Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3337/QĐ-UBND

Hải Phòng, ngày 06 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI QUYẾT ĐỊNH SỐ 2053/QĐ-TTG NGÀY 28/10/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN THỎA THUẬN PARIS VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu;

Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 624/TTr-STNMT ngày 02/10/2017, Công văn số 3843/STNMT-CCBHĐ ngày 15/11/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu tại thành phố Hải Phòng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Văn Hà

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2053/QĐ-TTG NGÀY 28/10/2016 CỦA THỦ TƯỜNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN THỎA THUẬN PARIS VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.
(Kèm theo Quyết định số 3337/QĐ-UBND ngày 06/12/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố)

MỤC LỤC

I.

MỞ ĐẦU

1.1.

Thỏa thuận Paris và cam kết của Việt Nam

1.2.

Nỗ lực thực hiện của thành phố Hải Phòng

II.

CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

2.1.

Văn bản Trung ương

2.2.

Văn bản của thành phố Hải Phòng

III.

MỤC TIÊU

3.1.

Mục tiêu chung

3.2.

Mục tiêu cụ thể

IV.

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

4.1.

Rà soát, lựa chọn các nhiệm vụ

4.1.1.

Rà soát các văn bản, chương trình, dự án ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của thành phố Hải Phòng.

4.1.2.

Rà soát, lựa chọn các nhiệm vụ thuộc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện theo Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

4.2.

Nhiệm vụ giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

4.2.1.

Giai đoạn 2017-2020

4.2.2.

Giai đoạn 2020-2030

4.3.

Nhiệm vụ thích ứng với biến đổi khí hậu

4.3.1.

Giai đoạn 2017-2020

4.3.2.

Giai đoạn 2020-2030

4.4.

Nhiệm vụ chuẩn bị nguồn lực

4.4.1.

Chuẩn bị nguồn lực con người

4.4.2.

Chuẩn bị nguồn lực công nghệ

4.4.3.

Chuẩn bị nguồn lực về tài chính

4.5.

Nhiệm vụ thiết lập hệ thống công khai, minh bạch (MRV)

4.6.

Nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện chính sách, thể chế

V.

GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN VỐN

VI.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

6.1.

Trách nhiệm của Ban chỉ đạo Chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Hải Phòng

6.2.

Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường

6.3.

Trách nhiệm của Sở, ngành, địa phương

 

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH

Biến đổi khí hậu

COP 21

Hội nghị các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biển đổi khí hậu lần thứ 21

INDC

Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định

(Intended Nationally Determined Contribution)

KHHD

Kế hoạch hành động

KT-XH

Kinh tế xã hội

KNK

Khí nhà kính

MRV

Công khai minh bạch hay còn được gọi là Đo đạc, báo cáo, Thẩm định (Measurement, Reporting and Verification)

NAMA

Các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia (Nationally Appropriate Mitigation Actions)

NAP

Kế hoạch thích ứng quốc gia

(Nationally Adaptation Plan)

NDC

Đóng góp do quốc gia tự quyết định

(Nationally Determined Contributions)

TTX

Tăng trưởng xanh

UBND

Ủy ban nhân dân

2030BaU

Kịch bản phát thải thông thường đến 2030

2030CM

Kịch bản phát thải có tính đến biện pháp giảm thiểu đến 2030

 

I. MỞ ĐẦU

1.1. Thỏa thuận Paris và cam kết của Việt Nam

Thỏa thuận Paris về BĐKH (sau đây gọi tắt là Thỏa thuận Paris) được thông qua vào tháng 12/2015 tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH lần thứ 21 (COP 21) tổ chức tại thủ đô Paris, Pháp. Thỏa thuận Paris chính thức có hiệu lực từ ngày 04/11/2016, là văn bản pháp lý toàn cầu đầu tiên ràng buộc trách nhiệm của tất cả các bên trong ứng phó với BĐKH. Trách nhiệm này đã được các bên cam kết thông qua “Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định” (INDC).

Là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của BĐKH, Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để ứng phó với BĐKH thông qua xây dựng và thực hiện Chiến lược quốc gia về BĐKH và Chiến lược tăng trưởng xanh. Đây là những định hướng chiến lược nhằm giải quyết các vấn đề BĐKH một cách căn cơ, bài bản trong nhiều thập kỷ tiếp theo và là nội dung chủ đạo khi xây dựng cam kết nêu trong INDC của Liên Hợp Quốc tháng 9/2015.

Sau khi Việt Nam ký kết Thỏa thuận Paris, “Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định” (INDC) được hiểu là “Đóng góp do quốc gia tự quyết định” (NDC), bao gồm hai hợp phần chính là (1) Giảm nhẹ phát thải KNK và (2) Thích ứng với BĐKH.

(1) Về giảm nhẹ phát thải KNK, Việt Nam đặt mục tiêu đến 2030, bằng nguồn lực trong nước, sẽ giảm 8% tổng lượng phát thải KNK so với kịch bản phát triển thông thường và có thể giảm đến 25% khi nhận được hỗ trợ quốc tế thông qua hợp tác song phương, đa phương và thực hiện các cơ chế mới trong Thỏa thuận khí hậu toàn cầu. Đóng góp về giảm nhẹ phát thải KNK của Việt Nam sẽ định kỳ được xem xét, đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

(2) Về thích ứng với BĐKH, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các chương trình, dự án thích ứng với BĐKH trong khuôn khổ Chiến lược quốc gia về BĐKH nhằm tăng khả năng chống chịu, bảo vệ cuộc sống và sinh kế cho người dân, tạo điều kiện để có đóng góp lớn hơn trong giảm nhẹ phát thải KNK.

Kế hoạch này nhằm cụ thể các cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với BĐKH thực hiện các nghĩa vụ áp dụng với Việt Nam tại Thỏa thuận Paris và bao gồm 5 nội dung chính:

- Giảm nhẹ phát thải KNK: Các nhiệm vụ và giải pháp nhằm thực hiện các đóng góp về giảm nhẹ phát thải KNK nêu trong NDC và tận dụng cơ hội phát triển nền kinh tế theo định hướng các-bon thấp.

- Thích ứng với BĐKH: Các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện các đóng góp về thích ứng với BĐKH nêu trong NDC nhằm giảm tổn thương, tăng khả năng chống chịu với BĐKH.

- Nguồn lực thực hiện: Các nhiệm vụ và giải pháp về phát triển nguồn lực con người; phát triển và chuyển giao công nghệ và huy động tài chính bảo đảm thực hiện các đóng góp đã được xác định trong NDC và tận dụng cơ hội do Thỏa thuận Paris mang lại để phát triển đất nước;

- Hệ thống công khai minh bạch (hệ thống MRV): Các nhiệm vụ và giải pháp nhằm theo dõi, giám sát việc thực hiện giảm nhẹ phát thải KNK, thích ứng với BĐKH, bảo đảm nguồn lực để thực hiện;

- Thể chế, chính sách: Các nhiệm vụ và giải pháp xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn kỹ thuật, quy định trách nhiệm các Bộ, ngành, địa phương và tăng cường phối hợp xử lý các vấn đề liên vùng, liên ngành.

Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris trên cơ sở tôn trọng, thúc đẩy và xem xét các nghĩa vụ liên quan về quyền con người; quyền về sức khỏe; quyền của cộng đồng ở địa phương, trẻ em, người khuyết tật và những người ở hoàn cảnh dễ tổn thương; cũng như quyền phát triển, công bằng giới, trao quyền phụ nữ và bình đẳng thế hệ.

1.2. Nỗ lực thực hiện của thành phố Hải Phòng.

1.2.1. Tự thực hiện

Hải Phòng là thành phố ven biển nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam. Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD công bố ngày 5/7/2007, Hải Phòng là 1 trong 10 thành phố trên thế giới bị đe dọa nhiều nhất bởi BĐKH trong vòng 70 năm tới. Thời gian qua, BĐKH trên địa bàn thành phố Hải Phòng đang ngày càng rõ nét hơn. Những biến đổi đó tác động trực tiếp vào đời sống của nhân dân và sự phát triển của thành phố.

Việc thích ứng và giảm nhẹ những thiệt hại do BĐKH gây ra đã và đang trở thành những nhiệm vụ chiến lược của Việt Nam nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng trong quá trình xây dựng và phát triển KT-XH. Xác định ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ quan trọng, năm 2014 UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020, Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng của thành phố Hải Phòng đến năm 2025. Mục tiêu của Kế hoạch hành động là nâng cao khả năng ứng phó với BĐKH của thành phố Hải Phòng, phòng tránh và giảm thiểu những tác động tiêu cực của BĐKH, đảm bảo sự phát triển bền vững, bảo vệ cuộc sống của người dân; đồng thời đã đề xuất 46 dự án, nhiệm vụ ưu tiên để triển khai thực hiện. Hiện nay, thành phố cũng đang triển khai thực hiện Đề án cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH và nước biển dâng thành phố Hải Phòng đến năm 2025. Đây sẽ là cơ sở cho các Sở, ngành, địa phương trên địa bàn thành phố rà soát, bổ sung điều chỉnh và lồng ghép yếu tố BĐKH vào các chương trình chiến lược, kế hoạch phát triển KT-XH của ngành, địa phương; đồng thời phù hợp với Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam phiên bản cập nhật năm 2016.

1.2.2. Hợp tác quốc tế

Với sự hỗ trợ của Bộ Môi trường Nhật Bản và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), thành phố Hải Phòng và thành phố Kitakyushu đã cùng hợp tác nghiên cứu lập “Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh thành phố Hải Phòng”. Nghiên cứu đã hoàn thành tháng 5/2015, chia thành 07 lĩnh vực thực hiện bao gồm Rác thải, Năng lượng, Giao thông, Đảo Cát Bà, Cấp thoát nước và thoát nước mưa, Bảo vệ môi trường, Tăng trưởng xanh đồng thời đề xuất triển khai 15 dự án thí điểm cụ thể cho từng lĩnh vực. Mục tiêu của “Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh thành phố Hải Phòng” nhằm giảm thiểu lượng khí thải nhà kính phát thải ra môi trường, hướng tới thành phố cảng xanh.

Từ năm 2015, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nhóm Mô hình Tích hợp Châu Á-Thái Bình Dương AIM tại Nhật Bản (gồm Trường Đại học Kyoto Nhật Bản, Đại học Ritsumeikan, Viện Nghiên cứu Môi trường quốc gia Nhật Bản - NIES, Viện Chiến lược môi trường toàn cầu - IGES và Viện Nghiên cứu và thông tin Mizuho Nhật Bản) nghiên cứu xây dựng Kịch bản các bon thấp cho thành phố Hải Phòng. Kịch bản với hỗ trợ tính toán giảm phát thải CO2 ban đầu cho các lĩnh vực sử dụng năng lượng gồm: Công nghiệp, thương mại, giao thông và dân cư.

Theo tính toán của Nhóm nghiên cứu thì Hải Phòng có thể giảm được 4,6 triệu tấn CO2 quy đổi, tương đương với 14% tổng lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 trong kịch bản 2030CM so với kịch bản 2030BaU thông qua việc triển khai các dự án thuộc 05 hành động, gồm: Công nghiệp xanh, đô thị xanh, sử dụng hiệu quả năng lượng, giao thông sạch, năng lượng sạch.

Mục tiêu giảm phát thải này của thành phố là phù hợp với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia được thể hiện trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh (giảm từ 10-20% trong kịch bản 2030CM) và trong đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định về biến đổi khí hậu của Việt Nam (8-25%).

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

2.1. Văn bản Trung ương

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

- Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/09/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược tăng trưởng xanh.

- Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về BĐKH.

- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ Phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 -2020.

- Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH.

2.2. Văn bản của thành phố Hải Phòng

- Quyết định số 1671/QĐ-UBND ngày 05/10/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình hành động ứng phó với BĐKH thành phố Hải Phòng, Quyết định số 2320/QĐ-UBND ngày 14/10/2016 kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình.

- Kế hoạch số 56-KH/TU ngày 05/6/2013 của Ban Thường vụ Thành ủy về xây dựng Đề cương “Đề án chủ động ứng phó với BĐKH, đẩy mạnh quản lý Tài nguyên và Bảo vệ môi trường”.

- Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 29/10/2013 của Ban Thường vụ Thành ủy về chủ động ứng phó với BĐKH.

- Quyết định số 65/QĐ-UBND ngày 08/01/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng TP Hải Phòng đến năm 2025.

- Quyết định số 732/QĐ-UBND ngày 04/4/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT;

- Quyết định số 1463/QĐ-UBND ngày 03/7/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020.

- Công văn số 5681/UBND-MT ngày 06/9/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc xây dựng Kế hoạch triển khai nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH.

III. MỤC TIÊU

3.1. Mục tiêu chung

Xác định và triển khai các hoạt động, các giải pháp phù hợp đến năm 2020 và năm 2030 của thành phố Hải Phòng để từng bước thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần thực hiện đầy đủ các quy định trong Thoả thuận Paris áp dụng cho Việt Nam.

3.2. Mục tiêu cụ thể

- Chuẩn bị nguồn lực về con người, công nghệ và tài chính để thực hiện các nhiệm vụ của thành phố phải thực hiện theo Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần chuyển đổi nền kinh tế theo hướng các-bon thấp, chống chịu cao.

- Thiết lập và vận hành hệ thống công khai, minh bạch (MRV) nhằm giám sát, đánh giá việc thực hiện thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ phát thải KNK, chuẩn bị nguồn lực.

- Hoàn thiện thể chế, chính sách tạo lập môi trường thuận lợi và tập trung nỗ lực của thành phố cho ứng phó với BĐKH, bao gồm cả việc đánh giá thực trạng để điều chỉnh các chính sách, chiến lược, kế hoạch của thành phố nhằm hài hòa giữa ứng phó BĐKH và phát triển KT-XH; tăng cường phối hợp xử lý các vấn đề liên vùng, liên ngành; thu hút nguồn lực tư nhân và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn thành phố về việc triển khai Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH tại thành phố Hải Phòng.

IV. THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

4.1. Rà soát, lựa chọn các nhiệm vụ

4.1.1. Rà soát các văn bản, chương trình, dự án ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của thành phố Hải Phòng.

a) Các văn bản của thành phố Hải Phòng đã ban hành

- Kế hoạch số 56-KH/TU ngày 05/6/2013 của Ban Thường vụ Thành ủy về xây dựng Đề cương “Đề án chủ động ứng phó với BĐKH, đẩy mạnh quản lý Tài nguyên và Bảo vệ môi trường”.

- Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 29/10/2013 của Ban Thường vụ Thành ủy về chủ động ứng phó với BĐKH.

- Quyết định số 1671/QĐ-UBND ngày 05/10/2012 của Uỷ ban nhân dân thành phố về việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Hải Phòng; Quyết định số 2917/QĐ-UBND ngày 31/10/2017 kiện toàn Ban chỉ đạo (lần thứ ba).

- Quyết định số 65/QĐ-UBND ngày 08/01/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng TP Hải Phòng đến năm 2025.

- Quyết định số 732/QĐ-UBND ngày 04/4/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT;

- Quyết định số 1463/QĐ-UBND ngày 03/7/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020.

- Công văn số 5681/UBND-MT ngày 06/9/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc xây dựng Kế hoạch triển khai nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH.

b) Các chương trình, dự án về BĐKH:

* Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC):

Hiện nay, thành phố Hải Phòng đang triển khai thực hiện 05 dự án thuộc Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC), tập trung vào các lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi và trồng rừng (rừng ngập mặn ven biển, ven sông và rừng phòng hộ phủ xanh đất trống đồi núi trọc) trên địa bàn các quận, huyện ven biển là Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn, Thuỷ Nguyên, Tiên Lãng, Kiến Thuỵ và huyện đảo Bạch Long Vỹ, gồm:

- Dự án Xây dựng Đường bao phía Đông Nam quận Hải An, đoạn từ khu vực chân cầu Rào đến vị trí giao với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

- Dự án Xây dựng Hồ chứa nước ngọt, hệ thống thủy lợi phục vụ cấp nước cho huyện đảo Bạch Long Vỹ (giai đoạn 1).

- Dự án giảm sóng ổn định bãi và trồng cây ngập mặn bảo vệ đê biển I.

- Dự án phục hồi và phát triển rừng phòng hộ ven biển, ven sông thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2020.

- Dự án trồng rừng phòng hộ phủ xanh đất trống đồi núi trọc thích ứng với biến đổi khí hậu huyện Bạch Long Vỹ.

* Đề án xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Hải Phòng đến năm 2025:

Ngày 08/01/2014, Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 65/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Hải Phòng đến năm 2025. Mục tiêu của Kế hoạch hành động là nâng cao khả năng ứng phó với BĐKH của thành phố Hải Phòng trong giai đoạn từ năm 2014-2025, phòng tránh và giảm thiểu những tác động tiêu cực của BĐKH, đảm bảo sự phát triển bền vững, bảo vệ cuộc sống của người dân. Kế hoạch hành động đã đưa ra 04 hành động cụ thể với 46 dự án ưu tiên để thực hiện, cụ thể:

- Hành động 1: Chủ động ứng phó với tác động của BĐKH và nước biển dâng; củng cố đê sông, đê biển, chống xâm nhập mặn, bảo vệ vùng ven biển; bảo đảm sản xuất nông nghiệp và bảo vệ tài nguyên nước (29 dự án, nhiệm vụ).

- Hành động 2: Tăng cường năng lực quản lý về BĐKH; Phát triển nguồn nhân lực; Huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp trong nước và các tổ chức nước ngoài trong ứng phó với BĐKH; Nâng cao nhận thức cộng đồng (06 dự án, nhiệm vụ).

- Hành động 3: Triển khai các hoạt động khoa học công nghệ nhằm cập nhật và bổ sung các đánh giá về tác động của BĐKH và nước biển dâng đến các ngành, lĩnh vực, khu vực trên địa bàn thành phố Hải Phòng làm cơ sở cho việc lồng ghép các nội dung về BĐKH vào các quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và đề xuất các giải pháp cụ thể (06 dự án, nhiệm vụ).

- Hành động 4: Tăng cường và triển khai được các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, tăng khả năng hấp thu KNK, tận dụng các cơ hội phát triển do biến đổi khí hậu mang lại (05 dự án, nhiệm vụ).

Hiện nay có 32/46 dự án, nhiệm vụ đã và đang được triển khai thực hiện.

* Dự án Phục hồi và phát triển rừng ven biển tại quần đảo Cát Bà thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020.

Dự án Phục hồi và phát triển rừng ven biển tại quần đảo Cát Bà thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020 thuộc danh mục Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với BĐKH giai đoạn 2016-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 22/01/2015.

Mục tiêu của Dự án là phát triển rừng ven biển nhằm nâng cao vai trò phòng hộ, giữ đất, làm sách môi trường, hấp thụ KNK, góp phần giảm thiểu tác nhân gây BĐKH và nước biển dâng, chắn sóng và bảo vệ hệ thống đê biển, bảo tồn đa dạng sinh học; tạo tiền đề phát triển du lịch sinh thái; góp phần phát triển KT-XH và củng cố an ninh, quốc phòng; thực hiện nhiệm vụ Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng thành phố Hải Phòng đến năm 2020. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2017-2020.

Hiện nay, Dự án đang được Vườn Quốc gia Cát Bà hoàn thiện báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.

* Dự án Xây dựng đập ngăn mặn trên sông Thái Bình.

Để giảm tác động của xâm nhập mặn, thành phố Hải Phòng đã đề xuất Dự án Xây dựng đập ngăn mặn trên sông Thái Bình với Bộ Tài nguyên và Môi trường ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020 thuộc Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngày 14/3/2017 Bộ Tài nguyên và Môi trường có Công văn số 1092/BTNMT-KH báo cáo Văn phòng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục dự án ưu tiên thuộc Chương trình mục tiêu ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh, trong đó đã đưa Dự án Xây dựng đập ngăn mặn trên sông Thái Bình vào danh mục các dự án mới của Hợp phần Biến đổi khí hậu.

4.1.2. Rà soát, lựa chọn các nhiệm vụ thuộc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện theo Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 2053/QĐ-TTg , các Bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố sẽ phải triển khai 05 Nhiệm vụ lớn (68 nhiệm vụ cụ thể) để thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu theo 2 giai đoạn 2016-2020 và 2021-2030, gồm:

- Nhiệm vụ giảm nhẹ phát thải KNK: 16 nhiệm vụ cụ thể (10 nhiệm vụ thực hiện giai đoạn 2016-2020; 06 nhiệm vụ thực hiện giai đoạn 2021-2030).

- Nhiệm vụ thích ứng với BĐKH: 22 nhiệm vụ cụ thể (09 nhiệm vụ thực hiện giai đoạn 2016-2020; 13 nhiệm vụ thực hiện giai đoạn 2021-2030).

- Nhiệm vụ chuẩn bị nguồn lực: 13 nhiệm vụ cụ thể (chuẩn bị nguồn lực con người, nguồn lực công nghệ, nguồn lực tài chính).

- Nhiệm vụ thiết lập hệ thống công khai, minh bạch (MRV): 11 nhiệm vụ cụ thể (MRV cho giảm nhẹ phát thải KNK, MRV cho thích ứng với biến đổi khí hậu, MRV cho huy động nguồn lực).

- Nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện chính sách, thể chế: 06 nhiệm vụ cụ thể (xây dựng và hoàn thiện chính sách, sắp xếp thể chế).

a) Rà soát các nhiệm vụ thuộc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện theo Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016.

Tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 2053/QĐ-TTg , Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện 32/68 nhiệm vụ cụ thể nằm trong cả 05 Nhiệm vụ lớn, gồm:

- Nhiệm vụ giảm nhẹ phát thải KNK: 03 nhiệm vụ cụ thể:

+ 02 nhiệm vụ thực hiện giai đoạn 2016-2020:

(1) Xây dựng và thực hiện các đề xuất giảm nhẹ phát thải KNK và tăng trưởng xanh phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA) cho lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp và phát triển nông thôn.

(2) Thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK khác phù hợp với điều kiện quốc gia.

+ 01 nhiệm vụ thực hiện giai đoạn 2021-2030:

(3) Thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK khác phù hợp với điều kiện quốc gia.

- Nhiệm vụ thích ứng với BĐKH: 19 nhiệm vụ cụ thể:

+ 08 nhiệm vụ thực hiện giai đoạn 2016-2020:

(4) Cập nhật đóng góp về thích ứng với BĐKH trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) phục vụ đánh giá nỗ lực toàn cầu định kỳ.

(5) Xây dựng kế hoạch thích ứng quốc gia (NAP).

(6) Rà soát thông tin, dữ liệu hiện có về thích ứng với BĐKH, tổn thất và thiệt hại; đề xuất thông tin, nghiên cứu bổ sung và phương thức quản lý, chia sẻ dữ liệu tạo thuận lợi cho xây dựng, cập nhật các báo cáo đóng góp của quốc gia về thích ứng với BĐKH.

(7) Thực hiện Chương trình mục tiêu ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh.

(8) Thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững.

(9) Thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.

(10) Thực hiện Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư.

(11) Thực hiện các hoạt động khác về thích ứng với BĐKH nhằm tăng khả năng chống chịu, bảo vệ cuộc sống và sinh kế cho người dân, tạo điều kiện để có đóng góp lớn hơn trong giảm nhẹ phát thải KNK.

+ 11 nhiệm vụ thực hiện giai đoạn 2021-2030:

(12) Hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng và dân sinh phù hợp với bối cảnh BĐKH.

(13) Xây dựng quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch dân cư, cơ sở hạ tầng dựa trên kịch bản BĐKH có chú trọng đến các ngành và vùng trọng điểm.

(14) Triển khai các phương án và giải pháp, công trình phòng chống thiên tai trọng điểm, cấp bách nhằm bảo vệ đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng an ninh và tìm kiếm cứu hộ,cứu nạn; di dời, sắp xếp lại các khu dân cư ở những vùng thường xuyên bị tác động của bão, nước dâng do bão, lũ lụt, xói lở bờ sông, bờ biển hoặc có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

(15) Quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông; bảo đảm an toàn hồ chứa; tăng cường hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề nước xuyên biên giới; đảm bảo an ninh nguồn nước.

(16) Quản lý rừng bền vững, ngăn chặn mất rừng và suy thoái rừng; trồng, bảo vệ, phục hồi rừng, chú trọng phát triển rừng trồng gỗ lớn, rừng ven biển.

(17) Đảm bảo an ninh lương thực thông qua bảo vệ, duy trì hợp lý và quản lý bền vững quỹ đất cho nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tạo giống mới thích ứng với BĐKH; hoàn thiện hệ thống kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

(18) Rà soát, điều chỉnh và phát triển sinh kế và quá trình sản xuất phù hợp với điều kiện BĐKH gắn với xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội.

(19) Thực hiện lồng ghép thích ứng với BĐKH dựa vào hệ sinh thái và cộng đồng, thông qua phát triển dịch vụ hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng kiến thức bản địa, ưu tiên cộng đồng dễ bị tổn thương nhất.

(20) Quy hoạch đô thị và sử dụng đất, cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu tái định cư ven biển và hải đảo trên cơ sở kịch bản nước biển dâng; thực hiện quản lý tổng hợp dải ven bờ.

(21) Chống ngập cho các thành phố lớn ven biển; xây dựng các cơ sở hạ tầng đô thị chống chịu với tác động của BĐKH; củng cố và xây mới các công

trình cấp, thoát nước đô thị lớn.

(22) Củng cố, nâng cấp và hoàn thiện các tuyến đê biển, đê sông xung yếu; kiểm soát xâm nhập mặn các vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

- Nhóm nhiệm vụ chuẩn bị nguồn lực: 06 nhiệm vụ cụ thể

+ Chuẩn bị nguồn lực con người: 02 nhiệm vụ

(23) Xây dựng, triển khai chương trình đào tạo lại cán bộ, viên chức, người lao động đáp ứng nhu cầu thực hiện Thỏa thuận Paris.

(24) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thực hiện Thỏa thuận Paris ở Việt Nam.

+ Chuẩn bị nguồn lực công nghệ: 02 nhiệm vụ

(25) Áp dụng thử nghiệm một số công nghệ ứng phó với BĐKH có tiềm năng và phù hợp với điều kiện Việt Nam.

(26) Rà soát, đề xuất các cơ chế chính sách Khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao công nghệ về BĐKH; củng cố các cơ quan nghiên cứu về BĐKH đầu ngành; tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, trao đổi công nghệ.

+ Chuẩn bị nguồn lực tài chính: 02 nhiệm vụ

(27) Xây dựng Khung Huy động nguồn lực cho BĐKH và tăng trưởng xanh bao gồm khu vực tư nhân; kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với Thỏa thuận Paris, kế hoạch phát triển KT-XH 2016-2020.

(28) Đề xuất danh mục các dự án ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh, Ưu tiên dự án thực hiện các cam kết trong NDC, có khả năng huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, chú trọng các dự án phát triển năng lượng tái tạo huy động nguồn lực từ khối tư nhân, hỗ trợ quốc tế.

- Nhóm nhiệm vụ thiết lập hệ thống công khai, minh bạch (MRV): 01 nhiệm vụ cụ thể:

(29) Định kỳ xây dựng Thông báo thích ứng quốc gia bao gồm cả tiến độ đạt được mục tiêu thích ứng trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC).

- Nhóm nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện chính sách, thể chế: 03 nhiệm vụ cụ thể:

(30) Tiếp tục triển khai lồng ghép các vấn đề BĐKH và tăng trưởng xanh vào trong các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình ưu tiên cho đầu tư phát triển.

(31) Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bảo đảm mỗi Sở, ngành, địa phương đều có đầu mối xử lý các vấn đề BĐKH.

(32) Tăng cường điều phối giải quyết các vấn đề liên vùng, liên ngành trong ứng phó với BĐKH.

b) Lựa chọn các nhiệm vụ phù hợp để triển khai tại thành phố Hải Phòng.

Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền duyên hải Bắc Bộ, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Đông là bờ biển chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ phía Đông đảo Cát Hải đến cửa sông Thái Bình.

Thành phố Hải Phòng dự kiến triển khai cả 32 nhiệm vụ thuộc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải triển khai thực hiện theo Quyết định số 2053/QĐ-TTg. Tuy nhiên, trong một số nhiệm vụ sẽ lựa chọn những phần việc phù hợp với đặc điểm về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của thành phố để triển khai thực hiện (thành phố Hải Phòng không có đường biên giới quốc gia trên đất liền; hầu như không có hiện tượng lũ ống, lũ quét…).

(Chi tiết các nhiệm vụ triển khai thực hiện Kế hoạch tại Phụ lục kèm theo)

4.2. Nhiệm vụ giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thành phố Hải Phòng

4.2.1. Giai đoạn 2017-2020:

a) Tiếp tục thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK trong các kế hoạch, chương trình, dự án về ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, cụ thể:

- Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 được Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tại Quyết định số 65/QĐ-UBND ngày 08/01/2014.

- Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT được Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tại Quyết định số 732/QĐ-UBND ngày 04/4/2014.

- Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020 được Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tại Quyết định số 1463/QĐ-UBND ngày 03/7/2014.

- Dự án Phục hồi và phát triển rừng ven biển tại quần đảo Cát Bà thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020.

b) Triển khai một số dự án thí điểm cho từng lĩnh vực trong “Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh thành phố Hải Phòng”.

c) Hoàn thành xây dựng Kịch bản các - bon thấp cho thành phố Hải Phòng đến năm 2030 trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt. Lựa chọn và thực hiện một số dự án có thể huy động đầu tư về giảm nhẹ phát thải KNK và tăng trưởng xanh trong Kịch bản phù hợp với điều kiện tại thành phố Hải Phòng.

d) Thực hiện nhiệm vụ số 5, 10 theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016.

e) Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương thực hiện công tác kiểm kê phát thải KNK và các nhiệm vụ khác theo quy định.

4.2.2. Giai đoạn 2021-2030:

a) Tiếp tục thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK trong Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 được Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tại Quyết định số 65/QĐ-UBND ngày 08/01/2014.

b) Tiếp tục triển khai các dự án thí điểm cho từng lĩnh vực trong “Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh thành phố Hải Phòng”.

c) Triển khai thực hiện Kịch bản các - bon thấp cho thành phố Hải Phòng đến năm 2030 thông qua việc kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án thuộc 05 hành động: Công nghiệp xanh, Đô thị xanh, Sử dụng hiệu quả năng lượng, Giao thông sạch, Năng lượng sạch nhằm đạt được mục tiêu giảm 4,6 triệu tấn CO2 quy đổi.

d) Xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2030. Kế hoạch hành động hướng tới việc giảm cường độ phát thải KNK mỗi năm ít nhất 1,5-2%, giảm lượng phát thải KNK trong các hoạt động năng lượng từ 20% đến 30% so với phương án phát triển bình thường. Trong đó mức tự nguyện khoảng 20%, 10% còn lại là mức khi có thêm hỗ trợ quốc tế.

e) Tăng cường năng lực quản lý chất thải; áp dụng các công nghệ tiên tiến về tái chế chất thải rắn, xử lý chất thải rắn hữu cơ có thu hồi mê-tan (CH4) cho phát điện và cấp nhiệt, thu hồi khí bãi rác và đốt chất thải rắn cho phát điện.

f) Bảo tồn và tăng cường các bể hấp thu KNK trong lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và rừng.

g) Thực hiện nhiệm vụ số 16 theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016.

h) Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương thực hiện công tác kiểm kê phát thải KNK và các nhiệm vụ khác theo quy định.

4.3. Nhiệm vụ thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố Hải Phòng

4.3.1. Giai đoạn 2017-2020:

a) Tiếp tục thực hiện các hoạt động thích ứng với BĐKH trong các kế hoạch, chương trình, dự án về ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, cụ thể:

- Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 được Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tại Quyết định số 65/QĐ-UBND ngày 08/01/2014.

- Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT được Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tại Quyết định số 732/QĐ-UBND ngày 04/4/2014.

- Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020 được Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tại Quyết định số 1463/QĐ-UBND ngày 03/7/2014.

- Dự án Phục hồi và phát triển rừng ven biển tại quần đảo Cát Bà thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020.

b) Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến pháp luật, phổ cập đến toàn dân về các phương án ứng phó với từng cấp độ, quá trình tác động của BĐKH.

c) Lồng ghép các nội dung về phát triển bền vững, BĐKH và tăng trưởng xanh trong phê duyệt các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn thành phố.

d) Tăng cường hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực đầu tư, thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống thiên tai, ứng phó với BĐKH, phòng chống ngập úng đô thị và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

e) Thực hiện các nhiệm vụ từ 17 đến 19, từ 21 đến 25 theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016.

f) Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương:

- Xây dựng kế hoạch thích ứng quốc gia.

- Thực hiện đánh giá mức độ rủi ro và tính đẽ bị tổn thương do BĐKH, xác định nhu cầu thích ứng với BĐKH và nhu cầu giải quyết các vấn đề liên quan tới tổn thất và thiệt hại.

- Rà soát, thông tin, dữ liệu hiện có về thích ứng với BĐKH; đề xuất thông tin, nghiên cứu bổ sung và phương thức quản lý, chia sẻ dữ liệu tạo thuận lợi cho việc xây dựng, cập nhật các báo cáo đóng góp của quốc gia về thích ứng với BĐKH.

4.3.2. Giai đoạn 2021-2030:

a) Chủ động ứng phó với thiên tai và tăng cường giám sát khí hậu:

- Tiếp tục thực hiện các hoạt động thích ứng với BĐKH trong Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 được Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tại Quyết định số 65/QĐ-UBND ngày 08/01/2014; triển khai thực hiện và hoàn thành Dự án xây dựng đập ngăn mặn trên sông Thái Bình.

- Đầu tư xây dựng ít nhất 01 trạm quan trắc khí tượng thủy văn; xây dựng hệ thống đánh giá và giám sát BĐKH và nước biển dâng.

- Hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng và dân sinh phù hợp với bối cảnh BĐKH.

- Xây dựng quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch dân cư, cơ sở hạ tầng dựa trên kịch bản BĐKH có chú trọng đến các ngành và vùng trọng điểm.

- Triển khai các phương án và giải pháp, công trình phòng, chống thiên tai trọng điểm, cấp bách nhằm bảo vệ đới sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng an ninh và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; di dời, sắp xếp lại các khu dân cư ở những vùng thường xuyên bị tác động của bão, nước dâng do bão, xói lở bờ sông, bờ biển hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở đất.

- Quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông; quản lý tổng hợp vùng bờ thành phố Hải Phòng.

- Quản lý rừng bền vững, ngăn chặn mất rừng và suy thoái rừng, trồng, bảo vệ, phục hồi rừng, chú trọng phát triển rừng, rừng trồng gỗ lớn, rừng ven biển. Đẩy nhanh tiến độ các dự án trồng rừng, tái trồng rừng để nâng tỷ lệ che phủ rừng, nâng cao chất lượng rừng

b) Đảm bảo an sinh xã hội:

- Đảm bảo an ninh lương thực thông qua bảo vệ, duy trì hợp lý và quản lý bền vững quỹ đất cho nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tạo giống mới thích ứng với BĐKH; hoàn thiện hệ thống kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

- Rà soát, điều chỉnh và phát triển sinh kế và quá trình sản xuất phù hợp với điều kiện BĐKH gắn với xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội.

- Xây dựng các cơ chế, chính sách, tăng cường hệ thống bảo hiểm, chia sẻ rủi ro khí hậu và thiên tai.

- Thực hiện thích ứng với BĐKH dựa vào hệ sinh thái và cộng đồng, thông qua phát triển dịch vụ hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng kiến thức của người dân địa phương, ưu tiên đối với cộng đồng dễ bị tổn thương nhất.

c) Ứng phó với nước biển dâng và ngập lụt đô thị:

- Quy hoạch đô thị và sử dụng đất, cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu tái định cư ven biển và hải đảo trên cơ sở kịch bản nước biển dâng; thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ.

- Chống ngập cho khu vực nội thành và các quận, huyện ven biển; xây dựng các cơ sở hạ tầng đô thị chống chịu với tác động của BĐKH; củng cố và xây mới các công trình cấp, thoát nước đô thị.

- Củng cố, nâng cấp và hoàn thiện các tuyến đê biển, đê sông xung yếu; kiểm soát xâm nhập mặn các vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

d) Thực hiện các nhiệm vụ từ 27 đến 33, từ 35 đến 38 theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016.

e) Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định.

4.4. Nhiệm vụ chuẩn bị nguồn lực

4.4.1. Chuẩn bị nguồn lực con người

- Cử cán bộ, công chức tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn trong nước và nước ngoài để đáp ứng nhu cầu về thực hiện Thỏa thuận Paris.

- Xây dựng, triển khai chương trình đào tạo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đáp ứng nhu cầu thực hiện Thoả thuận Paris.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thực hiện Thỏa thuận Paris ở Việt Nam nói chung và tại thành phố Hải Phòng nói riêng.

4.4.2. Chuẩn bị nguồn lực công nghệ

- Rà soát, đề xuất các cơ chế chính sách khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao công nghệ về BĐKH phù hợp với điều kiện của thành phố Hải Phòng; củng cố các cơ quan nghiên cứu về BĐKH; tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, trao đổi công nghệ ứng phó với BĐKH.

- Áp dụng thử nghiệm một số công nghệ ứng phó với BĐKH có tiềm năng và phù hợp với điều kiện của thành phố Hải Phòng.

4.4.3. Chuẩn bị nguồn lực tài chính

- Đánh giá thực trạng đầu tư cho BĐKH và tăng trưởng xanh tại thành phố Hải Phòng để xác định nhu cầu, mức thiếu hụt, mức độ ưu tiên đầu tư cho ứng phó với BĐKH trên địa bàn thành phố.

- Xây dựng Khung huy động nguồn lực cho BĐKH và tăng trưởng xanh, bao gồm cả khu vực tư nhân; đẩy nhanh tiến độ xây dựng và áp dụng các công cụ tài chính như trái phiếu xanh, quỹ đầu tư xanh.

- Đề xuất danh mục các dự án ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh có khả năng huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, bao gồm các dự án ưu tiên triển khai thực hiện các cam kết trong NDC theo các phương thức đầu tư khác nhau để huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân, hỗ trợ quốc tế.

4.5. Nhiệm vụ thiết lập hệ thống công khai, minh bạch (MRV)

Thiết lập hệ thống MRV cho các hoạt động thích ứng với BĐKH thông qua việc định kỳ xây dựng thông báo thích ứng với BĐKH ở cấp thành phố.

4.6. Nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện chính sách, thể chế

- Đánh giá thực trạng để điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách, quy định; tích hợp hiệu quả vấn đề về BĐKH vào các kế hoạch phát triển KT-XH nhằm hài hòa giữa ứng phó với BĐKH và phát triển KT-XH.

- Tiếp tục triển khai lồng ghép các vấn đề về BĐKH và tăng trưởng xanh vào các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình ưu tiên cho đầu tư phát triển thành phố.

- Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bảo đảm mỗi Sở, ngành, địa phương đều có đầu mối xử lý các vấn đề về BĐKH.

- Tăng cường hợp tác giải quyết các vấn đề về liên vùng, liên ngành trong ứng phó với BĐKH.

(Chi tiết các nhiệm vụ triển khai thực hiện Kế hoạch tại Phụ lục kèm theo)

V. GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN VỐN

- Những hoạt động thuộc Kế hoạch này đến năm 2030 cần được triển khai đồng bộ và phù hợp với các nội dung về: Giảm nhẹ phát thải KNK; thích ứng với BĐKH, tăng cường nguồn lực; công khai, minh bạch.

- Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các cơ quan có liên quan được giao chủ trì thực hiện các nhiệm vụ thuộc Kế hoạch, chịu trách nhiệm đưa ra các giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện đến năm 2020 và đến năm 2030.

- Nguồn lực cho thực hiện Kế hoạch được huy động từ nhiều kênh khác nhau, tuân thủ Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư và các văn bản pháp luật liên quan khác. Một số kênh huy động gồm: Ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương); hỗ trợ quốc tế; nguồn lực của các doanh nghiệp và đóng góp của cộng đồng.

- Các giải pháp khác thực hiện theo hướng dẫn tại Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH ban hành kèm theo Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

6.1. Trách nhiệm của Ban chỉ đạo Chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Hải Phòng

Các thành viên trong Ban chỉ đạo Chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Hải Phòng có trách nhiệm theo dõi đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án, nhiệm vụ trong kế hoạch này do cơ quan, đơn vị mình phụ trách.

6.2. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Là cơ quan đầu mối giúp Uỷ ban nhân dân thành phố tổ chức triển khai thực hiện, hướng dẫn, giám sát, đánh giá, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch này.

- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch này.

- Định kỳ báo cáo việc thực hiện gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Ủy ban quốc gia về BĐKH trước ngày 31 tháng 10 hàng năm.

6.3. Trách nhiệm của các Sở, ngành và địa phương.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính hàng năm tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố cân đối kinh phí từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương để bố trí thực hiện Kế hoạch.

- Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng tuyên truyền và phổ biến để các cấp, các ngành và người dân toàn thành phố biết và hưởng ứng thực hiện Kế hoạch.

- Sở Ngoại vụ tăng cường việc vận động các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ hỗ trợ để thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch này, đặc biệt đối với các nhiệm vụ về tuyên truyền, nâng cao năng lực, nhận thức của cộng đồng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Căn cứ các nhiệm vụ được giao chủ trì tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này, các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan chủ động áp dụng các giải pháp, tổ chức thực hiện.

- Đối với các nhiệm vụ sử dụng ngân sách nhà nước, các Sở, ngành, địa phương cần xây dựng đề án, dự án, dự toán kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở xác định và bố trí kinh phí theo quy định hiện hành. Trong đó, phân định rõ các nhiệm vụ, đề án, dự án thuộc chức năng, nhiệm vụ thường xuyên, các Sở, ngành, địa phương có trách nhiệm bố trí trong dự toán ngân sách được giao hàng năm để thực hiện.

- Định kỳ báo cáo việc thực hiện trước ngày 20 tháng 10 hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất, gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Ủy ban quốc gia về BĐKH.

Trong quá trình triển thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc cần phải bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch thì có kiến nghị, đề xuất bằng văn bản gửi về Sở tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC

CÁC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN THỎA THUẬN PARIS VỀ KHÍ HẬU
(Kèm theo Kế hoạch thực hiện Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ)

I. NHIỆM VỤ GIẢM NHẸ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH

1. Các nhiệm vụ thực hiện giai đoạn 2016 - 2020

TT

Nhiệm vụ số

Tên nhiệm vụ

Loại nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì/cơ quan phối hợp

Năm hoàn thành

Nguồn lực tài chính

1.

5.

Xây dựng và thực hiện các đề xuất giảm nhẹ phát thải KNK và TTX phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA) cho lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện (vì phù hợp Thỏa thuận Paris và các Luật, chính sách hiện hành)

Các Sở: CT, GTVT, XD, NNPTNT chủ trì theo chức năng nhiệm vụ, phối hợp với Sở TNMT và các Sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp liên quan

2020

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế; Doanh nghiệp, cộng đồng.

2.

10.

Thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK khác phù hợp với điều kiện quốc gia.

Khuyến khích thực hiện (để tận dụng cơ hội do Thỏa thuận Paris mang lại)

Các Sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp.

2020

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế; Doanh nghiệp, cộng đồng.

2. Nhiệm vụ thực hiện giai đoạn 2021 - 2030

TT

Nhiệm vụ số

Tên nhiệm vụ

Loại nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì/cơ quan phối hợp

Năm hoàn thành

Nguồn lực tài chính

3.

16.

Thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK khác phù hợp với điều kiện quốc gia.

Khuyến khích (thực hiện để tận dụng cơ hội do Thỏa thuận Paris mang lại)

Các Sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp.

2030

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế; Doanh nghiệp, cộng đồng.

II. NHIỆM VỤ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1. Nhiệm vụ thực hiện giai đoạn 2016 - 2020

TT

Nhiệm vụ số

Tên nhiệm vụ

Loại nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì/cơ quan phối hợp

Năm hoàn thành

Nguồn lực tài chính

4.

17.

Cập nhật đóng góp về thích ứng với BĐKH trong NDC phục vụ đánh giá nỗ lực toàn cầu định kỳ.

Bắt buộc (theo yêu cầu của Thỏa thuận Paris)

Sở TNMT/Sở NNPTNT,các Sở, ngành, địa phương.

2018

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế.

5.

18.

Xây dựng kế hoạch thích ứng quốc gia (NAP).

Bắt buộc (theo yêu cầu của Thỏa thuận Paris)

Sở TNMT/Sở NN&PTNT, KHĐT, TC, XD, các địa phương.

2019

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế.

6.

19.

Rà soát thông tin, dữ liệu hiện có về thích ứng với BĐKH, tổn thất và thiệt hại; đề xuất thông tin, nghiên cứu bổ sung và phương thức quản lý, chia sẻ dữ liệu tạo thuận lợi cho xây dựng, cập nhật các báo cáo đóng góp của quốc gia về thích ứng với BĐKH.

Ưu tiên thực hiện

Sở TNMT/Sở NNPTNT, TC, các Sở, ngành, địa phương, cơ quan bảo hiểm.

2019

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế.

7.

21.

Thực hiện Chương trình mục tiêu ứng phó với BĐKH và TTX.

Ưu tiên (đã được xác định trong Nghị quyết 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ)

Sở TNMT, Sở KHĐT/ Sở TC, NNPTNT, GTVT, CT, các địa phương

2020

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế.

8

22.

Thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững.

Ưu tiên (đã được xác định trong Nghị quyết 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ)

Sở NNPTNT/ Sở KHĐT, TC, các Sở, ngành, địa phương

2020

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế.

9

23.

Thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.

Ưu tiên (đã được xác định trong Nghị quyết 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ

Sở NNPTNT/Sở KHĐT, TC, TNMT, các Sở, ngành, địa phương

2020

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế.

10

24.

Thực hiện Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai,ổn định đời sống dân cư.

Ưu tiên (đã được xác định trong Nghị quyết 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ)

Sở NNPTNT/ Sở KHĐT, TC, các Sở, ngành, địa phương

2020

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế.

11

25.

Thực hiện các hoạt động khác về thích ứng với BĐKH nhằm tăng khả năng chống chịu, bảo vệ cuộc sống và sinh kế cho người dân, tạo điều kiện để có đóng góp lớn hơntrong giảm nhẹ phát thải KNK

Khuyến khích thực hiện (các dự án đã được phê duyệt; đã bảo đảm được nguồn lực …)

Sở TNMT/ Sở KHĐT, TC, các Sở, ngành, địa phương

2020

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế; Doanh nghiệp, cộng đồng.

2. Nhiệm vụ thực hiện giai đoạn 2021 - 2030

TT

Nhiệm vụ số

Tên nhiệm vụ

Loại nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì/cơ quan phối hợp

Năm hoàn thành

Nguồn lực tài chính

12.

27.

Hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng và dân sinh phù hợp với bối cảnh BĐKH.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện (Chiến lược quốc gia về BĐKH và đóng góp về thích ứng trong NDC)

Sở XD/ Các địa phương

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế.

13.

28.

Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch dân cư, cơ sở hạ tầng có tính đến kịch bản BĐKH.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện (Chiến lược quốc gia về BĐKH và đóng góp về thích ứng trong NDC)

Sở KHĐT/ các Sở, ngành, địa phương.

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế; Doanh nghiệp, cộng đồng.

14

29.

Triển khai các phương án và giải pháp, công trình phòng chống thiên tai trọng điểm, cấp bách nhằm bảo vệ đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng an ninh và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; di dời,sắp xếp lại các khu dân cư ở những vùng thường xuyên bị tác động của bão, nước dâng do bão, xói lở bờ sông, bờ biển hoặc có nguy cơ sạt lở đất.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện (Luật phòng chống thiên tai, Chiến lược quốc gia về BĐKH và đóng góp về thích ứng trong NDC).

Sở NNPTNT/Sở TNMT, Công an, Quốc phòng, các địa phương.

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế; Doanh nghiệp, cộng đồng.

15

30.

Quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông; quản lý tổng hợp vùng bờ Hải Phòng

Ưu tiên tiếp tục thực hiện (Luật Tài nguyên nước, Chiến lược QG về BĐKH và đóng góp về thích ứng trong NDC)

Sở TNMT/Sở NNPTNT, các Sở, ngành, địa phương.

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế; Doanh nghiệp, cộng đồng.

16.

31.

Quản lý rừng bền vững, ngăn chặn mất rừng và suy thoái rừng; trồng, bảo vệ, phục hồi rừng, chú trọng phát triển rừng trồng gỗ lớn, rừng ven biển.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện (Luật phòng chống thiên tai, Chiến lược QG về BĐKH và đóng góp về thích ứng trong NDC)

Sở NNPTNT/ các địa phương, doanh nghiệp

Thực hiệncho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế; Doanh nghiệp, cộng đồng.

17.

32.

Đảm bảo an ninh lương thực thông qua bảo vệ, duy trì hợp lý và quản lý bền vững quỹ đất cho nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tạo giống mới thích ứng với BĐKH; hoàn thiện hệ thống kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện (Chiến lược quốc gia về BĐKH và đóng góp về thích ứng trong NDC).

Sở NNPTNT/Sở TNMT, các địa phương.

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế; Doanh nghiệp, cộng đồng.

18.

33.

Rà soát, điều chỉnh và phát triển sinh kế và quá trình sản xuất phù hợp với điều kiện BĐKH gắn với xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện (Chiến lược quốc gia về BĐKH và đóng góp về thích ứng trong NDC).

Sở NNPTNT/ Sở TNMT, LĐTBXH, các địa phương.

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế; Doanh nghiệp, cộng đồng.

19.

35.

Thực hiện lồng ghép thích ứng với BĐKH dựa vào hệ sinh thái và cộng đồng, thông qua phát triển dịch vụ hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng kiến thức bản địa, ưu tiên cộng đồng dễ bị tổn thương nhất.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện (Chiến lược quốc gia về BĐKH và đóng góp về thích ứng trong NDC).

Các Sở, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác.

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế; Doanh nghiệp, cộng đồng.

20.

36.

Quy hoạch đô thị và sử dụng đất, cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu tái định cư ven biển và hải đảo trên cơ sở kịch bản nước biển dâng.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện (Chiến lược quốc gia về BĐKH và đóng góp về thích ứng trong NDC).

Các Sở XD/ Sở KHĐT, TNMT, các địa phương, doanh nghiệp

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế; Doanh nghiệp, cộng đồng.

21.

37.

Chống ngập cho khu vực nội thành và các quận, huyện ven biển; xây dựng các cơ sở hạ tầng đô thị chống chịu với tác động của BĐKH; củng cố và xây mới các công trình cấp, thoát nước đô thị.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện (Chiếnlược quốc gia về BĐKH và đóng góp về thích ứng trong NDC).

Sở XD/Các địa phương.

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế; Doanh nghiệp, cộng đồng.

22.

38.

Củng cố, nâng cấp và hoàn thiện các tuyến đê biển, đê sông xung yếu; kiểm soát xâm nhập mặn các vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện (Luật phòng, chống thiên tai, Chiến lược quốc gia về BĐKH và đóng góp về thích ứng trong NDC).

Sở NNPTNT, các địa phương ven biển.

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế; Doanh nghiệp, cộng đồng.

III. NHIỆM VỤ CHUẨN BỊ NGUỒN LỰC

1. Chuẩn bị nguồn lực con người

TT

Nhiệm vụ số

Tên nhiệm vụ

Loại nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì/cơ quan phối hợp

Năm hoàn thành

Nguồn lực tài chính

23.

39.

Xây dựng, triển khai chương trình đào tạo lại cán bộ, viên chức, người lao động đáp ứng nhu cầu thực hiện Thỏa thuận Paris.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện (Chiến lược quốc gia về BĐKH).

Sở Nội vụ/Sở TNMT, các Sở, ngành, địa phương.

2018

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế.

24

41.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thực hiện Thỏa thuận Paris ở thành phố Hải Phòng.

Ưu tiên tiếp tục thực hiện (Chiến lược quốc gia về BĐKH)

Sở TTTT/Sở TNMT, các Sở, ngành, địa phương.

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế.

2. Chuẩn bị nguồn lực công nghệ

TT

Nhiệm vụ số

Tên nhiệm vụ

Loại nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì/cơ quan phối hợp

Năm hoàn thành

Nguồn lực tài chính

25.

43.

Áp dụng thử nghiệm một số công nghệ ứng phó với BĐKH có tiềm năng và phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Ưu tiên thực hiện

Các Sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp.

2019

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế.

26.

44.

Rà soát, đề xuất các cơ chế chính sách Khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao công nghệ về BĐKH; củng cố các cơ quan nghiên cứu về BĐKH đầu ngành; tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, trao đổi công nghệ.

Ưu tiên thực hiện

Sở KHCN/Sở TNMT, Sở, ngành, địa phương, doanhnghiệp, cơ quan nghiên cứu.

2020

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế.

3. Chuẩn bị nguồn lực tài chính

TT

Nhiệm vụ số

Tên nhiệm vụ

Loại nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì/cơ quan phối hợp

Năm hoàn thành

Nguồn lực tài chính

27.

46.

Xây dựng Khung Hướng dẫn huy động nguồn lực (bao gồm cả khu vực tư nhân) cho BĐKH và TTX; Kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với Thỏa thuận Paris, Kế hoạch phát triển KT-XH GĐ 2016-2020.

Ưu tiên thực hiện

Sở KHĐT/Sở TC, NHNN, các Sở ngành, địa phương.

2018

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế.

28.

48.

Đề xuất danh mục các dự án ứng phó với BĐKH và TTX, Ưu tiên dự án thực hiện các cam kết trong NDC, có khả năng huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, chú trọng các dự án phát triển năng lượng tái tạo huy động nguồn lực từ khối tư nhân, hỗ trợ quốc tế.

Ưu tiên thực hiện (để huy động nguồn lực từ các thànhphần kinh tế ngoài nhà nước)

Sở KHĐT/ SởTNMT, các Sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp.

2018

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế.

IV. NHIỆM VỤ THIẾT LẬP HỆ THỐNG CÔNG KHAI, MINH BẠCH (MRV)

1. MRV cho thích ứng với BĐKH

TT

Nhiệm vụ số

Tên nhiệm vụ

Loại nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì/cơ quan phối hợp

Năm hoàn thành

Nguồn lực tài chính

29.

59.

Định kỳ xây dựng Thông báo thích ứng quốc gia bao gồm cả tiến độ đạt được mục tiêu thích ứng trong NDC.

Bắt buộc (theo yêu cầu của Thỏa thuận Paris)

Sở TNMT/Các Sở, ngành và địa phương.

2020,2025,2030

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế.

V. NHIỆM VỤ XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH, THỂ CHẾ

1. Xây dựng và hoàn thiện chính sách

TT

Nhiệm vụ số

Tên nhiệm vụ

Loại nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì/cơ quan phối hợp

Năm hoàn thành

Nguồn lực tài chính

30.

65.

Tiếp tục triển khai lồng ghép các vấn đề BĐKH và TTX vào trong các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình Ưu tiên cho đầu tư phát triển.

Bắt buộc (theo yêu cầu của Thỏa thuận Paris và Chiến lược quốc gia về BĐKH)

Sở KHĐT/Các Sở, ngành và địa phương.

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế.

2. Sắp xếp thể chế

TT

Nhiệm vụ số

Tên nhiệm vụ

Loại nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì/cơ quan phối hợp

Năm hoàn thành

Nguồn lực tài chính

31.

66.

Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bảo đảm mỗi Sở, ngành, địa phương đều có đầu mối xử lý các vấn đề BĐKH

Bắt buộc (theo yêu cầu của Thỏa thuận Paris và công tác ứng phó BĐKH)

Sở Nội vụ/Các Sở, ngành, địa phương.

2018

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế.

32.

67.

Tăng cường điều phối giải quyết các vấn đề liên vùng, liên ngành trong ứng phó với BĐKH.

Ưu tiên (triển khai Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 06/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ)

Sở TNMT/Các Sở, ngành, địa phương.

Thực hiện cho cả giai đoạn

Ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quốc tế.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3337/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch triển khai Quyết định 2053/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu tại thành phố Hải Phòng

  • Số hiệu: 3337/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 06/12/2017
  • Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
  • Người ký: Phạm Văn Hà
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/12/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản