Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 339/QĐ-UBND

Sóc Trăng, ngày 09 tháng 02 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH SÓC TRĂNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG

Căn cLuật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một ca, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tại Tờ trình số 12/TTr-SNN ngày 14 tháng 01 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành, lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng.

Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, tỉnh Sóc Trăng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (VPCP);
- Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính;
- Trung tâm Phục vụ hành chính công;
- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vương Quốc Nam

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH SÓC TRĂNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 339/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

PHẦN I.

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH SÓC TRĂNG

STT

Tên thủ tc hành chính

Số trang

1

Xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu

3

2

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ

10

 

Tổng số: 02 thủ tục.

 

 

PHẦN II.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH SÓC TRĂNG

01. Thủ tục: Xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu

- Trình tthực hiện:

* Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Sóc Trăng (địa chỉ: số 19, đường Trần Hưng Đạo, phường 3, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng).

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Chi cục Kiểm lâm kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ cho chủ gỗ.

+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua môi trường điện tử hoặc qua hòm thư điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, kề từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ gỗ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho chủ gỗ để hoàn thiện hồ sơ.

* Bước 2: Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm hoàn thành việc kiểm tra thực tế lô hàng gỗ xuất khẩu theo quy định và xác nhận bảng kê gỗ. Trường hợp không xác nhận bảng kê gỗ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, Chi cục Kiểm lâm thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

* Bước 3: Nhận kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Sóc Trăng theo phiếu hẹn hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích.

- Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Sóc Trăng hoặc qua môi trường điện tử.

- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ, gồm:

+ Bản chính Đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu theo Mẫu số 04 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (có Mẫu số 04 kèm theo).

+ Bản chính Bảng kê gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất theo Mẫu số 05 hoặc Bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (có Mẫu s05 và Mẫu số 06 kèm theo).

+ Bản sao hồ sơ gỗ nhập khẩu theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam hoặc bản sao hồ sơ nguồn gốc gỗ khai thác trong nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản (Thông tư số 27/2018/TT-BNNTPNT ngày 16 tháng 11 năm 2018).

 - Thời hạn giải quyết: 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trường hợp có thông tin vi phạm: 06 ngày làm việc.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ gỗ có lô hàng gỗ xuất khẩu không phải là doanh nghiệp Nhóm I.

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sóc Trăng.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận của Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh trên Bảng kê gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất hoặc Bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất.

- Phí, lệ phí: Không.

- Tên mẫu đơn, tờ khai:

+ Đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu (Mẫu số 04 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ).

+ Bảng kê gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất (Mẫu số 05 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ).

+ Bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất (Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Điều 8, Điều 9 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ Quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

 

Mẫu số 04. Đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày …. tháng …. năm ….

ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NGUỒN GỐC GỖ XUẤT KHẨU

(Gỗ có nguồn gốc từ rừng trồng trong nước không phải xác nhận)(1)

Kính gửi(2): …………………………………………

1 .Tên chủ gỗ (3): ……………………………; MST/MSDN/CMND/CCCD(4): .......................

2. Địa chỉ (5): ………………….; Số điện thoại: ………………….. Địa chỉ Email:.................

............................................................................................................................................

3. Địa điểm kiểm tra (6): ......................................................................................................

4. Khối lượng/Trọng lượng/Số lượng gỗ: ..........................................................................

5. Hồ sơ kèm theo (7): ........................................................................................................

Chúng tôi/Tôi cam kết những nội dung kê khai trong đề nghị này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực của thông tin.

Đnghị(8) …………………………………………. xem xét kiểm tra, xác nhận bảng kê gỗ./.

 

 

CHỦ GỖ
(Ký, ghi rõ họ, tên, đóng dấu (nếu có))

Ghi chú:

(1) G có nguồn gốc từ rừng trồng trong nước xuất khẩu sang thị trường ngoài EU đã thực hiện trình tự, thủ tục khai thác theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản: Không phải xác nhận nguồn gốc gỗ theo Mẫu số 04 này.

(2) Cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi cất giữ lô hàng gỗ.

(3) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(4) Ghi rõ số đăng ký kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế đối với tổ chức/số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(5) Ghi địa chỉ trụ sở trên giấy phép đăng ký kinh doanh đối với tổ chức/địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(6) Ghi rõ địa điểm để cơ quan Kiểm lâm sở tại đến kiểm tra và xác nhận bảng kê gỗ.

(7) Hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.

(8) Ghi tên cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi lưu giữ lô hàng gỗ đề nghị xác nhận.

 

Mẫu số 05. Bảng kê gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất

…………………
…………………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số(1): ……../BKGXK

Tờ số (2): …… Tổng số tờ: …..

 

BẢNG KÊ GXUẤT KHẨU/TẠM NHẬP, TÁI XUẤT

(Áp dụng đối với gỗ tròn, gỗ xẻ)

1. Tên chủ gỗ(3): …………………………….; MST/MSDN/CMND/CCCD(4): ......................

2. Địa chỉ(5): .......................................................................................................................

3. Số điện thoại: ………………….; Địa chỉ Email .............................................................

4. Tên khách hàng nhập khẩu(6): ......................................................................................

5. Địa chỉ: .........................................................................................................................

6. Quốc gia nhập khẩu: ....................................................................................................

7. Cảng/cửa khẩu xuất khẩu: ...........................................................................................

8. Nguồn gốc gỗ xuất khẩu(7):

Gỗ khai thác trong nước: □ Gỗ rừng trồng □ Gỗ rừng tự nhiên.

□ Gỗ nhập khẩu.

□ Gỗ sau xử lý tịch thu.

□ Gỗ hỗn hợp.

9. Số hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính (nếu có): ……………… Ngày .... tháng .... năm ……

10. Thông tin về gỗ xuất khẩu:

TT

Số hiệu/ nhãn đánh dấu (nếu có)

Tên gỗ

Quy cách

Số lượng (thanh/ tấm/ lóng)

Khối lượng (kg hoặc m3)

Ghi chú

 

Tên thương mại

Tên tiếng Anh (nếu có)

 

Tên khoa học

 

Nhóm loài(8)

Dài

Rộng

Đường kính hoặc chiều dày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Chúng tôi/Tôi cam kết những nội dung kê khai trong bảng kê này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực của thông tin./.

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
KIỂM LÂM SỞ TẠI(9)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ngày….tháng….năm…
CHGỖ
(Ký tên, đóng dấu, ghi r
õ
họ tên)

 

Ghi chú:

Cuối mỗi trang của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của trang đó và có chữ ký của chủ gỗ; trang cuối của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của từng loại gỗ trong cả bảng kê.

(1) Số của bảng kê gỗ được ghi bởi cơ quan Kiểm lâm sở tại để vào sổ theo dõi xác nhận bảng kê đối với trường hợp gỗ phải xác minh, xác nhận hoặc chủ gỗ ghi số thứ tự theo số bảng kê gỗ xuất khẩu đã lập trong năm đối với trường hợp gỗ không phải xác minh, xác nhận của cơ quan Kiểm lâm trước khi xuất khẩu. Cách ghi theo ví dụ 20/001: 20 là năm 2020; 001 là số thứ tự bảng kê đã lập.

(2) Số tờ của bảng kê: Nếu bảng kê có nhiều hơn 1 tờ thì người khai phải ghi rõ tờ số mấy, tổng số tờ theo từng trang để các cơ quan có thẩm quyền xác minh, kiểm tra.

(3) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức/đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(4) Ghi rõ số đăng ký kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế đối với tổ chức/số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(5) Ghi rõ địa chỉ trên giấy đăng ký kinh doanh đối với tổ chức/địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(6) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc ghi đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(7) Căn cứ vào nguồn gốc gỗ xuất khẩu, chủ gỗ tích vào các ô về nguồn gốc gỗ.

(8) Ghi gỗ thuộc Phụ lục CITES (PLI, PLII) hoặc gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm (IA, IIA) hoặc gỗ thuộc loài thông thường (TT).

(9) Áp dụng đối với gỗ thuộc đối tượng phải xác nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này; cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận nội dung chủ gỗ đã kê khai.

 

Mẫu số 06. Bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất

…………………
…………………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số(1): ……../ BKSPGXK

Tờ số (2): …… Tổng số tờ: …..

 

BẢNG KÊ SẢN PHM GỖ XUẤT KHẨU/TẠM NHẬP, TÁI XUẤT

1. Tên chủ sản phẩm gỗ(3): …………………..; MST/MSDN/CMND/CCCD(4): ....................

2. Địa chỉ chủ sản phẩm gỗ (5): ...........................................................................................

3. Số điện thoại: ………………………………………; Địa chỉ Email: ..................................

4. Tên khách hàng nhập khẩu(6): ........................................................................................

5. Địa chỉ khách hàng nhập khẩu: ......................................................................................

6. Quốc gia nhập khẩu: ......................................................................................................

7. Cảng/cửa khẩu xuất khẩu: .............................................................................................

8. Nguồn gốc sản phẩm gỗ (7):

Chế biến từ nguyên liệu gỗ khai thác trong nước: □ Gỗ rừng trồng. □ Gỗ rừng tự nhiên.

□ Chế biến từ nguyên liệu gỗ nhập khẩu.

□ Chế biến từ nguyên liệu gỗ sau xử lý tịch thu.

□ Chế biến từ nguyên liệu gỗ hỗn hợp.

9. Số hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính (nếu có): …………….Ngày ….. tháng …. năm …..

10. Thông tin sản phẩm gỗ:

TT

Tên sản phẩm gỗ(8)

Số hiệu/ nhãn đánh dấu (nếu có)

Đơn vị tính

Tên gỗ nguyên liệu (9)

Số lượng sản phẩm

Khối lượng/ trọng lượng sản phẩm

Ghi chú

Tên phổ thông/ tên thương mại

 

Tên tiếng Anh (nếu có)

Tên khoa học

Nhóm loài (10)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi/Tôi cam kết nhng nội dung kê khai trong bảng kê này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực của thông tin./.

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
KIỂM LÂM SỞ TẠI(11)

Ngày …. tháng …. năm …
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
LẬP BẢNG KÊ SẢN PHẨM GỖ

 

Ghi chú:

Cuối mỗi trang của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của trang đó và có chữ ký của chủ sản phẩm gỗ; trang cuối của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của từng loại sản phẩm gỗ trong cả bảng kê.

(1) Số của bảng kê sản phẩm gỗ được ghi bởi cơ quan Kiểm lâm sở tại để vào sổ theo dõi xác nhận bảng kê đối với trường hợp sản phẩm gỗ phải xác minh, xác nhận hoặc chủ gỗ ghi số thứ tự theo sổ bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu đã lập trong năm đối với trường hợp sản phẩm gỗ không phải xác minh, xác nhận của cơ quan Kiểm lâm trước khi xuất khẩu. Cách ghi theo ví dụ 20/001: 20 là năm 2020; 001 là số thứ tự bảng kê đã lập.

(2) Số tờ của bảng kê: Nếu bảng kê có nhiều hơn 1 tờ thì người khai phải ghi rõ tờ số mấy, tổng số tờ trên từng trang để các cơ quan có thẩm quyền có xác minh, kiểm tra.

(3) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc ghi đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(4) Ghi rõ số đăng ký kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế đối với tổ chức/số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(5) Ghi rõ địa chỉ trên giấy đăng ký kinh doanh đối với tổ chức/địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(6) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc ghi đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(7) Căn cứ vào nguồn gốc sản phẩm gỗ xuất khẩu, chủ gỗ tích vào các ô về nguồn gốc gỗ.

(8) Ghi theo mã các mặt hàng sản phẩm gỗ tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

(9) Ghi tên gỗ nguyên liệu sử dụng để chế biến thành sản phẩm, trường hợp sản phẩm gỗ sử dụng nguyên liệu gỗ hỗn hợp thì ghi tên sản phẩm gỗ theo thứ tự ưu tiên sau: Tên loài gỗ thuộc các Phụ lục CITES; tên loài gỗ thuộc Danh mục động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; trường hợp sản phẩm gỗ hỗn hợp là gỗ thông thường thì ghi tên gỗ chiếm tỉ lệ cao nhất trong sản phẩm gỗ.

(10) Ghi gỗ thuộc Phụ lục CITES (PLI, PLII) hoặc gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm (IA, IIA) hoặc gỗ thuộc loài thông thường (TT).

(11) Áp dụng đối với sản phẩm gỗ thuộc đối tượng phải xác nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này; cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận nội dung chủ sản phẩm gỗ đã kê khai.

 

02. Thủ tục: Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Trình tự thực hiện:

* Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp hoặc nộp hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Sóc Trăng (địa chỉ: số 19, đường Trần Hưng Đạo, phường 3, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng).

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Công chức, viên chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Sóc Trăng kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ cho doanh nghiệp.

+ Trường hợp nộp qua môi trường điện tử: Thành phần hồ sơ phải được kê khai và ký chữ ký số trên các biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 9 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin kê khai, Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp tự động phân loại doanh nghiệp.

+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, công chức, viên chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Sóc Trăng nhập thông tin vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp.

* Bước 2: Thẩm định và trả kết quả

+ Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin kê khai của doanh nghiệp, Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp của cơ quan tiếp nhận căn cứ các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định số 102/2020/NĐ-CP) để tự động phân loại doanh nghiệp Nhóm I.

+ Trường hợp có nghi ngờ những thông tin do doanh nghiệp tự kê khai, cần xác minh làm rõ; trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả phân loại của Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp, cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp đăng ký phân loại, trong đó nêu rõ thời gian, nội dung cần xác minh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo, cơ quan tiếp nhận phối hợp với cơ quan có liên quan tổ chức xác minh làm rõ tính chính xác của thông tin tự kê khai của doanh nghiệp và thông báo kết quả xác minh cho doanh nghiệp đó biết;

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp được Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp tự động phân loại là doanh nghiệp Nhóm I hoặc kể từ ngày kết thúc xác minh thông tin kê khai theo quy định; nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP, cơ quan tiếp nhận xếp loại doanh nghiệp đó vào doanh nghiệp Nhóm I trên Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp;

+ Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày xếp loại doanh nghiệp Nhóm I theo quy định tại điểm C khoản này, cơ quan tiếp nhận thông báo kết quả phân loại cho doanh nghiệp đăng ký phân loại. Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí là doanh nghiệp Nhóm I cơ quan tiếp nhận thông báo, nêu rõ lý do cho doanh nghiệp biết.

* Bước 3: Nhận kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Sóc Trăng theo phiếu hẹn hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua môi trường điện tử hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Sóc Trăng.

- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bản chính Bảng kê khai phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ theo Mẫu số 08 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP (có Mẫu số 08 kèm theo).

- Thời hạn giải quyết:

+ Trường hợp không phải xác minh: 01 ngày làm việc.

+ Trường hợp phải xác minh: 04 ngày làm việc; 13 ngày làm việc đối với trường hợp nghi ngờ cần kiểm tra xác minh.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề chế biến và xuất khẩu gỗ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sóc Trăng.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phân loại doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp.

- Phí, lệ phí: Không.

- Tên mẫu đơn, tờ khai: Bảng kê khai phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ theo Mẫu số 08 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Chương III Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

 

Mẫu số 08. Bảng kê khai phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ

BẢNG KÊ KHAI PHÂN LOẠI
DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU G

STT

Nội dung kê khai

Tự đánh giá

Không

I

TUÂN THỦ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG VIỆC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1

Tuân thủ quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp phải có các loại tài liệu sau:

a

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài)

 

 

b

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài chiếm 51% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất

 

 

2

Tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường phải có một trong các loại tài liệu sau:

a

Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở chế biến gỗ, dăm gỗ từ gỗ rừng tự nhiên có công suất từ 5.000m3 sản phẩm/năm trở lên

 

 

b

Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở sản xuất ván ép có công suất từ 100.000 m2 sản phẩm/năm trở lên

 

 

c

Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở sản xuất đồ gỗ có tổng diện tích kho bãi, nhà xưởng từ 10.000m2 trở lên

 

 

d

Có kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất có công suất hay diện tích nhỏ hơn công suất hoặc diện tích của các cơ sở sản xuất quy định tại các điểm a, b, c nêu trên

 

 

3

Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy phải có tài liệu sau:

 

Phương án phòng cháy, chữa cháy theo quy định pháp luật

 

 

4

Tuân thủ quy định của pháp luật về theo dõi nhập, xuất lâm sản phải có tài liệu sau:

 

Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản được ghi chép đầy đủ theo đúng quy định pháp luật

 

 

5

Tuân thủ quy định của pháp luật về thuế, lao động phải bảo đảm các tiêu chí sau:

a

Không có tên trong danh sách công khai thông tin tổ chức, cá nhân kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế

 

 

b

Có kế hoạch vệ sinh an toàn lao động theo quy định của pháp luật

 

 

c

Người lao động có tên trong danh sách bảng lương của doanh nghiệp

 

 

d

Niêm yết công khai thông tin về đóng bảo hiểm xã hội và y tế đối với người lao động theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội

 

 

đ

Người lao động là thành viên tổ chức Công đoàn của doanh nghiệp

 

 

II

TUÂN THỦ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VNGUỒN GỐC GỖ HỢP PHÁP

1

Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ khai thác gỗ đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ trực tiếp khai thác gỗ làm nguyên liệu chế biến

a

Chấp hành quy định về trình tự, thủ tục khai thác gỗ

 

 

b

Bảng kê gỗ theo quy định của pháp luật

 

 

c

Bản sao hồ sơ nguồn gốc gỗ khai thác

 

 

2

Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ gỗ sau xử lý tịch thu đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ sử dụng gỗ sau tịch thu làm nguyên liệu chế biến

a

Bảng kê gỗ theo quy định của pháp luật

 

 

b

Bản sao hồ sơ gỗ sau xử lý tịch thu

 

 

3

Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ gỗ nhập khẩu đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ sử dụng gỗ nhập khẩu làm nguyên liệu chế biến

a

Bảng kê gỗ theo quy định của pháp luật

 

 

b

Bản sao hồ sơ gỗ nhập khẩu

 

 

4

Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ trong quá trình mua bán, vận chuyn; chế biến

a

Bảng kê gỗ theo quy định của pháp luật

 

 

b

Bản sao hồ sơ nguồn gốc gỗ

 

 

5

Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ gỗ đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sử dụng gỗ nguyên liệu do doanh nghiệp tự trồng trên đất của doanh nghiệp

a

Tuân thủ với các quy định pháp luật về quyền sử dụng đất và quyền sử dụng rừng

 

 

b

Bản sao hồ sơ gỗ khai thác theo quy định của pháp luật

 

 

 

 

…., ngày … tháng... năm ...
DOANH NGHIỆP KÊ KHAI
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú:

(1) Trường hợp tự kê khai bằng bảng giấy thì doanh nghiệp kê khai phải thực hiện nội dung này.