- 1Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006
- 2Nghị định 83/2007/NĐ-CP về việc quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay
- 3Quyết định 94/2009/QĐ-TTg về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 16/2010/TT-BGTVT hướng dẫn về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay do Bộ Giao thông vận tải ban hành
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3485/QĐ-CHK | Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2012 |
CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 83/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay;
Căn cứ Quyết định số 94/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hàng không Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 16/2010/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Phòng Khoa học, công nghệ và môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy trình nội bộ về việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại cảng hàng không, sân bay được thiết kế, chế tạo, thử nghiệm, sản xuất tại Việt Nam”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Trưởng phòng các Phòng: Khoa học, công nghệ và môi trường, Tiêu chuẩn an toàn, Quản lý hoạt động bay, Quản lý cảng hàng không sân bay và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
Nơi nhận: | CỤC TRƯỞNG |
CHO VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI THIẾT BỊ HÀNG KHÔNG, PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY ĐƯỢC THIẾT KẾ, CHẾ TẠO, THỬ NGHIỆM, SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3486/QĐ-CHK ngày 16 tháng 8 năm 2012 của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy trình nội bộ cho việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại cảng hàng không, sân bay được thiết kế, chế tạo, thử nghiệm, sản xuất tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quy trình nội bộ) quy định thống nhất trình tự, thủ tục, trách nhiệm của Văn phòng, Phòng Khoa học, công nghệ và môi trường, Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay, Phòng Quản lý hoạt động bay, Phòng Quản lý cảng hàng không, sân bay, các cơ quan, đơn vị và các cá nhân khác của Cục Hàng không Việt Nam liên quan đến việc thẩm định hồ sơ, kiểm tra, đánh giá cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với trang thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại cảng hàng không, sân bay được thiết kế, chế tạo, thử nghiệm, sản xuất tại Việt Nam.
Cục HKVN: | Cục Hàng không Việt Nam. |
FAA: | Cục Hàng không Liên bang Mỹ. |
GCN: | Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đưa vào khai thác đối với trang thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại cảng hàng không, sân bay được thiết kế, chế tạo, thử nghiệm, sản xuất tại Việt Nam. |
ICAO: | Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế. |
IATA: | Hiệp hội vận chuyển hàng không quốc tế. |
Phòng KHCNMT: | Phòng Khoa học, công nghệ và môi trường. |
Thông tư số 16: | Thông tư số 16/2010/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay. |
1. Biên bản nghiệm thu: là văn bản thể hiện kết quả của việc tiến hành các hoạt động nghiệm thu nội bộ, nghiệm thu kỹ thuật, nghiệm thu khối lượng và nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng theo quy định trong các văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước.
2. Biên bản kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng do cơ sở có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện: là văn bản thể hiện kết quả của việc tiến hành các hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá chất lượng của sản phẩm sau khi sản xuất chế tạo được thực hiện bởi một đơn vị có tư cách pháp nhân do pháp luật quy định.
3. Báo cáo kết quả khai thác thử: là văn bản thể hiện kết quả của việc tiến hành các hoạt động kiểm tra chạy thử sản phẩm theo các chỉ tiêu, thông số, giới hạn, tính năng kỹ thuật của sản phẩm sau khi đưa vào hoạt động thử trong điều kiện thực tế tại Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định đủ để thể hiện việc hoạt động an toàn, ổn định.
4. Bản vẽ thiết kế và bản vẽ hoàn công: Các bản vẽ thể hiện việc thiết kế chi tiết do đơn vị tư vấn thiết kế hoặc đơn vị sản xuất chế tạo lập và bản vẽ hoàn công do nhà thầu thi công lập.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ PHỐI HỢP THỰC HIỆN
Điều 4. Xử lý Hồ sơ đề nghị cấp GCN
1. Phòng Khoa học, công nghệ và môi trường là cơ quan chủ trì thẩm định, kiểm tra, đánh giá cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với trang thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại cảng hàng không, sân bay được thiết kế, chế tạo, thử nghiệm, sản xuất tại Việt Nam.
2. Khi tiếp nhận Hồ sơ đề nghị cấp GCN (sau đây gọi tắt là Hồ sơ) đã được lãnh đạo Cục phê duyệt, lãnh đạo Phòng Khoa học, công nghệ và môi trường phân công cá nhân chủ trì xem xét thụ lý hồ sơ.
3. Cá nhân chủ trì xem xét thụ lý Hồ sơ có trách nhiệm thực hiện những việc sau:
a) Kiểm tra tính đầy đủ của Hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Thông tư số 16;
b) Ra văn bản thông báo cho đối tượng đề nghị cấp GCN về việc bổ sung, hoàn chỉnh Hồ sơ (nếu còn thiếu); số lượng bản sao Hồ sơ gửi theo bản chính, mức phí cấp GCN và yêu cầu người đề nghị cấp GCN gửi đủ số lượng Hồ sơ và bản sao Phiếu nộp phí cấp GCN trực tiếp cho Phòng Khoa học, công nghệ và môi trường.
4. Khi có đủ Hồ sơ hoàn chỉnh và Phiếu thu phí cấp GCN Phòng KHCNMT có trách nhiệm:
a) Đề xuất, trình lãnh đạo Cục Hàng không phê duyệt Hội đồng thẩm định kiểm tra ,đánh giá cấp GCN (sau đây gọi tắt là Hội đồng);
b) Gửi bản sao Hồ sơ gửi tới các thành viên của Hội đồng;
c) Thống nhất với các thành viên Hội đồng về kế hoạch thẩm định Hồ sơ và kế hoạch kiểm tra thực tế tại cơ sở của đối tượng đề nghị cấp GCN;
d) Tổ chức họp thẩm định Hồ sơ đề nghị cấp GCN;
đ) Thông báo Kế hoạch kiểm tra, chạy thử thực tế đến đối tượng đề nghị cấp GCN;
e) Tổ chức kiểm tra, đánh giá thực tế tại cơ sở.
Điều 5. Thẩm định Hồ sơ và kiểm tra, thử nghiệm thực tế tại cơ sở:
Hội đồng có trách nhiệm thẩm định Hồ sơ và kiểm tra, thử nghiệm thực tế tại cơ sở theo những nội dung sau:
a) Xác định tính đầy đủ, hiệu lực của các yêu cầu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và yêu cầu bảo vệ môi trường áp dụng;
b) Đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp giữa các chỉ tiêu, thông số, giới hạn, tính năng kỹ thuật của sản phẩm được đề nghị cấp GCN so với các yêu cầu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và yêu cầu bảo vệ môi trường áp dụng.
c) Đánh giá chất lượng vật liệu được sử dụng có ảnh hưởng lớn đến các thông số kỹ thuật, tính năng khai thác của sản phẩm và quy trình, phương pháp chế tạo, lắp ráp của sản phẩm;
d) Kiểm tra thực tế sản phẩm, bao gồm: kích thước hình học; khả năng cơ khí, điện khí; các thông số kỹ thuật chính và kết quả nghiệm thu nội bộ của cơ sở sản xuất;
e) Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của các Biên bản kiểm tra thử nghiệm, đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, yêu cầu bảo vệ môi trường áp dụng (xác nhận thời gian kiểm tra, tính hợp lệ của tổ chức kiểm định, tên các thông số kỹ thuật đã được kiểm định).
Trong trường hợp cần thiết, Cục HKVN có thể yêu cầu đối tượng đề nghị cấp GCN thuê tổ chức đánh giá độc lập được phép hành nghề thực hiện các kiểm tra, thử nghiệm để kiểm chứng việc tuân thủ các yêu cầu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, yêu cầu bảo vệ môi trường áp dụng.
f) Kiểm tra kết quả khai thác hoạt động thử theo Sổ ghi chép nhật biên, Lý lịch máy hoặc báo cáo kết quả hoạt động thử …;
g) Lập Biên bản thẩm định Hồ sơ và kiểm tra, đánh giá thực tế cơ sở.
Điều 6. Quyết định cấp GCN hoặc từ chối cấp GCN cho đối tượng đề nghị
1. Sau khi Hội đồng thẩm định Hồ sơ đề nghị cấp GCN và kiểm tra, thử nghiệm thực tế tại cơ sở, Phòng KHCNMT thực hiện những việc sau:
a) Yêu cầu đối tượng đề nghị cấp GCN bổ sung, hoàn chỉnh Hồ sơ theo ý kiến của Hội đồng;
b) Tiếp nhận lại Hồ sơ xin cấp GCN đã được hoàn chỉnh;
c) Trình Hội đồng về kết quả thẩm định và hoàn thiện Hồ sơ để lập Biên bản thẩm định.
Trường hợp Hội đồng quyết định phải kiểm tra lại trên thực tế về việc hoàn thiện bổ sung trang thiết bị thì Phòng KHCNMT thông báo cho tổ chức, cá nhân xin cấp GCN biết và thực hiện lại công tác kiểm tra, thử nghiệm thực tế cơ sở.
d) Trình Lãnh đạo Cục HKVN phê chuẩn việc cấp GCN kèm theo Quyết định cấp GCN và ký GCN (theo mẫu BM01 và BM02).
2. Trường hợp sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc điều kiện khai thác thì Phòng KHCNMT làm công văn thông báo cho tổ chức, cá nhân xin cấp GCN về việc từ chối cấp GCN.
3. Sau khi lãnh đạo Cục HKVN phê chuẩn Quyết định việc cấp GCN và ký GCN, cá nhân chủ trì vào sổ lưu Hồ sơ, cập nhật thông tin việc cấp GCN, tiến hành thủ tục giao GCN cho đối tượng đề nghị;
Quyết định phê chuẩn GCN và GCN được giao tại trụ sở Cục HKVN hoặc được gửi theo đường bưu điện đến đối tượng đề nghị cấp GCN theo địa chỉ do đối tượng đề nghị cấp GCN cung cấp.
Điều 7. Lưu trữ Hồ sơ liên quan đến việc cấp GCN
Cá nhân chủ trì phải lưu trữ Hồ sơ cấp GCN, bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị cấp GCN của đối tượng (các lần bổ sung nếu có), toàn bộ văn bản của Cục HKVN thông báo cho đối tượng đề nghị cấp GCN bổ sung hoàn chỉnh Hồ sơ, thông báo nộp phí, thông báo việc tổ chức thẩm định Hồ sơ đề nghị và kiểm tra, thử nghiệm thực tế cơ sở;
b) Phiếu thu hoặc các chứng từ liên quan đến việc nộp phí của đối tượng đề nghị cấp GCN;
c) Văn bản gửi các thành viên Hội đồng thẩm định Hồ sơ;
d) Các Biên bản thẩm định Hồ sơ và kiểm tra, thử nghiệm thực tế;
đ) Tờ trình của Phòng Khoa học, công nghệ và môi trường trình Lãnh đạo Cục HKVN về việc đề nghị cấp GCN cho đối tượng đề nghị;
e) 01 Quyết định của Lãnh đạo Cục HKVN phê chuẩn cấp GCN cho đối tượng đề nghị cấp (Bản gốc);
f) 01 bản gốc Giấy chứng nhận.
Tài liệu áp dụng để xem xét, đánh giá cấp GCN bao gồm:
a) Các Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã được phê chuẩn và còn hiệu lực áp dụng;
b) Các Tiêu chuẩn cơ sở do Cục HKVN phê chuẩn và còn hiệu lực;
c) Các tài liệu của ICAO có liên quan đến sản phẩm hoặc các Tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế (như FAA, IATA…) mà tổ chức, cá nhân tuyên bố áp dụng khi thiết kế, chế tạo sản phẩm.
Thời hạn xử lý Hồ sơ là 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ Hồ sơ theo quy định.
1. Việc nộp phí để xin cấp GCN thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước được Cục HKVN thông báo ngay khi nộp hồ sơ với đầy đủ các thông tin chi tiết:
a) Số tài khoản;
b) Mã đơn vị quan hệ ngân sách;
c) Tại;
d) Người thụ hưởng.
2. Mức phí thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không.
Điều 11. Trách nhiệm của Phòng Khoa học, công nghệ và môi trường
1. Tổ chức thực hiện các quy định của Quy trình này.
2. Phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của quy trình này.
3. Quản lý và cung cấp tài liệu lưu trữ theo yêu cầu.
Điều 12. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Cục HKVN
1. Tổ chức thực hiện các quy định của Quy trình này.
2. Báo cáo Cục trưởng về những vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy trình này.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-CHK | Hà Nội, ngày tháng năm 20… |
CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
- Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006;
- Căn cứ Nghị định số 83/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay;
- Căn cứ Quyết định số 94/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hàng không Việt Nam;
- Căn cứ Thông tư số 16/2010/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay;
- Xét đề nghị của Trưởng phòng Khoa học, công nghệ và môi trường;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại cảng hàng không, sân bay được thiết kế, chế tạo, thử nghiệm, sản xuất tại Việt Nam cho sản phẩm … “(tên sản phẩm)” có mã số: … (mã số sản phẩm) của … (tên của Tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận) do … (tên người sản xuất) chế tạo.
Điều 2. … (tên người sản xuất) có trách nhiệm tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm trong Hồ sơ sản phẩm lưu tại Cục Hàng không Việt Nam. Bất kỳ thay đổi nào của sản phẩm so với Hồ sơ nói trên mà không được sự chấp thuận của Cục Hàng không Việt Nam sẽ làm mất hiệu lực của Quyết định này.
Điều 3. Phòng Khoa học, công nghệ và môi trường, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng của sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận theo Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5. Các ông Trưởng phòng Phòng Khoa học, công nghệ và môi trường, Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay, Phòng Quản lý hoạt động bay, Phòng Quản lý cảng hàng không, sân bay, … (tên người sản xuất, tên tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CỤC TRƯỞNG |
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ KIỆN KỸ THUẬT
Số:
Căn cứ Quy định tại Thông tư số 16/2010/TT-BGTVT ngày 30/6/2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay, Cục Hàng không Việt Nam chứng nhận sản phẩm dưới đây sản xuất tại Việt Nam đáp ứng đủ kiện kỹ thuật đưa vào khai thác tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam.
Tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận |
|
Nhà sản xuất |
|
Sản phẩm |
|
Mã hiệu sản phẩm |
|
Bộ hồ sơ sản xuất gồm có: • Hồ sơ thiết kế • Quy trình sản xuất • Hồ sơ kiểm tra thử nghiệm • Hướng dẫn lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng • Catalog sản phẩm • Đặc tính kỹ thuật chi tiết |
|
Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng |
|
Ngày ban hành |
|
Giấy chứng nhận này không có giá trị trong các trường hợp sau:
- Sản phẩm được sản xuất khác với hồ sơ xin cấp GCN lưu tại Cục HKVN.
- Sản phẩm không còn đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng./.
| CỤC TRƯỞNG |
- 1Quyết định 367/2001/QĐ-TCBĐ về quy trình nội bộ quản lý chất lượng dịch vụ, mạng lưới bưu chính, viễn thông do Tổng cục Bưu điện ban hành
- 2Quyết định 1337/QĐ-CHK năm 2017 phê duyệt Bộ câu hỏi kiểm tra cấp, gia hạn giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ban hành
- 1Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006
- 2Nghị định 83/2007/NĐ-CP về việc quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay
- 3Quyết định 94/2009/QĐ-TTg về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 16/2010/TT-BGTVT hướng dẫn về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Quyết định 367/2001/QĐ-TCBĐ về quy trình nội bộ quản lý chất lượng dịch vụ, mạng lưới bưu chính, viễn thông do Tổng cục Bưu điện ban hành
- 6Quyết định 1337/QĐ-CHK năm 2017 phê duyệt Bộ câu hỏi kiểm tra cấp, gia hạn giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ban hành
Quyết định 3485/QĐ-CHK năm 2012 về Quy trình nội bộ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại cảng hàng không, sân bay được thiết kế, chế tạo, thử nghiệm, sản xuất tại Việt Nam do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 3485/QĐ-CHK
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/08/2012
- Nơi ban hành: Cục Hàng không Việt Nam
- Người ký: Phạm Quý Tiêu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/08/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực