Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3340/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 08 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT NĂM 2015

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 2451/SNN&PTNT-TT ngày 01 tháng 10 năm 2014 về việc đề nghị ban hành kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Thanh Hóa năm 2015.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các ngành, đơn vị có liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất trồng trọt năm 2015.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Quyền

 

KẾ HOẠCH

SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH THANH HÓA NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3340/QĐ-UBND ngày 08/10/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT NĂM 2014

I. KẾT QUẢ SẢN XUẤT

Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2014 đạt 448.949ha, bằng 100,9% KH, tăng 1.884ha so CK, trong đó: vụ Đông 50.634ha, đạt 92,1% KH, tăng 234ha so CK; vụ Chiêm Xuân 220.600ha, đạt 102,6% KH, tăng 1.566ha so CK; vụ Thu Mùa 177.715ha, đạt 101,6% KH, tăng 84ha so CK.

Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm 2014 ước đạt 1.736.000 tấn, tăng 42.000 tấn so với KH, tăng 84.000 tấn so CK - đạt cao nhất từ trước đến nay; trong đó: vụ Đông 87.506 tấn, đạt 84,5% KH và tăng 10,9% CK; vụ Chiêm Xuân 860.200 tấn, đạt 103,4% KH và tăng 3,3% CK; vụ Thu Mùa ước đạt 788.873 tấn.

Kết quả một số cây trồng chính, như sau:

1. Cây lúa: Diện tích lúa cả năm 258.634ha; năng suất lúa bình quân cả năm ước đạt 58,5 tạ/ha; sản lượng ước đạt 1.513.520 tấn, trong đó:

- Vụ Chiêm Xuân diện tích 124.032ha, đạt 103,4% so KH, tăng 1,3% so CK; năng suất 64,5 tạ/ha, tăng 2,5 tạ/ha so CK; sản lượng 800.006 tấn.

- Vụ Mùa diện tích 134.602ha, đạt 102,7% KH, tăng 0,6% so CK; năng suất ước đạt 53,2 tạ/ha; sản lượng thóc dự kiến 716.082 tấn.

Năng suất, sản lượng lúa cả vụ Chiêm Xuân và vụ Mùa đều đạt cao nhất từ trước đến nay.

2. Cây ngô: Diện tích ngô cả năm 54.704ha, đạt 93,8% KH, tăng 2.698ha so CK; năng suất bình quân cả năm ước đạt 40,1 tạ/ha, giảm 2,3 tạ/ha so KH và 1,7 tạ/ha so CK; sản lượng ngô ước đạt 220.000 tấn, đạt 88,8% so KH và tăng 1.837 tấn so CK, trong đó:

- Diện tích ngô vụ Đông 19.023ha, đạt 82,7% KH, tăng 1.523ha so CK; năng suất 46 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha so CK; sản lượng đạt 87.506 tấn, tăng 8.581 tấn so CK;

- Diện tích ngô vụ Xuân 17.237ha, đạt 97,4% KH và tăng 316ha so CK; năng suất 34,6 tạ/ha, sản lượng 59.640 tấn (năng suất, sản lượng ngô vụ Xuân giảm, nguyên nhân do gió lốc ngày 25, 26/4 diện tích ngô bị đổ gãy 6.635ha, thiệt hại 26.500 tấn);

- Diện tích ngô vụ Thu 18.428ha, đạt 104,7% KH, tăng 842ha so CK; năng suất ước đạt 39,5 tạ/ha; sản lượng ngô ước đạt 72.791 tấn.

3. Cây lạc: Diện tích cả năm 12.746ha, đạt 89,3% KH và 94,8% so CK; năng suất bình quân 16,6 tạ/ha, giảm 3,5 tạ/ ha so KH và 4 tạ/ha so CK; sản lượng ước 21.160 tấn, đạt 73,5% KH và giảm 6.549 tấn so CK.

4. Cây đậu tương: Diện tích cả năm đạt 7.598ha, bằng 58,7% KH, giảm 1.711ha so CK; năng suất bình quân 14,7 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha so CK; sản lượng ước 11.220 tấn, đạt 56,8 % so KH, giảm 2.658 tấn so CK.

5. Cây mía nguyên liệu: Tổng diện tích mía vụ ép 2013-2014 đạt 32.000ha, tăng 2.000ha so KH; năng suất bình quân 64,1 tấn/ha, giảm 0,36 tấn/ha so KH, sản lượng 2,052 triệu tấn, tăng 118 nghìn tấn so KH và giảm 94 nghìn tấn so CK.

6. Cây cao su: Tổng diện tích cao su toàn tỉnh đến cuối năm 2014 ước đạt 18.414ha, trong đó, diện tích khai thác 9.500ha. Diện tích trồng mới năm 2014 ước 500ha, đạt 33,3% KH; sản lượng mủ khô 4.610 tấn, giảm 7.394 tấn so KH và giảm 1.664 tấn so CK (nguyên nhân do giá mủ xuống thấp, người dân không cạo mủ).

7. Cây sắn: Diện tích 17.960ha, tăng 1.827ha so CK; năng suất ước 135 tạ/ha, tăng 1,1 tạ/ha so CK; sản lượng ước 242.960 tấn, tăng 26.439 tấn so CK.

8. Rau, đậu các loại: Rau cả năm ước đạt 35.433ha, tổng sản lượng rau ước đạt 425.196 tấn, đạt 106% KH, tăng 15.651 tấn so CK. Đậu các loại: diện tích gieo trồng đạt 3.328ha, năng suất bình quân ước đạt 11,5 tạ/ha, sản lượng ước đạt 3.827 tấn.

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT

1. Công tác chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ nông dân sản xuất của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở được triển khai đồng bộ, chủ động, cụ thể, sát thực.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong triển khai kế hoạch, phương án sản xuất được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo quyết liệt. Chủ động xây dựng cơ cấu thời vụ, cơ cấu giống cho vụ Xuân, vụ Mùa để tạo quỹ đất và thời gian cho sản xuất vụ Đông; các biện pháp kỹ thuật thâm canh cũng được chỉ đạo hướng dẫn cụ thể.

- Mặc dù, sản xuất có thời điểm gặp khó khăn như mưa lớn đầu vụ Đông làm ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả gieo trồng ngô và đậu tương; đầu vụ Xuân rét đậm kéo dài, làm cho một số cây trồng sinh trưởng phát triển chậm, cuối vụ mưa kèm theo gió lốc làm đổ gãy trên 6.000ha ngô và các loại cây trồng ở một số địa phương. Vụ mùa sâu cuốn lá và rầy các loại phát sinh, gây hại nặng tại hầu hết các địa phương, nhưng ngành Nông nghiệp và PTNT đã cùng với các địa phương hướng dẫn, chỉ đạo nông dân phòng trừ quyết liệt và kịp thời nên đã hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra.

- Năm 2014, ngoài các chính sách của Trung ương như hỗ trợ đất trồng lúa, hỗ trợ thiệt hại do thiên tai,...; UBND tỉnh tiếp tục hỗ trợ 5,9 tỷ đồng mua giống đậu tương vụ Đông; 40 tỷ đồng xây dựng vùng lúa thâm canh năng suất chất lượng hiệu quả cao, 8,7 tỷ đồng sản xuất hạt giống lúa lai F1, gần 15 tỷ đồng phát triển cao su tiểu điền, 15 tỷ đồng phát triển sản xuất rau an toàn. Nhiều huyện cũng đã ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất trồng trọt như cơ giới hóa đồng bộ, sản xuất rau an toàn,... đã góp phần thúc đẩy sản xuất ngành trồng trọt năm 2014 tiếp tục phát triển.

- Công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn để giúp nông dân có những nhận thức đầy đủ về sản xuất và phòng trừ sâu bệnh đúng kỹ thuật, thời vụ, loại cây trồng gắn với sản xuất hàng hóa đã được các cấp, các ngành quan tâm.

2. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống theo hướng nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích

- Cơ cấu cây trồng có sự chuyển dịch tích cực từ cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị cao hơn: Toàn tỉnh đã chuyển đổi trên 3.000ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả cao hơn, chủ yếu chuyển diện tích lúa không chủ động nước tưới sang trồng ngô (diện tích lúa tăng và tỷ lệ diện tích lúa trên tổng diện tích gieo trồng được giữ nguyên do một số diện tích đất lúa đã chuyển sang đất phi nông nghiệp nhưng chưa sử dụng nên nông dân ở các địa phương tiếp tục cấy lúa). Diện tích trồng mía trên đất bãi, đất ruộng ở các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Triệu Sơn,... chuyển sang trồng các loại cây rau màu có hiệu quả kinh tế cao như ớt, cà chua, dưa và ngô; các huyện Ngọc Lặc, Thọ Xuân, Như Thanh, Thường Xuân đã chuyển đổi một phần diện tích mía có độ dốc lớn sang trồng cây lâm nghiệp và cây trồng khác. Vụ Đông 2013-2014 diện tích ớt xuất khẩu đạt 885ha, dưa chuột các loại đạt 225ha, ngô giống F1 đạt 245ha, ngô ngọt đạt 268ha.

- Cơ cấu mùa vụ có sự chuyển dịch tích cực: Diện tích cấy trà lúa xuân sớm chỉ còn 7%, lúa xuân chính vụ 13%, trà lúa xuân muộn chiếm 80% tổng diện tích gieo cấy (năm 2013 là 73%); trà lúa mùa sớm và cực sớm chiếm tới trên 85% diện tích, trà lúa mùa chính vụ chiếm 11% diện tích, trà lúa mùa muộn chỉ còn 4% diện tích (chủ yếu ở một số vùng khó tưới và lúa nương rẫy).

- Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống tiếp tục được đổi mới, các giống lúa cũ, dài ngày, nhiễm sâu bệnh, cho năng suất không ổn định được thay bằng các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt hơn; chủ yếu tập trung ở 3 nhóm giống chính gồm: Nhóm giống lúa lai năng suất cao, chất lượng khá vụ Chiêm Xuân chiếm 64% diện tích, vụ Mùa chiếm 33,1% diện tích. Nhóm giống lúa thuần năng suất khá, chất lượng cao chiếm 22% diện tích, tăng hơn 8% so với cùng kỳ. Diện tích còn lại là nhóm giống lúa phục vụ chế biến. Các loại cây trồng khác cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng chọn giống có năng suất, chất lượng cao, bố trí chân đất phù hợp, có thị trường tiêu thụ ổn định tiếp tục được mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh.

3. Các mô hình sản xuất hàng hóa tập trung tiếp tục được nhân rộng

- Nhiều mô hình sản xuất theo hình thức cánh đồng lớn, tập trung, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật được nhân rộng. Tổng diện tích mô hình cánh đồng lớn đạt 9.060ha, gấp 4,4 lần so với CK. Điển hình như mô hình sản xuất lúa thương phẩm theo hướng cánh đồng lớn, đồng bộ đạt 1.556ha, lợi nhuận bình quân tăng 1,3 lần so với đại trà. Sản xuất rau được chứng nhận đủ điều kiện ATTP là 132,5ha; diện tích được chứng nhận VietGAP là 121,5ha; diện tích sản xuất rau quả an toàn trong nhà lưới, nhà màng được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thực phẩm an toàn là 35.000m2; mô hình cánh đồng lớn ở các xã: Hoằng Anh, Hoằng Quý, Hoằng Quỳ - Hoằng Hóa với diện tích 30ha do Công ty cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông.

- Mô hình sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ và hình thành chuỗi giá trị đóng góp 15% giá trị sản xuất trồng trọt với các sản phẩm như lúa thương phẩm, lúa giống, ngô giống, rau quả xuất khẩu tại các huyện: Yên Định 4.654ha, Hậu Lộc 2.000ha, Hoằng Hóa 300ha,… Trên 2 triệu tấn mía nguyên liệu của 51.110 hộ nông dân được các công ty mía đường thu mua theo hợp đồng với 18 đơn vị cấp huyện, gần 200 xã, phường, thị trấn và 17 nông, lâm trường. Ba nhà máy chế biến tinh bột sắn đã ký hợp đồng thu mua được 65% sản lượng sắn nguyên liệu của nông dân tại các huyện miền núi. Diện tích sản xuất hạt giống lúa lai F1 là 655ha, sản lượng đạt trên 1.000 tấn; giống lúa thuần các loại 2.500ha, sản lượng 12.400 tấn; ngô giống 285ha, sản lượng 1.500 tấn; lúa thương phẩm 3.206,4ha; rau quả tập trung 1.079ha. Các doanh nghiệp cung ứng, đầu tư cho các HTX và nông dân và bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá thỏa thuận hoặc theo giá thị trường.

4. Các mô hình ứng dụng công nghệ cao và các tiến bộ kỹ thuật được nhân rộng trong sản xuất

Các tiến bộ kỹ thuật được nhân rộng, mang lại hiệu quả cao như bón phân tổng hợp, bón các loại phân chuyên dùng cho lúa, ngô, rau, sử dụng phân viên nén; kỹ thuật trồng gối vụ các loại cây trồng như bí, dưa; kỹ thuật trồng xen cây dứa với cao su, cây họ đậu trên đất trồng mía; kỹ thuật che phủ nilon trồng bí, dưa, lạc vụ Đông; dùng màng phủ thực vật (rơm, rạ) che phủ cho cây trồng (lạc, khoai tây,...); kỹ thuật cấy lúa theo hiệu ứng đường biên,...

Công tác cơ giới hóa trong sản xuất tiếp tục đẩy mạnh: Đối với cây lúa, cơ giới hóa khâu làm đất đạt 90%, khâu gieo cấy 15%, thu hoạch 30%; cơ giới hóa đồng bộ trên lúa tiếp tục được mở rộng, diện tích lúa áp dụng cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 7.000ha, gấp 3 lần CK. Đối với cây ngô và một số loại rau màu khác, cơ giới hóa khâu làm đất khoảng 80%. Đối với cây mía, cơ giới hóa khâu làm đất khoảng 80%; chăm sóc 25%; vận chuyển 100%.

Tỷ lệ giá trị sản xuất trồng trọt được ứng dụng công nghệ cao đạt 9,1%; đã ứng dụng thành công quy trình công nghệ để sản xuất và đưa vào sử dụng nhiều giống cây mới cho năng suất cao, chất lượng cao. Các giống lúa cũ, dài ngày, nhiễm sâu bệnh, năng suất không ổn định được thay thế bằng các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt hơn. Vùng sản xuất hạt giống lúa lai F1 đạt 655ha; vùng sản xuất ngô giống 285ha. Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn đang thực hiện các mô hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như mô hình sản xuất dưa thơm, cà chua, ớt ngọt, rau an toàn và hoa lan trong nhà lưới, nhà màng; nhiều địa phương đã xây dựng các mô hình nhà lưới, nhà màng cải tiến như thành phố Thanh Hóa, Hoằng Hóa, Yên Định, Thiệu Hóa,... tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao và an toàn thực phẩm.

5. Chất lượng dịch vụ cho sản xuất tiếp tục được cải thiện

Hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất tiếp tục được cải thiện: giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo chất lượng được các doanh nghiệp cung ứng kịp thời, đáp ứng yêu cầu sản xuất. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống, phân bón, tiêu thụ sản phẩm đã hình thành các điểm thu mua, chế biến lúa gạo tập trung; đầu tư vào sản xuất và thu mua sản phẩm từng bước tạo thành các chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân.

Dịch vụ tưới, tiêu đã được các Công ty thủy nông chủ động phối hợp với các địa phương và các hợp tác xã triển khai thực hiện, đảm bảo nước cho gieo cấy, chăm sóc và bảo vệ cây trồng. Tổng diện tích được công trình thực tưới trên 171 nghìn ha đạt 69,2% công suất thiết kế và đạt 80,7% diện tích canh tác (trong đó diện tích lúa 90%) và tưới tiết kiệm khoảng 25%.

Vai trò của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thể hiện rõ nét hơn trong việc cung ứng các dịch vụ về vật tư, giống, phân bón, khoa học kỹ thuật và tham gia chỉ đạo sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp như sản xuất giống lúa, giống ngô; rau, hoa, quả chế biến, xuất khẩu đang trở thành đầu mối quan trọng gắn kết các yếu tố đầu vào và đầu ra cho các sản phẩm trồng trọt.

6. Một số tồn tại, hạn chế trong sản xuất ngành trồng trọt năm 2014

Bên cạnh những khó khăn do thời tiết gây ra, như: mưa bão đầu vụ Đông; rét đậm kéo dài vụ Chiêm Xuân, sâu cuốn lá và rầy các loại trong vụ mùa, sản xuất ngành trồng trọt năm 2014 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đó là:

- Sự chỉ đạo, điều hành phát triển ngành trồng trọt ở một số địa phương, đơn vị còn chủ quan, chưa quyết liệt. Công tác chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng, chỉ đạo cơ cấu giống tại một số huyện chưa tốt; một số huyện thời vụ gieo cấy vụ Mùa còn chậm như Nga Sơn, Hà Trung, Thạch Thành,... nên thường bị thiên tai và sâu bệnh phá hại, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất.

- Sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa hình thành được nhiều chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ bền vững; sản xuất hàng hóa các sản phẩm trồng trọt vẫn chưa thực sự rõ nét, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp liên kết sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ, nhất là đối với các loại cây trồng chủ lực như lúa, ngô, lạc,...

- Việc nhân rộng các mô hình sản xuất trồng trọt tiên tiến còn chậm, nhất là các mô hình đã khẳng định ưu thế như mô hình cách đồng lớn và thực hiện cơ giới hóa đồng bộ, mô hình sử dụng phân viên nén, mô hình tưới mía, cày sâu bón vôi.

- Giá mía nguyên liệu thấp, ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng mía. Giá mủ cao su thấp, thị trường tiêu thụ khó khăn đã ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư nên tiến độ trồng mới cao su chậm.

- Năng suất một số loại cây trồng như ngô, mía, sắn, đậu tương, lạc còn thấp so với tiềm năng. Sản xuất rau an toàn mặc dù là năm thứ 2 ban hành chính sách hỗ trợ nhưng việc hình thành các vùng rau an toàn tập trung tại các huyện, thị xã, thành phố còn chậm, sản phẩm rau an toàn lưu thông trên thị trường còn nhiều khó khăn.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT NĂM 2015

I. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN

1. Thuận lợi

- Năm 2015, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân các dân tộc trong tỉnh thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp sẽ là nguồn động lực to lớn để hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 nói chung và mục tiêu phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới năm 2015 nói riêng.

- Chính phủ đã ban hành Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn... cùng với các chính sách của tỉnh như: chính sách hỗ trợ phát triển vụ Đông; hỗ trợ xây dựng vùng lúa thâm canh năng suất chất lượng, hiệu quả cao; hỗ trợ phát triển cao su, rau an toàn... và các chính sách của các địa phương, doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho phát triển sản xuất trồng trọt.

- Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững đã được Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ thông qua là nguồn động lực để ngành nông nghiệp và bà con nông dân quyết tâm thực hiện tốt kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt năm 2015.

- Kết quả thực hiện chuyển dịch cơ cấu mùa vụ gắn với đổi mới cơ cấu cây trồng và cơ cấu giống được triển khai thực hiện nhiều năm nay, nhất là năm 2014 đạt kết quả tốt, bổ sung nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức sản xuất của các cấp ủy, chính quyền các địa phương trong tỉnh.

- Cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhất là các công trình thuỷ lợi, giao thông nội đồng đã và đang được xây mới, cải tạo, nâng cấp đưa vào sử dụng ngày càng có hiệu quả. Các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật thâm canh, phòng trừ sâu bệnh; cơ giới hóa trong sản xuất tiếp tục được ứng dụng nhanh trên địa bàn.

2. Khó khăn

- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm cho thời tiết diễn biến phức tạp, không theo quy luật; trong những tháng cuối năm 2014 hiện tượng El Nino có khả năng phát triển và tiếp diễn đến các tháng đầu năm 2015. Lượng mưa các tháng tới có khả năng thiếu hụt so với TBNN cùng thời kỳ, do vậy có khả năng khô hạn diễn ra diện rộng trong các tháng của mùa khô năm 2014 - 2015.

- Giá lúa gạo, mía đường, sắn, mủ cao su và một số nông sản khác giảm mạnh làm ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư thâm canh của nông dân; lao động trong nông nghiệp ngày càng giảm.

- Sâu bệnh phát sinh, gây hại ngày càng đa dạng, phức tạp; trong khi năng lực phòng trừ của nông dân còn hạn chế có nguy cơ gây ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và chất lượng cây trồng.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tạo chuyển biến về quy mô, năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trồng trọt có tiềm năng, lợi thế, có thị trường tiêu thụ.

Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh cây trồng, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ trong công tác giống, vật tư, kỹ thuật và đặc biệt là cơ giới hóa vào sản xuất, chế biến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả sản xuất; nâng cao đời sống và thu nhập của nhân dân.

2. Mục tiêu cụ thể

Tổng diện tích cây trồng năm 2015 đạt 443.000ha, trong đó: vụ Đông 2014-2015 đạt diện tích 58.000ha; vụ Chiêm Xuân gieo trồng 215.000ha; vụ Thu Mùa gieo trồng 170.000ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 1,6 triệu tấn trở lên. Tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2015 đạt 14.440 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 282 tỷ đồng so với năm 2014.

Mục tiêu cụ thể một số cây trồng chính, như sau:

- Cây lúa: Diện tích lúa cả năm 242.000ha chiếm 50,2% tổng diện tích cây hàng năm, năng suất 58,8 tạ/ha, sản lượng 1.421.800 tấn; trong đó: vụ Chiêm Xuân 116.000ha, năng suất 65 tạ/ha, sản lượng 754.000 tấn; vụ Mùa 126.000ha, năng suất 53 tạ/ha, sản lượng 667.800 tấn.

- Cây ngô: Diện tích ngô cả năm 58.000ha chiếm 12,4% tổng diện tích cây hàng năm, năng suất 45,5 tạ/ha, sản lượng 264.000 tấn; trong đó: vụ Đông 21.000ha, năng suất 48,1 tạ/ha, sản lượng 101.000 tấn; vụ Xuân 19.000ha, năng suất 46 tạ/ha, sản lượng 87.400 tấn; vụ Thu 18.000ha, năng suất 42 tạ/ha, sản lượng 75.600 tấn;

- Cây sắn: Diện tích sắn cả năm 14.500ha, năng suất 150 tạ/ha, sản lượng 217.500 tấn; trong đó: sắn nguyên liệu 11.000ha, năng suất 165 tạ/ha, sản lượng 175.500 tấn;

- Cây mía: Diện tích mía nguyên liệu 30.000ha chiếm 6,2% tổng diện tích cây hàng năm, năng suất bình quân 66,7 tấn/ha, sản lượng 2.000.000 tấn;

- Cây lạc: Diện tích lạc cả năm 13.500ha, năng suất 21 tạ/ha, sản lượng 28.350 tấn; trong đó: vụ Đông 1.500ha, năng suất 21 tạ/ha, sản lượng 3.150 tấn; vụ Xuân 10.000ha, năng suất 21,5 tạ/ha, sản lượng 21.500 tấn; vụ Thu 2.000ha, năng suất 17,5 tạ/ha, sản lượng 3.500 tấn.

- Cây đậu tương: Diện tích đậu tương cả năm 9.000ha, năng suất 17,3 tạ/ha, sản lượng 15.600 tấn; trong đó: vụ Đông 6.000ha, năng suất 17 tạ/ha, sản lượng 10.200 tấn ha; vụ Xuân 1.000ha, năng suất 18 tạ/ha, sản lượng 1.800 tấn; vụ Thu 2.000ha, năng suất 18 tạ/ha, sản lượng 3.600 tấn.

- Rau các loại: Diện tích rau cả năm 35.000ha, năng suất 121 tạ/ha, sản lượng 423.500 tấn; trong đó: rau an toàn 200ha, năng suất 124 tạ/ha, sản lượng 3.720 tấn.

- Cây khác: Diện tích cao su trồng mới 1.200ha, trong đó, Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa trồng mới 700ha; diện tích cói 3.000ha, diện tích cây làm thức ăn chăn nuôi 4.300ha, diện tích dứa 2.000ha.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Triển khai thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ gắn với đổi mới cơ cấu giống

1.1. Triển khai mạnh mẽ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng:

- Chuyển 5.000ha đất gieo cấy lúa không chủ động tưới tiêu sang trồng ngô, trồng cỏ chăn nuôi, tập trung tại các huyện Nông Cống, Như Thanh, Yên Định, Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy, Thạch Thành (chuyển 700ha lúa sang nuôi trồng thủy sản);

- Chuyển 2.000ha đất mía trên 15 độ dốc tại các huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Cẩm Thuỷ, Như Xuân, Như Thanh, Thạch Thành, Bá Thước... sang trồng một số cây lâm nghiệp, cây cao su, cỏ chăn nuôi và các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn;

- Phát triển diện tích trồng cây thức ăn chăn nuôi 4.300ha tại các vùng lân cận nuôi bò sữa, bò thịt;

- Mở rộng diện tích gieo trồng vụ Đông, xác định vụ Đông là vụ sản xuất chính; trong đó diện tích trồng ngô thâm canh trong vụ Đông đạt 21.000ha, phấn đấu diện tích ngô cả năm đạt 58.000ha;

1.2. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu mùa vụ theo hướng:

- Ưu tiên mở rộng diện tích các loại cây trồng vụ Đông sớm (ưa ấm) và có giá trị hàng hóa cao như ngô, đậu tương, lạc, bí xanh, ớt và các rau quả xuất khẩu trên các chân đất tốt, chủ động tưới tiêu. Mở rộng diện tích gieo trồng các cây rau màu vụ Đông muộn (ưa lạnh) và rải vụ phù hợp với thị trường, như hành tỏi, khoai tây, rau cao cấp,... để đảm bảo mục tiêu diện tích vụ Đông và đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Mở rộng diện tích gieo cấy lúa Xuân muộn trên 85% diện tích và lúa Mùa sớm, né lụt lên trên 90% diện tích để né tránh thời tiết bất thuận, tạo quỹ đất cho vụ đông. Bố trí thời vụ các trà lúa Xuân để trỗ an toàn trong khoảng 20/4-10/5, trong đó lúa trỗ tập trung từ 25/4-5/5. Đối với lúa Mùa, thời vụ gieo cấy càng sớm càng tốt, nhưng phải đảm bảo để cho các trà lúa trỗ vào những thời điểm an toàn nhất: bố trí thời vụ để trà lúa né lụt trỗ xong trước 10/8; trà lúa Mùa sớm trỗ từ 10/8-25/8. Thời vụ gieo trồng ngô đông tốt nhất kết thúc trước ngày 30/9, muộn nhất kết thúc trước ngày 5/10; lạc Thu Đông thời vụ gieo trồng tốt nhất trước 25/8, muộn nhất trước 15/9; đậu tương gieo trồng xong trước ngày 30/9. Cây mía trồng từ tháng 11/2014 đến hết tháng 3/2015 và cây sắn từ tháng 1 đến tháng 3. Cây cao su: vụ Xuân kết thúc thời vụ trồng trước ngày 15/5 và vụ Thu trước 30/9.

- Tập trung chỉ đạo chuyển dịch mùa vụ tại các huyện ven biển và các huyện miền núi, nhất là: Nga Sơn, Hà Trung, Thạch Thành, Ngọc Lặc, Tĩnh Gia và một số xã của huyện Triệu Sơn.

1.3. Lựa chọn bộ giống thích hợp với từng vùng, từng địa phương:

Đưa các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận vào sản xuất; ưu tiên sử dụng các giống ngắn ngày có năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Giống lúa: sử dụng các giống lúa phù hợp theo từng chân đất, nhóm giống lúa cùng thời gian sinh trưởng, cùng đặc điểm bố trí tập trung với diện tích lớn để thuận lợi cho quản lý chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và tạo ra sản phẩm hàng hóa. Mỗi địa phương chỉ nên cơ cấu từ 3-4 giống chủ lực và 3-4 giống bổ sung cho mỗi vụ. Đảm bảo diện tích gieo cấy các giống lúa lai năng suất cao, chất lượng gạo khá cả năm trên 110.000ha, chiếm 45% diện tích; trong đó: vụ Xuân trên 70.000ha, tương đương 60% diện tích; vụ Mùa trên 40.000ha, tương đương 30% diện tích; các giống lúa thuần năng suất khá, chất lượng gạo ngon cả năm đạt 50.000ha trở lên, chiếm 20% tổng diện tích. Trên cơ sở đó, các giống lúa chủ lực như sau:

+ Lúa lai: vụ Xuân gồm các giống Nhị ưu 986, BTE1, ZZD011, N.ưu 69, Nghi hương 2308, 27P31, Nhị ưu 838, Thanh hoa 1, Xuyên hương 178, Thái xuyên 111, Đại dương 8, Đại dương 1, Syn 6, C.ưu đa hệ số 1, Nam dương 99, CT16, GS9, Thục hưng 6, PHB71, Thụy hương 308, Xuyên hương 506, PAC 837; vụ Mùa gồm chủ yếu các giống lúa lai 2 dòng có năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, như: Thanh ưu 3, Thanh ưu 4, Việt lai 20, TH 3-3, TH3-4, TH3-5, LC25.

+ Lúa thuần cơ cấu trong cả vụ Xuân và vụ Mùa gồm các giống: Thuần việt 1, Bắc thơm số 7, RVT, VS1, LT2, HT 1, Q5, QR1, TBR1, TBR45, TBR36, Khang dân, Khang dân đột biến, DQ11, Hoa khôi 4, Thiên ưu 8, Đại dương 2, DT45, GS333, GS747, Hương biển 3, Nếp ĐN20, DT52, Nếp 97,...

+ Riêng giống lúa BC15 chỉ cơ cấu gieo cấy trong vụ Mùa; giống Hoa khôi 4 và các giống có TGST tương đương cơ cấu trên diện tích né lụt.

+ Tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất các giống cây trồng mới đã được công nhận như Hương biển, Thuần việt 1, Thuần việt 2, Khang dân 28, KN 2. NA5..., các giống lúa lai như Quốc hào 8, ZZD 004, Thanh ưu 4, Thanh hoa 1,...; các giống ngô: LVN99, NK6326, DK8868, ...

- Giống ngô: Vụ Đông: sử dụng các giống ngô lai đơn có thời gian sinh trưởng ngắn, chủ yếu như: P4199, CP999, DK9901, DK6919, DK6818, NK6654, PAC339, PAC999 super, CP3Q, CP555, MB68, MB69, B06, B265, SSC131, DK9955, DK8868, 30Y 87. Vụ xuân gồm: CP888, LVN10, VS36, CP 333, CP999, NK66, DK9901, B06, B265, DK9955, NK54, 30Y87,...; vụ Thu và vùng khó khăn về nước tưới hướng sử dụng các giống ngô có khả năng chịu hạn tốt như các giống ngô 30N34, 30Y87, LVN10, NK4300, VN8960, NK4300, NK54,… các giống ngô nếp như: Fancy111, P3110, MX4, MX6, MX10, P4199, HN88, Trang nông,...

- Giống đậu tương: gieo trồng các giống đậu tương ngắn ngày, có tiềm năng năng suất cao, ngoài các giống DT84, DT96, ĐT12,…; cần mở rộng các giống mới: ĐT99, ĐT26, …

- Giống lạc: gieo trồng các giống L14, L12, L16, L18; mở rộng nhanh diện tích gieo trồng giống lạc L23, L24, L26 và TB25.

- Cây sắn: tập trung thâm canh trồng giống sắn như KM94, KM95.

- Cây cao su: Sử dụng các giống năng suất mủ cao, có khả năng thích ứng, chống chịu khá với các điều kiện ở tỉnh ta như Rrim 600, Rric712, Rric 121, GT1.

2. Tập trung đầu tư ưu tiên phát triển 07 sản phẩm trồng trọt có lợi thế:

- Phát triển vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao đạt 84.000; Trong đó, lúa giống F1 800ha, lúa giống thuần 2.500ha:

+ Vùng lúa năng suất cao diện tích 30.000ha, năng suất bình quân 75 tạ/ha; gieo trồng tập trung tại các huyện Nông Cống, Triệu Sơn, Quảng Xương, Đông Sơn, Thọ Xuân, Thiệu Hóa; gieo cấy các giống lúa lai năng suất cao và lúa thuần năng suất cao.

+ Vùng lúa chất lượng cao, diện tích 30.000ha, năng suất bình quân 55 tạ/ha; gieo trồng tập trung tại các huyện ven biển Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Hà Trung, Quảng Xương, Đông Sơn và TP. Thanh Hóa; gieo cấy các giống lúa thuần chất lượng cao.

+ Vùng lúa năng suất cao, chất lượng khá, diện tích 25.000ha gieo trồng, năng suất bình quân 70 tạ/ha; tập trung tại các huyện Yên Định, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Vĩnh Lộc, Nông Cống; gieo cấy các giống lúa lai và lúa thuần có năng suất cao, chất lượng tốt.

- Phát triển vùng sản xuất ngô thâm canh năng suất, chất lượng cao 9.000ha, năng suất 65 tạ/ha; tập trung chủ yếu tại 7 huyện: Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Yên Định. Phát triển sản xuất vùng ngô giống với diện tích gieo trồng 500ha năng suất 55 tạ/ha; tập trung tại các huyện: Quảng Xương, Hậu Lộc, Yên Định, Vĩnh Lộc.

- Phát triển vùng rau an toàn tập trung theo hình thức cánh đồng lớn 200ha để cung cấp cho thị trường trong tỉnh, tập trung đảm bảo rau an toàn cho các địa bàn: Khu Công nghiệp Nghi Sơn, thành phố Thanh Hóa, các thị xã Bỉm Sơn, Sầm Sơn.

- Phát triển các mô hình trồng hoa theo hướng thâm canh cao, công nghệ cao với diện tích 50ha. Trồng trong nhà kính, lai tạo giống mới tại một số huyện ven thành phố, tập trung khu công nghiệp như thành phố Thanh Hóa, huyện Đông Sơn, huyện Tĩnh Gia, huyện Hà Trung,...

- Xây dựng vùng mía thâm canh theo hình thức cánh đồng lớn, đảm bảo có tưới, sử dụng giống có năng suất và trữ lượng đường cao; diện tích 10.000ha, tạo đột phá về năng suất mía, phấn đấu năng suất đạt trên 100 tấn/ha.

- Phát triển vùng cây ăn quả 3.000ha, gồm các loại cây: dứa, cam, bưởi, chuối gắn với công nghiệp chế biến tại các khu vực có điều kiện như: Triệu Sơn, Như Thanh, Thạch Thành, Bá Thước, Tĩnh Gia, Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân.... Trong đó: ưu tiên phát triển dứa và các loại cây có múi (cam, bưởi) dọc tuyến đường Hồ Chí Minh.

- Phát triển nhanh diện tích cỏ phục vụ nhu cầu thức ăn chăn nuôi 4.300ha; đáp ứng nhu cầu thức ăn xanh cho chăn nuôi đại gia súc.

3. Xây dựng mới và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, liên kết theo chuỗi giá trị.

- Xây dựng mới các mô hình phát triển sản xuất xây dựng nông thôn mới, mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả.

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn theo hình thức cánh đồng mẫu, các sản phẩm trồng trọt có lợi thế, có thị trường tiêu thụ của địa phương; hình thành các chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa các hộ nông dân, hợp tác xã, trang trại và doanh nghiệp. Phát huy vai trò đầu tầu của doanh nghiệp trong chuỗi liên kết để hình thành vùng nguyên liệu sản xuất, hỗ trợ đầu vào và thu mua sản phẩm cho nông dân, từng bước tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản; đẩy mạnh liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản.

4. Chỉ đạo thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật

- Triển khai thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật như chủ động phòng chống rét ở vụ Xuân, kỹ thuật làm đất, kỹ thuật chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm.

- Tăng cường áp dụng cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất các loại cây trồng; nhất là vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao và vùng sản xuất cây công nghiệp gắn với các nhà máy chế biến.

- Chỉ đạo áp dụng kỹ thuật thâm canh ngô đạt năng suất, hiệu quả cao, nhất là thâm canh ngô trên chân đất 2 lúa trong vụ Đông và diện tích trồng ngô chuyển từ đất lúa; đặc biệt lưu ý việc trồng ngô đảm bảo mật độ (tối thiểu 6 vạn cây/ha và việc dùng các loại phân bón chuyên cho cây ngô.

- Tiếp tục chỉ đạo nhân rộng các tiến bộ kỹ thuật như kỹ thuật tưới tiết kiệm, kỹ thuật bón phân viên nén, màng phủ bằng rơm rạ,... Tiếp tục áp dụng rộng rãi chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng”; chương trình 3 giảm, 3 tăng, ICM, SRI,... Mở rộng diện tích lúa áp dụng kỹ thuật bón phân viên nén ở các huyện miền núi và sử dụng các loại phân bón tổng hợp chuyên cho cây lúa ở các vùng thâm canh.

- Hoàn thành chương trình Tập huấn kỹ thuật thâm canh cho các hộ nông dân trong vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.

- Tăng thời lượng các chương trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho nông dân trên kênh sóng của Đài Truyền hình Thanh Hóa nhất là các thời điểm sâu bệnh có nguy cơ phát sinh gây hại nặng.

5. Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

- Thường xuyên theo dõi diễn biến của tình hình thời tiết, duy trì chế độ giao ban, báo cáo định kỳ, phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ sở với các cấp, các ngành để chỉ đạo ứng phó kịp thời với các diễn biến thời tiết phức tạp xảy ra. Phối hợp chặt chẽ với ngành điện để xử lý các sự cố, ưu tiên điện chống úng.

- Tăng cường kiểm tra chất lượng dịch vụ phục vụ sản xuất, nhất là dịch vụ tưới tiêu nhằm phục vụ tốt nhất cho người sản xuất.

- Các địa phương phối hợp chặt chẽ với các Công ty thủy nông trên địa bàn để cung cấp đủ nước đảm bảo diện tích gieo trồng theo kế hoạch đề ra. Rà soát và xử lý các ách tắc, lấn chiếm công trình tiêu thoát, các vi phạm Pháp lệnh Bảo vệ và khai thác công trình thuỷ lợi; củng cố bờ bao khoanh vùng tiêu của trạm bơm đảm bảo an toàn vận hành tiêu úng, lụt kịp thời khi có mưa lớn. Tổ chức công tác kiểm tra công trình sau mùa lũ năm 2014 đồng thời triển khai công tác làm thủy lợi mùa khô trên địa bàn tỉnh. Tiến hành làm thủy lợi mùa khô năm 2015 trên địa bàn tỉnh (ước khoảng 3.000.000m3, trong đó: nạo vét kênh liên huyện, liên xã là 800.000m3; nạo vét kênh nội đồng là 2.200.000m3).

- Đảm bảo tốt các khâu dịch vụ tưới tiêu, giống, phân bón, ... cho sản xuất. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống, phân bón, vật tư nông nghiệp có kế hoạch phối hợp với các hợp tác xã triển khai phương án sản xuất, cung ứng đủ giống, vật tư, phân bón cho nông dân đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, đúng chủng loại, kịp thời vụ, giá cả hợp lý. Tạo điều kiện cho nông dân ứng trước vật tư thông qua hợp đồng cung ứng vật tư và thu mua sản phẩm với các doanh nghiệp.

- Mở rộng các hình thức dịch vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ nông dân trong cung ứng giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, làm đất, làm bầu, gieo ươm cây con, phun thuốc trừ sâu bệnh, tưới tiêu, ... đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất.

- Thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo và công tác dịch vụ phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả và an toàn không để sâu bệnh phát sinh thành dịch, đặc biệt lưu ý các đối tượng sâu bệnh chính như sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá lúa, ... gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

6. Tăng cường quản lý chất lượng vật tư và sản phẩm trồng trọt

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; không để các loại vật tư kém chất lượng lưu thông, buôn bán trên địa bàn, làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và quyền lợi của nông dân; xây dựng và phát triển các vùng sản xuất trồng trọt an toàn.

- Quan tâm chỉ đạo quản lý chặt chẽ cơ cấu giống ở cấp huyện và xã. Tiếp tục triển khai thực hiện việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản của các đơn vị sản xuất, kinh doanh theo quy định; tạo sự chuyển biến từ cơ sở trong công tác quản lý chất lượng vật tư và sản phẩm trồng trọt.

- Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phải chấp hành các quy định pháp luật về chất lượng vật tư, hàng hoá nông sản, thực phẩm; công bố tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp và ghi nhãn hàng hoá theo quy định; xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng, đổi mới công nghệ, thiết bị, qui trình sản xuất, bảo quản, chế biến và thường xuyên tự kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

7. Triển khai thực hiện tốt các cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất

Quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh, ... như Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chính sách hỗ trợ xây dựng vùng lúa thâm canh năng suất chất lượng, hiệu quả cao; chính sách phát triển cao su, rau an toàn, ... làm động lực cho sản xuất trồng trọt phát triển. Đồng thời, tăng cường kiểm tra việc triển khai thực hiện các chính ở các địa phương, cơ sở...

Ngoài các chính sách của Trung ương, của tỉnh, các địa phương cần căn cứ vào điều kiện, khả năng để ban hành bổ sung các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và PTNT

- Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương xây dựng, triển khai kế hoạch sản xuất năm 2015; theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, phối hợp với các địa phương khắc phục kịp thời thiệt hại do thiên tai gây ra; chủ trì phối hợp với các huyện tổ chức kiểm tra chất lượng các loại dịch vụ thuộc ngành quản lý như tưới tiêu, giống, phân bón hữu cơ, phân bón khác, thuốc bảo vệ thực vật, ...;

- Xây dựng và triển khai phương án sản xuất các vụ trong năm và chỉ đạo, điều hành thực hiện tốt các khâu dịch vụ phục vụ sản xuất, tập trung vào công tác thủy lợi, đảm bảo tưới tiêu kịp thời; phương án giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu trên địa bàn...

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, tham mưu đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất năm 2015 trình UBND tỉnh.

- Phối hợp với UBND các huyện và các đơn vị rà soát quy hoạch các loại cây trồng và chỉ đạo thực hiện tốt theo quy hoạch; triển khai nhân rộng và tổng kết các mô hình phát triển sản xuất trồng trọt; phối hợp với các huyện xây dựng kế hoạch sản xuất, chuyển đổi diện tích, cơ cấu cây trồng, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các địa phương xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch năm 2015, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện. Chủ trì xây dựng kế hoạch khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và tạo mọi điều kiện thuận lợi theo quy định của pháp luật để các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất và kinh doanh sản phẩm trồng trọt trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Tài chính: Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất; phối hợp nghiệm thu, quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ theo các chính sách của tỉnh năm 2014 tham mưu bố trí kịp thời đủ vốn để hoàn thành việc xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; chương trình phát triển cao su tiểu điền; hỗ trợ sản xuất hạt giống lúa lai F1; phát triển vụ đông và phát triển rau an toàn năm 2015. Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các ngành có liên quan hướng dẫn, kiểm tra các địa phương quản lý, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả cao nhất, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

4. Sở Công thương: Chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức kiểm tra chất lượng phân bón vô cơ, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất, kinh doanh vật tư kém chất lượng, làm ảnh hưởng đến sản xuất và quyền lợi của nông dân. Tổ chức tốt việc liên kết chặt chẽ giữa các địa phương và nông dân với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu thông qua hợp đồng nhằm tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm trồng trọt ổn định, quy mô lớn, có lợi cho nông dân và doanh nghiệp.

5. Các sở, ngành có liên quan: Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, tham gia tuyên truyền, phản ánh và tạo mọi điều kiện thuận lợi để triển khai kế hoạch sản xuất trồng trọt năm 2015 giành thắng lợi cả về diện tích, năng suất, chất lượng và hiệu quả.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Chủ trì xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất của từng huyện; chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản xuất ở từng xã, thị trấn và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đạt kết quả cao nhất; có biện pháp thích hợp chủ động khắc phục thiên tai, dịch bệnh có thể xảy trong sản xuất.

- Vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách của tỉnh để khuyến khích đầu tư phù hợp với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của địa phương để thu hút vốn đầu tư xã hội cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

- Tuyên truyền, triển khai các đề án, chương trình và chính sách của Trung ương, của tỉnh như quản lý và sử dụng đất lúa, tái cơ cấu ngành nông nghiệp; các chính sách phát triển cao su, rau an toàn, sản xuất hạt giống lúa lai F1, ... Đồng thời, căn cứ vào điều kiện thực tế của từng địa phương, ban hành các chính sách theo hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn.

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp trên tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác rà soát, quy hoạch cho từng loại cây trồng; chịu trách nhiệm về quản lý Nhà nước đối với giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn; xây dựng kế hoạch chuyển đổi diện tích, cơ cấu cây trồng phù hợp với từng địa phương./.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

 

Phụ lục 1: Định hướng kế hoạch sản xuất một số cây trồng chính năm 2015

TT

Đơn vị

Diện tích (ha)

Lúa

Ngô

Đậu tương

Lạc

Toàn tỉnh

242.000

58.000

9.000

13.500

Miền núi

51.830

29.850

1.550

1.600

1

Thạch Thành

9.600

3.300

200

150

2

Cẩm Thuỷ

7.100

5.200

200

150

3

Ngọc Lặc

7.100

5.800

150

250

4

Như Thanh

6.000

950

100

200

5

Bá Thước

4.900

2.900

150

250

6

Thường Xuân

5.300

1.300

150

200

7

Như Xuân

4.800

1.200

100

100

8

Mường Lát

1.300

3.200

50

50

9

Quan Hoá

1.500

2.700

150

50

10

Lang Chánh

2.530

1.200

150

100

11

Quan Sơn

1.700

2.100

150

100

Đồng bằng

130.900

18.720

6.200

2.070

12

Triệu Sơn

20.000

1.900

600

200

13

Nông Cống

20.900

1.100

50

500

14

Yên Định

18.200

3.900

1.700

200

15

Thiệu Hoá

16.200

2.700

1.000

150

16

Thọ Xuân

15.400

3.700

1.600

550

17

Hà Trung

12.400

1.300

50

150

18

TP Thanh Hoá

8.600

900

200

200

19

Đông Sơn

9.400

350

50

0

20

Vĩnh Lộc

8.800

2.700

900

100

21

Bỉm Sơn

1.000

170

50

20

Ven biển

59.270

9.430

1.250

9.830

22

Quảng Xương

15.800

1.500

100

600

23

Hoằng Hoá

13.500

3.500

500

1.650

24

Hậu Lộc

10.500

1.800

400

1.200

25

Tĩnh Gia

10.100

1.500

100

4.950

26

Nga Sơn

9.100

1.100

150

1.400

27

TX Sầm Sơn

270

30

0

30

 

Phụ lục 2: Định hướng kế hoạch sản xuất một số cây trồng chính vụ Đông 2014-2015

TT

Đơn vị

Diện tích (ha)

Tổng

Ngô

Đậu tương

Lạc

Cây khác

Toàn tỉnh

58.000

21.000

6.000

1.500

29.500

Miền núi

11.100

4.800

380

50

5.870

1

Mường Lát

50

 

 

 

50

2

Quan Hoá

450

150

30

 

270

3

Quan Sơn

850

400

30

 

420

4

Bá Thước

950

400

50

 

500

5

Lang Chánh

600

300

 

 

300

6

Thường Xuân

600

400

 

 

200

7

Ngọc Lặc

1.600

700

50

 

850

8

Thạch Thành

1.670

650

70

 

950

9

Như Xuân

900

300

 

 

600

10

Như Thanh

1.130

300

50

50

730

11

Cẩm Thuỷ

2.300

1.200

100

 

1.000

Đồng bằng

31.200

11.200

5.120

50

14.830

12

Yên Định

7.000

2.500

1.700

 

2.800

13

Thọ Xuân

6.000

2.300

1.700

 

2.000

14

Thiệu Hoá

3.700

1.300

700

 

1.700

15

Đông Sơn

700

250

40

 

410

16

Triệu Sơn

3.500

1.500

150

 

1.850

17

Vĩnh Lộc

4.000

1.500

800

 

1.700

18

Bỉm Sơn

300

50

30

 

220

19

Nông Cống

3.000

800

0

50

2.150

20

Hà Trung

1.500

800

0

 

700

21

TP Thanh Hóa

1.500

200

0

 

1.300

Ven biển

15.700

5.000

500

1.400

8.800

22

Nga Sơn

2.500

800

0

250

1.450

23

Hậu Lộc

3.000

1.100

200

150

1.550

24

Hoằng Hoá

4.600

1.300

300

150

2.850

25

Tĩnh Gia

3.000

900

 

800

1.300

26

Quảng Xương

2.500

900

 

50

1.550

27

TX Sầm Sơn

100

0

 

 

100

 

Phụ lục 3: Định hướng kế hoạch sản xuất một số cây trồng chính vụ Xuân 2014-2015

TT

Đơn vị

Diện tích

Lúa

Ngô

Lạc

Toàn tỉnh

116.000

19.000

10.000

Miền núi

21.750

11.600

810

1

Mường Lát

400

 

 

2

Quan Hoá

750

1.600

20

3

Quan Sơn

900

750

30

4

Bá Thước

2.100

1.300

150

5

Lang Chánh

1.000

550

60

6

Thường Xuân

2.200

550

100

7

Ngọc Lặc

2.700

2.700

200

8

Thạch Thành

4.100

1.350

100

9

Như Xuân

1.800

500

50

10

Như Thanh

2.600

300

50

11

Cẩm Thuỷ

3.200

2.000

50

Đồng bằng

66.650

4.500

1.520

12

Yên Định

9.200

900

100

13

Thọ Xuân

7.300

750

400

14

Thiệu Hoá

8.900

600

120

15

Đông Sơn

4.600

 

 

16

Triệu Sơn

10.000

200

150

17

Vĩnh Lộc

4.600

900

50

18

Bỉm Sơn

800

50

 

19

Nông Cống

9.850

400

350

20

Hà Trung

6.400

500

150

21

TP Thanh Hoá

5.000

200

200

Ven biển

27.600

2.900

7.670

22

Nga Sơn

3.800

550

1.000

23

Hậu Lộc

4.800

500

1.000

24

Hoằng Hoá

6.400

1.200

1.200

25

Tĩnh Gia

4.100

400

4.000

26

Quảng Xương

8.300

250

450

27

TX Sầm Sơn

200

 

20

 

Phụ lục 4: Định hướng kế hoạch sản xuất một số cây trồng chính vụ Thu, Mùa 2015

TT

Đơn vị

Diện tích

Lúa

Ngô

Đậu tương

Lạc

Toàn tỉnh

126.000

18.000

2.000

2.000

Miền núi

28.650

12.100

880

800

1

Mường Lát

3.200

2.900

50

 

2

Quan Hoá

1.750

900

100

 

3

Quan Sơn

1.300

700

150

50

4

Bá Thước

2.900

1.300

150

180

5

Lang Chánh

1.100

400

100

80

6

Thường Xuân

2.300

300

150

80

7

Ngọc Lặc

2.100

2.000

50

180

8

Thạch Thành

4.400

1.300

30

60

9

Như Xuân

3.000

300

 

 

10

Như Thanh

3.100

300

 

100

11

Cẩm Thuỷ

3.500

1.700

100

70

Đồng bằng

65.050

3.500

800

400

12

Yên Định

8.800

600

300

100

13

Thọ Xuân

7.800

750

150

170

14

Thiệu Hoá

9.000

350

100

 

15

Đông Sơn

4.800

 

 

 

16

Triệu Sơn

9.550

300

150

50

17

Vĩnh Lộc

3.900

350

100

30

18

Bỉm Sơn

800

50

 

 

19

Nông Cống

9.500

400

 

50

20

Hà Trung

5.700

450

 

 

21

TP Thanh Hoá

5.200

250

 

 

Ven biển

32.300

2.400

320

800

22

Nga Sơn

4.700

450

100

150

23

Hậu Lộc

5.600

450

70

130

24

Hoằng Hoá

7.500

900

100

170

25

Tĩnh Gia

5.700

300

50

300

26

Quảng Xương

8.500

300

 

50

27

TX Sầm Sơn

300

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3340/QĐ-UBND năm 2014 về kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Thanh Hóa năm 2015

  • Số hiệu: 3340/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 08/10/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Nguyễn Đức Quyền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản