Hệ thống pháp luật

Khoản 7 Điều 1 Quyết định 3324/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025

7. Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật:

7.1. Giao thông:

a) Quốc lộ: Đường Trường Sơn Đông đoạn qua địa bàn huyện (41km) xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi. Xúc tiến triển khai xây dựng mới đoạn từ xã Trà Đốc đến xã Phước Trà (Hiệp Đức).

b) Đường tỉnh (ĐT):

Tuyến Nam Quảng Nam (đoạn qua huyện 39km): Đoạn tuyến trùng với đường ĐT616 (29 km), tiếp tục đầu tư nâng cấp tuyến đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi, nền đường rộng 7,5 m, mặt đường thấm nhập nhựa rộng 5,5 m. Nâng cấp đoạn tuyến tránh thị trấn Trà My (10 km), trong đó: Đoạn qua thị trấn Trà My dài 3,0 km, nền đường rộng 19,0 m, mặt đường rộng 11,0 m; còn lại 7,0 km, nền đường rộng 7,5 m, mặt đường rộng 5,5m.

Tuyến ĐT616 (8,2 km): Đoạn còn lại không trùng với đường Nam Quảng Nam đi qua huyện dài khoảng 8,2 km. Sau khi xây dựng tuyến đường tránh thị trấn tuyến đường này chuyển thành đường ĐH. Đoạn từ Tổ Đoàn Bộ đến sân vận động dài khoảng 1,2 km đã được đầu tư xây dựng chất lượng tốt, đoạn còn lại từ nay đến năm 2020 tiếp tục đầu tư nâng cấp nền mặt đường đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi, nền đường rộng 6,5 m, mặt đường thấm nhập nhựa rộng 3,5 m.

c) Đường huyện (ĐH):

Đường ĐH1 (ngã ba Trà Dương - UBND xã Trà Nú): là tuyến đường liên xã Trà Dương - Trà Đông - Trà Nú kết nối với đường Nam Quảng Nam về trung tâm huyện, có chiều dài 13,0 km. Đến năm 2020 đầu tư nâng cấp mở rộng đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi.

Đường ĐH2 (Ngã Ba Sông Ví - UBND xã Trà Kót): Chiều dài tuyến 9,0 km. kết nối với đường ĐH phục vụ cho nhu cầu đi lại sản xuất và an sinh xã hội, đồng thời có hướng tuyến phát triển về phía Tam Sơn (Núi Thành) kết nối với tỉnh lộ ĐT617 về quốc lộ 1A. Đến năm 2020 tiếp tục đầu tư nâng cấp nền mặt đường đạt chuẩn đường cấp V miền núi. Xây dựng cầu bê tông cốt thép thay thế cầu treo với chiều dài khoảng 100 m.

Đường ĐH4 (Ngã ba Trà Giác - UBND xã Trà Ka): là tuyến đường liên xã Trà Giác - Trà Giáp - Trà Ka kết nối với đường ĐT616 về trung tâm huyện, có chiều dài tuyến 21km, tiêu chuẩn đường cấp V, chất lượng tốt, tiếp tục duy tu bảo dưỡng.

Đường ĐH5 (Ngã ba Nước Oa - UBND xã Trà Tân): là tuyến đường vào khu di tích lịch sử cách mạng trung trung bộ Nước Oa, có chiều dài tuyến 5km, tiêu chuẩn đường cấp V, chất lượng tốt, tiếp tục duy tu bảo dưỡng.

Đường ĐH6 (Tuyến Tây Thị Trấn): là tuyến tránh thị trấn về phía Tây của thị trấn Trà My, có chiều dài tuyến 3,6 km, tiêu chuẩn đường cấp V miền núi, chất lượng tốt. Đến năm 2020 đầu tư nâng cấp tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi.

d) Đường nội thị thị trấn Trà My: Đầu tư xây dựng, nâng cấp hiện trạng giao thông nội thị, với tổng chiều dài 17,0 km, xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp V miền núi. Đến năm 2020 đầu tư xây dựng các tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp đô thị: tuyến từ khu dân cư Đồng Trường 1 đến tuyến Tây thị trấn (0,6 km); tuyến từ tổ 1 trụ sở tổ dân phố Đoàn Bộ đến tuyến Tây thị trấn (0,6 km); tuyến từ đường ĐH6 (tuyến Tây thị trấn) đến bến xe mới và đến giáp đường Nam Quảng Nam (0,7 km).

e) Đường xã (ĐX): Tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường xã và các công trình trên tuyến theo Đề án phát triển giao thông nông thôn của tỉnh và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại 13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện với tổng chiều dài 137,25km.

f) Tuyến đề nghị nâng cấp lên ĐT: Đường ĐH (Trà My - Trà Bồng): Đường này thuộc tuyến đường Trà My - Trà Bồng - Bình Long - Dung Quất, điểm đầu tuyến bắt đầu từ thị trấn Trà My (ngã tư chợ) đi qua huyện Bắc Trà My thuộc tỉnh Quảng Nam và các huyện Trà Bồng, Bình Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi trước khi kết thúc tại điểm cuối là cảng Dung Quất. Đoạn qua huyện Bắc Trà My đi từ Ngã tư chợ đến cầu

Sông Trường 2 (trùng với đường ĐH3), có chiều dài khoảng 13 km, là tuyến phát triển kinh tế kết hợp với an ninh, quốc phòng khu vực, đặc biệt là phục vụ cho quá trình phát triển của các khu kinh tế Chu Lai, Dung Quất.

g) Các tuyến ĐX nâng cấp lên ĐH:

Nâng cấp một số tuyến ĐX lên thành đường ĐH, tiêu chuẩn đường cấp V miền núi: tuyến từ nhà máy thủy điện Sông Tranh II đi UBND xã Trà Bui (ĐH8 – 30 km); tuyến từ Trà Bui đi Phước Hiệp, Phước Sơn (ĐH8 nối dài - 3,5 km); tuyến từ Trà Ka đi Trà Khê, Quảng Ngãi (ĐH4 nối dài - 2,5 km); tuyến từ UBND xã Trà Kót đi xã Tam Trà, Núi Thành (ĐH2 nối dài – 14 km); tuyến tránh lũ từ Trà Đông đi Tiên Lập, Tiên Phước (ĐH9 – 3 km).

Nâng cấp một số tuyến ĐX lên thành đường ĐH, tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A: tuyến Trà Dương - Trà Giang - Trà Nú (ĐH10 - 11,4 km); tuyến từ Trà Giác đi xã Trà Giang (ĐH11 - 22 km); tuyến Trà Giang - Trà Nú (ĐH12 - 9km).

h) Bến xe: Đầu tư xây dựng các bến xe phục vụ cho nhu cầu đậu, đỗ, vận tải hàng hóa và nhu cầu đi lại của nhân dân trong nội huyện và đến các vùng, các địa phương lân cận: Bến xe Bắc Trà My (0,34 ha), bến xe Trà Đông (0,2 ha), bến xe Trà Giác (0,2 ha).

7.2. Cấp điện:

Tiếp tục cải tạo và mở rộng mạng lưới điện trên tất cả địa bàn các xã. Xây dựng một số tuyến đường dây trung thế, trạm biến áp, đường dây hạ thế ở các khu vực tập trung phát triển công nghiệp, khu dân cư tập trung, khu đô thị, trung tâm xã và các xã còn thiếu, đảm bảo đủ công suất cung cấp điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.

Đầu tư lắp đặt trạm biến áp 50KVA-15(22)/0,4kV tại các xã: Trà Giang, Trà Kót, Trà Bui, Trà Sơn, Trà Ka; lắp đặt thêm trạm biến áp 25KVA-15(22)/0,23kV tại Trà Bui và trạm 15KVA-15(22)/0,23kV tại Trà Giáp; đầu tư xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo mạng lưới đường dây trung thế 22KV, đường dây hạ thế 0,4KV và đường dây điện chiếu sáng.

7.3. Cấp nước sinh hoạt:

Đến năm 2015, cấp nước sinh hoạt khu vực đô thị đảm bảo lưu lượng 2.080m3/ngđ; khu vực nông thôn đảm bảo lưu lượng 4.227m3/ngđ. Đầu tư xây dựng nhà máy Bắc Trà My với công suất 2.500m3/ngđ.

Đến năm 2020, cấp nước sinh hoạt khu vực đô thị đảm bảo lưu lượng 2.443m3/ngđ; khu vực nông thôn đảm bảo lưu lượng 4.350m3/ngđ.

Đầu tư xây dựng mới hệ thống nước sinh hoạt tự chảy trên địa bàn huyện đến năm 2015 đạt 1.620m3/ngđ và đến năm 2020 đạt 2.566m3/ngđ

7.4. Cấp nước sản xuất:

Đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống đập, kênh, mương nội đồng đảm bảo nước tưới đến năm 2015 là 233,7 ha và đến năm 2020 thêm 121 ha.

7.5. Thoát nước bẩn:

Đến năm 2015, thoát nước bẩn khu vực đô thị là: 1.119,3m3/ngđ; khu vực nông thôn là 2.305,9m3/ngđ. Đến năm 2020 thoát nước bẩn khu vực đô thị là là 1.317,3m3/ngđ; khu vực nông thôn là 2.345,6m3/ngđ. Thoát nước thải công nghiệp đến năm 2020 là 416m3/ngđ.

7.6. Bưu chính viễn thông, phát thanh - truyền hình:

Tiếp tục mở rộng và hiện đại hoá mạng lưới bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc trên địa bàn. Đến năm 2020, phát triển các điểm bưu điện - văn hóa thành trung tâm thông tin cộng đồng tại 100% số xã; đảm bảo 100% số xã có điểm truy nhập dịch vụ điện thoại công cộng, có điểm truy nhập internet công cộng, 100% cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện được kết nối internet, nâng số mật độ điện thoại cố định đạt 14 - 16 máy/100 dân, mật độ thuê bao internet đạt 8-12 thuê bao/100 dân.

Tăng số giờ, chương trình phát, nâng cao chất lượng và nội dung, hình thức phát chương trình, bản tin để phục vụ có hiệu quả đến từng xã, thôn. Đến năm 2020 95% hộ được phủ sóng phát thanh và 90% hộ được phủ sóng truyền hình; đến năm 2025: 100% hộ được phủ sóng truyền thanh và truyền hình.

7.7. Quản lý chất thải rắn

Đến năm 2015 xử lý chất thải rắn khu vực đô thị là 6,9 tấn/ngđ; khu vực nông thôn là 12,5 tấn/ngđ. Đến năm 2020 xử lý chất thải rắn khu vực đô thị là 9,5 tấn/ngđ; khu vực nông thôn là 12,7 tấn/ngđ. Xử lý chất thải rắn công nghiệp đến năm 2020 là 13 tấn/ngđ.

Quyết định 3324/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025

  • Số hiệu: 3324/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 29/10/2013
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Đinh Văn Thu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/10/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra