Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3385/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 12 tháng 9 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 21-CTR/TU NGÀY 20/3/2023 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 06-NQ/TW NGÀY 24/01/2022 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ QUY HOẠCH, XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11/11/2022 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 148/NQ-CP của Chính phủ)

Căn cứ Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 20/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Văn bản số 3026/SXD-QLN&PTĐT ngày 08 tháng 9 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 20 tháng 3 năm 2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Điều 2. Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch; thường xuyên theo dõi việc thực hiện; kịp thời tham mưu đề xuất, báo cáo UBND tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tự Công Hoàng

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 21-CTR/TU NGÀY 20/3/2023 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 06-NQ/TW NGÀY 24/01/2022 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ QUY HOẠCH, XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
(Kèm theo Quyết định số: 3385/QĐ-UBND ngày 12/9/2023 của UBND tỉnh)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Thống nhất trong công tác chỉ đạo và tổ chức nghiên cứu thực hiện hiệu quả các nội dung của Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 20 tháng 3 năm 2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc xây dựng hệ thống các đô thị tỉnh Bình Định phát triển bền vững, là động lực quan trọng, là hạt nhân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp theo lộ trình cụ thể đã nêu tại Chương trình hành động số 21-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Nghị quyết số 148/NQ-CP của Chính phủ.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực trên toàn tỉnh, có tính liên kết với cả vùng, khu vực và cả nước. Quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị có tính bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu. Kết cấu hạ tầng của đô thị, nhất là hạ tầng kỹ thuật khung và hạ tầng xã hội thiết yếu được xây dựng và phát triển đồng bộ, hiện đại. Kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững. Chất lượng sống tại đô thị ở mức trung bình khá đến cao, đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội cho cư dân đô thị. Phát triển kiến trúc đô thị hiện đại, xanh, thông minh, giàu bản sắc, các yếu tố văn hóa đặc trưng được giữ gìn và phát huy.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đến năm 2025 đạt trên 55%, đến năm 2030 đạt trên 60%.

- Số lượng đô thị trên toàn tỉnh đến năm 2025 có khoảng 22 đô thị (01 đô thị loại I, 02 đô thị loại III, 01 đô thị loại IV, 18 đô thị loại V). Đến năm 2030 có khoảng 21 đô thị (01 đô thị loại I, 02 đô thị loại III, 02 đô thị loại IV, 16 đô thị loại V).

- Tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đến năm 2025 đạt trên 1,5%, đến năm 2030 đạt trên 1,9%.

- Đến năm 2025 tất cả các đô thị có quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị; 100% đô thị loại III trở lên hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng về y tế, giáo dục - đào tạo và công trình văn hoá cấp đô thị.

- Tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đến năm 2025 đạt trên 11%, đến năm 2030 đạt trên 16%.

- Diện tích cây xanh đô thị bình quân trên mỗi người dân đến năm 2025 đạt 6m2, đến năm 2030 đạt 10m2.

- Tỷ lệ người dân đô thị sử dụng nước sạch tập trung đến năm 2025 đạt trên 90%, đến năm 2030 đạt trên 95%.

- Diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị đến năm 2025 đạt tối thiểu 28m2, đến năm 2030 đạt tối thiểu 33m2.

- Đến năm 2025, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình tại đô thị, phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại thông minh; đến năm 2030 hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ 100% hộ gia đình tại đô thị.

- Đến năm 2025, tỷ lệ dân số trưởng thành tại đô thị có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%. Đến năm 2030, tỷ lệ dân số trưởng thành tại đô thị có tài khoản thanh toán điện tử đạt 80%.

- Kinh tế khu vực đô thị đóng góp vào GRDP của tỉnh đến năm 2025 đạt khoảng 75% và đến năm 2030 đạt khoảng 85%.

3. Tầm nhìn đến năm 2045: Tỷ lệ đô thị hóa tỉnh Bình Định thuộc nhóm cao của khu vực miền Trung. Hình thành chuỗi đô thị phía Nam trở thành vùng đô thị động lực của vùng kinh tế duyên hải miền Trung và Tây Nguyên với hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo hài hòa các tiêu chí về đô thị hiện đại, thông minh, xanh và giàu bản sắc, mang nét đặc thù riêng của vùng đô thị ven biển.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tập trung tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể tại Phụ lục số I Phụ lục số II kèm theo, với 07 nhóm nhiệm vụ chủ yếu như sau:

1. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị;

2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển đô thị bền vững;

3. Tập trung xây dựng, phát triển hệ thống đô thị toàn tỉnh bền vững và đồng bộ;

4. Nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững;

5. Phát triển hệ thống nhà ở, hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu;

6. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị và chất lượng cuộc sống đô thị, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh, an toàn và trật tự đô thị;

7. Phát triển kinh tế khu vực đô thị.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Chương trình hành động số 21-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch thực hiện của UBND tỉnh đến các tổ chức, cơ quan, nhân dân trên địa bàn tỉnh; Căn cứ nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu và các nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch này, tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch. Chủ động lồng ghép các quan điểm chỉ đạo, các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 148/NQ-CP của Chính phủ, Chương trình hành động số 21- CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã nêu tại Kế hoạch này trong các đồ án quy hoạch, đề án, chương trình, kế hoạch và các dự án đầu tư xây dựng có liên quan để tổ chức thực hiện thành công các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

2. Sở Xây dựng:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương điều phối, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu theo yêu cầu của Chương trình hành động số 21- CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các chỉ tiêu cụ thể đã đề ra trong Kế hoạch này; tổng hợp các kiến nghị, đề xuất để báo cáo cấp có thẩm quyền.

- Đầu mối tổ chức nghiên cứu hướng dẫn việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch; Định kỳ báo cáo, đề xuất, kiến nghị các biện pháp cần thiết đảm bảo việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển đô thị theo Kế hoạch cho từng giai đoạn đến năm 2025 và năm 2030.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh bố trí nguồn vốn đầu tư công để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch trên cơ sở đề nghị của các sở, ban, ngành và địa phương có nhiệm vụ được phân công theo Kế hoạch.

- Tổ chức xúc tiến đầu tư, kêu gọi thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư phát triển bền vững đô thị theo Kế hoạch.

4. Các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh:

- Quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có liên quan phải tuân thủ các mục tiêu được đề ra tại Mục II Kế hoạch này.

- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao hướng dẫn, đôn đốc các các địa phương, doanh nghiệp, đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh biện pháp tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra của Kế hoạch. Phối hợp với Sở Xây dựng trong công tác điều phối, kiểm tra, đôn đốc, giám sát; tổng hợp các kiến nghị, đề xuất để báo cáo cấp có thẩm quyền.

5. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ được đề ra tại Kế hoạch, xây dựng chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của địa phương mình theo đúng tiến độ và phân công chi tiết các nhiệm vụ; cụ thể hoá các chỉ tiêu, nhiệm vụ vào kế hoạch hàng năm và theo từng giai đoạn.

- Tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt các quy hoạch phải tuân thủ các quy định của pháp luật, các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra tại Kế hoạch; đồng thời phù hợp với tinh thần của Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 148/NQ-CP của Chính phủ, Chương trình hành động số 21-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và bố trí đủ nguồn lực để thực hiện. Ưu tiên thực hiện lập quy hoạch, chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị.

6. Trong quá trình thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung, các sở, ngành, địa phương chủ động đề xuất, gửi Sở Xây dựng tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC I

CHỈ TIÊU CỤ THỂ ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số: 3385/QĐ-UBND ngày 12/9/2023 của UBND tỉnh)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Chỉ tiêu cần đạt được

Cơ quan chủ trì theo dõi, đánh giá

Đến năm 2025

Đến năm 2030

1

Tỷ lệ đô thị hoá toàn tỉnh

%

≥ 55

≥ 60

Sở Xây dựng

2

Tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên

%

≥ 1,5

≥ 1,9

Sở Xây dựng

3

Số lượng đô thị toàn tỉnh

đô thị

22

21

Sở Xây dựng

4

Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung, quy hoạch phân khu

%

100

100

Sở Xây dựng

5

Số lượng đô thị từ loại III trở lên hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hóa cấp đô thị

đô thị

2

3

Sở Xây dựng

6

Tỷ lệ đô thị hiện có và đô thị mới có chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị

%

100

100

Sở Xây dựng

7

Diện tích đất giao thông trên đất xây dựng đô thị

%

≥ 11

≥ 16

Sở Xây dựng

8

Diện tích đất cây xanh đô thị bình quân trên mỗi người dân đô thị

m2/người

≥ 6

≥ 10

Sở Xây dựng

9

Diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị

m2/người

≥ 28

≥ 33

Sở Xây dựng

10

Tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch từ hệ thống tập trung

%

90

95

Sở Xây dựng

11

Tỷ lệ phủ kín hạ tầng mạng băng rộng cáp quang đến các hộ gia đình

%

80

100

Sở Thông tin và Truyền thông

12

Tỷ lệ dân số trưởng thành tại đô thị có tài khoản thanh toán điện tử

%

50

80

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tại Bình Định

13

Đóng góp kinh tế khu vực đô thị vào GRDP cả tỉnh

%

75

85

Sở Kế hoạch và Đầu tư

14

Hình thành chuỗi đô thị phía Nam tỉnh; chuỗi đô thị đầm Đề Gi

Chuỗi đô thị

0

2

Sở Xây dựng

 

PHỤ LỤC II

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ
(Kèm theo Quyết định số: 3385/QĐ-UBND ngày 12/9/2023 của UBND tỉnh)

TT

Nội dung công việc

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời hạn hoàn thành

I

Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị

1

Thường xuyên, định kỳ tổ chức tuyên truyền Nghị quyết 06-NQ/TW, Nghị quyết số 148 của Chính phủ và Chương trình hành động số 21-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua chương trình, phóng sự, tin bài và Kế hoạch này

Sở Thông tin và Truyền thông

Đài phát thanh truyền hình; Báo Bình Định, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Định kỳ hàng năm

2

Quán triệt sâu rộng các nội dung của Nghị quyết 06-NQ/TW, Nghị quyết 148/NQ-CP và Chương trình hành động số 21-CTr/TW ngày 20/3/2023 của Tỉnh ủy trong toàn thể đội ngũ đảng viên, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị mình

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố

Cơ quan báo, đài

Thường xuyên

3

Tổ chức hội nghị phổ biến nội dung Chương trình hành động số 21- CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các văn bản của Trung ưng có liên quan và Kế hoạch này

Sở Xây dựng

Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện

Tháng 10/2023

II

Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển đô thị bền vững

4

Tiếp tục tham gia góp ý để góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai, đầu tư, quy hoạch, phát triển đô thị, kiến trúc, xây dựng đảm bảo tính minh bạch, thống nhất, loại bỏ các mâu thuẫn, chồng chéo

Các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư

Các sở, ban, ngành và địa phương

Thường xuyên và khi có yêu cầu của Trung ương

5

Xây dựng quy định về cơ chế hỗ trợ, ưu đãi nhà đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh

Sở Xây dựng

Các Sở: TC, TN&MT, KH&ĐT

Năm 2023

6

Đề xuất giải pháp cải tạo chung cư cũ và nhà cho thuê hết niên hạn sử dụng có dấu hiệu xuống cấp

Sở Xây dựng

Các Sở: TC, TN&MT, KH&ĐT

Năm 2025

7

Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển đô thị gắn với nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức về quản lý đô thị

Sở Xây dựng

Sở Nội vụ; UBND các huyện, thị xã, thành phố đề xuất nhân sự tham gia đào tạo hàng năm

Hàng năm theo nhu cầu từ địa phương

8

Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công ích đô thị

Sở Xây dựng

Các sở, ngành, UBND cấp huyện có liên quan

Hàng năm đến 2030

III

Tập trung xây dựng, phát triển hệ thống đô thị toàn tỉnh bền vững và đồng bộ

9

Đề xuất giải pháp hình thành chuỗi đô thị phía Nam tỉnh trở thành vùng đô thị động lực cho cả tỉnh

Sở Xây dựng

Các Sở: GTVT, TC, KH&ĐT, UBND thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn, huyện Phù Cát, Tuy Phước, Vân Canh

Hàng năm đến 2030

10

Đề xuất giải pháp hình thành chuỗi đô thị ven biển với đặc thù kinh tế biển gắn với dịch vụ du lịch, hậu cần nghề cá, phát triển nuôi, trồng thủy hải sản và chế biến với công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, lấy đầm Đề Gi là trung tâm

Sở Xây dựng

Ban QL KKT, UBND huyện Phù Cát, Phù Mỹ

Hàng năm đến 2030

11

Rà soát, điều chỉnh chương trình phát triển đô thị Hoài Nhơn đến năm 2035 là trung tâm động lực vùng, cực tăng trưởng phía Bắc của tỉnh gắn với khu liên hợp gang thép Long Sơn

UBND thị xã Hoài Nhơn

Các sở: XD, KH&ĐT, TC, GTVT, NN & PTNT, CT

Năm 2024

12

Nâng loại thị xã Hoài Nhơn đạt tiêu chí đô thị loại III

UBND thị xã Hoài Nhơn

Các sở, ban, ngành có liên quan

Năm 2025

13

Nâng loại huyện Tây Sơn đạt tiêu chí đô thị loại IV

UBND huyện Tây Sơn

Các sở, ban, ngành có liên quan

Năm 2024

14

Nâng loại huyện Tuy Phước đạt tiêu chí đô thị loại IV

UBND huyện Tuy Phước

Các sở, ban, ngành có liên quan

Giai đoạn năm 2025 ÷ 2029

15

Hình thành các đô thị đạt tiêu chí đô thị loại V đến năm 2025: Mỹ Thành, Phước Sơn, Canh Vinh

UBND các huyện: Phù Mỹ, Tuy Phước, Vân Canh

Các sở, ban, ngành có liên quan

Năm 2025

16

Hình thành các đô thị đạt tiêu chí đô thị loại V đến năm 2030: Mỹ An, Cát Hanh, Ân Tường Tây

UBND các huyện: Phù Mỹ, Hoài Ân, Phù Cát

Các sở, ban, ngành có liên quan

Năm 2030

17

Hoàn thành quy chế quản lý kiến trúc đô thị cho các đô thị

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở Xây dựng

Năm 2025

18

Rà soát chương trình phát triển đô thị cả tỉnh và từng đô thị gắn với việc thực hiện Quyết định số 538/QĐ- TTg ngày 25/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2021- 2030”

Sở Xây dựng

Các sở, ngành và địa phương có liên quan

Giai đoạn năm 2023÷2025

19

Nghiên cứu, rà soát tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021- 2025, giai đoạn 2025-2030 nhằm xây dựng dựng cơ sở hạ tầng hoàn thiện các tiêu chí theo Nghị quyết 26/NQ- UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với xã, huyện có trong kế hoạch nâng loại đô thị giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030 trình UBND tỉnh ban hành

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện có liên quan

Hàng năm và khi có thay đổi cơ chế, chính sách từ Trung ương

IV

Nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững

20

Tăng cường công tác phản biện và giám sát thực hiện quy hoạch đô thị theo hướng thực chất, thiết thực, hiệu quả

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội

Sở Xây dựng

Hàng năm

21

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu toàn tỉnh về quy hoạch phát triển đô thị; ứng dụng rộng rãi hệ thống thông tin địa lý (GIS) và công nghệ số, nền tảng số trong quy hoạch và quản lý phát triển đô thị

Sở Xây dựng

Sở Tài chính

Năm 2025

22

Số hóa dữ liệu liên quan đến các chỉ tiêu về: đô thị hóa, đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên, độ phủ quy hoạch, tỷ lệ đất giao thông trên đất đô thị, tỷ lệ diện tích cây xanh đô thị, tỷ lệ hạ tầng mạng thông tin viễn thông, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch, tỷ lệ diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người và tỷ trọng kinh tế đô thị trên GRDP của tỉnh để thống nhất quản lý

Sở Thông tin và Truyền thông

Cục Thống kê; Các Sở, ngành, UBND các cấp có liên quan

Năm 2025

23

Hoàn thành việc rà soát, phủ kín quy hoạch chung, quy hoạch phân khu tại các đô thị

Sở Xây dựng

UBND các huyện, thị xã, thành phố (tổ chức thực hiện)

Năm 2025

24

Quy hoạch xây dựng Trung tâm hành chính mới của tỉnh tại Khu kinh tế tỉnh Bình Định

Sở Xây dựng, Ban Quản lý Khu kinh tế

Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố liên quan

Năm 2025

25

Đề xuất định hướng phát triển thành phố Quy Nhơn trở thành trung tâm văn hoá cấp vùng theo Nghị quyết của Trung ương

UBND TP Quy Nhơn; Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Xây dựng

Các sở, ban, ngành có liên quan

Năm 2025

26

Tổ chức quy hoạch không gian ngầm, hệ thống công trình ngầm thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận

Sở Xây dựng; Ban Quản lý Khu kinh tế

UBND thành phố Quy Nhơn và các huyện có liên quan

Năm 2023

27

Rà soát khắc phục nhanh và triệt để việc thiếu tiêu chí của các đô thị đã được nâng loại và các đô thị dự kiến nâng loại

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở Xây dựng

Năm 2025

V

Phát triển hệ thống nhà ở, hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu

28

Lập đề án hoặc chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở dài hạn, trung hạn và hàng năm đảm bảo các chỉ tiêu an sinh nhà ở đô thị, giải quyết cơ bản yêu cầu về nhà ở đô thị, mở rộng các loại hình nhà ở, trong đó diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị đạt tối thiểu 28 m2 vào năm 2025, đến năm 2030 đạt tối thiểu 33 m2

Sở Xây dựng

Các sở, ngành và địa phương có liên quan

Năm 2024

29

Rà soát bổ sung vào quy hoạch tỉnh các tuyến giao thông quan trọng, đảm bảo tính kết nối hệ thống các đô thị toàn tỉnh và các tuyến giao thông quốc gia đi qua địa bàn (quốc lộ, cao tốc, đường ven biển …) nhằm khai thác tối đa lợi thế các tuyến giao thông huyết mạch

Sở Giao thông vận tải

Sở XD, TC, KH&ĐT

Hàng năm đến năm 2030

30

Xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương theo Chương trình hành động số 21 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Sở Giao thông vận tải

Các sở, ban và địa phương có liên quan

Năm 2023

31

Xây dựng đề án cấp nước sạch toàn tỉnh ưu tiên quy mô cấp vùng và liên vùng, không phân biệt đô thị và nông thôn, gắn với an ninh nguồn nước, tăng cường sử dụng nước mặt từ các hồ lớn của tỉnh, hạn chế sử dụng nước ngầm, từng bước thay thế các trạm cấp nước nhỏ lẻ hoạt động không hiệu quả, các trạm cấp nước không đạt chuẩn tại các đô thị hoặc các trạm cấp nước có nguồn nước không ổn định

Sở Xây dựng

Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã và thành phố

Năm 2024

32

Tổ chức thực hiện việc điều phối mạng cấp nước chính phù hợp với tình hình phát triển mở rộng đô thị Quy Nhơn về hướng Bắc và Tây Bắc đảm bảo cấp nước an toàn khai thác hiệu quả các nhà máy cấp nước hiện hữu

Công ty cổ phần Cấp thoát nước Bình Định

Sở Xây dựng

Năm 2025

33

Phối hợp, đề xuất phương án xây dựng giá nước sạch cho khu vực đô thị và nông thôn đối với các dự án cấp nước liên vùng phù hợp quy định hiện hành của Bộ Tài chính

Sở Tài chính

Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và PTNT

Khi các dự án cấp nước liên vùng đi vào hoạt động

34

Xây dựng đề án cho các đô thị chịu ảnh hưởng trực tiếp lũ thượng nguồn từ các tuyến sông chính và nước biển dâng do biến đổi khí hậu cần nghiên cứu các giải pháp nạo vét, mở rộng lòng dẫn kết hợp công trình đê, kè chống ngập đô thị. Ưu tiên sử dụng một số giải pháp mềm cho một số tuyến sông qua đô thị

Sở Nông nghiệp và PTNT

Ban QLDA Nông nghiệp và PTNT và địa phương có liên quan

Năm 2025

35

Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt với công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường gắng với hệ thống thoát nước mặt chống ngập cục bộ cho đô thị An Nhơn, Hoài Nhơn và Tây Sơn

Ban QLDA Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan

Năm 2030

36

Tăng tỷ lệ thu gom nước thải sinh hoạt phù hợp công suất nhà máy xử lý trên địa bàn thành phố Quy Nhơn

UBND thành phố Quy Nhơn

Sở Xây dựng

Giai đoạn năm 2025÷2030

37

Xây dựng quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Xây dựng, UBND cấp huyện

Năm 2024

38

Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo theo vùng với công suất phù hợp, công nghệ xử lý hiện đại thu gom triệt để rác thải, từng bước đóng cửa và thay thế các hình thức chôn lấp không hợp vệ sinh

UBND huyện, thị xã, thành phố

Sở Xây dựng

Giai đoạn năm 2025÷2030

39

Quy hoạch và quản lý một số bãi tập kết để tận dụng nâng nền gắng với giải pháp nghiên cứu tận thu, tái chế chất thải rắn xây dựng

Sở Xây dựng

Các sở, ban và UBND cấp huyện có liên quan

Giai đoạn năm 2025÷2030

40

Xây dựng và hoàn thiện kế hoạch xây dựng mới, đóng cửa và di dời một số nghĩa trang nhằm đảm bảo môi trường và cảnh quan cho các đô thị. Ưu tiên các hình thức táng tiên tiến, thân thiện môi trường

Sở Xây dựng

Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện có liên quan

Năm 2023

41

Rà soát, hoàn thiện chính sách hỗ trợ hỏa táng

Sở Xây dựng

Sở TC, UBND thị xã Hoài NHơn

Năm 2023

42

Đầu tư lò hỏa táng khu vực phía Bắc tỉnh

UBND thị xã Hoài Nhơn

Sở Xây dựng

Năm 2024

43

Triển khai thực hiện việc đầu tư, lắp đặt và vận hành các trạm quan trắc môi trường tự động trên địa bàn tỉnh (đã và đang triển khai 01 trạm tại Ngã 3 Cầu Gành, huyện Tuy Phước và 01 trạm tại phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn)

Sở Tài nguyên và Môi trường

Ban QLDA DD&CN và địa phương có liên quan

Hàng năm

44

Hoàn thành danh mục cây trồng, hạn chế và cấm trồng với chủng loại phong phú, đa dạng, phù hợp khí hậu và vùng miền, địa phương; xây dựng hoàn thành kế hoạch phát triển cây xanh các đô thị và danh mục cây bảo tồn trên địa bàn tỉnh làm cơ sở đảm bảo tiêu chí đến năm 2030 đạt 10m2/người.

Sở Xây dựng

UBND cấp huyện

2023

45

Xây dựng đề án duy trì, phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn đầm Thị Nại, Đề Gi trở thành không gian sinh thái cho đô thị và phục vụ phát triển kinh tế xã hội

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở TNMT, XD và UBND cấp huyện có liên quan

Năm 2025

46

Đầu tư xây dựng một số công viên cây xanh cảnh quan khu vực nội thị các đô thị loại III trở lên để cải thiện môi trường khí hậu và tạo điều kiện người dân tiếp cận sử dụng, nâng cao đời sống người dân đô thị (theo Kế hoạch phát triển cây xanh được UBND tỉnh phê duyệt)

UBND thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn và Hoài Nhơn

Sở Xây dựng

Năm 2025

47

Rà soát tiêu chí chuẩn phân loại đô thị liên quan đến cơ sở hạ tầng xã hội về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hóa cấp đô thị của các đô thị loại III trở lên

UBND thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn và Hoài Nhơn

Sở Xây dựng

Năm 2024

48

Khắc phục tình trạng thiếu trường, thiếu lớp hiện nay nhất là giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông tại các đô thị; đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội về y tế giáo dục đối với các khu đô thị, các khu dân cư mới

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế

Năm 2030

49

Xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, mạng lưới khám chữa bệnh bao phủ rộng khắp và từng bước đồng bộ, đảm bảo công tác phòng bệnh và chữa bệnh cho người dân; đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh và một số bệnh viện chuyên khoa trở thành bệnh viện có chất lượng cao của khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và Bắc Tây nguyên

Sở Y tế

Các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan

Năm 2030

50

Rà soát, thực hiện kế hoạch ngầm hóa hệ thống lưới điện, cáp viễn thông, thông tin liên lạc và thông tin điều khiển để chuẩn bị hạ tầng phục vụ công tác phát triển đô thị thông minh; đề xuất đầu tư xây dựng một số công trình hạ tầng dùng chung cho đô thị loại III trở lên

Sở Xây dựng

Sở ngành có liên quan

Năm 2030

51

Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng khung đô thị từ loại III trở lên đảm bảo bền vững, thích ứng BĐKH, xanh và thông minh

UBND thị xã An Nhơn, Hoài Nhơn và thành phố Quy Nhơn

Sở Xây dựng và các sở có liên quan

Năm 2025 (sau khi hoàn thành quy hoạch phân khu)

52

Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đến năm 2030 theo Đề án phát triển đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 438/QĐ- TTg ngày 25/3/2021

Sở Xây dựng; UBND thị xã Hoài Nhơn, UBND huyện Phù Mỹ

Các Sở ngành có liên quan

Hàng năm đến 2030

53

Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đến năm 2030 theo Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2018

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở ngành có liên quan

Hàng năm đến 2030

VI

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị và chất lượng cuộc sống đô thị, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh, an toàn và trật tự đô thị

54

Xác định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đầu mối về phát triển đô thị theo nghị định số theo Nghị định số 35/2023/NĐ-CP

Sở Xây dựng

Các sở, ban, ngành có liên quan

Năm 2025

55

Xây dựng văn hóa và lối sống đô thị văn minh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của người dân, chú trọng tạo nhiều không gian văn hóa công cộng; bố trí đủ quỹ đất và ngân sách hợp lý, ràng buộc rõ trách nhiệm của các chủ đầu tư các khu đô thị đối với việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cho cư dân

Sở Văn hóa và Thể thao

Các sở, ban, ngành có liên quan

2024

56

Tổ chức triển khai thực hiện chính sách đảm bảo cho lao động nông thôn di cư, lao động phi chính thức được tiếp cận bình đẳng, có cơ hội phát triển và hưởng thụ công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản tại đô thị; Rà soát hoàn thiện chính sách hỗ trợ học tập, dạy nghề, việc làm cho người dân bị thu hồi quyền sử dụng đất trong quá trình đô thị hóa

Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan

Hàng năm

57

Xây dựng và ban hành quy chế bàn giao và tiếp nhận các công trình hạ tầng kỹ thuật tại các khu đô dân cư, khu đô thị

Sở Xây dựng

Các sở, ban, ngành có liên quan

Năm 2024

VII

Phát triển kinh tế khu vực đô thị

58

Các đô thị từ loại V trở lên xây dựng thương hiệu đặc thù từng vùng miền, gắng với sản phẩm chiến lược có thế mạnh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế đô thị.

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các sở, ban, ngành có liên quan

Giai đoạn năm 2023÷2030

59

Thực hiện việc di dời các cơ sở sản xuất chế biến gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn cho người dân ra khỏi trung tâm các đô thị từ loại III trở lên

Sở Công thương, UBND thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn và Hoài Nhơn

Các sở, ban, ngành có liên quan

Giai đoạn năm 2023÷2025

60

Đề xuất việc quy hoạch, sử dụng đúng mục và hiệu quả từ việc mở rộng không gian đô thị, đặc biệt là quỹ đất hai bên các tuyến đường giao thông tạo nguồn thu cho phát triển đô thị

Sở Xây dựng

Các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan

Hàng năm và theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền

61

Đề xuất đầu tư xây dựng, tạo bước đột phá để nâng cao vai trò động lực, cực tăng trưởng của chuỗi đô thị phía Nam của tỉnh (Quy Nhơn, An Nhơn, Tuy Phước, Cát Tiến, Canh Vinh), các đô thị loại IV trở lên nhằm phát triển kinh tế đô thị

Các Sở Xây dựng, Giao thông, Kế hoạch và Đầu tư

Các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan

Hàng năm đến 2030

62

Quy hoạch, đầu tư xây dựng các điểm kinh tế ban đêm các đô thị

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các sở, ban, ngành có liên quan

Đối các đô thị loại III: hoàn thành năm 2025; các đô thị còn lại đến năm 2030

63

Chủ động triển khai thực việc mở rộng, nâng tầm quan hệ của Tỉnh với các địa phương nước ngoài, các tập đoàn kinh tế, tổ chức tài chính quốc tế nhằm phát huy tối đa nội lực, tiềm năng và lợi thế của đô thị tỉnh Bình Định, trong đó chú trọng giới thiệu chuỗi đô thị động lực phía Nam tỉnh Bình Định và chuỗi đô thị ven đầm Đề Gi

Sở Ngoại vụ

Văn phòng UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, các sở, địa phương theo từng lĩnh vực

Hàng năm theo Kế hoạch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3385/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 21-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Bình Định ban hành

  • Số hiệu: 3385/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/09/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
  • Người ký: Nguyễn Tự Công Hoàng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản