Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực