Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3346/QĐ-UBND | Đà Lạt, ngày 13 tháng 12 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số: 119/2006/NĐ-CP, ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ, về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm;
Căn cứ Thông tư liên tịch số: 22/2007/TTLT-BNN-BNV, ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp & PTNT và Bộ Nội vụ, về hướng dẫn về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kiểm lâm địa phương;
Xét Tờ trình số 2335/TTr - SNN ngày 14/11/2007 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, V/v Đề nghị ban hành Qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng;
Theo đề nghị của Sở Nội vụ tỉnh Lâm Đồng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 834/QĐ-UBND, ngày 24/9/1994 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, “V/v chuyển đơn vị chủ quản cho Chi cục Kiểm lâm”.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3346/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2007 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Điều 1. Chi cục Kiểm lâm là cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Chi cục Kiểm lâm chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
Chi cục có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước để hoạt động theo quy định hiện hành.
Trụ sở của Chi cục đóng tại số 02- Yên Thế- TP. Đà Lạt- tỉnh Lâm Đồng.
Điều 3. Tham mưu cho cấp có thẩm quyền về quản lý bảo vệ rừng và bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương.
1. Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; phương án, dự án phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, khai thác và sử dụng lâm sản, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn Tỉnh;
3. Huy động lực lượng, phương tiện khác của các đơn vị, cá nhân đóng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu những vụ cháy rừng và những vụ phá rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách;
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, chế độ, chính sách về bảo vệ rừng; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về bảo về rừng và quản lý lâm sản cho địa phương, cơ quan, đơn vị chủ rừng, các tổ chức, cá nhân nhận đất lâm nghiệp, nhận rừng; thẩm định, kiểm tra các phương án phòng cháy chữa cháy rừng của các đơn vị trên địa bàn tỉnh;
5. Đề xuất với cấp có thẩm quyền quyết định những chủ trương, biện pháp cần thiết thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ bảo vệ rừng ở địa phương.
Điều 4. Tổ chức, chỉ đạo công tác bảo vệ rừng ở địa phương
1.Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp chống chặt, phá rừng trái phép và các hành vi trái pháp luật khác xâm hại đến rừng và đất lâm nghiệp. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đơn vị chủ rừng trong việc xây dựng và thực hiện phương án bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và phòng trừ sừu bệnh hại rừng ở địa phương; tham mưu cho giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn giúp UBND tỉnh chỉ đạo, xây dựng hoạt động của các Ban chỉ huy Bảo vệ rừng & Phòng cháy chữa cháy rừng ở địa phương. Trong trường hợp khẩn cấp, thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm địa phương được đề nghị chính quyền các cấp huy động mọi lực lượng, phương tiện tại chỗ để chống chặt phá rừng, phòng cháy chữa cháy rừng;
2. Tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng; xây dựng lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng chuyên ngành; thống kê, kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp; tham gia phòng, trừ sâu bệnh hại rừng;
3. Phối hợp với các cơ quan chức năng: Quân đội, Công an trên địa bàn để tổ chức truy quyét các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng, khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản, săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã. Chỉ đạo, phối hợp hoạt động bảo vệ rừng đối với lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng, kể cả lực lượng bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư trên địa bàn;
4. Bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương
5. Thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các cấp, các ngành, tổ chức, đơn vị chủ rừng trong việc chấp hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh;
6. Chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng trong lực lượng kiểm lâm địa phương và trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật;
7. Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động xử lý vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra hình sự các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật;
8. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng khi rừng bị xâm hại;
9. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương.
Điều 5. Tham mưu cho giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện việc giao rừng, thuê rừng, thu hồi rừng.
1. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc rà soát, quy hoạch ba loại rừng, phân định ranh giới đơn vị quản lý rừng.
2. Tuyên truyền, hướng dẫn việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng
3. Chỉ đạo cơ quan Kiểm lâm cấp huyện tham mưu cho ủy ban nhân dân cấp huyện, cán bộ kiểm lâm địa bàn tham mưu cho ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng thực hiện việc quản lý, kiểm kê, thống kê sau đó.
4. Tổ chức quản lý hồ sơ về giao rừng, thuê rừng, thu hồi rừng theo dõi, thống kê biến động; tổng hợp báo cáo theo quy định hiện hành.
5. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng rừng của các chủ rừng sau khi đã được giao, được thuê.
6. Bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong các hoạt động về giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng tại địa phương; phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết tranh chấp về rừng.
Điều 6. Xây dựng lực lượng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức kiểm lâm.
1. Hướng dẫn, chỉ đạo việc xây dựng lực lượng quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở; xây dựng lực lượng kiểm lâm trên địa bàn Tỉnh;
2. Chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng kiểm lâm trong toàn Tỉnh; quản lý, chỉ đạo hoạt động của các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật;
3. Tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng của các đơn vị chủ rừng trên địa bàn Tỉnh;
4. Quản lý, cấp phát trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, cờ hiệu, thẻ kiểm lâm, vũ khí quân dụng, cụng cụ hỗ trợ, trang thiết bị chuyên dụng của kiểm lâm trong Tỉnh; quản lý, cấp phát ấn chỉ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản;
Điều 7. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong hoạt động quản lý bảo vệ rừng của kiểm lâm địa phương.
Điều 8. Quản lý tổ chức, cán bộ, biên chế, kinh phí, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức kiểm lâm địa phương theo quy định.
Điều 9. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn giao.
Trong khi thi hành nhiệm vụ, lực lượng kiểm lâm có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc kiểm tra và điều tra; tiến hành kiểm tra hiện trường, thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật;
2. Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, khởi tố, điều tra hình sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về hình sự và pháp luật về tố tụng hình sự;
3. Được sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
1. Lãnh đạo Chi cục:
Lãnh đạo Chi cục có Chi cục trưởng và các Phó Chi cục trưởng. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
2.Các phòng chuyên môn trực thuộc: gồm 5 phòng.
a) Phòng Tổ chức, xây dựng lực lượng;
b) Phòng Thanh tra - Pháp chế;
c) Phòng Quản lý bảo vệ rừng;
d) Phòng Bảo tồn thiên nhiên;
đ) Phòng Hành chính-Tổng hợp.
3. Các đơn vị trực thuộc
a) Các Đội kiểm lâm cơ động - phòng cháy, chữa cháy rừng;
b) Các Hạt kiểm lâm các huyện;
- Việc thành lập, giải thể Đội kiểm lâm cơ động - phòng cháy, chữa cháy rừng và Hạt kiểm lâm cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
- Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng trực thuộc do Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm quy định.
- Chi cục trưởng quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, Hạt trưởng, Phó hạt trưởng, Đội trưởng, Phó đội trưởng, theo quy định hiện hành.
- Biên chế Chi cục kiểm lâm là biên chế hành chính được UBND tỉnh giao hàng năm trong tổng biên chế của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn..
- Chi cục trưởng quyết định phân bổ biên chế hàng năm cho các phòng, đơn vị trực thuộc.
- Chi cục trưởng quyết định việc bố trí sắp xếp; điều động và luân chuyển cán bộ, công chức trong nội bộ Chi cục kiểm lâm, theo quy định hiện hành.
- 1Quyết định 1559/QĐ-UBND năm 2016 thành lập và quy định cơ cấu tổ chức, bộ máy của Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 2Quyết định 1698/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2016-2017 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu của Chi cục Kiểm lâm
- 3Quyết định 10/2019/QĐ-UBND sửa đổi quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai kèm theo Quyết định 63/2015/QĐ-UBND
- 4Quyết định 1426/QĐ-UBND năm 2019 về quy định cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La
- 1Nghị định 119/2006/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm
- 2Thông tư liên tịch 22/2007/TTLT-BNN-BNV hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kiểm lâm ở địa phương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Bộ Nội vụ ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 5Quyết định 1698/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2016-2017 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu của Chi cục Kiểm lâm
- 6Quyết định 10/2019/QĐ-UBND sửa đổi quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai kèm theo Quyết định 63/2015/QĐ-UBND
- 7Quyết định 1426/QĐ-UBND năm 2019 về quy định cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La
Quyết định 3346/QĐ-UBND năm 2007 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm do tỉnh Lâm Đồng
- Số hiệu: 3346/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/12/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Huỳnh Đức Hòa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/12/2007
- Ngày hết hiệu lực: 14/07/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra