Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3410/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật An toàn Thực phẩm 2010;
Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường 2005;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y 2004;
Căn cứ Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐND ngày 5/4/2012 của HĐND Thành phố Hà Nội về thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016;
Căn cứ Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 6/7/2012 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công thương Hà Nội tại Tờ trình số 2293/TTr-SCT ngày 18/7/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TIÊU CHÍ CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM ĐẢM BẢO CÁC YÊU CẦU VỀ VỆ SINH THÚ Ý, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐƯỢC ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 04/2012/NQ-HĐND NGÀY 5/4/2012 CỦA HĐND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3410/QĐ-UBND ngày 30/7/2012 của UBND Thành phố Hà Nội)
Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp (quá trình giết mổ theo dây chuyền khép kín) và bán công nghiệp (quá trình giết mổ có một số công đoạn bằng máy, một số công đoạn làm thủ công) trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Các tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp, bán công nghiệp nằm trong Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020, được cấp có thẩm quyền chấp thuận cho phép triển khai thực hiện dự án.
Cơ sở phải đạt công suất giết mổ từ 20 con trâu, bò, ngựa/ngày trở lên; hoặc từ 100 con lợn/ngày trở lên; hoặc từ 500 con gia cầm/ngày trở lên.
Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp, bán công nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật: Luật An toàn Thực phẩm 2010; Luật Bảo vệ Môi trường 2005; Pháp lệnh Thú y 2004; các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn quốc gia hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực.
1. Đảm bảo quy định của pháp luật về thú y:
a) Cơ sở giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật phải có đủ các điều kiện vệ sinh thú y theo quy định tại Điều 33 của Pháp lệnh Thú y và các điều kiện về địa điểm, nhà xưởng, trang thiết bị như sau:
- Phải cách biệt với khu dân cư, các công trình công cộng, đường giao thông chính và các nguồn gây ô nhiễm, không bị úng ngập; có tường bao quanh; có cổng riêng biệt để xuất, nhập động vật, sản phẩm động vật; đường đi trong cơ sở phải lát gạch hoặc bằng bê tong;
- Có khu vực riêng nhốt động vật chờ giết mổ; khu vực riêng để giết mổ, sơ chế động vâth, sản phẩm động vâth; khu cách ly động vật ốm; khu xử lý sản phẩm không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y;
- Có phòng kiểm tra, xét nghiệm mẫu, phòng làm việc cho cán bộ thú y;
- Thiết kế cơ sở phải đảm bảo thuận tiện cho việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc; có bố trí riêng khu chứa sản phẩm dùng làm thực phẩm, khu chứa sản phẩm không dùng làm thực phẩm, khu vực cất giữ phương tiện vận chuyển, dụng cụ giết mổ, sơ chế, khu nghỉ cho người làm việc để tránh sự ô nhiễm và lây nhiễm chéo; đảm bảo độ thông thoáng, đủ ánh sáng phục vụ thao tác giết mổ và kiểm tra thú y vào ban đêm.
b) Nước sử dụng trong giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật phải đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định.
2. Đảm bảo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm:
a) Cơ sở giết mổ GSGC công nghiệp, bán công nghiệp sử dụng chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất khử độc phải đảm bảo an toàn cho con người và môi trường. Người trực tiếp giết mổ GSGC phải tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm.
b) Trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng dùng trong hoạt động giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật, vận chuyển thực phẩm và phương tiện vận chuyển thực phẩm phải được sản xuất từ nguyên vật liệu an toàn, bảo đảm không thôi nhiễm các chất độc hại, mùi vị lạ vào thực phẩm, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc.
3. Đảm bảo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường:
a) Hệ thống thu gom và xử lý chất thải (bao gồm: khí thải, nước thải và chất thải rắn) của cơ sở phải được thực hiện theo đúng Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường/Cam kết bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường chi tiết/Đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định.
b) Nước thải của cơ sở sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường trước khi xả ra môi trường; Quan trắc, giám sát môi trường theo đúng thông số, tần suất, vị trí đã cam kết và theo quy định; Định kỳ báo cáo tình hình bảo vệ môi trường đến các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền quản lý.
c) Cơ sở phát sinh chất thải nguy hại phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại được quy định tại Điều 25 Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quản lý chất thải nguy hại.
UBND Thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, tổ chức thực hiện đánh giá mức độ đạt tiêu chí của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp, bán công nghiệp theo quy định này.
- 1Quyết định 45/2006/QĐ-UBND hủy bỏ các khoản 1,2 điều 5 Quyết định 144/2003/QĐ-UB về kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật và kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 2Chỉ thị 16/2006/CT-UBND tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng nông sản, lâm sản, vật tư nông nghiệp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do tỉnh Gia Lai ban hành
- 3Quyết định 2381/2006/QĐ-UBND quy định tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm trong Chợ do tỉnh Bến Tre ban hành
- 4Kế hoạch 133/KH-UBND năm 2013 về thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020
- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 4Luật an toàn thực phẩm 2010
- 5Thông tư 12/2011/TT-BTNMT Quy định về quản lý chất thải nguy hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 6Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐND thí điểm chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016
- 7Quyết định 16/2012/QĐ-UBND về Quy định thí điểm chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 8Quyết định 45/2006/QĐ-UBND hủy bỏ các khoản 1,2 điều 5 Quyết định 144/2003/QĐ-UB về kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật và kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 9Chỉ thị 16/2006/CT-UBND tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng nông sản, lâm sản, vật tư nông nghiệp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do tỉnh Gia Lai ban hành
- 10Quyết định 2381/2006/QĐ-UBND quy định tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm trong Chợ do tỉnh Bến Tre ban hành
- 11Kế hoạch 133/KH-UBND năm 2013 về thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020
Quyết định 3410/QĐ-UBND năm 2012 về Quy định tạm thời tiêu chí cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, môi trường được áp dụng chính sách khuyến khích đầu tư theo Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐND do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 3410/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/07/2012
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Trần Xuân Việt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra