Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3491/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 04 tháng 11 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2003; Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Qui hoạch xây dựng và Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý Qui hoạch xây dựng;
Căn cứ quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3023/2006/QĐ-UBND ngày 24/10/2006;
Căn cứ Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại Thông báo số 91/TB-UBND ngày 18/7/2008 về nội dung Quy hoạch chung xây dựng đô thị Nưa, huyện Triệu Sơn;
Xét đề nghị của UBND huyện Triệu Sơn tại Tờ trình số 170/TTr-UBND ngày 29/02/2008; của Sở Xây dựng Thanh Hóa tại Tờ trình số 2276/SXD-QH ngày 09 tháng 10 năm 2008, về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu:
- Cụ thể hóa quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3023/2006/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2006.
- Xây dựng đô thị Nưa thành đô thị loại V, là một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp (đặc biệt là CN khai khoáng và chế biến quặng Crôm), tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, thương mại phát triển của huyện Triệu Sơn; làm động lực phát triển và đẩy mạnh quá trình đô thị hóa toàn vùng.
2. Phạm vi và ranh giới lập quy hoạch:
- Nghiên cứu định hướng toàn xã Tân Ninh tỷ lệ 1/5000: 2.573,99ha (có xét đến quan hệ với vùng Tây Nam Triệu Sơn về du lịch Ngàn Nưa và khu vực khai khoáng, chế biến quặng Crôm).
- Nghiên cứu Quy hoạch chung 1/2000: 510ha. Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2010: 150ha, đến năm 2020 khoảng 200ha.
- Phía Bắc giáp xã Thái Hòa.
- Phía Nam giáp xã Tân Thọ - Nông Cống.
- Phía Đông giáp sông Nỏ Hẻn và xã Đồng Lợi.
- Phía Tây giáp ruộng và sông Nhơm.
3. Tính chất:
Là trung tâm công nghiệp (đặc biệt là CN khai khoáng và chế biến quặng Crôm) - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại và du lịch, văn hóa xã hội của tiểu vùng kinh tế Tây Nam Triệu Sơn. Là một trong những tuyến, điểm du lịch của hệ thống tuyến điểm du lịch toàn tỉnh. Đặc biệt là du lịch lịch sử gắn với cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô của vị nữ tướng Triệu Thị Trinh.
4. Quy mô dân số:
Dân số hiện trạng: 10.293 người, dự báo dân số đến năm 2010: 13.500 người, (Dân số phi nông nghiệp: 10.000 người = 75%, Dân số nông nghiệp: 3.500 người = 25%), đến 2020 khoảng 17.500 người.
5. Quy mô đất đai:
Tổng diện tích quy hoạch chung toàn xã tỉ lệ 1/5000 là 2.573,99ha, diện tích khu vực nghiên cứu quy hoạch tỉ lệ 1/2000 là: 510ha, trong đó:
5.1.
- Đất dân dụng: 296,08ha
- Đất dân cư hiện trạng cải tạo 128,61
- Đất dân cư mới 40,2
- Đất dự trữ phát triển 27,2
- Đất hành chính 1,5
- Đất quảng trường văn hóa 2,0
- Đất cây xanh 6,4
- Đất thể dục thể thao 5,3
- Đất y tế 1,0
- Đất thương mại dịch vụ 12,2
- Đất giáo dục 7,77
- Đất giao thông 63,9
5.2.
- Đất ngoài dân dụng: 214,44ha.
- Đất di tích 1,1
- Đất đài tưởng niệm 0,3
- Đất tiểu thủ công nghiệp 9,5
- Đất cây xanh cách ly công trình đầu mối 36,04
- Thảm thực vật, dự phòng phát triển 156,34
- Đất nghĩa địa 0,7
- Sông suối 6,0
Đất đưa vào xây dựng đô thị đến 2010 khoảng 150ha, đến 2020 khoảng 200ha.
6. Định hướng phát triển không gian đô thị:
6.1. Cơ cấu quy hoạch chung:
Đô thị Nưa được hình thành trên cơ sở địa giới hành chính của xã Tân Ninh. Chia thành các khu chức năng chính như sau:
- Khu dân cư làng xóm hiện có diện tích khoảng 127,1 ha (13 thôn xóm) nằm dọc hai bên sông Nhơm và ven trục tỉnh lộ 506. Khu vực này cơ bản sẽ được cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình dịch vụ công cộng khác để nâng cao điều kiện ở cho dân cư hiện hữu. Chủ yếu vẫn duy trì kiểu nhà ở vườn, thấp tầng, mật độ xây dựng thấp.
- Khu đô thị mới: Nằm ở phía Đông Bắc từ đường tỉnh lộ 506 đến cầu Nỏ Hẻn, diện tích khoảng 510ha. Khu vực này sẽ được đầu tư xây dựng với các khu chức năng chủ yếu là: trung tâm hành chính - chính trị của đô thị, trung tâm thương mại dịch vụ với hạt nhân là chợ Nưa, khu thương mại trung tâm, phố buôn bán, dịch vụ, bến xe, chợ đầu mối; trung tâm giáo dục y tế bao gồm các trường phổ thông trung học, trường đào tạo dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, các trạm xá và phân viện vùng. Trung tâm văn hóa thể thao, công viên cây xanh, cụm tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ, các khu dân cư đô thị mới hình thức chủ yếu là kiểu ở nhà chia lô, liên kế, nhà vườn đô thị. Khu vực dự phòng phát triển trước mắt tiếp tục canh tác nông nghiệp.
- Khu du lịch Ngàn Nưa, Am Tiên: bao gồm tất cả các di tích văn hóa lịch sử mà hạt nhân là khu Đền, Đình, chùa phủ Nưa. Khu vực danh thắng Am Tiên, động Đào, ao Hóp, chùa Am Tiên, eo Sở, chùa Ngoài, đền Tu Nưa. Khu vực đầm hồ Mau Sở, hồ Cổ Định (hồ nhân tạo do khai thác mỏ Crôm, khu vực phía Tây được khai thác như một vùng đệm cảnh quan sông hồ và thảm thực vật, cây xanh; vùng ruộng có trữ lượng sa khoáng Crôm nông vì chưa được thăm dò đánh giá cụ thể nên phải khoanh vùng bảo vệ, khi có điều kiện từng bước đưa vào khai thác). Khu du lịch có chức năng rất trọng yếu đối với việc hình thành và phát triển đô thị Nưa. Tại đây sẽ diễn ra các lễ hội văn hóa, lịch sử và các hoạt động du lịch của Ngàn Nưa và Tân Ninh.
- Khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được bố trí thành hai khu riêng biệt. Khu công nghiệp được bố trí tại vị trí hiện nay đã hình thành các cơ sở tuyển quặng, sơ chế, chế biến quặng Crôm và phát triển thêm ở vùng sườn đồi thấp phía Đông Bắc giáp xã Tân Thọ. Khu tiểu thủ công nghiệp nằm trong khu đô thị mới, bố trí ở Tây Bắc tuyến đường ngã ba Nưa đi Cầu Trầu, diện tích khoảng 9,5ha, chủ yếu sản xuất đồ gia dụng, cơ khí và chế biến nông sản thực phẩm.
- Khu vực canh tác nông nghiệp và lâm nghiệp: giữ lại phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp của xã. Từng bước thay đổi, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cây trồng, ưu tiên cho việc nuôi cá nước ngọt ở hồ Cổ Định và Mau Sở. Từng bước khôi phục lại rừng Nưa. Ngoài rừng trồng, cần phải đầu tư để khôi phục lại rừng Nưa tái sinh ở Ngàn Nưa để đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
6.2. Định hướng phát triển không gian khu trung tâm đô thị Nưa:
(Khu vực quy hoạch tỷ lệ 1/2000 diện tích 510 ha)
Cải dịch tuyến tỉnh lộ 506 về phía Đông, mở rộng đoạn đi qua trung tâm khu vực kết hợp với trục đường đi Gốm làm trục chính đô thị. Phát triển các trục đường hiện có tạo nên một mạng lưới giao thông đô thị dạng ô bàn cờ. Dựa vào đó xác định cơ cấu và phương án phát triển khu trung tâm như sau:
Trung tâm hành chính chính trị được di chuyển đến khu đất mới nằm phía Tây Bắc trục đường đi cầu Trầu (đoạn mở rộng), phía Tây Nam tỉnh lộ 506 cải dịch, gắn liền với khu quảng trường trung tâm nằm phía Nam đường đi cầu Trầu. Trung tâm hành chính hiện tại của xã Tân Ninh được chuyển thành trung tâm đón tiếp du lịch, văn hóa gắn với sân thể thao hiện có.
Khu nội chính được bố trí ở khu vực phía Đông Bắc khu hành chính.
Khối quản lý kinh doanh, ngân hàng, thuế, kho bạc, các trung tâm thương mại, bến xe... được bố trí dọc trục tỉnh lộ 506 cải dịch
Quảng trường chính được bố trí đối diện với khu trung tâm hành chính, Quảng trường được tổ chức công viên cây xanh, đài phun nước, đài tưởng niệm.
Nhà văn hóa được bố trí phía Tây Quảng trường tạo một khu vui chơi văn hóa mang tính dân tộc.
Khu thể dục thể thao được bố trí trên phía Bắc khu đất quy hoạch gắn với khu công viên cây xanh chính.
Chợ được bố trí ở phía Bắc ngã tư giao giữa trục tỉnh lộ 506 với trục đi cầu Gốm.
Bến xe bố trí ở cuối trục đường tỉnh lộ 506 cải dịch, đối diện có các nhà nghỉ, khách sạn phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi của khách du lịch.
Trên các trục đường chính, gần khu thương mại bố trí nhà ở dạng liên kế để tận dụng mặt tiền sử dụng cho việc buôn bán làm dịch vụ, diện tích mỗi hộ trung bình 100m2.
Nhà ở dạng nhà vườn được bố trí ở những khu vực gần công viên cây xanh với diện tích mỗi lô khoảng 400m2.
Công trình giáo dục, y tế và văn hóa khu phố được bố trí trong lòng các khu dân cư, gắn liền với khuôn viên cây xanh, thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân và tận dụng được những không gian xanh của đô thị.
7. Định hướng công trình kỹ thuật hạ tầng
7.1. Chuẩn bị kỹ thuật:
Khu đất xây dựng theo quy hoạch phải san nền tạo độ dốc nhất định để thoát nước ra hệ thống thu nước dọc đường và cao hơn mặt đường tối thiểu 0,20m. Cao độ nền thiết kế thấp nhất 3,30m, cao nhất 5,20, độ dốc nền i = 0,001 ¸ 0,003. Khu vực dân cư hiện có được giữ lại giữ nguyên cao độ nền. Hướng thoát nước chính của toàn khu vực về hai phía sông Nhơm và sông Nỏ Hẻn.
7.2. Giao thông:
Trục tỉnh lộ 506 nối đô thị Nưa với Giắt và Cầu Quan được cải dịch về phía Bắc cách tuyến cũ khoảng 600m, đoạn qua trung tâm đô thị mở rộng thành đường đôi. Mặt cắt ngang đoạn ngoài trung tâm (MC3-3) rộng lòng đường 10,5m, hè 5,0m x 2, CGĐĐ 20,5m. Mặt cắt ngang qua trung tâm (MC1-1) rộng lòng đường 10,5m x 2, phân cách 10,0m, hè 7,0m x 2, CGĐĐ 45,0m. Trục đường tỉnh lộ 506 hiện có cải tạo thành đường đô thị. Mặt cắt ngang 2 - 2, lòng đường 10,5m, hè 7,0m x 2, CGĐĐ 24,5m. Cải tạo tuyến giao thông nối đô thị Nưa với khu du lịch Am Tiên, mặt cắt ngang 5 - 5, lòng đường 7,5m, hè 5,0m x 2, CGĐĐ 17,5m. Đoạn qua trung tâm đô thị mở rộng thành đường đôi MC 1-1. Cải tạo nâng cấp và mở rộng các tuyến đường trong các khu dân cư hiện có. Cải tạo các tuyến đường ven sông.
7.3. Cấp nước:
Xây dựng hệ thống cấp nước tập trung cho toàn xã.
Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có tài liệu điều tra của khu vực, cho nên chưa sử dụng nguồn nước ngầm cấp nước. Nguồn nước mặt sử dụng nước kênh Nam để cấp nước cho đô thị. Dự kiến xây dựng một trạm cung cấp nước cho đô thị từ nguồn nước mặt của kênh Nam ở phía Tây Bắc khu đô thị.
7.4. Cấp điện:
Nguồn điện lấy điện từ đường điện trung thế 35KV đi qua khu vực của xã. Tổng công suất các trạm biến thế dự kiến toàn xã: 4.967KVA. Trong đó: Công suất các trạm biến thế đã có: 1.280KVA. Công suất các trạm biến thế dự kiến bổ sung: 3.687KVA. Công suất các trạm biến thế dự kiến trong khu vực lập QH là Pt = 4.216.0KVA.
7.5. Hệ thống thông tin liên lạc:
Trạm bưu điện: Cải tạo, nâng cấp trạm bưu điện của xã hiện có. XD mới trạm bưu điện tại khu dự kiến mở rộng ở phía Đông tỉnh lộ 506 chỉ tiêu số máy: 300 máy/ 1.000 dân. Số máy điện thoại: 1.350 máy.
7.6. Hệ thống thoát nước:
Thoát nước mưa: Phương án thoát nước: Khu vực hoàn toàn thuận lợi cho việc thoát nước cả về 2 phía, xây dựng hệ thống cống thoát nước để đổ về phía sông Nhơm và sông Nỏ Hẻn. Có thể tạm chia thành 2 lưu vực chính với trục đỉnh là trục song song với tỉnh lộ Nưa - Cầu quan.
Tổng diện tích thoát nước tính toán: F = 469,85ha.
Hệ thống thoát nước thải: Thiết kế theo nguyên tắc tự chảy, thiết kế riêng so với hệ thống thoát nước mưa, độ dốc thiết kế đủ lớn sao cho tốc độ chảy trong cống tăng khả năng tự làm sạch: i ≥ imin = 1/D. Trên hệ thống cống thu gom bố trí các giếng thăm chờ để đấu nối. Trong quá trình thi công, hệ thống thoát nước bẩn có thể được vi chỉnh nhỏ kết hợp với việc bố trí các tuyến hạ tầng kỹ thuật khác.
7.7. Vệ sinh môi trường:
Khu xử lý và chôn lấp rác thải: Rác thải rắn được thu gom, vận chuyển về chôn lấp ở khu xử lí rác thải của thị trấn. Vị trí khu xử lý rác thải dự kiến XD tại phía Đông Nam sông Nhơm trên khu đất thấp Mau Sở.
Nghĩa địa: Từ nay đến năm 2015 vẫn sử dụng 3 nghĩa địa hiện có để mai táng. Sau 2015, từng bước di dời các khu nghĩa địa nhỏ rải rác ở các thôn, đem tập trung, cát táng tại khu nghĩa địa lớn dự kiến ở khu đất cao phía Đông Bắc núi Nưa (giáp với xã Vân Du), song cần xây dựng theo kiểu dòng họ, phân lô có các khu vực riêng để thuận tiện cho quản lý, sử dụng.
Điều 2. UBND huyện Triệu Sơn có trách nhiệm:
- Tổ chức công bố rộng rãi nội dung quy hoạch chung để nhân dân biết, kiểm tra giám sát và thực hiện.
- Tổ chức thực hiện và quản lý theo quy hoạch được duyệt, từng bước tổ chức định vị tim tuyến, lộ giới các trục giao thông chính trên thực địa. Xác lập hệ thống mốc lưới khống chế tọa độ độ cao Nhà nước để có cơ sở quản lý hướng dẫn thực hiện.
- Lập chương trình, dự án ưu tiên đầu tư hàng năm và dài hạn, xác định các biện pháp thực hiện quy hoạch xây dựng và cải tạo đô thị trên cơ sở huy động mọi nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, nguồn khai thác từ quỹ đất bằng các cơ chế chính sách theo quy định hiện hành của nhà nước.
Sở Xây dựng và các ngành chức năng liên quan hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện theo nội dung phê duyệt trong quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Thủ trưởng các cấp, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 3052/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị trung tâm xã Giao Thạnh huyện Thạnh Phú do tỉnh Bến Tre ban hành
- 2Quyết định 483/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị công nghiệp Kiên Lương - Ba Hòn - Hòn Chông tỉnh đến năm 2030 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 3Quyết định 1615/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
- 4Quyết định 686/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt nhiệm vụ, dự toán lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng, mở rộng thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật xây dựng 2003
- 3Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng
- 4Thông tư 07/2008/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 5Quyết định 3052/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị trung tâm xã Giao Thạnh huyện Thạnh Phú do tỉnh Bến Tre ban hành
- 6Quyết định 483/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị công nghiệp Kiên Lương - Ba Hòn - Hòn Chông tỉnh đến năm 2030 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 7Quyết định 3023/2006/QĐ-UBND phê duyệt đề án rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020
- 8Quyết định 1615/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
- 9Quyết định 686/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt nhiệm vụ, dự toán lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng, mở rộng thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030
Quyết định 3491/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- Số hiệu: 3491/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/11/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Mai Văn Ninh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra