- 1Quyết định 267/2005/QĐ-TTg về chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Bộ luật Lao động 1994
- 3Quyết định 81/2005/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 12/2007/QĐ-UBND về chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và thu hút nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang
- 1Quyết định 221/2005/QĐ-TTg về việc xây dựng chương trình quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 20/2006/QĐ-TTg về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 5Nghị quyết 44/2007/NQ-HĐND ban hành chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang đến năm 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2007/QĐ-UBND | Rạch Giá, ngày 17 tháng 8 năm 2007 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết số 44/2007/NQ-HĐND ngày 01 tháng 7 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang đến năm 2020;
Xét Tờ trình số 107/TTr-SKHĐT ngày 08 tháng 8 năm 2007 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Kiên Giang đến năm 2020.
Điều 2. Giao trách nhiệm cho Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan làm tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, quản lý và điều hành Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang đến 2020.
Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các sở, ban ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố và các ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2007/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
Kiên Giang có diện tích tự nhiên khá lớn so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên phong phú. Trong những năm qua tổng sản phẩm xã hội (GDP) tăng bình quân hàng năm lên 11%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2005 đạt 570 USD, năm 2006 đạt 699 USD đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong tỉnh từng bước được cải thiện đáng kể. Bên cạnh những thành tích đạt được, vẫn còn một số mặt hạn chế. Đặc biệt là nguồn nhân lực còn bất cập so với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, mặt bằng dân trí được nâng lên nhưng chưa tương xứng trước yêu cầu phát triển, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, nguồn nhân lực cho các ngành mũi nhọn chưa tập trung, trình độ năng lực của một số bộ phận cán bộ quản lý còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu đối với phát triển của tỉnh trong tình hình mới.
Việc xây dựng Chương trình phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2006-2010, định hướng 2015 và tầm nhìn đến 2020 là rất quan trọng.
Căn cứ vào Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg ngày 09/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chương trình quốc gia phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020; căn cứ vào Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg ngày 20/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL đến năm 2010; căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 17/4/2007 của Tỉnh ủy Kiên Giang về phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015; căn cứ vào Quyết định số 286/QĐ-UBND ngày 07/3/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang đến năm 2015 và tầm nhìn 2020. Chương trình phát triển nguồn nhân lực gồm những phần sau:
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2001 - 2005 VÀ NĂM 2006
Nguồn nhân lực của xã hội bao gồm những người trong độ tuổi lao động (theo Bộ luật Lao động) và ngoài độ tuổi lao động nhưng có khả năng hoặc sẽ tham gia lao động. Số lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và độ tuổi lao động; chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào sự nghiệp giáo dục - đào tạo và thể chất người lao động, yếu tố di truyền, nhu cầu sử dụng lao động ở địa phương. Trong một chừng mực nào đó nguồn nhân lực đồng nghĩa với nguồn lao động, nhưng nói về nguồn nhân lực là nói tới chất lượng của lao động. Trong Chương trình nguồn nhân lực này tập trung đi sâu vào nguồn nhân lực đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân hay còn gọi là lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh.
1. Dân số và lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân của tỉnh
- Về số lượng dân số và lao động:
Tỉnh ta có dân số khá đông theo thống kê năm 2005 dân số tỉnh Kiên Giang có khoảng 1.655.026 người, giai đoạn (2001- 2005) tốc độ tăng dân số bình quân là 1,13%/năm, trong 5 năm qua dân số của tỉnh tăng thêm khoảng 100.000 người bình quân mỗi năm tăng từ 19.000-20.000 người. Dân số năm 2006 là 1.680.121 người.
Lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân tăng bình quân mỗi năm 2,45%/năm. Trong 5 năm qua lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân tăng thêm khoảng 98.600 lao động, năm 2006 có khoảng 870.404 lao động tăng 12.300 lao động so với 2005.
Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế tạo ra sự thu hút lao động, ở các khu vực khác nhau: khu vực II (công nghiệp và xây dựng) tốc độ thu hút lao động vào làm việc tại khu vực này là khá lớn, tốc độ tăng lao động bình quân khoảng 8,25%/năm; tiếp đến là khu vực III (khu vực dịch vụ) tốc độ tăng lao động bình quân khoảng 6,7%/năm và cuối cùng là khu vực I (khu vực nông lâm thủy sản) tốc độ tăng lao động bình quân khoảng 0,7%/năm; nhưng khu vực nông lâm thủy sản thì lĩnh vực thủy sản thời gian qua tốc độ thu hút lao động rất cao, bình quân khoảng 10%/năm. Nếu so sánh về giá trị tuyệt đối thì khu vực III là khu vực thu hút lao động qua các năm lớn nhất, bình quân mỗi năm thu hút khoảng 10.700 lao động, kế đến là khu vực II bình quân mỗi năm thu hút khoảng 5.300 lao động và cuối cùng là khu vực I mỗi năm thu hút khoảng 3.800 lao động, nhưng trong khu vực I thì thủy sản thu hút lao động lớn nhất, bình quân mỗi năm thu hút khoảng 6.520 lao động, điều này chứng tỏ những năm qua có sự chuyển dịch lao động từ ngành nông lâm sang ngành thủy sản khá lớn.
- Chất lượng dân số và lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân:
+ Dân số Kiên Giang thuộc dân số trẻ, nhóm người độ tuổi từ 65 trở lên khoảng 3,5 - 4%, mặt khác dân số của tỉnh ở nhóm tuổi từ 15 tuổi trở xuống chiếm khá cao, nhóm này thường chiếm 1/3 dân số toàn tỉnh. Trình độ dân trí từng bước được nâng lên.
+ Về chất lượng lao động:
Nếu như năm 2001 tỷ lệ lao động qua đào tạo chung (từ nghề đến đào tạo sau đại học) chiếm tỷ lệ 9,08% so với tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh thì đến năm 2006 là 17,13%; nếu tính riêng lao động đã qua đào tạo nghề năm 2001 có 32.236 lao động, chiếm trên 4% trên tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, năm 2006 số lao động qua đào tạo nghề là 95.757 lao động chiếm 11%. Tổng số lao động trong tỉnh có chuyên môn kỹ thuật từ cao đẳng đại học và sau đại học tăng khá nhanh, trình độ sau đại học năm 2005 tăng gấp 3,71 lần so với năm 2001, năm 2006 tăng 1,06 lần so năm 2005; cao đẳng đại học năm 2005 tăng 1,88 lần so năm 2001 và năm 2006 tăng 1,17 lần so với 2005.
Cơ cấu chất lượng lao động theo các loại trình độ có sự chuyển đổi qua các năm, lao động có trình độ sau đại học, đại học cao đẳng và nghề tăng, nhưng lao động THCN giảm, cụ thể: năm 2001 cứ 1.000 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân thì có 0,1 lao động có trình độ sau đại học, 16,8 lao động có trình độ đại học, cao đẳng, 27,8 lao động có trình độ THCN và 36,8 lao động có trình độ nghề; năm 2005 cứ 1.000 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân thì có 0,36 lao động có trình độ sau đại học, 32,3 lao động có trình độ đại học cao đẳng, 25,94 lao động có trình độ THCN và 92,22 lao động có trình độ nghề. Năm 2006, cứ 1.000 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân thì có 0,38 lao động có trình độ sau đại học; 35,89 lao động có trình độ đại học cao đẳng; 27,38 lao động có trình độ THCN và 106,4 lao động có trình độ nghề.
- Năng suất lao động của tỉnh thời gian qua:
Năm 2000 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh là 759.469 lao động, đã tạo ra một khối lượng tổng sản phẩm xã hội (GDP) là 6.403 tỷ đồng (theo giá cố định 1994), để tạo ra 1 tỷ đồng GDP thì trung bình phải cần 118,6 lao động. Năm 2005 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh là 858.104 lao động, để tạo ra một khối lượng tổng sản phẩm xã hội là 10.835 tỷ đồng, để tạo ra 1 tỷ đồng GDP thì trung bình phải cần 79,2 lao động. Năm 2006 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh là 870.404 lao động, đã tạo ra một khối lượng tổng sản phẩm xã hội là 11.916 tỷ đồng, để tạo ra 1 tỷ đồng GDP thì trung bình phải cần 73,04 lao động. Như vậy số lao động để tạo ra 1 tỷ đồng GDP qua các năm đều giảm, hàng năm giảm bình quân 7,88%/năm, vấn đề này đồng nghĩa với năng suất lao động tỉnh ta tăng cao qua các năm (năng suất lao động từng lĩnh vực xem phụ lục 10d).
2. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực và tình hình giải quyết việc làm sau đào tạo
- Các cơ sở đào tạo:
Trong những năm qua đã nâng cấp Trường Trung học Sư phạm lên Cao đẳng Sư phạm, Trung tâm Giáo dục thường xuyên lên Cao đẳng Cộng đồng, Trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật lên Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật, Trường Trung học Y tế lên Trường Cao đẳng Y tế và bước đầu đã xây dựng được phân hiệu Đại học Thủy sản Nha Trang tại Kiên Giang.
Đối với mạng lưới các cơ sở dạy nghề được mở rộng và đa dạng, đến nay đã có 01 trường trung cấp dạy nghề và 02 trung tâm dạy nghề có đủ khả năng liên kết đào tạo nghề dài hạn, 11 trường, trung tâm, cơ sở dạy nghề ngắn hạn và 20 cơ sở dạy nghề tư nhân, đặc biệt đã cho phép thành lập 01 trường dạy nghề tư thục tại huyện Phú Quốc.
- Quy mô học sinh đào tạo qua các năm:
Từ năm học 2000-2001 đến năm học 2005-2006 toàn tỉnh có khoảng trên 34.300 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có trên 9.000 học sinh (chiếm 27%) trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng bằng hình thức chính quy và không chính quy; trong đó số trúng tuyển các trường ngoài tỉnh chiếm khoảng 17 - 18% và tỷ lệ này có xu hướng tăng trong những năm gần đây.
Quy mô đào tạo các trường cao đẳng, dạy nghề trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng và đa dạng với trên 60 ngành nghề các loại. Về hệ đào tạo thì hệ chính quy tập trung ở trình độ cao đẳng là chủ yếu, còn lại là đào tạo tại chức, liên kết bồi dưỡng. Từ 2001-2005 toàn tỉnh đã đào tạo tốt nghiệp (từ trung cấp đến đại học) khoảng 21.069 sinh viên, bình quân mỗi năm số sinh viên ra trường khoảng 4.214 sinh viên. Năm 2006 toàn tỉnh đã tuyển mới (từ trung cấp đến đại học) là 5.348 sinh viên.
Đối với đào tạo nghề: 5 năm qua (2001-2005) đã đào tạo khoảng 37.835 người, trong đó hệ chính quy dài hạn là 6.580 người và ngắn hạn là 31.255 người. Năm 2006 đã đào tạo 16.628 người, trong đó dài hạn 1.706 người, ngắn hạn là 14.922 người.
Như vậy giai đoạn 2001-2005 bình quân mỗi năm các trường và các trung tâm của tỉnh đã cung cấp nguồn nhân lực đã qua đào tạo cho tỉnh khoảng 11.800 người, trong đó có trình độ đại học cao đẳng 1.370 người (đại học 378 người), trung học chuyên nghiệp 2.840 người và có trình độ nghề là 7.600 người (dài hạn là 1.300 người), đây là chưa kể đến số sinh viên đi học tập ở ngoài tỉnh tốt nghiệp và số nhân lực đã được qua đào tạo về làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh.
Công tác đào tạo bồi dưỡng quản lý chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức được đẩy mạnh trong 5 năm qua (2001-2005) đã đào tạo được 13.046 cán bộ, trong đó 11.254 lý luận chính trị và quản lý nhà nước 1.792 người. Năm 2006 đào tạo được 2.754 cán bộ, trong đó 1.495 lý luận chính trị và quản lý nhà nước 1.259 người.
- Giải quyết việc làm sau đào tạo:
Qua khảo sát tại một số trường cho thấy số người sau khi được đào tạo ra trường có việc làm, chiếm tỷ lệ khá cao, cụ thể: Trường Dạy nghề của tỉnh 71,13%, Trường Cao đẳng Sư phạm 95%, Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật khoảng 70% và Trường Cao đẳng Y tế khoảng 80 - 85% . . .
- Về vốn đầu tư:
Trong 5 năm 2001-2005 vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các trường và các trung tâm khoảng 67,105 tỷ đồng, trong đó vốn Trung ương 8,6 tỷ và vốn địa phương 58,56 tỷ đồng. Với số vốn đầu tư nêu trên đã tăng cường cơ sở vật chất cho các trường tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo của mình.
3. Thực trạng quản lý về phát triển nguồn nhân lực của tỉnh
- Trên cơ sở bộ máy quản lý nhà nước để quản lý phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ yếu quản lý nhà nước về nguồn nhân lực chưa qua đào tạo và nguồn nhân lực có trình độ nghề.
Sở Nội vụ quản lý cán bộ công chức, viên chức thuộc bộ máy nhà nước.
- Về quản lý nhà nước, tổ chức các trường đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý các Trường Dạy nghề, Trung tâm Dạy nghề. Đối với các trường cao đẳng như Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật, Cao đẳng Y tế và Trường Cao đẳng Cộng đồng trực thuộc UBND tỉnh quản lý, phân hiệu Đại học Thủy sản Nha Trang tại tỉnh Kiên Giang thuộc Bộ Đại học quản lý, Trường Chính trị của tỉnh thuộc Tỉnh ủy quản lý.
- Việc quản lý cũng như thu hút nguồn nhân lực, UBND tỉnh đã ban hành nhiều Quyết định số 50/2003/QĐ-UB ngày 29/4/2003 và Quyết định số 12/2007/QĐ-UBND ngày 06/02/2007 thay thế cho Quyết định 50/2003/QĐ-UB về chính sách đào tạo và thu hút nguồn nhân lực.
4. Những nguyên nhân đạt được kết quả nêu trên
- Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực ở địa phương, ngành, đơn vị được nâng lên. Bản thân người lao động từng bước tự ý thức và tự giác phấn đấu đi học tập để vươn lên tạo việc làm.
- Tỉnh ủy và UBND tỉnh có chủ trương chính sách kịp thời, chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các cấp.
- Kinh tế - xã hội từng bước phát triển, cùng với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và với cơ chế chính sách thu hút đầu tư đã thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào đầu tư kéo theo lao động chất lượng cao vào làm việc tại tỉnh.
II. NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
Trong những năm qua nguồn nhân lực của tỉnh đã có sự phát triển cả về số lượng, chất lượng. Tuy nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; nguồn nhân lực của tỉnh ta vẫn còn nhiều hạn chế (tỷ lệ nguồn lao động qua đào tạo chung đứng thứ 10/13 và tỷ lệ qua đào tạo nghề đứng thứ 11/13 các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long).
1. Những hạn chế, tồn tại
- Mặc dù tỉnh ta vẫn còn tồn tại một tỷ lệ thất nghiệp cao (năm 2005 tỷ lệ thất nghiệp - lao động chưa có việc làm khoảng 3,72%, khu vực đồng bằng sông Cửu Long là 2,48% và cả nước là 2,24%), nhưng vẫn xảy ra hiện tượng thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật và lao động chất lượng cao. Hàng năm có gần 1.000 lao động đến trung tâm dịch vụ tìm việc, nhưng không tìm được việc làm; những xí nghiệp tại khu công nghiệp Tắc Cậu và một số nhà máy cần việc làm nhưng tuyển chọn chưa đáp ứng được, nhà máy phải tuyển lao động ngoài tỉnh. Như vậy nguồn nhân lực của tỉnh ta thừa vẫn thừa thiếu thì vẫn thiếu, thừa lao động thủ công và giản đơn, tay nghề thấp, còn thiếu lao động kỹ thuật nhất là lao động có trình độ cao, lao động có kỹ năng thực hành cho thị trường lao động.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đã được nâng lên nhưng so với mặt bằng cả nước và khu vực ĐBSCL chúng ta còn đạt thấp. Cơ cấu trình độ đào tạo giữa đại học, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật chưa hợp lý (1 - 0,8 - 4,4), lực lượng lao động kỹ thuật có trình độ đại học, cao đẳng và sau đại học tăng nhanh, THCN giảm và qua đào tạo nghề tăng không cao (theo một số chuyên gia về lao động, cơ cấu lao động kỹ thuật hợp lý là 1 đại học 5 trung cấp 14 công nhân kỹ thuật lành nghề, các nước trong khu vực hiện có cơ cấu là 1 - 4 - 10; theo kinh nghiệm của thế giới từ thủ công lên cơ giới hóa thì cơ cấu lao động hợp lý là: 1 kỹ sư, 4 trung cấp kỹ thuật, 20 công nhân lành nghề, 60 công nhân tay nghề thấp và 15 lao động giản đơn).
- Cơ cấu ngành nghề chuyên môn kỹ thuật chưa cân đối, cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao đẳng kỹ thuật trở lên chủ yếu tập trung ở cấp tỉnh, các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và trên 50% thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế. Trong khi đó các ngành có tiềm năng lợi thế của tỉnh như nông nghiệp, thủy sản, du lịch còn hạn chế.
- Quy mô, ngành nghề và chất lượng đào tạo của các trường chưa đáp ứng được, khoảng 30% số học sinh, sinh viên tuyển mới hàng năm học bằng hình thức không chính quy, hàng năm vẫn còn khoảng 4.000 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông chưa có cơ hội được học nghề từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên. Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở không tiếp tục học trung học phổ thông, vào học trung học chuyên nghiệp và học nghề còn hạn chế.
- Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, đào tạo ngành nghề còn chồng chéo và trùng lắp nhau, đào tạo phần lớn chưa gắn bó với yêu cầu nên hiệu quả chưa cao; phần lớn các doanh nghiệp chưa có trách nhiệm cao trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Đào tạo nghề dài hạn chiếm tỷ lệ thấp (17%), số sinh viên đại học cao đẳng trên vạn dân thấp nhất trong cả nước.
- Việc quản lý và sử dụng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, chưa phân rõ ràng, mỗi ngành, bộ phận quản lý riêng mà chưa có ngành nắm chung toàn bộ nguồn nhân lực từ đó đề xuất phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp. Việc chảy máu chất xám cũng cần được quan tâm giải quyết, việc đầu tư XDCB cũng còn hạn chế.
Việc chưa có trường đại học là một thách thức đối với Kiên Giang.
2. Nguyên nhân của tồn tại
- Việc phát triển nguồn nhân lực chưa quan tâm đúng mức, công tác đào tạo nguồn nhân lực còn thiếu quy hoạch chưa gắn kết chặt chẽ với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chưa gắn đào tạo với sử dụng, tập trung nhiều đến việc đào tạo lực lượng lao động trong cơ quan, công ty nhà nước, chưa quan tâm đúng mức đến thị trường lao động. Phân công phân cấp về quản lý, đào tạo nguồn nhân lực còn bất cập.
- Đối với cộng đồng xã hội, nhất là vùng nông thôn sâu, vùng dân tộc nhận thức đào tạo lao động còn hạn chế. Vai trò tham mưu của các ngành chức năng về phát triển nguồn nhân lực chưa tích cực.
- Quy mô đào tạo của hệ thống trường chưa tương xứng, việc hướng nghiệp và phân luồng học sinh còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo trong các lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế như du lịch, nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp.
Phần thứ hai
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2015 VÀ TẦM NHÌN 2020
I. YÊU CẦU VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1. Yêu cầu
- Phát triển nguồn nhân lực thời kỳ 2007-2010 của tỉnh Kiên Giang phải đi trước và góp phần cạnh tranh, phát triển bền vững của nền kinh tế; phát triển nhân lực về quy mô, chất lượng trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có tính đến hội nhập kinh tế quốc tế, đi lao động các tỉnh khác và xuất khẩu lao động.
- Phát triển nhân lực phải phù hợp với ngành nghề, tiểm năng lợi thế của tỉnh và chất lượng ở cả 03 bậc cao, trung và nghề kỹ thuật, chú trọng nhân lực khoa học kỹ thuật quản lý đầu đàn, nhân lực có trình độ cao trực tiếp sản xuất, kinh doanh dịch vụ ở các lĩnh vực mũi nhọn then chốt của tỉnh.
- Trong quá trình phát triển nhân lực phải đa dạng hóa đào tạo, phát triển nhân lực là trách nhiệm của toàn xã hội, mỗi công dân và tổ chức phải tham gia phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, khai thác tốt tiềm năng lợi thế của tỉnh, nhằm đưa tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững ngang tầm với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của tỉnh giai đoạn 2006-2010 trên 13%, giai đoạn 2011-2015 trên 21%, giai đoạn 2016- 2020 trên 15%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng công nghiệp và dịch vụ.
Hàng năm giải quyết việc làm cho 24.000 - 25.000 lao động trở lên, đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo dưới 6%, từ 2011-2020 mỗi năm giảm 1,5- 2% hộ nghèo và giảm 1% tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em. Đến năm 2020 tuổi thọ trung bình trên 75 tuổi và cân nặng trên 55kg. Dự báo dân số đến năm 2010 khoảng dưới 1,8 triệu người và năm 2015 trên 1,88 triệu người và năm 2020 là trên 1,98 triệu người.
- Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực
Dự kiến tăng dân số trung bình giai đoạn 2007-2010 là 1,2%/năm, giai đoạn 2011-2015 là 1,1%/năm và giai đoạn 2016-2020 là 1,05 %/năm.
Nguồn nhân lực đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh dự kiến giai đoạn 2007-2010 tốc độ tăng bình quân là 1,5%/năm, lao động năm 2010 khoảng 922.400 lao động. Giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng 1,35%/năm, lao động năm 2015 khoảng 987.400 lao động và giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng 1,3%/năm, lao động năm 2020 khoảng 1,055 triệu lao động.
Đến năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo chung (từ nghề đến sau đại học) chiếm 30%, năm 2015 chiếm 50,26% và năm 2020 chiếm 66,59% so tổng số lao động đang làm việc trong ngành kinh tế quốc dân của tỉnh. Số lao động qua đào tạo chung năm 2010 là 276.651 lao động, năm 2015 là 496.230 lao động và đến năm 2020 khoảng 702.502 lao động. Tốc độ tăng bình quân lao động qua đào tạo chung giai đoạn 2007-2010 khoảng 16,3%, giai đoạn 2011-2015 là 12,4% và giai đoạn 2016-2020 là 7,2%. Đối với đào tạo nghề, đến năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chiếm 23%, năm 2015 chiếm 40,7% và năm 2020 chiếm 55% so với tổng số lao động đang làm việc trong ngành kinh tế quốc dân của tỉnh. Năm 2010 số lao động qua đào tạo nghề là 212.153 người, năm 2015 là 401.873 người, năm 2020 là 580.197 người. Tốc độ tăng bình quân lao động qua đào tạo nghề giai đoạn 2006-2010 là 23,05%/năm, giai đoạn 2011-2015 là 13,56% và giai đoạn 2016-2020 là 7,65%/năm.
Như vậy đến năm 2010 cứ 1.000 lao động thì có: 0,47 lao động có trình độ trên đại học; 36,63 lao động đại học cao đẳng; 32,81 lao động chuyên nghiệp và 230 lao động đào tạo nghề. Tỷ lệ trên tương ứng với năm 2015 là 0,58; 47,78; 49,19; 407 và năm 2020 là 0,71; 55,84; 59,39; 550. Năm 2010 số lao động cần thiết để tạo ra 1 tỷ đồng GDP khoảng 45 lao động, năm 2015 khoảng 19-20 lao động và năm 2020 khoảng 12-15 lao động.
- Về quy mô đào tạo nguồn nhân lực
Tổng hợp quy mô đào tạo từ trường đại học, các trường cao đẳng, các trường và trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
+ Giai đoạn 2007- 2010:
Phổ cập trung học cơ sở vào năm 2007; Quy mô đào tạo tăng bình quân mỗi năm 25,6%, dự kiến tuyển sinh và đào tạo cả giai đoạn khoảng 166.612 người, trong đó hệ đại học khoảng 8.525 người (chính quy 2.250 người), hệ cao đẳng 12.486 người, hệ trung cấp 12.577 người và đào tạo nghề 133.024 người (sơ cấp nghề là 39.600 người, trung cấp và cao đẳng nghề là 3.500 người).
Đối với đào tạo quản lý nhà nước trong cả giai đoạn dự kiến đào tạo khoảng 9.640 người, trong đó lý luận chính trị 6.115 người và quản lý nhà nước 3.525 người.
+ Giai đoạn 2011-2015:
Phổ cập trung học phổ thông. Dự kiến tuyển sinh đào tạo trong cả giai đoạn khoảng 240.170 người, trong đó hệ đại học khoảng 14.900 người (chính quy 5.000 người), hệ cao đẳng 15.600 người (chính quy 12.600), hệ trung cấp 19.950 người (chính quy 9.450), và đào tạo nghề 189.720 người (sơ cấp nghề là 43.000 người, trung cấp và cao đẳng nghề là 4.200 người).
Về quản lý nhà nước dự kiến đào tạo khoảng 9.020 người, trong đó lý luận chính trị khoảng 6.320 người và quản lý nhà nước 2.700 người.
+ Giai đoạn 2016-2020:
Dự kiến tuyển sinh đào tạo trong cả giai đoạn khoảng 249.864 người, trong đó hệ đại học khoảng 27.240 người (chính quy 11.740 người), hệ cao đẳng 20.200 người (chính quy 17.000), hệ trung cấp 24.100 người (chính quy 16.500) và đào tạo nghề 178.324 người (sơ cấp nghề là 48.000 người, trung cấp và cao đẳng nghề là 5.000 người).
Về quản lý nhà nước dự kiến đào tạo khoảng 14.787 người, trong đó lý luận chính trị khoảng 7.255 người và quản lý nhà nước 7.532 người.
II. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020
1. Nâng cao dân trí, đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp tạo cơ sở để phát triển nguồn nhân lực
- Nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra cơ cấu lao động mới, trong đó lao động có trình độ cao, có kỹ năng, biết ngoại ngữ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn để khai thác thế mạnh của tỉnh, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội một cách toàn diện, với tốc độ tăng trưởng cao.
- Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học phổ thông phù hợp từng điều kiện của các vùng trong tỉnh. Đẩy mạnh phong trào khuyến học, xây dựng xã hội hóa học tập trong các tầng lớp nhân dân. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông (bao gồm các trường dân tộc nội trú) gắn liền với quy hoạch cụm dân cư. Thực hiện đổi mới chương trình, phương pháp giáo dục phổ thông, chú trọng việc dạy ngoại ngữ và đẩy mạnh chương trình đưa tin học vào nhà trường. Giữ vững và nâng cao kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ và nâng cao tỷ lệ đi học đúng độ tuổi. Phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào cuối năm 2007 và từng bước tiến tới phổ cập THPT sau năm 2010.
- Chú trọng giáo dục hướng nghiệp từ các cấp trung học cơ sở để học sinh lựa chọn nghề nghiệp hợp với khả năng và yêu cầu của địa phương; mặt khác thông qua hệ thống chính trị, đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để có nhận thức và quan niệm đúng về học tập và định hướng nghề nghiệp cho con em. Thực hiện phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông, đảm bảo 70 - 80 % học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở lên trung học phổ thông, số còn lại vào học nghề. Đối với học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào trung học chuyên nghiệp và học nghề 30-35% giai đoạn 2011- 2015, tỷ lệ học trung học phổ thông vào học nghề tăng dần qua các năm sau.
- Hàng năm lựa chọn một số học sinh đầu cấp 3 tại các trường học phổ thông trọng điểm của tỉnh có đủ điều kiện về chính trị, hạnh kiểm, học lực và một số cán bộ công chức trong các sở, ban ngành của tỉnh có lý lịch rõ ràng, có năng lực, trình độ đưa vào diện quy hoạch để đào tạo thành cán bộ nồng cốt cho tỉnh. Bên cạnh đó tuyển một số sinh viên tốt nghiệp đại học loại ưu ở các chuyên ngành tỉnh nhà còn thiếu để có kế hoạch cho đi đào tạo sau đại học ở nước ngoài bằng nguồn vốn tự túc, vốn doanh nghiệp, các chương trình học bổng . . . Đẩy mạnh công tác đào tạo sau đại học trong nước cho đội ngũ cán bộ đầu đàn.
- Đối với cán bộ quản lý: nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, phấn đấu đến năm 2015 tất cả cán bộ công chức xã đạt trình độ trung cấp trở lên; đối với cán bộ quản lý nhà nước cấp tỉnh và huyện có trình độ đại học từng bước chuẩn hóa ngoại ngữ (tiếng Anh) sau năm 2015, riêng Phú Quốc bắt buộc phải chuẩn hóa tiếng Anh trước 2015.
2. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở địa phương
- Bố trí đủ lực lượng lao động trong các ngành nghề:
Tập trung đầu tư có trọng điểm vào những ngành và lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án phát triển công nghiệp chế biến và du lịch để thu hút nhân lực và tạo điều kiện việc làm cho người lao động trên địa bàn.
Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ nguồn, hàng năm có kế hoạch đánh giá lại chất lượng để có phương hướng đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp.
Các ngành nông nghiệp, thuỷ sản, khoa học công nghệ cần rà soát đánh giá lại lực lượng chuyên môn, kỹ thuật, các ngành dịch vụ như giáo dục, y tế công cần đánh giá lại nguồn nhân lực của ngành, qua đó bố trí lại theo cơ cấu hợp lý và bổ sung thay thế theo nhu cầu. Đẩy mạnh triển khai thực hiện Quyết định 178 của Thủ tướng Chính phủ và nghị quyết của Tỉnh ủy, kế hoạch của UBND tỉnh về phát triển Phú Quốc thành khu du lịch sinh thái chất lượng cao.
Căn cứ vào yêu cầu của từng ngành để có kế hoạch tuyển dụng phù hợp với trình độ, chuyên môn của người lao động. Thực hiện phân công bố trí cán bộ, nhân viên phù hợp với trình độ chuyên môn đào tạo, khắc phục tình trạng phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng.
Thông tin kịp thời nhu cầu lao động và có mối quan hệ chặt chẽ với các đối tượng là học sinh có hộ khẩu tại Kiên Giang đang học tập tại các trường đại học ngoài tỉnh hoặc du học ở nước ngoài để thu hút về công tác tại địa phương.
- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động kỹ thuật:
Hiện nay số lực lượng lao động cần chuẩn hóa và đào tạo lại còn khá lớn do vậy các cơ quan, doanh nghiệp có kế hoạch đào tạo lại hoặc bồi dưỡng cho các đối tượng không phù hợp về chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động dôi dư trong quá trình đổi mới công nghệ và yêu cầu sắp xếp lại lao động được chuyển nghề theo nguyện vọng.
Đẩy mạnh công tác đào tạo từng bước đáp ứng yêu cầu tỷ lệ lao động qua đào tạo cũng như cơ cấu lao động kỹ thuật từng ngành phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Về hình thức đào tạo phải đa dạng hóa các loại hình đào tạo, càng những năm về cuối của giai đoạn thì càng tăng tỷ lệ đào tạo chính quy, đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng, nâng cao quản lý sau đào tạo.
Phát huy lực lượng lao động, có kinh nghiệm, tay nghề; khuyến khích người lao động tự giác học tập. Thực hiện việc ký kết hợp đồng đào tạo, tuyển dụng giữa tổ chức doanh nghiệp với cơ sở đào tạo trên địa bàn, mở rộng hình thức đào tạo tại doanh nghiệp, đào tạo trên địa bàn hoặc theo cụm huyện, xã đối với các ngành nghề địa phương có yêu cầu.
Đẩy mạnh hình thức dạy nghề ngắn hạn trên địa bàn dân cư theo hướng xã hội hóa để giải quyết việc làm tại chỗ hoặc xuất khẩu lao động. Phát triển hình thức đào tạo nghề tại doanh nghiệp, vừa học, vừa làm tại nhà, xưởng, các hình thức truyền nghề tại gia đình.
Triển khai đề án xã hội hóa dạy nghề, gắn chính sách đất đai, cơ sở vật chất, vay vốn. Triển khai Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg và Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg về chính sách dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn và dân tộc thiểu số, chú trọng đến vấn đề đào tạo và sử dụng người dân tộc Khmer.
Song song với công tác đào tạo tại các trường trên địa bàn tỉnh, cần đẩy mạnh liên kết, liên thông đào tạo với các trường đại học, cao đẳng ngoài tỉnh đối với các ngành nghề trong tỉnh chưa đủ điều kiện để đào tạo và đào tạo đối tượng sau đại học. Đẩy mạnh chương trình đào tạo nghề, có chương trình đào tạo trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và liên thông đại học, đáp ứng nhu cầu của người học và đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay. Tạo điều kiện thuận lợi và hợp tác đào tạo với các đối tác nước ngoài bằng các hợp đồng thông thoáng, tạo điều kiện các nguồn nhân lực ở các thành phần kinh tế vay vốn đi học tập ở nước ngoài, nhà nước hỗ trợ lãi suất.
3. Củng cố, hoàn thiện cơ sở đào tạo và dạy nghề phục vụ yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại địa phương ngày càng có hiệu quả
Tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trong tỉnh theo yêu cầu nâng cao chất lượng và quy mô đào tạo. Đến năm 2010 hoàn thành cơ bản kiên cố hóa trường học. Đẩy mạnh việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trường tiểu học 2 buổi/ngày. Triển khai thực hiện Chị thị 40 của Ban Bí thư, kế hoạch của UBND tỉnh về xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Đến năm 2010 các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có đủ lực lượng giáo viên theo quy định; chú trọng đào tạo tập huấn nâng cao đội ngũ giáo viên dạy nghề.
Chú trọng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Xây dựng mô hình xã hội học tập, phát triển hệ thống học tập cho mọi người, tạo nhiều cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục. Phấn đấu đến năm 2010 tất cả các huyện có trung tâm giáo dục thường xuyên, 100% xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng. Phấn đấu đưa nền giáo dục - đào tạo của tỉnh nhà đến năm 2015 đạt mức trung bình của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đến năm 2020 đạt mức trung bình của cả nước. Đầu tư mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm ngoại ngữ - tin học, trung tâm giáo dục thường xuyên và các cơ sở ngoại ngữ, tin học trong tỉnh. Củng cố và tăng cường cơ sở vật chất cho các trung tâm bồi dưỡng chính trị từ tỉnh đến huyện.
Tạo điều kiện thuận lợi để phân hiệu Đại học Thuỷ sản hoạt động mạnh hơn; tích cực chuẩn bị các điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, để thành lập Trường Đại học Kiên Giang vào năm 2010. Mạng lưới đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh từ trung cấp chuyên nghiệp đến cao đẳng đại học đến năm 2015 gồm: Trường Đại học Kiên Giang, Trường Cao đẳng Cộng đồng, Trường Cao đẳng Y tế và Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật. Sau năm 2015 tập trung xây dựng trường Đại học Kiên Giang đa ngành đa nghề với trang thiết bị hiện đại, nâng cao hiệu quả đào tạo phù hợp với nhu cầu của cơ chế thị trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Củng cố Trường Trung cấp nghề tỉnh đủ sức đào tạo nghề bậc cao cho người lao động. Thành lập Trường Dạy nghề tại Phú Quốc, phát triển Trung tâm Dạy nghề tại cụm huyện Tứ giác Long Xuyên (Kiên Lương), vùng Tây Sông Hậu (Giồng Riềng), vùng Bán đảo Cà Mau (An Biên) và Tân Hiệp. Đẩy mạnh chương trình dạy nghề cho các đối tượng nông dân, dân tộc thiểu số, người tàn tật, bộ đội xuất ngũ và phục vụ xuất khẩu lao động. Mở rộng, phát triển các cơ sở dạy nghề tư nhân. Đẩy mạnh xây dựng mô hình trung tâm học tập cộng đồng ở xã, phường, thị trấn. Mạng lưới đào tạo nghề gồm: trường cao đẳng dạy đa nghề tại tỉnh, 01 trường Trung cấp Dạy nghề Du lịch Dịch vụ tại Phú Quốc, 04 trung tâm dạy nghề ở 04 khu vực và 13 trung tâm hướng nghiệp ở 13 huyện, thị và thành phố.
Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường cũng như các trung tâm đào tạo trên địa bàn tỉnh.
Đảm bảo ngân sách đầu tư cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo hàng năm bằng mức bình quân cả nước trở lên; thực hiện tốt xã hội hóa trong đào tạo nguồn nhân lực, dạy nghề 60% đào tạo ngoài ngân sách, cao đẳng đại học 40%.
Dự kiến vốn đầu tư cho các dự án xây dựng các trường đại học, cao đẳng, trường và các trung tâm dạy nghề của tỉnh khoảng trên 900 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2007-2010 khoảng 327 tỷ đồng và giai đoạn 2011-2015 khoảng 308 tỷ đồng và giai đoạn 2016-2020 khoảng 309 tỷ đồng. Trong tổng số 900 tỷ đồng thì vốn Trung ương khoảng 100 tỷ đồng, vốn địa phương khoảng 530 tỷ đồng, còn lại là nguồn khác (phụ biểu số 9). Như vậy nhu cầu ngân sách đầu tư hàng năm khá lớn, khoảng 60 tỷ đồng/năm, để đáp ứng vốn ngân sách cho đào tạo đề nghị Chính phủ cho phát hành trái phiếu và cần có chính sách kích cầu để đầu tư xây dựng.
4. Một số chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh
Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2036-QĐ/TU ngày 07 tháng 11 năm 2005 của Tỉnh ủy về thực hiện Chương trình phát triển, đào tạo nguồn nhân lực trẻ, chất lượng cao. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Ưu tiên hỗ trợ kinh phí học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo sau đại học trong và ngoài nước.
Có chính sách đào tạo và thu hút đội ngũ luật sư am hiểu luật pháp quốc tế, giỏi ngoại ngữ, đội ngũ chuyên gia tư vấn, kế toán, kiểm toán, quản trị doanh nghiệp giỏi vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Danh mục các ngành nghề ưu tiên và số lượng ưu tiên thu hút nguồn nhân lực ở địa phương, các tổ chức doanh nghiệp, thực hiện công khai hóa về tiêu chuẩn, chỉ tiêu tuyển dụng lao động; có chính sách quy định doanh nghiệp đào tạo sử dụng nguồn nhân lực; có chính sách luân chuyển cán bộ quản lý vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa; có chính sách thu hút đội ngũ cán bộ khoa học về làm việc tại các vùng khó khăn; thu hút và khuyến khích giáo viên vào giảng dạy các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề và trung tâm dạy nghề của địa phương.
Có chính sách hỗ trợ cho sinh viên ra trường, công chức dự bị về công tác vùng sâu, vùng xa như: tạo điều kiện sinh hoạt, nhà ở, đảm bảo quyền lợi chính trị, tương lai phát triển nghề nghiệp.
Hàng năm dành một phần kinh phí để khen thưởng học sinh, sinh viên học giỏi, học sinh đạt kết quả cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, tuyển sinh đại học cao đẳng. Thành lập quỹ khuyến tài ở Trường Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt và Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực … có chế độ học bổng cho sinh viên các ngành nghề tỉnh có yêu cầu.
Thực hiện tốt chính sách đối với học sinh dân tộc thiểu số như: chính sách dạy nghề theo Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chính sách cử tuyển đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, xét tuyển vào trung học phổ thông…Đầu tư xây dựng trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh và các huyện trở thành trung tâm đào tạo văn hóa, hướng nghiệp và đào tạo cán bộ người dân tộc Khmer. Bổ sung chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm bằng ngân sách tỉnh.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, có chính sách huy động tất cả nguồn lực của xã hội để đầu tư phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh.
5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong quá trình phát triển nguồn nhân lực
Hợp tác trong vấn đề đào tạo đội ngũ giáo viên, hợp tác trong việc xây dựng giáo trình giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao trình độ công nghệ, tăng cường trang thiết bị để đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo. Có kế hoạch liên kết với các trường đại học nước ngoài đào tạo cán bộ có trình độ kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu hội nhập WTO.
Để thực hiện đạt các nội dung yêu cầu đặt ra của chương trình phát triển nguồn nhân lực, các sở, ban ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị, thành phố tổ chức thực hiện cụ thể sau:
- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các ngành có liên quan và cơ sở tham mưu giúp UBND tỉnh xem xét và xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc đào tạo cán bộ quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh một cách phù hợp, hiệu quả. Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, số đã đạt chuẩn, số chưa đủ chuẩn mà có trong diện quy hoạch có kế hoạch đào tạo chuyên sâu để nâng cao chất lượng cán bộ, số không đạt chuẩn này không đào tạo được tham mưu cho UBND tỉnh có chính sách đầu ra cụ thể. Phối hợp với Văn phòng, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu cho Tỉnh ủy trong việc quản lý và tham gia xây dựng kế hoạch đào tạo của Trường Chính trị.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các ngành có liên quan và cơ sở tham mưu giúp UBND tỉnh xem xét và xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực nghề, quản lý các trường dạy nghề và các trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh và các cơ sở dạy nghề trong các thành phần kinh tế. Hoàn chỉnh đề án giải quyết việc làm, xây dựng quy định trách nhiệm doanh nghiệp sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh. Giao cho Trung tâm Giới thiệu việc làm Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi và có biện pháp quản lý số sinh viên tốt nghiệp ra trường để có phương hướng bố trí việc làm.
- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành có liên quan nắm và tham mưu giúp UBND tỉnh trong việc phân luồng để đào tạo nguồn nhân lực ngay từ phổ thông cơ sở và phổ thông trung học; xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực về chuyên môn kỹ thuật hàng năm, xây dựng quỹ khuyến tài. Đối với các trường đào tạo trên địa bàn tỉnh (Trường Đại học Thủy sản Kiên Giang thuộc Bộ quản lý, còn các trường cao đẳng thuộc UBND tỉnh quản lý) quản lý theo cơ chế hiện hành của Nhà nước.
Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chủ trì và phối hợp các ngành trong việc xây dựng kế hoạch và phân công sử dụng có hiệu quả đào tạo cử tuyển.
- Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các sở ngành có liên quan và các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh; rà soát, điều chỉnh bổ sung vốn đào tạo cho phù hợp theo quy hoạch cụ thể hóa cơ chế chính sách đào tạo, đề xuất giúp UBND tỉnh định hướng các giải pháp cũng như xã hội hóa trong việc đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh, chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ giúp UBND tỉnh ban hành cơ chế chính sách đối với cán bộ quản lý nhà nước không đủ năng lực nhưng lại chưa đủ tiêu chuẩn nghỉ hưu theo quy định.
- Sở Kế hoạch - Đầu tư chủ trì phối hợp với các ngành và các trường cân đối bố trí nguồn vốn đầu tư cho phù hợp với nhu cầu đào tạo và phát triển của các trường; tham gia cùng các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đáp ứng với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, chủ trì phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch đào tạo sau đại học cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; chủ trì phối hợp cùng các ngành tổng hợp kế hoạch chung và đánh giá phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh.
- Đối với các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể: quan tâm và tạo điều kiện hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, cùng tham gia với các ngành để xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác thông tin phổ biến và tuyên truyền cho người lao động có ý thức tự giác học tập, nâng cao trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật, động viên thu hút nhân lực và tạo điều kiện việc làm cho người lao động trên địa bàn.
- Đối với Tỉnh đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cập nhật theo dõi và quản lý sinh viên đại học, cao đẳng có hộ khẩu tại Kiên Giang đang học ở các trường cả trong nước và nước ngoài có biện pháp để tư vấn cho những học sinh sinh viên này khi ra trường về công tác tại tỉnh.
- Đối với doanh nghiệp kết hợp với các trường, trung tâm, các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh có định hướng và có kế hoạch “đào tạo gắn với nhu cầu phát triển doanh nghiệp”, có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực ở nước ngoài bằng vốn doanh nghiệp hoặc vốn vay nhà nước hỗ trợ lãi suất, giúp các sinh viên, học sinh thực tập để nâng cao tính thực hành của nguồn nhân lực.
- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã và các ngành căn cứ vào chương trình phát triển nguồn nhân lực từ nay đến 2015 và tầm nhìn 2020 của tỉnh, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực tại địa phương, của ngành để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực của mình đặc biệt là các ngành mũi nhọn tiềm năng của tỉnh và cán bộ cơ sở xã phường thị trấn một cách hợp lý, hiệu quả đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương.
- Hai năm sẽ tổ chức sơ kết đánh giá việc thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, đến năm 2010 tổ chức tổng kết đánh giá và điều chỉnh kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của tỉnh.
Trên đây là Chương trình phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Kiên Giang định hướng đến năm 2015 và tầm nhìn 2020./.
HIỆN TRẠNG LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC TRONG NGÀNH KINH TẾ QUỐC DÂN TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2001 - 2005
Đơn vị tính: Người
STT | Ngành nghề | Hiện trạng | |||
Năm 2000 | Năm 2001 | Năm 2005 | Năm 2006 | ||
| Dân số | 1.564.032 | 1.574.255 | 1.655.026 | 1.680.121 |
Tổng số lao động | 759.469 | 785.722 | 858.104 | 870.404 | |
A | Nông - Lâm nghiệp | 513.377 | 540.732 | 499.717 | 478.722 |
B | Thủy sản | 53.204 | 49.497 | 85.810 | 93.401 |
C | Công nghiệp xây dựng | 54.205 | 54.900 | 80.553 | 88.475 |
D | Dịch vụ | 138.683 | 140.593 | 192.024 | 209.806 |
1 | Thương nghiệp sửa chữa, khách sạn nhà hàng. | 76.694 | 77.132 | 106.630 | 116.129 |
2 | Vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng. | 20.758 | 22.556 | 31.933 | 34.900 |
3 | Quản lý NN, an ninh quốc phòng | 10.861 | 7.332 | 10.330 | 11.281 |
4 | Giáo dục đào tạo | 16.754 | 17.275 | 18.587 | 20.306 |
5 | Y tế và cứu trợ xã hội | 3.422 | 3.471 | 4.243 | 4.630 |
6 | Khác | 10.194 | 12.827 | 20.301 | 22.560 |
Đơn vị tính: Người
Số TT | Ngành nghề | Kế hoạch | Định hướng 2015 | Tầm nhìn 2020 | |||
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | ||||
| Dân số | 1.705.539 | 1.733.100 | 1.754.157 | 1.775.200 | 1.877.100 | 1.976.366 |
| Tổng số lao động | 883.404 | 896.404 | 909.404 | 922.404 | 987.404 | 1.054.904 |
A | Nông – Lâm nghiệp | 476.722 | 475.722 | 477.722 | 478.722 | 480.702 | 490.150 |
B | Thủy sản | 99.174 | 103.397 | 106.581 | 107.998 | 114.538 | 126.588 |
C | Công nghiệp xây dựng | 92.757 | 95.915 | 99.034 | 103.231 | 128.362 | 147.646 |
D | Dịch vụ | 214.751 | 221.370 | 226.067 | 232.453 | 263.802 | 290.520 |
1 | Thương nghiệp sửa chữa, khách sạn nhà hàng. | 118.864 | 122.528 | 125.128 | 128.662 | 146.014 | 160.704 |
2 | Vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng. | 35.713 | 36.814 | 37.595 | 38.657 | 43.870 | 48.313 |
3 | Quản lý NN, an ninh quốc phòng | 11.553 | 11.909 | 12.162 | 12.506 | 14.192 | 15.630 |
4 | Giáo dục đào tạo | 20.788 | 21.428 | 21.883 | 22.501 | 25.536 | 28.221 |
5 | Y tế và cứu trợ xã hội | 4.746 | 4.892 | 4.996 | 5.137 | 5.830 | 6.420 |
6 | Khác | 23.087 | 23.799 | 24.303 | 24.990 | 28.360 | 31.232 |
Đơn vị tính: Người
Số TT | Ngành nghề | Hiện trạng | ||
Năm 2001 | Năm 2005 | Năm 2006 | ||
| Dân số | 1.574.255 | 1.655.026 | 1.680.121 |
Tổng số lao động | 875.722 | 858.104 | 870.404 | |
Lao động đã qua đào tạo - toàn tỉnh | 71.374 | 129.410 | 151.154 | |
- Đào tạo sau đại học | 83 | 308 | 328 | |
- Đào tạo đại học, cao đẳng | 14.748 | 27.717 | 31.246 | |
- Đào tạo THCN | 24.317 | 22.256 | 23.823 | |
- Đào tạo nghề | 32.226 | 79.129 | 95.757 | |
1 | Nông - Lâm nghiệp; số lao động | 540.732 | 499.717 | 478.722 |
| Lao động đã qua đào tạo | 12.923 | 29.787 | 33.115 |
- Đào tạo sau đại học | 4 | 13 | 13 | |
- Đào tạo đại học, cao đẳng | 662 | 673 | 677 | |
- Đào tạo THCN | 2.601 | 2.645 | 2.660 | |
- Đào tạo nghề | 9.656 | 26.456 | 29.765 | |
2 | Thủy sản; số lao động | 49.479 | 85.810 | 93.401 |
| Lao động đã qua đào tạo | 3.803 | 7.503 | 9.615 |
- Đào tạo sau đại học | 1 | 7 | 7 | |
- Đào tạo đại học, cao đẳng | 173 | 240 | 250 | |
- Đào tạo THCN | 331 | 459 | 477 | |
- Đào tạo nghề | 3.298 | 6.797 | 8.881 | |
3 | Công nghiệp xây dựng; số lao động | 54.900 | 80.553 | 88.475 |
| Lao động đã qua đào tạo | 7.671 | 17.756 | 21.109 |
- Đào tạo sau đại học: | 3 | 4 | 5 | |
- Đào tạo đại học, cao đẳng | 1.772 | 2.423 | 2.496 | |
- Đào tạo THCN | 2.530 | 3.460 | 3.708 | |
- Đào tạo nghề | 3.366 | 11.869 | 14.900 | |
4 | Dịch vụ; số lao động | 140.593 | 192.024 | 209.806 |
| Lao động đã qua đào tạo | 46.977 | 74.364 | 87.133 |
- Đào tạo sau đại học: | 75 | 284 | 303 | |
- Đào tạo đại học, cao đẳng | 12.141 | 24.381 | 27.823 | |
- Đào tạo THCN | 18.855 | 15.692 | 16.978 | |
- Đào tạo nghề | 15.906 | 34.007 | 42.029 | |
* | Trong đó: thương nghiệp sửa chữa, khách sạn nhà hàng | 77.132 | 106.630 | 116.129 |
| Lao động đã qua đào tạo | 6.257 | 10.896 | 11.520 |
- Đào tạo sau đại học: | 2 | 3 | 4 | |
- Đào tạo đại học, cao đẳng | 1.193 | 1.591 | 1.682 | |
| - Đào tạo THCN | 2.525 | 3.367 | 3.559 |
- Đào tạo nghề | 2.537 | 5.935 | 6.275 |
Đơn vị tính: Người
Số TT | Ngành nghề | Kế hoạch | Định hướng 2015 | Tầm nhìn 2020 | |||
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | ||||
| Dân số | 1.705.539 | 1.733.100 | 1.754.157 | 1.775.200 | 1.877.100 | 1.976.366 |
| Tổng số lao động | 883.404 | 896.404 | 909.404 | 922.404 | 987.404 | 1.054.904 |
| Lao động đã qua đào tạo - toàn tỉnh | 173.400 | 202.414 | 235.816 | 276.651 | 496.230 | 702.502 |
| - Đào tạo sau đại học | 354 | 381 | 394 | 442 | 580 | 750 |
| - Đào tạo đại học, cao đẳng | 31.904 | 32.473 | 33.077 | 33.792 | 45.202 | 58.901 |
| - Đào tạo THCN | 25.416 | 27.032 | 28.649 | 30.264 | 48.575 | 62.654 |
| - Đào tạo nghề | 115.726 | 142.528 | 173.696 | 212.153 | 401.873 | 580.197 |
1 | Nông - Lâm nghiệp; số lao động | 476.722 | 475.722 | 477.722 | 478.722 | 480.702 | 490.150 |
| Lao động đã qua đào tạo | 35.883 | 40.459 | 46.293 | 52.178 | 91.674 | 124.957 |
| - Đào tạo sau đại học | 18 | 25 | 32 | 39 | 49 | 66 |
| - Đào tạo đại học, cao đẳng | 692 | 715 | 728 | 752 | 1.226 | 1.491 |
| - Đào tạo THCN | 2.725 | 2.812 | 2.899 | 2.985 | 4.875 | 5.945 |
| - Đào tạo nghề | 32.448 | 36.907 | 42.634 | 48.402 | 85.524 | 117.455 |
2 | Thủy sản; số lao động | 99.174 | 103.397 | 106.581 | 107.998 | 114.538 | 126.588 |
| Lao động đã qua đào tạo | 13.860 | 17.475 | 21.328 | 26.231 | 63.000 | 89.074 |
| - Đào tạo sau đại học | 8 | 9 | 11 | 13 | 24 | 35 |
| - Đào tạo đại học, cao đẳng | 259 | 271 | 284 | 302 | 445 | 630 |
| - Đào tạo THCN | 495 | 513 | 532 | 550 | 1.952 | 2.719 |
| - Đào tạo nghề | 13.098 | 16.682 | 20.501 | 25.366 | 60.579 | 85.690 |
3 | Công nghiệp xây dựng; số lao động | 92.757 | 95.915 | 99.034 | 103.231 | 128.362 | 147.646 |
| Lao động đã qua đào tạo | 25.085 | 30.674 | 38.259 | 51.682 | 96.160 | 143.744 |
| - Đào tạo sau đại học | 5 | 5 | 6 | 7 | 12 | 23 |
| - Đào tạo đại học, cao đẳng | 2.632 | 2.708 | 2.906 | 3.125 | 4.409 | 7.150 |
| - Đào tạo THCN | 3.932 | 4.157 | 4.382 | 4.606 | 7.038 | 8.740 |
| - Đào tạo nghề | 18.516 | 23.804 | 30.965 | 43.944 | 84.701 | 127.831 |
4 | Dịch vụ; số lao động | 214.751 | 221.370 | 226.067 | 232.453 | 263.802 | 290.520 |
| Lao động đã qua đào tạo | 98.572 | 113.806 | 129.936 | 146.560 | 245.396 | 344.727 |
| - Đào tạo sau đại học | 323 | 342 | 345 | 383 | 495 | 626 |
| - Đào tạo đại học, cao đẳng | 28.321 | 28.779 | 29.159 | 29.613 | 39.122 | 49.630 |
| - Đào tạo THCN | 18.264 | 19.550 | 20.836 | 22.123 | 34.710 | 45.250 |
| - Đào tạo nghề | 51.664 | 65.135 | 79.596 | 94.441 | 171.069 | 249.221 |
* | Trong đó: Thương nghiệp sửa chữa, khách sạn nhà hàng | 119.830 | 123.524 | 126.145 | 129.567 | 147.201 | 162.110 |
| Lao động đã qua đào tạo | 16.961 | 20.300 | 25.101 | 29.463 | 51.833 | 80.775 |
| - Đào tạo sau đại học | 4 | 4 | 5 | 6 | 10 | 16 |
| - Đào tạo đại học, cao đẳng | 1.954 | 1.868 | 1.987 | 2.391 | 4.632 | 6.980 |
| - Đào tạo THCN | 4.509 | 5.459 | 6.409 | 7.360 | 10.461 | 15.395 |
| - Đào tạo nghề | 10.494 | 12.969 | 16.700 | 19.706 | 36.730 | 58.384 |
TỶ LỆ LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ CÁC TỈNH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Số TT | Tên tỉnh, thành phố | Tỷ lệ nguồn lao động qua đào tạo | Dân số (2005) | |
Qua đào tạo chung | Qua đào tạo nghề | 1000 người | ||
1 | Tiền Giang | 20,08 | 18,33 | 2149 |
2 | Cần Thơ |
| 23,35 | 1142 |
3 | Sóc Trăng | 12 | 10,15 | 791 |
4 | Vĩnh Long | 18,2 | 14 | 1420 |
5 | An Giang | 18,8 | 11,29 | 1598 |
6 | Trà Vinh | 15 | 8 | 1356 |
7 | Bến Tre | 26,74 | 8,8 | 1653 |
8 | Bạc Liêu | 25 | 10 | 1051 |
9 | Đồng Tháp | 20,7 | 17,3 | 1028 |
10 | Hậu Giang | 12,4 | 8,54 | 1274 |
11 | Cà Mau | 19,65 | 14,93 | 808 |
12 | Long An | 26 | 18 | 1221 |
13 | Kiên Giang | 15 | 9,02 | 1.655,026 |
Đơn vị tính: Người
Số TT | Ngành nghề | Thực hiện | Kế hoạch | Giai đoạn 2007-2010 | Định hướng 2015 | Giai đoạn 2011-2015 | Tầm nhìn 2020 | Giai đoạn 2016-2020 | ||||
2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |||||||
I | Quản lý Nhà nước | 2.801 | 2.754 | 1.876 | 1.790 | 1.680 | 1.540 | 9.640 | 1.620 | 9.020 | 4.460 | 14.787 |
A | Lý luận chính trị | 2.373 | 1.495 | 1.310 | 1.220 | 1.140 | 950 | 6.115 | 820 | 6.320 | 2.230 | 7.255 |
1 | Cử nhân chính trị | 185 | 140 | 150 | 130 | 120 | 100 | 640 | 100 | 570 | 460 | 1385 |
2 | Chính trị cao cấp | 150 | 155 | 110 | 120 | 130 | 150 | 665 | 120 | 850 | 650 | 1773 |
3 | Trung cấp chính trị | 1.088 | 550 | 480 | 450 | 410 | 350 | 2.240 | 150 | 1.500 | 870 | 2405 |
4 | Sơ cấp chính trị | 950 | 650 | 570 | 520 | 480 | 350 | 2.570 | 450 | 3.400 | 250 | 1692 |
B | Quản lý Nhà nước | 428 | 1.259 | 566 | 570 | 540 | 590 | 3.525 | 800 | 2.700 | 2.230 | 7.532 |
1 | Bồi dưỡng | 198 | 391 | 206 | 250 | 280 | 320 | 1.447 | 400 | 1.600 | 1.400 | 4490 |
2 | Trung cấp | 106 | 752 | 240 | 210 | 180 | 150 | 1.532 | 250 | 850 | 650 | 2187 |
3 | Đại học | 124 | 116 | 120 | 110 | 80 | 120 | 546 | 150 | 250 | 180 | 855 |
BẢNG TỔNG HỢP HIỆN TRẠNG ĐÀO TẠO - SỬ DỤNG TRONG GIAI ĐOẠN 2001 – 2005
Đơn vị tính: Người
STT | Nội dung | Đào tạo | ||
Năm 2001 | Năm 2005 | Giai đoạn 2001 - 2005 | ||
I | Hệ đại học (liên kết) | 347 | 515 | 1.888 |
| - Chính quy | 0 | 0 | 0 |
| - Tại chức | 347 | 515 | 1.888 |
II | Hệ cao đẳng | 968 | 1.035 | 4.956 |
| - Chính quy | 450 | 500 | 2.448 |
| - Tại chức | 518 | 535 | 2.508 |
III | Hệ trung cấp | 1.757 | 5.327 | 14.225 |
| - Chính quy | 1.187 | 2.345 | 8.327 |
| - Tại chức | 550 | 2.982 | 5.898 |
IV | Đào tạo nghề | 5.224 | 12.095 | 37.835 |
| Tổng cộng: | 8.296 | 18.972 | 58.904 |
DỰ KIẾN ĐÀO TẠO TỪ 2006 ĐẾN 2020
Đơn vị tính: Người
Số TT | Nội dung | Dự kiến đào tạo | |||||||||
Năm 2006 | Năm 2007 | Năm 2010 | Giai đoạn 2007 – 2010 | Năm 2011 | Năm 2015 | Giai đoạn 2011 - 2015 | Năm 2016 | Năm 2020 | Giai đoạn 2016 - 2020 | ||
I | Hệ đại học (liên kết) | 985 | 1.172 | 2.100 | 8.525 | 2.500 | 3.200 | 14.900 | 3.764 | 7.560 | 27.240 |
| - Chính quy | 160 | 293 | 500 | 2.250 | 700 | 1.000 | 5.000 | 1.300 | 3.710 | 11.740 |
| - Tại chức | 825 | 879 | 1.600 | 6.275 | 1.800 | 2.200 | 9.900 | 2.464 | 3.850 | 15.500 |
II | Hệ cao đẳng | 1.656 | 1.792 | 3.080 | 12.486 | 2.650 | 3.950 | 15.600 | 4.015 | 4.000 | 20.200 |
| - Chính quy | 1.072 | 1.185 | 2.370 | 9.112 | 2.100 | 3.250 | 12.600 | 3.315 | 3.500 | 17.000 |
| - Tại chức | 584 | 607 | 710 | 3.374 | 550 | 700 | 3.000 | 700 | 500 | 3.200 |
III | Hệ trung cấp | 2.707 | 2.821 | 3.320 | 12.577 | 3.100 | 4.700 | 19.950 | 4.800 | 5.100 | 24.100 |
| - Chính quy | 1.535 | 1.579 | 1.520 | 7.175 | 1.500 | 2.900 | 9.450 | 3.200 | 3.600 | 16.500 |
| - Tại chức | 1.172 | 1.242 | 1.800 | 5.402 | 1.600 | 1.800 | 10.500 | 1.600 | 1.500 | 7.600 |
IV | Đào tạo nghề | 16.628 | 23.116 | 38.457 | 133.024 | 37.944 | 37.944 | 189.720 | 35.664 | 35.664 | 178.324 |
| Tổng cộng: | 21.976 | 28.901 | 46.957 | 166.612 | 46.194 | 49.794 | 240.170 | 48.243 | 52.324 | 249.864 |
VỐN ĐẦU TƯ CHO ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2001 – 2005
Đơn vị tính: Triệu đồng
Số TT | Trường, Trung tâm | Năm 2001 | Năm 2005 | Giai đoạn 2001 – 2005 | |||||||||
Tổng vốn | TW | ĐP | Khác | Tổng vốn | TW | ĐP | Khác | Tổng vốn | TW | ĐP | Khác | ||
I | Vốn xây dựng cơ bản | 5.103 | 0 | 5.103 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 67.105 | 8.550 | 58.555 | 0 |
1 | Trường Cao đẳng CĐ | 5.103 | 0 | 5.103 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 7.238 | 0 | 7.238 | 0 |
2 | Trường Cao đẳng SP | 0 | 0 | 0 | 0 |
| 0 | 0 | 0 | 3.600 | 0 | 3.600 | 0 |
3 | Trường Cao đẳng KTKT | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 32.700 | 0 | 32.700 | 0 |
4 | Trường Cao đẳng Y tế | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3.486 | 0 | 3.486 | 0 |
5 | Trường Dạy nghề | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 20.081 | 8.550 | 11.531 | 0 |
II | Ngân sách đào tạo | 11.886 | 0 | 11.886 | 0 | 16.550 | 0 | 16.550 | 0 | 71.745 | 0 | 71.745 | 0 |
1 | Trường Cao đẳng CĐ | 1.997 | 0 | 1.997 | 0 | 2.800 | 0 | 2.800 | 0 | 11.344 | 0 | 11.344 | 0 |
2 | Trường Cao đẳng SP | 5.50 | 0 | 5.50 | 0 | 6.500 | 0 | 6.500 | 0 | 30.950 | 0 | 30.950 | 0 |
3 | Trường Cao đẳng KTKT | 916 | 0 | 916 | 0 | 2.700 | 0 | 2.700 | 0 | 6.121 | 0 | 6.121 | 0 |
4 | Trường Cao đẳng Y tế | 2.242 | 0 | 2.242 | 0 | 2.800 | 0 | 2.800 | 0 | 10.159 | 0 | 10.159 | 0 |
5 | Trường Dạy nghề | 1.681 | 0 | 1.681 | 0 | 1.750 | 0 | 1.750 | 0 | 13.171 | 0 | 13.171 | 0 |
Đơn vị tính: Triệu đồng
Số TT | Trường, Trung tâm | Năm 2006 | Năm 2010 | Giai đoạn 2006 – 2010 | |||||||||
Tổng vốn | TW | ĐP | Khác | Tổng vốn | TW | ĐP | Khác | Tổng vốn | TW | ĐP | Khác | ||
I | Vốn xây dựng cơ bản | 26.000 | 3.300 | 22.700 | 0 | 57.786 | 4.800 | 50.286 | 2.700 | 327.698 | 39.398 | 277.500 | 10.800 |
1 | Trường Cao đẳng Cộng đồng | 5.000 | 0 | 5.000 | 0 | 16.986 | 0 | 16.986 | 0 | 81.600 | 0 | 81.600 | 0 |
2 | Trường Cao đẳng Sư phạm | 8.000 | 0 | 8.000 | 0 | 6.000 | 0 | 6.000 | 0 | 30.000 | 0 | 30.000 | 0 |
3 | Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật | 0 | 0 | 0 | 0 | 9.000 | 0 | 6.300 | 2.700 | 36.000 | 0 | 25.200 | 10.800 |
4 | Trường Cao đẳng Y tế | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 18.898 | 18.898 | 0 | 0 |
5 | Trường Dạy nghề | 8.300 | 3.300 | 5.000 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 26.100 | 7.100 | 19.000 | 0 |
6 | Trung tâm Dạy nghề Phú Quốc | 2.500 | 0 | 2.500 | 0 | 6.200 | 1.200 | 5.000 | 0 | 27.300 | 2.800 | 24.500 | 0 |
7 | Trung tâm Dạy nghề An Biên | 0 | 0 | 0 | 0 | 6.200 | 1.200 | 5.000 | 0 | 28.000 | 3.000 | 25.000 | 0 |
8 | Trung tâm Dạy nghề Giồng Riềng | 0 | 0 | 0 | 0 | 6.200 | 1.200 | 5.000 | 0 | 28.000 | 3.000 | 25.000 | 0 |
9 | Trung tâm Dạy nghề Kiên Lương | 0 | 0 | 0 | 0 | 3.600 | 600 | 3.000 | 0 | 23.300 | 2.300 | 21.000 | 0 |
10 | Trung tâm Dạy nghề Tân Hiệp | 2.000 | 0 | 2.000 | 0 | 3.600 | 600 | 3.000 | 0 | 28.300 | 2.300 | 26.000 | 0 |
11 | Trung tâm KTTH-HN-KG | 200 | 0 | 200 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 200 | 0 | 200 | 0 |
II | Ngân sách đào tạo | 14.190 |
|
|
| 22.900 |
|
|
| 94.000 |
|
|
|
1 | Trường Cao đẳng Cộng đồng | 2.200 |
|
|
| 2.500 |
|
|
| 13.000 |
|
|
|
2 | Trường Cao đẳng Sư phạm | 6.190 |
|
|
| 7.400 |
|
|
| 34.000 |
|
|
|
3 | Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật | 1.200 |
|
|
| 4.000 |
|
|
| 13.000 |
|
|
|
4 | Trường Cao đẳng Y tế | 2.000 |
|
|
| 4.000 |
|
|
| 15.000 |
|
|
|
5 | Trường Dạy nghề tỉnh | 2.600 |
|
|
| 5.000 |
|
|
| 19.000 |
|
|
|
VỐN ĐẦU TƯ DỰ KIẾN CHO ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 ĐỊNH HƯỚNG 2015 VÀ TẦM NHÌN 2020
(Tiếp)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Số TT | Trường, Trung tâm | Năm 2015 | Giai đoạn 2011 – 2015 | Năm 2020 | Giai đoạn 2016 – 2020 | ||||||||||||
Tổng vốn | TW | ĐP | Khác | Tổng vốn | TW | ĐP | Khác | Tổng vốn | TW | ĐP | Khác | Tổng vốn | TW | ĐP | Khác | ||
I | Vốn xây dựng cơ bản | 63.736 | 4.000 | 59.736 | 0 | 307.663 | 27.000 | 252.163 | 28.500 | 66.800 |
|
|
| 308.544 |
|
|
|
1 | Trường Cao đẳng Cộng đồng | 4.536 | 0 | 4.536 | 0 | 41.463 | 0 | 41.463 | 0 | 14.674 |
|
|
| 61.667 |
|
|
|
2 | Trường Cao đẳng Sư phạm | 10.000 | 0 | 10.000 | 0 | 50.000 | 0 | 50.000 | 0 | 11.480 |
|
|
| 54.153 |
|
|
|
3 | Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật | 0 | 0 | 0 | 0 | 95.000 | 0 | 66.500 | 28.500 | 14.893 |
|
|
| 61.337 |
|
|
|
4 | Trường Cao đẳng Y tế | 36.000 | 0 | 36.000 | 0 | 36.000 | 0 | 36.000 | 0 | 10.718 |
|
|
| 52.540 |
|
|
|
5 | Trường Dạy nghề | 0 | 0 | 0 | 0 | 13.000 | 4.000 | 9.000 | 0 | 5.574 |
|
|
| 24.973 |
|
|
|
6 | Trung tâm Dạy nghề Phú Quốc | 3.000 | 1.000 | 2.000 | 0 | 15.000 | 5.000 | 10.000 | 0 | 3.826 |
|
|
| 17.138 |
|
|
|
7 | Trung tâm Dạy nghề An Biên | 3.000 | 1.000 | 2.000 | 0 | 15.000 | 5.000 | 10.000 | 0 | 1.771 |
|
|
| 11.057 |
|
|
|
8 | Trung tâm Dạy nghề Giồng Riềng | 3.000 | 1.000 | 2.000 | 0 | 15.000 | 5.000 | 10.000 | 0 | 1.870 |
|
|
| 11.671 |
|
|
|
9 | Trung tâm Dạy nghề Kiên Lương | 3.000 | 1.000 | 2.000 | 0 | 14.000 | 4.000 | 10.000 | 0 | 983 |
|
|
| 8.068 |
|
|
|
10 | Trung tâm Dạy nghề Tân Hiệp | 1.000 | 0 | 1.000 | 0 | 13.000 | 4.000 | 9.000 | 0 | 470 |
|
|
| 3.338 |
|
|
|
11 | Trung tâm KTTH-HN-KG | 200 | 0 | 200 | 0 | 200 | 0 | 200 | 0 | 541 |
|
|
| 2.602 |
|
|
|
II | Ngân sách đào tạo | 27.500 |
|
|
| 137.000 |
|
|
| 31.874 |
|
|
| 148.652 |
|
|
|
1 | Trường Cao đẳng Cộng đồng | 3.500 |
|
|
| 17.000 |
|
|
| 4.057 |
|
|
| 18.919 |
|
|
|
2 | Trường Cao đẳng Sư phạm | 6.500 |
|
|
| 32.500 |
|
|
| 7.534 |
|
|
| 35.136 |
|
|
|
3 | Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật | 4.500 |
|
|
| 22.500 |
|
|
| 5.216 |
|
|
| 24.325 |
|
|
|
4 | Trường Cao đẳng Y tế | 6.000 |
|
|
| 30.000 |
|
|
| 6.954 |
|
|
| 32.432 |
|
|
|
5 | Trường Dạy nghề tỉnh | 7.000 |
|
|
| 35.000 |
|
|
| 8.113 |
|
|
| 37.839 |
|
|
|
Một số chỉ tiêu so sánh giữa các năm.
a. Dân số và lao động đang làm việc trong ngành kinh tế quốc dân của tỉnh qua các năm.
Năm Chỉ tiêu | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | Tốc độ tăng 2001- 2005 (%) |
Dân số (người) | 1.564.032 | 1.574.255 | 1.599.938 | 1.623.834 | 1.630.366 | 1.655.026 | 1.680.121 | 1,13 |
Lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân (lao động) | 759.469 | 785.722 | 809.859 | 832.859 | 845.645 | 858.104 | 870.404 | 2,45 |
Tỷ suất hoạt động (*) kinh tế trong dân số (%) | 49,12 | 79,9 | 50,6 | 52,28 | 51,87 | 51,85 | 51,81 |
|
Ghi chú: (*) nghĩa là có 100 người dân thì có 51,81 người dân tham gia hoạt động kinh tế - năm 2006.
b. Sự phân bố lao động trong ngành và khu vực ngành kinh tế quốc dân của tỉnh qua các năm.
Đơn vị tính: lao động
Năm Khu vực và ngành nghề k.tế | 2000 | 2001 | 2004 | 2005 | 2006 | Tốc độ tăng 2001- 2005 (%) |
- Nông lâm thủy sản | 566.581 | 590.229 | 585.753 | 585.527 | 572.123 | 0,7 |
+Thủy sản | 53.204 | 49.497 | 80.990 | 85.810 | 93.401 | 10,0 |
- Công nghiệp xây dựng | 54.205 | 54.900 | 77.090 | 80.553 | 88.475 | 8,25 |
- Dịch vụ | 138.683 | 140.593 | 182.852 | 192.024 | 209.806 | 6,7 |
Tổng số | 759.469 | 785.722 | 845.645 | 858.104 | 870.404 | 2,45 |
c. Trình độ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân tỉnh Kiên Giang 2001- 2005 và năm 2006.
Trình độ lao động | Năm 2001 | Năm 2005 | Năm 2006 | |||
Số lao động | Cứ 1.000 lao động thì có | Số lao động | Cứ 1.000 lao động thì có | Số lao động | Cứ 1.000 lao động thì có | |
Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành KTQD | 785.722 | - | 858.104 | - | 870.404 | - |
Trong đó: - Sau đại học | 83 | 0,1 | 308 | 0,36 | 328 | 0,38 |
- Đại học, cao đẳng | 14.748 | 16,8 | 27.717 | 32,3 | 31.246 | 35,89 |
- Trung học chuyên nghiệp | 24.317 | 27,8 | 22.256 | 25,94 | 23.823 | 27,38 |
- Có trình độ nghề | 32.226 | 36,8 | 79.129 | 92,22 | 92.610 | 106,4 |
d. Nhu cầu lao động để tạo ra 1 tỷ đồng GDP đối với các ngành kinh tế của tỉnh qua các năm 2001- 2005 và năm 2006.
ĐVT: lao động/1 tỷ GDP
Năm Ngành Kinh tế | 2000 | 2001 | 2004 | 2005 | 2006 |
- Toàn tỉnh | 118,6 | 114,16 | 88,17 | 79,2 | 73,04 |
+ Ngành nông lâm | 173,08 | 182,69 | 143,23 | 134,95 | 131,55 |
+ Ngành thủy sản | 84,59 | 62,03 | 62,2 | 55,94 | 54,11 |
+ Ngành công nghiệp | 31,75 | 28,15 | 22,62 | 20,34 | 19,88 |
+ Ngành xây dựng | 60,19 | 57,63 | 62,78 | 60,09 | 51,11 |
+ Các ngành dịch vụ | 110,95 | 103,3 | 92,64 | 80,21 | 72,85 |
Một số dự án trọng điểm và chương trình trọng tâm.
1. Một số dự án trọng điểm:
- Xây dựng Trường Đại học Kiên Giang;
- Nâng cấp Trường Dạy nghề tỉnh lên Trung học Dạy nghề;
- Xây dựng Trường Dạy nghề Phú Quốc;
- Xây dựng Trung tâm Dạy nghề Tân Hiệp;
- Xây dựng Trung tâm Dạy nghề Tứ giác Long Xuyên (Kiên Lương);
- Xây dựng Trung tâm Dạy nghề Tây Sông Hậu (Giồng Riềng);
- Xây dựng Trung tâm Dạy nghề Bán đảo Cà Mau (An Biên);
- Xây dựng mới Trung học phổ thông Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt;
- Xây dựng Trường Dân tộc nội trú vùng Bán đảo Cà Mau.
2. Chương trình trọng tâm:
- Chương trình đào tạo nghề;
- Chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở;
- Chương trình đào tạo và thu hút nhân lực để chuyển đổi cơ cấu kinh tế;
- Chương trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ và cán bộ đầu đàn các chuyên ngành. Chú trọng đào tạo cán bộ trẻ, tạo nguồn bổ sung cán bộ lãnh đạo, quản lý và chuyên môn;
- Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đến năm 2010 và định hướng đến 2015.
- 1Quyết định 372/2008/QĐ-UBND về Kế hoạch đào tạo sau đại học và chính sách hỗ trợ để phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đến năm 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
- 2Nghị quyết 12/2007/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo và nguồn nhân lực; Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
- 3Quyết định 41/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2007- 2010 và định hướng đến năm 2015
- 4Quyết định 190/QĐ-UBND năm 2022 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Kiên Giang hết hiệu lực năm 2021
- 5Quyết định 436/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Kiên Giang kỳ 2019 - 2023
- 1Quyết định 221/2005/QĐ-TTg về việc xây dựng chương trình quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 267/2005/QĐ-TTg về chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 20/2006/QĐ-TTg về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Bộ luật Lao động 1994
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 7Quyết định 81/2005/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 372/2008/QĐ-UBND về Kế hoạch đào tạo sau đại học và chính sách hỗ trợ để phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đến năm 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
- 9Nghị quyết 12/2007/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo và nguồn nhân lực; Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
- 10Quyết định 12/2007/QĐ-UBND về chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và thu hút nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang
- 11Nghị quyết 44/2007/NQ-HĐND ban hành chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang đến năm 2020
- 12Quyết định 41/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2007- 2010 và định hướng đến năm 2015
Quyết định 34/2007/QĐ-UBND ban hành Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang đến năm 2020
- Số hiệu: 34/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/08/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
- Người ký: Bùi Ngọc Sương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/08/2007
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực