Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3451/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 06 tháng 8 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT TÀI LIỆU “TIÊU CHÍ VÀ HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CÔNG NHẬN BỆNH VIỆN THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ XUẤT SẮC”

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Nghị định số 100/2014/NĐ-CP ngày 06/11/2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo;

Thông tư số 38/2016/TT-BYT ngày 31/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định một số biện pháp thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ tại các cơ sở khám, chữa bệnh;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt tài liệu “Tiêu chí và hướng dẫn đánh giá công nhận Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc” kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Tài liệu “Tiêu chí và hướng dẫn đánh giá công nhận Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc” là cơ sở để các cơ sở khám chữa bệnh có chuyên ngành sản phụ khoa triển khai thực hiện việc đánh giá và công nhận theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Thủ trưởng các đơn vị liên quan của Bộ Y tế; Giám đốc các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng Bộ Y tế (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, BM-TE.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Viết Tiến

 

TIÊU CHÍ VÀ HƯỚNG DẪN

ĐÁNH GIÁ CÔNG NHẬN “BỆNH VIỆN THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ XUẤT SẮC”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3451/QĐ-BYT ngày 06 tháng 8 năm 2019)

I. Căn cứ xây dựng tiêu chí:

- Nghị định số 100/2014/NĐ-CP ngày 06/11/2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo.

- Thông tư số 38/2016/TT-BYT ngày 31/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định một số biện pháp thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

- Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

- Quyết định số 4673/QĐ-BYT ngày 10/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt tài liệu hướng dẫn chuyên môn chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ.

- Quyết định số 6743/QĐ-BYT ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt tài liệu hướng dẫn chuyên môn chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau mổ lấy thai.

- Quyết định 6858/QĐ-BYT ngày 18/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam.

II. Tiêu chí công nhận “Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc”:

Bệnh viện cần đạt 3 tiêu chí dưới đây:

- Tiêu chí 1: Bệnh viện đạt tối thiểu mức 4 (tối đa 1 năm trước thời điểm đánh giá) tiêu chí E1.3 về Nuôi con bằng sữa mẹ thuộc Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện Việt Nam.

- Tiêu chí 2: Bệnh viện đạt mức yêu cầu của các bảng kiểm về Chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ (EENC) và Nuôi con bằng sữa mẹ.

- Tiêu chí 3: Bệnh viện đạt mức yêu cầu của việc khảo sát bà mẹ sau sinh thông qua điện thoại.

III. Hướng dẫn đánh giá công nhận:

1. Đề nghị đánh giá công nhận:

- Nếu đạt kết quả Tiêu chí 1:

+ Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế: gửi công văn đề nghị Bộ Y tế thành lập Đoàn đánh giá công nhận.

+ Bệnh viện trực thuộc Sở Y tế: gửi công văn đề nghị Sở Y tế thành lập Đoàn đánh giá công nhận.

2. Tổ chức đánh giá:

2.1 Thành phần đoàn đánh giá:

a) Đoàn đánh giá của Bộ Y tế:

- Chủ trì: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em.

- Thành phần: Vụ SK BM-TE, chuyên gia về NCBSM và EENC

b) Đoàn đánh giá của Sở Y tế:

- Chủ trì: Sở Y tế

- Thành phần: Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản), hoặc đơn vị tương đương, cán bộ có chuyên môn về NCBSM và EENC (Bệnh viện Phụ sản/BV sản nhi),

2.2 Đánh giá Tiêu chí 2 (thông qua các bảng kiểm):

a) Đánh giá:

- Phỏng vấn 5 phụ nữ mang thai ≥ 7 tháng tại phòng khám thai (Bảng kiểm 1).

- Đánh giá việc thực hiện EENC (đối với trẻ thở được) thông qua việc quan sát ít nhất 03 ca sinh thường; quan sát thực hành trên mô hình nếu không có ca sinh thường vào thời điểm đánh giá (Bảng kiểm 2).

- Đánh giá việc thực hiện EENC sau mổ lấy thai (trẻ thở được) thông qua việc quan sát ít nhất 02 ca sinh mổ; quan sát thực hành trên mô hình nếu không có ca sinh mổ vào thời điểm đánh giá (Bảng kiểm 3).

- Phỏng vấn 10 bà mẹ (hoặc toàn bộ nếu không đủ) tại khoa hậu sản và nhi sơ sinh (Bảng kiểm 4) và quan sát 05 bà mẹ cho con bú (Bảng kiểm 5).

- Quan sát thực hành của 05 cán bộ y tế về tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ (Bảng kiểm 6).

- Rà soát tiêu chí chất lượng bệnh viện (Bảng kiểm 7) và quan sát môi trường hỗ trợ NCBSM (Bảng kiểm 8).

b) Kết quả:

Số bảng kiểm

Tên bảng kiểm

Ghi chú

Bảng kiểm 1

Phỏng vấn phụ nữ có thai ≥ 7 tháng

“ĐẠT YÊU CẦU” nếu 4/5 PNMT có tổng điểm ≥ 7/9 điểm

Bảng kiểm 2

Quan sát thực hiện EENC trong đẻ thường (trẻ thở được)

“ĐẠT YÊU CẦU” nếu 3/3 ca sinh thường có tổng điểm ≥ 72/80 điểm

Bảng kiểm 3

Quan sát thực hiện EENC trong mổ lấy thai (trẻ thở được)

“ĐẠT YÊU CẦU” nếu 2/2 ca sinh mổ có tổng điểm ≥ 40/44 điểm

Bảng kiểm 4

Phỏng vấn bà mẹ sau sinh đủ tháng

“ĐẠT YÊU CẦU” nếu 8/10 bà mẹ có tổng điểm ≥ 15/18 điểm

Bảng kiểm 5

Quan sát bà mẹ về thực hành NCBSM

“ĐẠT YÊU CẦU” nếu 4/5 bà mẹ có tổng điểm ≥ 23/28 điểm

Bảng kiểm 6

Quan sát cán bộ y tế thực hành tư vấn về NCBSM

“ĐẠT YÊU CẦU” nếu 4/5 CBYT có tổng điểm ≥ 26/28 điểm

Bảng kiểm 7

Tiêu chí bệnh viện về NCBSM

“ĐẠT YÊU CẦU” nếu đạt tất cả các tiêu chí

Bảng kiểm 8

Môi trường hỗ trợ NCBSM

“ĐẠT YÊU CẦU” nếu đạt tất cả các nội dung trong bảng kiểm

2.3. Đánh giá Tiêu chí 3

a) Đơn vị thực hiện khảo sát qua điện thoại:

- Bộ Y tế tiến hành khảo sát các bệnh viện trực thuộc và Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ (giai đoạn 2019-2020).

- Sở Y tế tiến hành khảo sát các bệnh viện trực thuộc.

- Nhóm thực hiện khảo sát gồm các cán bộ có chuyên môn về EENC và NCBSM.

b) Tổ chức đánh giá:

- Hàng quý, bệnh viện gửi dữ liệu bà mẹ sau sinh xuất viện trong quý tới đơn vị thực hiện khảo sát.

- Đơn vị sẽ khảo sát qua điện thoại ngẫu nhiên 100 bà mẹ/quý/bệnh viện (50 bà mẹ sinh mổ) đối với với BV tỉnh/thành phố và 50 bà mẹ/quý/bệnh viện (25 bà mẹ sinh mổ) đối với với BV quận/huyện.

- Kết quả khảo sát được mã hóa và nhập vào phần mềm để phân tích.

- Việc khảo sát sẽ được thực hiện trong tuần đầu của mỗi quý.

c) Đánh giá kết quả:

Nội dung

Tiêu chí

Cháu có được đặt nằm da kề da trên ngực/bụng chị ngay sau khi sinh không?

“Đạt yêu cầu” nếu trên 80% bà mẹ sinh thường, và 50% bà mẹ sinh mổ trả lời “Có”.

Cháu được đặt nằm da kề da trên ngực/bụng chị trong bao lâu?

“Đạt yêu cầu” nếu trên 80% bà mẹ sinh thường, và 50% bà mẹ sinh mổ trả lời “trên 90 phút”.

Bao lâu sau khi sinh thì cháu được nằm cùng chị?

“Đạt yêu cầu” nếu trên 95% bà mẹ sinh thường trả lời con sinh ra được nằm cùng mẹ luôn.

Cháu có được bú sữa mẹ trong vòng 90 phút sau khi sinh không?

Hoặc: Trong khi cháu nằm trên ngực chị, cháu có bú được không.

“Đạt yêu cầu” nếu trên 80% bà mẹ sinh thường và 50% bà mẹ sinh mổ trả lời “Có”.

Trong thời gian sau sinh ở bệnh viện, chị có cho cháu uống nước hay ăn thêm sữa công thức không?

“Đạt yêu cầu” nếu trên 90% bà mẹ cả sinh thường và sinh mổ trả lời “Không”.

Khi ở bệnh viện, chị có được các cán bộ y tế hướng dẫn cách cho con bú không?

“Đạt yêu cầu” nêu trên 80% bà mẹ cả sinh thường và sinh mổ trả lời “Có”.

Cán bộ y tế ở bệnh viện có tư vấn dùng sữa ngoài không?

“Đạt yêu cầu” nếu 100% bà mẹ cả sinh thường và sinh mổ trả lời “Không” (đã loại trừ trường hợp có giải thích đúng chỉ định ở câu trả lời sau).

Chị có thấy trong bệnh viện có các hình thức quảng cáo, tiếp thị sữa công thức không?

“Đạt yêu cầu” nếu 100% bà mẹ cả sinh thường và sinh mổ trả lời “Không”.

Kết luận:

Bệnh viện đạt mức yêu cầu của việc khảo sát bà mẹ sau sinh ra viện qua điện thoại nếu “Đạt yêu cầu” trong tất cả nội dung khảo sát trên.

IV. Duy trì “Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc”

Sau khi đã được công nhận, bệnh viện tự đánh giá hàng năm theo các bảng kiểm nêu trên và báo cáo Bộ Y tế (đối với bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế) hoặc Sở Y tế (đối với bệnh viện trực thuộc Sở Y tế). Thời hạn của văn bản công nhận “Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc” là 5 năm, trước khi hết hạn 3 tháng, bệnh viện có đơn đề nghị Bộ Y tế/Sở Y tế gia hạn. Bộ Y tế/Sở Y tế sẽ tiến hành đánh giá lại và gia hạn đối với bệnh viện.

 

PHỤ LỤC 1.

BẢNG KIỂM CHO GIÁM SÁT CỦA ĐOÀN TẠI BỆNH VIỆN

(TIÊU CHÍ 2)

Bảng kiểm 1. PHỎNG VẤN PHỤ NỮ CÓ THAI ≥ 7 THÁNG

Trả lời Có/Đúng: 1 điểm

Trả lời Không/Sai: 0 điểm

Nội dung phỏng vấn

PNMT #1

PNMT #2

PNMT #3

PNMT #4

PNMT  #5

Được cán bộ y tế tư vấn về NCBSM trong khi khám thai

1

Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

 

 

 

 

 

2

Tác hại của bình bú và sữa công thức

 

 

 

 

 

3

Kích thước dạ dày trẻ trong 3 ngày đầu

 

 

 

 

 

4

Thời gian bú mẹ hoàn toàn

 

 

 

 

 

5

Thời gian bú mẹ kéo dài

 

 

 

 

 

Kể được 3 lợi ích NCBSM

6

Kể đúng được 3 lợi ích NCBSM

 

 

 

 

 

Biết được thế nào là bú mẹ hoàn toàn

7

Đúng (không nước, không mật ong, có thể uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ)

 

 

 

 

 

8

Đúng (thời gian bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu)

 

 

 

 

 

9

Đúng (thời gian bú kéo dài đến ít nhất 24 tháng)

 

 

 

 

 

 

Tổng điểm

 

 

 

 

 

“ĐẠT YÊU CẦU” nếu 4/5 PNMT có tổng điểm ≥ 7/9 điểm

 

Bảng kiểm 2. CHĂM SÓC THIẾT YẾU BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH TRONG VÀ NGAY SAU ĐẺ THƯỜNG (ĐỐI VỚI TRẺ THỞ ĐƯỢC)

Làm đủ/đúng (2 điểm); Làm chưa đủ (1 điểm); Không làm (0 điểm)

Nội dung quan sát

Ca sinh #1

Ca sinh #2

Ca sinh #3

I. CHUẨN BỊ TRƯỚC SINH:

 

 

 

1. Kiểm tra nhiệt độ phòng, tắt quạt

 

 

 

2. Rửa tay (lần thứ nhất)

 

 

 

3. Đặt khăn khô trên bụng sản phụ

 

 

 

4. Chuẩn bị khu vực hồi sức, bật giường sưởi (giường hồi sức khô, sạch, ấm)

 

 

 

5. Kiểm tra bóng và mặt nạ tại khu vực hồi sức có hoạt động không

 

 

 

6. Kiểm tra máy hút và áp lực hút

 

 

 

7. Rửa tay (lần thứ hai)

 

 

 

8. Đeo 2 đôi găng tay vô khuẩn (nếu chỉ có 1 người đỡ)

 

 

 

9. Chuẩn bị panh, kẹp rốn, kéo theo thứ tự cho dễ dùng

 

 

 

10. Kiểm tra đủ điều kiện (TSM phồng căng, ngôi thập thò âm hộ) thì tiến hành đỡ đẻ

 

 

 

II. ĐỠ ĐẺ:

 

 

 

Đỡ đầu

 

 

 

11. Dùng 1 tay giữ tầng sinh môn qua 1 miếng gạc (hoặc khăn vô khuẩn)

 

 

 

12. Hai ngón 2 và 3 của tay kia vít chỏm cho đầu cúi hơn

 

 

 

13. Khi chỏm đã lộ ra khỏi âm hộ, 1 bàn tay ôm lấy chỏm hướng lên trên để các phần trán, mắt, mũi, miệng, cằm chui ra. Khi làm các thao tác này nói bà mẹ ngừng rặn

 

 

 

14. Tay còn lại vẫn giữ tầng sinh môn cho khỏi rách

 

 

 

15. Chờ cho đầu thai nhi tự xoay, người đỡ đẻ mới giúp đầu xoay tiếp cho chẩm sang hẳn 1 phía (trái ngang hay phải ngang)

 

 

 

Đỡ vai

 

 

 

16. Kiểm tra xem có dây rốn quấn cổ hay không. Nếu có nới lỏng thêm. Nếu dây rốn quấn cổ chặt thì phải luồn 2 kẹp, kẹp cắt dây rốn giữa 2 kẹp rồi mới đỡ tiếp

 

 

 

17. Áp 2 bàn tay vào 2 bên thái dương của thai

 

 

 

18. Kéo nhẹ thai xuống về phía chân của người đỡ đẻ và hướng dẫn sản phụ rặn nhẹ cho đến khi vai trước sổ.

 

 

 

19. Để đỡ vai sau, 1 bàn tay ôm lấy đầu thai nhi cho phần gáy nằm giữa ngón 1 và 2 để kéo đầu lên trên.

 

 

 

20. Bàn tay còn lại vẫn giữ tầng sinh môn để tránh bị rách khi vai sổ

 

 

 

Đỡ mông và chi

 

 

 

21. Tay giữ gáy thai khi đỡ vai sau vẫn nguyên, tay giữ tầng sinh môn chuyển theo các phần ngực bụng, mông và chi dưới của thai

 

 

 

22. Khi đến bàn chân của thai thì nhanh chóng bắt lấy để cho bàn chân nằm giữa khe các ngón 2, 3, 4 của tay đỡ mông. Trẻ được giữ theo tư thế nằm ngang.

 

 

 

III. CÁC VIỆC CẦN LÀM NGAY SAU KHI SINH CHO MẸ VÀ CON

 

 

 

23. Đọc to thời điểm sinh (giờ, phút), giới tính

 

 

 

24. Lau khô trẻ trong vòng 5 giây đầu tiên sau khi đẻ

 

 

 

25. Lau khô trẻ kỹ lưỡng (mắt, mặt, đầu, ngực, bụng, tay, chân, lưng, mông, và bộ phận sinh dục) trong 30 giây

 

 

 

26. Loại bỏ khăn ướt

 

 

 

27. Trẻ được tiếp xúc da kề da với mẹ

 

 

 

28. Phủ khăn khô lên người trẻ và đội mũ cho trẻ

 

 

 

29. Kiểm tra xem có thai thứ hai không

 

 

 

30. Tiêm bắp Oxytocin cho mẹ trong vòng 1 phút

 

 

 

31. Tháo cặp găng tay thứ nhất

 

 

 

32. Kiểm tra dây rốn trước khi kẹp, chỉ kẹp khi dây rốn ngừng đập (thông thường là 1 - 3 phút)

 

 

 

33. Kẹp thứ nhất cách chân rốn 2 cm, vuốt máu dây rốn về phía mẹ.

 

 

 

34. Kẹp thứ 2 cách kẹp thứ nhất 3 cm (hoặc cách chân rốn 5cm). Cắt dây rốn gần kẹp thử nhất bằng kéo vô khuẩn.

 

 

 

35. Đỡ nhau: Một tay cầm kẹp dây rốn. Một tay đặt lên bụng vùng trên khớp vệ, chờ tử cung co chặt thì giữ và đẩy tử cung về phía xương ức.

 

 

 

36. Kéo dây rốn có kiểm soát, nhẹ nhàng theo hướng của cơ chế đẻ trong khi tay để trên bụng sản phụ đẩy tử cung theo chiều ngược lại

 

 

 

37. Khi bánh nhau đã ra đến âm hộ, nâng dây rốn lên để sức nặng bánh nhau kéo màng nhau ra. Nếu màng nhau không bong ra thì nâng bánh nhau bằng hai tay đồng thời xoắn theo một chiều cho màng nhau bong hoàn toàn.

 

 

 

38. Xoa đáy tử cung qua thành bụng sản phụ đến khi tử cung co tốt 15 phút 1 lần trong 2 giờ đầu sau đẻ

 

 

 

39. Kiểm tra nhau: khi tử cung co tốt và không có dấu hiệu chảy máu mới tiến hành kiểm tra nhau

 

 

 

40. Tư vấn cho mẹ về những dấu hiệu đòi bú của trẻ (chảy nước dãi, mở miệng, lè lưỡi/liếm, gặm tay, bò trườn). Giải thích cho bà mẹ trẻ sẽ được đặt da kề da với mẹ sau sinh liên tục ít nhất 90 phút và hoàn thành cữ bú mẹ đầu tiên trước khi tách mẹ để cân và nhận các chăm sóc khác

 

 

 

Tổng điểm

 

 

 

“ĐẠT YÊU CẦU” nếu 3/3 ca sinh thường có tổng điểm ≥ 72/80 điểm

 

Bảng kiểm 3. CHĂM SÓC THIẾT YẾU BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH TRONG VÀ NGAY SAU MỔ LẤY THAI (ĐỐI VỚI TRẺ THỞ ĐƯỢC)

Làm đủ, đúng (2 điểm); Làm chưa đủ (1 điểm); Không làm (0 điểm)

Hoạt động

Ca mổ #1

Ca mổ #2

I. CHUẨN BỊ TRƯỚC MỔ:

 

 

1. Kiểm tra nhiệt độ phòng, tắt quạt

 

 

2. Điều dưỡng/hộ sinh chăm sóc trẻ rửa tay,

 

 

3. Chuẩn bị khu vực hồi sức trẻ sơ sinh, bật giường sưởi hồi sức

 

 

4. Kiểm tra bóng, mặt nạ và máy hút có làm việc không

 

 

5. Rửa tay ngoại khoa, mặc áo vô khuẩn, đi găng (phẫu thuật viên và nữ hộ sinh đón trẻ)

 

 

6. Chuẩn bị dụng cụ kẹp rốn

 

 

7. Trải một khăn vô khuẩn lên hai đùi sản phụ phía dưới vết mổ tại thời điểm lấy thai

 

 

II. CÁC VIỆC CẦN LÀM NGAY SAU KHI LẤY THAI RA

 

 

8. Đọc to thời điểm sinh (giờ, phút), giới tính

 

 

9. Đặt trẻ lên tấm khăn khô trên đùi bà mẹ.

 

 

10. Lau khô cho trẻ được bắt đầu trong vòng 5 giây đầu tiên sau khi sinh

 

 

11. Lau khô trẻ kỹ lưỡng theo trình tự (mắt, mặt, đầu, ngực, bụng, tay, chân, lưng, mông, và bộ phận sinh dục.) trong 30 giây

 

 

12. Loại bỏ khăn ướt, quấn trẻ vào tấm khăn khô và đội mũ cho trẻ

 

 

13. Kiểm tra xem có thai thứ hai không

 

 

14. Tiêm Oxytocin cho mẹ trong vòng 1 phút

 

 

15. Kiểm tra dây rốn trước khi kẹp, chỉ kẹp khi dây rốn ngừng đập (thông thường là 1 - 3 phút)

 

 

16. Kẹp dây rốn cách chân rốn 2 cm, vuốt máu dây rốn về phía mẹ.

 

 

17. Kẹp thứ 2 cách kẹp thứ nhất 3 cm (hoặc cách chân rốn 5cm). Cắt gần kẹp 1 bằng kéo vô khuẩn.

 

 

18. Giao trẻ cho hộ sinh/điều dưỡng đang chờ sẵn

 

 

19. Đặt trẻ nằm sấp trên ngực mẹ tiếp xúc da kề da

 

 

20. Phủ khăn khô che lưng trẻ

 

 

22. Tư vấn cho mẹ về những dấu hiệu trẻ sẵn sàng (chảy nước dãi, mở miệng, lè lưỡi/liếm, gặm tay, bò trườn) và hỗ trợ trẻ ngậm bắt vú tốt. Giải thích cho bà mẹ trẻ sẽ được đặt da kề da với mẹ sau sinh liên tục ít nhất 90 phút và hoàn thành cữ bú mẹ đầu tiên trước khi tách mẹ để cân và nhận các chăm sóc khác.

 

 

Tổng điểm:

 

 

“ĐẠT YÊU CẦU” Nếu 2/2 ca sinh mổ có Tổng điểm ≥ 40/44 điểm

 

Bảng kiểm 4. PHỎNG VẤN BÀ MẸ SAU SINH ĐỦ THÁNG

Nội dung

Bà mẹ sinh thường

Bà mẹ sinh mổ

#1

#2

#3

#4

#5

#1

#2

#3

#4

#5

1. Bà mẹ có bị ấn đẩy bụng trong khi chuyển dạ không? (Không = 1 điểm, Có = 0 điểm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Trẻ có được đặt tiếp xúc da kề da với mẹ ngay sau sinh không? (Có = 1 điểm, Không = 0 điểm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Trẻ được tiếp xúc da kề da liên tục bao lâu? (≥ 90 phút = 1 điểm; < 90 phút = 0 điểm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Trẻ được cho bú lần đầu tiên bao lâu sau sinh? (15-90 phút = 1 điểm; khác = 0 điểm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Trẻ được tắm bao lâu sau khi sinh? (≥ 24 giờ = 1 điểm; < 24 giờ = 0 điểm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Trẻ có được nằm với mẹ trong suốt thời gian ở bệnh viện không (cho trẻ sơ sinh nằm gần mẹ)? (cùng phòng là được tính) (Có = 1 điểm, Không = 0 điểm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Kể từ khi sinh, trẻ có được cho uống thứ gì khác ngoài sữa mẹ không? (Không = 1 điểm, Có = 0 điểm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Trẻ có sử dụng bình bú và vú ngậm nhân tạo không? (Không = 1 điểm, Có = 0 điểm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9. Có bôi gì lên cuống rốn của trẻ và có băng rốn trẻ không? (Không cả 2 câu = 1 điểm; Có 1 trong 2 câu = 0 điểm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10. Bà mẹ có được các công ty sữa tặng sữa công thức, bình bú hay quà có hình ảnh sản phẩm sữa cho trẻ dưới 24 tháng/bình bú/hình núm vú giả không? (Không = 1 điểm, Có = 0 điểm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11. Bà mẹ có được nhân viên y tế tại bệnh viện tư vấn về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ không? (Có = 1 điểm, Không = 0 điểm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12. Bà mẹ có được nhân viên y tế tại bệnh viện tư vấn về các dấu hiệu trẻ đòi bú không? (Có = 1 điểm, Không = 0 điểm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13. Bà mẹ có được nhân viên y tế tại bệnh viện tư vấn về cách đặt trẻ vào vú mẹ không? (Có = 1 điểm, Không = 0 điểm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14. Bà mẹ có được nhân viên y tế tại bệnh viện tư vấn về cách giúp trẻ ngậm bắt vú không? (Có = 1 điểm, Không = 0 điểm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15. Bà mẹ có được nhân viên y tế tại bệnh viện tư vấn về các dấu hiệu trẻ ngậm bắt vú đúng? (Có = 1 điểm, Không = 0 điểm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16. Bà mẹ có kể được đúng cho trẻ bú mẹ 8-12 lần trong 24 giờ hoặc theo nhu cầu không? (Có = 1 điểm, Không = 0 điểm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17. Bà mẹ có kể được đúng kích thước dạ dày của trẻ trong 3 ngày đầu không? (Có = 1 điểm, Không = 0 điểm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18. Trẻ có được tiêm Vitamin K1 sau bữa bú đầu tiên và da kề da đủ 90 phút không? (Có = 1 điểm, Không = 0 điểm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng điểm:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

“ĐẠT YÊU CẦU” nếu 8/10 bà mẹ có tổng điểm ≥ 15/18 điểm

 

Bảng kiểm 5. QUAN SÁT BÀ MẸ CHO CON BÚ

Làm đủ/đúng (2 điểm); Làm chưa đủ (1 điểm); Không làm (0 điểm)

Hoạt động

Bà mẹ #1

Bà mẹ #2

Bà mẹ #3

Bà mẹ #4

mẹ #5

Tư thế của trẻ

1.

Trẻ được mẹ bế sao cho bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ

 

 

 

 

 

2.

Bà mẹ nâng đỡ toàn bộ cơ thể của trẻ, không chỉ nâng cổ và vai

 

 

 

 

 

3.

Đảm bảo tai, vai và hông trẻ trên một đường thẳng

 

 

 

 

 

4.

Mặt trẻ đối diện với bầu vú, mũi đối diện núm vú

 

 

 

 

 

Cách giúp trẻ ngậm bắt vú

5.

Chạm môi trẻ vào núm vú mẹ

 

 

 

 

 

6.

Chờ miệng trẻ mở rộng

 

 

 

 

 

7.

Đưa trẻ tới ngậm sâu vào vú mẹ với môi dưới của trẻ ở phía dưới núm vú

 

 

 

 

 

Dấu hiệu của ngậm bắt vú tốt

8.

Cằm trẻ chạm vào bầu vú

 

 

 

 

 

9.

Miệng trẻ mở rộng, má phồng

 

 

 

 

 

10.

Môi dưới của trẻ trề ra ngoài

 

 

 

 

 

11.

Vùng quầng vú phía trên nhìn thấy nhiều hơn phần bên dưới miệng trẻ

 

 

 

 

 

Mẹ biết được dấu hiệu trẻ bú tốt

12.

Trẻ bú với nhịp mút sâu và chậm

 

 

 

 

 

13.

Khi bú, thỉnh thoảng trẻ ngừng lại nghỉ một khoảng ngắn; không phát ra âm thanh khi mút

 

 

 

 

 

14.

Mẹ cảm thấy bầu vú rỗng sau khi cho bú (nên cho trẻ bú hết một bên sau đó mới chuyển sang bên kia)

 

 

 

 

 

Tổng điểm:

 

 

 

 

 

“ĐẠT YÊU CẦU” Nếu 4/5 bà mẹ có Tổng điểm ≥ 23/28 điểm

 

Bảng kiểm 6. QUAN SÁT CÁN BỘ Y TẾ TƯ VẤN NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

Làm đủ/đúng (2 điểm); Làm chưa đủ (1 điểm); Không làm (0 điểm)

Hoạt động

#1

#2

#3

#4

#5

Hướng dẫn mẹ tự đặt đúng tư thế của trẻ

1.

Ôm sát trẻ để bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ

 

 

 

 

 

2.

Nâng đỡ toàn bộ cơ thể của trẻ, không chỉ là nâng cổ và vai

 

 

 

 

 

3.

Đảm bảo tai, vai và hông trẻ trên một đường thẳng

 

 

 

 

 

4.

Mặt trẻ đối diện với bầu vú, mũi đối diện núm vú

 

 

 

 

 

Hướng dẫn mẹ tự giúp trẻ ngậm bắt vú

5.

Chạm môi trẻ vào núm vú mẹ

 

 

 

 

 

6.

Chờ miệng trẻ mở rộng

 

 

 

 

 

7.

Đưa trẻ tới ngậm sâu vào vú mẹ với môi dưới của trẻ ở phía dưới núm vú

 

 

 

 

 

Hướng dẫn mẹ dấu hiệu của ngậm bắt vú tốt

8.

Cằm trẻ chạm vào bầu vú

 

 

 

 

 

9.

Miệng trẻ mở rộng, má phồng

 

 

 

 

 

10.

Môi dưới của trẻ trề ra ngoài

 

 

 

 

 

11.

Vùng quầng vú phía trên nhìn thấy nhiều hơn phần bên dưới miệng trẻ

 

 

 

 

 

Hướng dẫn mẹ biết được dấu hiệu trẻ bú tốt

12.

Trẻ bú với nhịp mút sâu và chậm

 

 

 

 

 

13.

Khi bú, thỉnh thoảng trẻ ngừng lại nghỉ một khoảng ngắn; không phát ra âm thanh khi mút

 

 

 

 

 

14.

Mẹ cảm thấy bầu vú rỗng sau khi cho bú (nên cho trẻ bú hết một bên sau đó mới chuyển sang bên kia)

 

 

 

 

 

Tổng điểm:

 

 

 

 

 

“ĐẠT YÊU CẦU” nếu 4/5 NVYT có tổng điểm ≥ 26/28 điểm

* Lưu ý khi tư vấn, nhân viên y tế không chạm vào người trẻ mà hướng dẫn để bà mẹ tự làm.

 

Bảng kiểm 7. TIÊU CHÍ BỆNH VIỆN

Tiêu chí

Nguồn xác thực thông tin

Tiêu chuẩn đạt

1 - Số nhân viên khoa sản, sơ sinh được tập huấn về tư vấn và hỗ trợ bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ đạt từ 95% trở lên.

Giấy chứng nhận/chứng chỉ tập huấn/đào tạo NCBSM

Từ 95%

2- % nhân viên chuyên trách tư vấn NCBSM đã tham dự lớp tập huấn/đào tạo về nuôi con bằng sữa mẹ và có chứng chỉ/chứng nhận.

Quyết định của bệnh viện phân công cán bộ chuyên trách tư vấn NCĐSM.

Giấy chứng nhận

Từ 95%

3- Có nhóm hỗ trợ bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoạt động thường xuyên (thành viên là bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh...) có kiến thức và kỹ năng tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, thông tắc tia sữa, cách cho trẻ bú đúng, cách duy trì nguồn sữa mẹ.

Quyết định thành lập nhóm “Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ” (danh sách thành viên, kế hoạch hoạt động)

4- Tỷ lệ các trường hợp sinh thường được thực hiện đầy đủ quy trình chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm đạt tối thiểu 80%

Số liệu EENC của bệnh viện

Từ 80%

Có hệ thống tổng hợp từ sổ đẻ hoặc phần mềm

5- Tỷ lệ các trường hợp sinh mổ được thực hiện đầy đủ quy trình chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm đạt tối thiểu 50% số trường hợp đủ điều kiện áp dụng

Số liệu EENC của bệnh viện

Từ 50%

Có hệ thống tổng hợp từ sổ đẻ hoặc phần mềm

6- Không phát hiện vi phạm về tiếp thị sản phẩm thay thế sữa mẹ trong bệnh viện theo quy định của Nghị định số 100/2014/NĐ-CP ngày 06/11/2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo, bao gồm:

• Không phát hiện trường hợp cán bộ y tế kê đơn chỉ định sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ cho trẻ trong trường hợp không cần thiết.

• Không bày bán sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ trong căng-tin bệnh viện.

• Không có sản phẩm thay thế sữa mẹ, bình, núm vú giả tại phòng hậu sản (với sinh thường).

Quan sát tại bệnh viện

Không vi phạm

 

Bảng kiểm 8. MÔI TRƯỜNG HỖ TRỢ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

 

Phòng khám thai

Phòng sinh

Phòng hậu sản

Nhi sơ sinh

Đạt.

1. Có bảng quy định nuôi con bằng sữa mẹ: Có đầy đủ nội dung của WHO về 10 bước nuôi con bằng sữa mẹ.

 

 

 

 

2. Bệnh viện có cấm sử dụng sữa công thức và các sản phẩm liên quan một cách công khai?

 

3. Có các tranh ảnh khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ?

 

 

 

 

4. Các tài liệu về NCBSM ở những vị trí người nhà và bà mẹ dễ tiếp cận không?

 

 

 

 

5. Bệnh viện có khuyến khích việc sử dụng cốc, thìa thay cho sử dụng bình bú khi trẻ chưa bú mẹ trực tiếp không?

 

6. Có các poster, video, ảnh... của các nhãn hiệu sữa công thức trong bệnh viện? (kể cả khi công ty sữa công thức cho trẻ em quảng cáo sữa bà bầu).

 

 

 

 

Không

7. Có chương trình tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ cho bà mẹ tại bệnh viện không?

 

8. Có tủ lạnh bảo quản sữa mẹ không?

 

 

 

 

Có tại đơn vị nhi sơ sinh

*Có khu vực riêng, sạch sẽ, đầy đủ các tài liệu hỗ trợ bà mẹ: dinh dưỡng khi cho con bú, tư thế bú đúng, mát xa vú, vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy.

Đạt khi các tiêu chí chỉ định đạt theo yêu cầu

 

PHỤ LỤC 2.

NỘI DUNG KHẢO SÁT SẢN PHỤ XUẤT VIỆN QUA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

(TIÊU CHÍ 3)

Giới thiệu: Xin chào chị. Tên tôi là… … hiện đang công tác tại Sở Y tế/ Bộ Y tế. Chúng tôi mong được tìm hiểu một số thông tin trong thời gian chị nằm viện, cụ thể là việc nuôi dưỡng cháu nhà chị và về việc hỗ trợ của cán bộ bệnh viện đối với chị. Chúng tôi chỉ hỏi chị trong khoảng 5-10 phút. Chúng tôi sẽ giữ bí mật các thông tin của chị và tên chị. Các thông tin mà chị cung cấp sẽ giúp cho bệnh viện cải thiện việc chăm sóc bà mẹ trẻ sơ sinh tốt hơn.

Stt

Câu hỏi

Trả lời

1

Cháu nhỏ nhất của chị được mấy tháng rồi?

(Ghi lại số tháng)

2

Hiện nay cháu có được bú sữa mẹ không?

1) Có (Chuyển qua câu 2a)

0) Không (Chuyển qua câu 3)

2a

Ngoài bú sữa mẹ thì chị có cho cháu ăn hay uống gì khác không?

1) Bú mẹ hoàn toàn (sữa mẹ ruột hoặc sữa người khác)

2) Bú mẹ và sữa bột/sữa công thức

3) Bú mẹ và nước trắng

9) Bú mẹ và đồ uống hoặc thức ăn khác

3

Hồi chị sinh cháu là sinh thường hay sinh mổ?

1) Sinh thường

2) Sinh mổ

4

Cháu có được đặt nằm da kề da trên ngực/bụng chị ngay sau khi sinh không?

1) Có (chuyển qua câu 5a)

0) Không (chuyển qua câu 5b)

8) Không trả lời

9) Không biết/Không nhớ

5a

Cháu được đặt nằm da kề da trên ngực/ bụng chị trong bao lâu?

1) Dưới 90 phút

2) Trên 90 phút

9) Không biết/ Không nhớ

5b

Bao lâu sau khi sinh thì cháu được nằm cùng chị?

1) Nằm cùng luôn hay dưới 1 tiếng

2) Từ 1 đến 6 tiếng

3) Sau 6 tiếng

9) Không biết/ Không nhớ

6

Cháu có được bú sữa mẹ trong vòng 90 phút sau khi sinh không?

1) Có

0) Không

8) Không trả lời

9) Không biết/Không nhớ

7

Trong thời gian sau sinh ở bệnh viện, chị có cho cháu uống nước hay ăn thêm sữa bột/ sữa công thức không?

1) Có

0) Không

8) Không trả lời

9) Không biết/Không nhớ

8

Khi ở bệnh viện, chị có được các bác sỹ hay điều dưỡng hướng dẫn cách cho con bú không?

1) Có

0) Không

8) Không trả lời

9) Không biết/Không nhớ

9

Các bác sỹ, điều dưỡng ở bệnh viện có tư vấn dùng sữa bột/ sữa công thức cho trẻ dưới 24 tháng tuổi không?

1) Có (Chuyển xuống câu 9a)

0) Không

8) Không trả lời

9) Không biết/Không nhớ

9a

Vì sao chị được bác sĩ, điều dưỡng tư vấn dùng sữa bột/sữa công thức?

1) Ít sữa, chưa có sữa

2) Sinh mổ

3) Mẹ bệnh không thể cho con bú

4) Con bệnh hoặc sinh non nên không bú mẹ được

5) Mẹ muốn cho con sữa bột/ sữa công thức

6) Không trả lời

7) Không biết/ Không nhớ

10

Chị có thấy trong bệnh viện có các hình thức quảng cáo, tiếp thị sữa bột/ sữa công thức cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, bình bú, vú ngậm nhân tạo không?

1) Có pano, tranh ảnh hoặc tài liệu quảng cáo sữa bột/ sữa công thức cho trẻ dưới 24 tháng tuổi

2) Có nhân viên tiếp thị sữa bột/ sữa công thức cho trẻ dưới 24 tháng tuổi trong khu vực bệnh viện

3) Bệnh viện có bày bán, hoặc nhân viên bệnh viện giới thiệu hoặc bán sữa bột/sữa công thức cho trẻ dưới 24 tháng tuổi

4) Có người gọi điện thoại cho chị (khi chị đang ở bệnh viện và sau khi xuất viện) và tư vấn về sữa bột/sữa công thức cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, bình bú, vú ngậm nhân tạo

5) Quảng cáo sữa bà bầu, sữa cho bà mẹ sau sinh

6) Có quảng cáo và bày bán bình bú, vú ngậm nhân tạo

9) Các hình thức quảng cáo, tiếp thị khác cho sữa bột/ sữa công thức cho trẻ dưới 24 tháng tuổi (mô tả)

0) Không có các hiện tượng như mô tả trên

11

Chị có góp ý gì cho bệnh viện để làm tốt hoặc việc trợ giúp nuôi con bằng sữa mẹ không?

(Ghi lại góp ý)

Nếu sản phụ có thời gian và quan tâm thì nên dành thời gian tư vấn thêm về nuôi con sữa mẹ. Nếu không thì cảm ơn và kết thúc cuộc khảo sát.