BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3479/1997/QĐ-BGDĐT | Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 1997 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA CÁC BẬC HỌC PHỔ THÔNG
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30-3-1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02-3-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hàn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của các ông Vụ trưởng Vụ Tiểu học và Trung học phổ thông;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này ban "Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia các bậc học phổ thông".
- Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
- Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tiểu học, Vụ trưởng Trung học phổ thông, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo, Hiệu trưởng trường đại học có khối lớp PTTH chuyên, Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ chịu nhiệm thi hành Quyết định này.
| Nguyễn Minh Hiển (Đã ký) |
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA CÁC BẬC HỌC PHỔ THÔNG
(Ban hành theo Quyết định số 3479/1997-QĐ-BGD&ĐT ngày 01-11-1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Điều 2: Hàng năm, Bộ tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các bậc học phổ thông (lớp 5, lớp 9 và lớp 12). Việc tổ chức và chỉ đạo các kỳ thi dưới cấp quốc gia ở địa phương sẽ do Sở Giáo dục - Đào tạo trình UBND tỉnh (thành phố) xem xét và quyết định.
ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN VÀ VIỆC LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI
Học sinh đang học lớp cuối bậc hoặc cấp học. Riêng với cấp PTTH, học sinh đang học lớp 11 được phép dự thi.
Học sinh thuộc đối tượng quy định ở Điều 3 và phải có đủ các điều kiện sau:
1. Đạt kết quả xếp loại học kỳ I (năm dự thi):
a. Dự thi lớp 5:
- Học lực loại Giỏi
- Hạnh kiểm loại Tốt.
b. Dự thi lớp 9 và lớp 12:
- Hạnh kiểm Tốt và học lực từ Khá trở lên;
- Điểm trung bình của môn học mà học sinh đăng ký dự thi phải đạt từ 8,0 trở lên.
2. Được chọn vào đội tuyển sau kỳ thi tuyển ở cấp tỉnh (TP, trường đại học).
Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trường đại học có khối lớp PTTH chuyên (đã được Bộ cho phép tổ chức đào tạo) và trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ (nếu có đề nghị) được đăng ký là một đơn vị dự thi.
Các đơn vị dự thi đăng ký dự thi theo bảng thi. Có 2 bảng thi A và B với đề thi riêng cho từng bảng. Việc phân định bảng thi dựa trên 3 căn cứ sau:
1. Theo vùng:
a. Các trường đại học, các thành phố trực thuộc Trung ương, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh trung du Bắc Bộ và miền Trung xếp vào bảng A.
b. Các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, các tỉnh miền Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long, các trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ xếp vào bảng B.
c. Riêng đối với bậc Tiểu học: Các tỉnh, thành phố có xen huyện miền núi có thể đăng ký dự thi ở cả 2 bảng A và B, nhưng đội tuyển không vượt quá số học sinh do Bộ quy định.
2. Theo kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia của 3 năm trước tổ chức thi (áp dụng riêng cho bậc PTTH).
3. Theo đăng ký chuyển bảng thi của địa phương.
Điều 7: Số lượng nhiều nhất cho mỗi đội tuyển:
a. Lớp 5: Căn cứ vào số học sinh Tiểu học, hàng năm Bộ sẽ có hướng dẫn cụ thể.
b. Lớp 9:10 thí sinh/1 môn/1 đơn vị dự thi.
c. Lớp 12: 8 thí sinh/1 môn/1 đơn vị dự thi. Có quy định riêng cho một số tỉnh, thành phố lớn và các trường đại học. Các trường đại học chỉ được lập đội tuyển về các môn chuyên mà Bộ đã cho phép tổ chức đào tạo.
Điều 8: Việc thành lập đội tuyển dự thi được thực hiện như sau:
Các đơn vị dự thi tổ chức một kỳ thi cho những thí sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh (cấp trường đại học) để lập đội tuyển tham dự kỳ thi quốc gia theo nguyên tắc lấy từ điểm cao trở xuống; riêng bậc Tiểu học không có điểm bài thi dưới trung bình.
Việc tổ chức kỳ thi nêu trên phải do Sở Giáo dục - Đào tạo hoặc trường đại học trực tiếp đảm nhiệm (bao gồm: soạn thảo đề thi, coi thi, chấm thi, xét kết quả, lập đội tuyển,...).
1. Quyết định thành lập đội tuyển kèm theo danh sách từng đội tuyển cần được gửi tới Bộ trước ngày thi 15 ngày. Kể từ ngày đó, không được thay đổi danh sách thí sinh.
2. Riêng bậc THPT, các đơn vị phải đăng ký môn thi với Bộ trước ngày thi 60 ngày. Nếu quá thời hạn coi như không tham dự kỳ thi.
Điều 10: Hồ sơ thí sinh dự thi:
1. Quyết định của Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo (Hiệu trưởng trường đại học) về việc thành lập đội tuyển kèm theo danh sách từng đội tuyển đăng ký dự thi (theo mẫu của Bộ);
2. Học bạ chính của cấp học (hợp lệ, tính đến hết học kỳ I năm dự thi);
3. Giấy khai sinh (bản sao hợp lệ);
4. Thẻ dự thi có ảnh cỡ 4 cm x 6 cm do Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập Hội đồng coi thi (Giám đốc Sở GD-ĐT hoặc Hiệu trưởng trường đại học sở tại) cấp (theo mẫu của Bộ).
MÔN THI, THỜI GIAN THI, CHƯƠNG TRÌNH THI, ĐỀ THI
1. Lớp 5: Mỗi học sinh phải thi đồng thời hai môn bắt buộc Toán, Tiếng Việt và có thể các môn thi khác theo quy định hàng năm.
2. Lớp 9 và lớp 12: Mỗi thí sinh chỉ tham dự 1 môn thi; Bộ sẽ công bố vào đầu mỗi năm học.
Điều 12: Ngày thi và thời gian thi:
1. Ngày thi: Được công bố vào đầu năm học.
2. Thời gian thi:
a. Lớp 5: 90 phút/môn thi
b. Lớp 9: 150 phút/môn thi.
c. Lớp 12: 180 phút/môn thi/ngày thi. Riêng Toán, Lý, Hoá, Sinh, Tin học lớp 12, mỗi môn có 2 ngày thi.
a. Lớp 5: Theo chương trình Tiểu học hiện hành (tính đến thời điểm thi).
b. Lớp 9: Theo chương trình THCS hiện hành (tính đến thời điểm thi).
c. Lớp 12: Chủ yếu là chương trình toàn cấp PTTH hiện hành; có tính đến chương trình áp dụng cho các lớp PTTH chuyên và THCB.
Thi viết. Riêng môn Tin học thi lập trình trên máy vi tính; các môn Ngoại ngữ ngoài thi viết, có kiểm tra kỹ năng nghe hiểu.
Được gửi tới địa phương trước ngày thi. Chỉ có đề thi bắt buộc với mọi môn (không có dạng 2 đề chọn 1); không có đề thi dự trữ. Nơi nào có sự cố đột xuất, không tổ chức thi được, coi như nơi đó không tham dự kỳ thi.
Điều 16: Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm:
1. Ban hành quy chế và các văn bản hướng dẫn.
2. Tổ chức và chỉ đạo kỳ thi quốc gia, bao gồm:
a. Soạn thảo đề thi, chấm thi, duyệt kết quả, cấp giấy chứng nhận,...;
b. Điều động và giám sát các Hội đồng coi thi ở các địa phương.
Điều 17: Sở Giáo dục - Đào tạo, trường đại học chịu trách nhiệm:
1. Hướng dẫn và tổ chức các kỳ thi dưới cấp quốc gia.
2. Ra quyết định thành lập:
a. Hội đồng thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh (TP, trường đại học) và Hội đồng thi lập đội tuyển tham dự kỳ thi quốc gia (quy định tại Điều 8) bao gồm: soạn thảo đề thi, coi thi, chấm thi,...
b. Hội đồng coi thi kỳ thi quốc gia đặt tại địa phương.
3. Cử người đi coi thi, chấm thi (nếu có) kỳ thi quốc gia theo sự điều động của Bộ.
4. Tổ chức việc thi và coi thi của Hội đồng coi thi kỳ thi quốc gia đặt tại địa phương.
Điều 18: Cán bộ, giáo viên tham gia các Hội đồng soạn thảo đề thi, coi thi, chấm thi,... phải là những người có các điều kiện sau:
1. Có phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao;
2. Có năng lực chuyên môn và nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi;
3. Không có con hoặc em ruột dự thi;
4. Không bị kỷ luật về thi từ mức cảnh cáo trở lên;
Thành viên của các Hội đồng soạn thảo đề thi, chấm thi quốc gia, ngoài các điều kiện 1, 2, 3, 4 trên, còn phải:
- Không tham gia luyện học sinh của đội tuyển dự thi dưới bất kỳ hình thức nào;
- Không là người thuộc biên chế dạy ở các khối lớp PTTH chuyên của các trường đại học.
Thành viên của Hội đồng coi thi, nếu là người sở tại, ngoài các điều kiện 1, 2, 3, 4 trên còn phải:
- Không tham gia luyện học sinh của đội tuyển dự thi dưới bất kỳ hình thức nào;
- Không là người của trường có học sinh dự thi (nếu là Hội đồng coi thi tỉnh, TP);
- Không dạy ở khối lớp có học sinh dự thi (nếu là Hội đồng coi thi trường đại học).
Điều 19: Việc điều động người coi thi:
Trước ngày thi 60 ngày, Bộ sẽ thông báo điều động các đơn vị đi làm nhiệm vụ coi thi. Trước ngày thi 45 ngày, đơn vị sở tại có trách nhiệm thông báo cho đơn vị bạn biết số phòng thi của mình (số tối đa/ngày thi) để đơn vị bạn ra quyết định cử người di coi thi. Quyết định kèm theo danh sách người đi coi thi của đơn vị bạn được gửi cho đơn vị sở tại trước ngày thi 30 ngày.
1. Thành phần của Hội đồng:
a. Hội đồng coi thi tỉnh (thành phố):
- Chủ tịch: Phó giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo sở tại;
- 2 Phó chủ tịch (1 của sở tại và 1 của tỉnh khác): Trưởng phòng Tiểu học hoặc Trung học phổ thông của Sở Giáo dục - Đào tạo;
- 4 thư ký: Chuyên viên các phòng Tiểu học, THPT của Sở Giáo dục - Đào tạo. Phân thành 2 nhóm thư ký: Tiểu học và THPT; mỗi nhóm 2 người (1 của sở tại và 1 của tỉnh khác);
- Các giám thị: Cán bộ, giáo viên ở các bậc Tiểu học, THPT. Mỗi phòng có 3 giám thị:
+ Giám thị số 1: Người của tỉnh khác;
+ Giám thị số 2 và 3: Người của tỉnh sở tại.
b. Hội đồng coi thi trường đại học:
- Chủ tịch: Phó hiệu trưởng trường đại học sở tại;
- 2 Phó chủ tịch (1 của sở tại và 1 của trường khác): Trưởng hoặc Phó phòng đào tạo của trường đại học;
- 2 thư ký (1 của sở tại và 1 của trường khác): Chuyên viên phòng đào tạo của trường đại học;
- Các giám thị: Cán bộ, giáo viên ở khối lớp PTTH chuyên của trường đại học. Mỗi phòng thi có 3 giám thị: + Giám thị số 1: Người của trường khác;
+ Giám thị số 2 và 3: Người của trường sở tại.
2. Nhiệm vụ của Hội đồng:
- Kiểm tra hồ sơ và xét điều kiện dự thi của từng thí sinh.
- Tổ chức toàn bộ các khâu: thi và coi thi, bảo quản đề thi và bài thi, niêm phong và gửi hồ sơ thi về Bộ... đảm bảo nghiêm túc, an toàn theo các quy định về bảo mật và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
A. HỘI ĐỒNG SOẠN THẢO ĐỀ THI QUỐC GIA:
1. Thành phần của Hội đồng:
a. Chủ tịch: Lãnh đạo Bộ;
b. Các phó chủ tịch: Lãnh đạo Vụ Tiểu học (đối với Hội đồng thi bậc Tiểu học) hoặc THPT (đối với Hội đồng thi bậc THPT);
c. Các thư ký: Chuyên viên Vụ Tiểu học (đối với Hội đồng thi bậc Tiểu học) hoặc THPT (đối với Hội đồng thi bậc THPT);
d. Các uỷ viên soạn thảo đề thi: Được chọn trong số các chuyên gia khoa học, chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên có uy tín khoa học ở các cơ quan và trường đại học.
2. Nhiệm vụ của Hội đồng:
a. Tổ chức soạn thảo các đề thi và hướng dẫn chấm thi. Nội dung của đề thi và hướng dẫn chấm phải đảm bảo tính chính xác khoa học, tính sư phạm và chưa được công bố.
b. Tổ chức đánh máy, in, sao băng (với các môn Ngoại ngữ, nếu có), vào bì, niêm phong và gửi đề thi về địa phương.
c. Đảm bảo tuyệt đối bí mật và an toàn của đề thi và hướng dẫn chấm từ lúc bắt đầu soạn thảo cho tới khi thi xong. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc độc lập và trực tiếp giữa lãnh đạo với từng tổ soạn thảo đề thi.
Mỗi thành viên của Hội đồng soạn thảo đề thi phải chịu trách nhiệm cá nhân trước Bộ trưởng và pháp luật về toàn bộ nội dung, về việc bảo đảm bí mật, an toàn của đề thi theo đúng chức trách của mình, theo các nguyên tắc của việc bảo vệ tài liệu mật quốc gia.
B. HỘI ĐỒNG CHẤM THI QUỐC GIA:
1. Thành phần của Hội đồng:
a. Chủ tịch: Lãnh đạo Bộ;
b. Các phó chủ tịch: Lãnh đạo Vụ Tiểu học (đối với Hội đồng thi bậc Tiểu học) hoặc THPT (đối với Hội đồng thi bậc THPT);
c. Các thư ký: Chuyên viên Vụ Tiểu học (đối với Hội đồng thi bậc Tiểu học) hoặc THPT (đối với Hội đồng thi bậc THPT);
d. Các uỷ viên châm thi: Được chọn trong số các chuyên gia khoa học, chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên có uy tín khoa học ở các trường đại học và ở các cơ quan giáo dục Trung ương và địa phương.
2. Nhiệm vụ của Hội đồng:
a. Chấm bài thi của thí sinh một cách chính xác, công bằng, vô tư theo hướng dẫn chấm và biểu cho điểm của Bộ, theo quy chế và văn bản hướng dẫn về thi chọn học sinh giỏi quốc gia và các thể lệ về chấm thi tốt nghiệp Tiểu học (đối với Hội đồng thi bậc Tiểu học) hoặc PTTH (đối với Hội đồng thi bậc THPT). Phách và khoá phách bài thi phải được niêm phong ngay sau khi rọc phách và do Lãnh đạo Hội đồng bảo quản.
b. Tổ chức xét giải (khi chưa ghép phác) theo đề nghị của tổ chấm thi và các quy định hiện hành. Việc ghép phách và lên điểm bài thi chỉ được thực hiện sau khi đã hoàn thành việc xét giải.
c. Bảo đảm an toàn bài thi. Thực hiện nghiêm túc, chính xác, khách quan trong mọi khâu công việc của Hội đồng.
d. Tổng hợp kết quả thi (kết quả chung, kết quả riêng từng môn: số lượng và thang điểm của từng loại giải). Kết quả thi chỉ công bố sau khi được Chủ tịch Hội đồng ký duyệt.
THỂ LỆ VỀ COI THI, CHẤM THI, XÉT KẾT QUẢ, KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT THI.
Điều 22: Thí sinh có mặt tại địa điểm thi theo đúng ngày, giờ quy định. Thí sinh đến muộn, kể từ khi có hiệu lệnh làm bài, sẽ không được dự buổi thi. Thí sinh phải thực hiện nghiêm túc nội quy thi. Thí sinh không đủ điều kiện dự thi hoặc vi phạm quy chế thi sẽ không được chấm bài thi, hoặc nếu bài thi đã chấm, cũng không được công nhận kết quả thi.
Điều 23: Việc mở đề thi được thực hiện theo như quy định của quy chế thi tốt nghiệp PTTH. Đề của ngày thi chỉ mở sớm nhất là 15 phút trước thời điểm giao đề thi (ghi trong lịch thi). Môn Tin học: sau 30 phút (tính từ thời điểm giao đề thi, ghi trong lịch thi), sự cố mất điện vẫn không khắc phục được thì kỳ thi phải huỷ bỏ.
Điều 24: Chấm thi và cho điểm bài thi:
1. Các giám khảo chấm độc lập 1 bài thi và mỗi bài ít nhất có 2 giám khảo chấm. Đối với những bài thi đạt điểm cao, cần đưa ra tổ chấm để có sự thống nhất chung.
2. Điểm cao nhất của 1 bài thi là 20 điểm. Với những môn 2 ngày thi (Toán, Lý, Hoá, Sinh, Tin học lớp 12) điểm cao nhất là 40 điểm.
Điều 25: Các nguyên tắc xét giải:
1 Chỉ xét giải cá nhân (nhất, nhì, ba, khuyến khích) và xét theo từng bảng thi.
2. Không đưa vào diện xét giải đối với học sinh có điểm môn thi dưới trung bình.
3. Riêng bậc Trung học phổ thông: Tổng số đạt giải (từ khuyến khích trở lên) không quá 50% số thí sinh của từng bảng thi, trong đó số đạt từ giải ba trở lên không quá 2/3 của tổng số được giải.
Điều 26: Quyền lợi của học sinh đạt giải:
1. Được Bộ cấp giấy chứng nhận học sinh giỏi.
2. Được hưởng chính sách ưu tiên trong xét tốt nghiệp các bậc và cấp học ở phổ thông, trong xét tuyển và thi tuyển vào các trường THCS, PTTH, THCB, đại học và cao đẳng theo quy định tại các quy chế thi hiện hành.
a. Trong thời hạn 1 năm (tính từ ngày thi):
- Toàn bộ bài thi, các biên bản của Hội đồng coi thi, chấm thi được lưu giữ tại Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Các phong bì đề thi đã sử dụng được lưu giữ tại Sở Giáo dục - Đào tạo và trường đại học.
b. Các bảng danh sách kèm theo kết quả của từng thí sinh dự thi được lưu giữ không thời hạn tại Bộ, Sở và trường đại học.
Điều 29: Việc khen thưởng và xử lý kỷ luật đối với những người tham gia làm công tác thi và thí sinh dự thi (kể cả các kỳ thi dưới cấp quốc gia): áp dụng theo các quy định tại các quy chế thi tốt nghiệp Tiểu học và PTTH hiện hành.
- 1Quyết định 31/1999/QĐ-BGD&ĐT bãi bỏ 174 văn bản quy phạm pháp luật của Ngành Giáo dục - Đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 52/2006/QĐ-BGDĐT ban hành quy chế chọn học sinh giỏi do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 05/2005/QĐ-BGDĐT sửa đổi Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Quyết định 01/2000/QĐ-BGDĐT về làm đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Quyết định 41/1999/QĐ-BGDĐT sửa đổi Quy chế Thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 phổ thông trung học theo Quyết định 65/1998/QĐ-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Quyết định 52/2006/QĐ-BGDĐT ban hành quy chế chọn học sinh giỏi do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 05/2005/QĐ-BGDĐT sửa đổi Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 01/2000/QĐ-BGDĐT về làm đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Quyết định 41/1999/QĐ-BGDĐT sửa đổi Quy chế Thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 phổ thông trung học theo Quyết định 65/1998/QĐ-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Nghị định 15-CP năm 1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 6Nghị định 29-CP năm 1994 về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và đào tạo
- 7Thông tư 24/1997/TT-BGDĐT hướng dẫn Quy chế thi chọn học sinh giỏi Quốc gia các bậc học phổ thông Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành
Quyết định 3479/1997/QĐ-BGDĐT năm 1997 về Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia các bậc học phổ thông do Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành
- Số hiệu: 3479/1997/QĐ-BGDĐT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 01/11/1997
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Nguyễn Minh Hiển
- Ngày công báo: 31/12/1997
- Số công báo: Số 24
- Ngày hiệu lực: 16/11/1997
- Ngày hết hiệu lực: 19/08/1999
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực