Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/2012/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 16 tháng 08 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2011-2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

ỦY BAN NHẨN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

n cứ các Nghị định của Chính phủ: số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và số 581/QĐ-TTg ngày 20/4/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 13/2012/NQ-HĐND ngày 12/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum Khóa X, Kỳ họp thứ 4 về thông qua Quy hoạch tổng thể nông nghiệp, nông thôn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2025;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 94/TTr-SNN ngày 03/8/2012 về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch tổng thể nông nghiệp, nông thôn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2025,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể nông nghiệp, nông thôn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2025 với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu chung:

- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi và dịch vụ. Đến năm 2015 cơ bản định hình quy mô sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực (cao su, cà phê, đàn trâu, bò,..) để giai đoạn tiếp theo phát triển nông nghiệp theo chiều sâu. Dự báo giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 9%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và 8%/năm trong giai đoạn tiếp theo.

- Phát triển lâm nghiệp toàn diện từ hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển rừng đến khai thác, chế biến lâm sản và dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái, đảm bảo nguyên tắc bền vững và hiệu quả.

- Phát triển thủy sản nhằm từng bước cung cấp đủ tiêu dùng tại địa phương, góp phần đảm bảo an ninh dinh dưỡng, tạo thêm việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo.

2. Các chỉ tiêu cụ thể:

- Giá trị sản xuất và cơ cấu tổng sản phẩm: Giá trị sản xuất (theo giá so sánh) ngành nông lâm ngư nghiệp đến năm 2015 đạt 2.077 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 3.047,3 tỷ đồng; về cơ cấu, giá trị tổng sản phẩm ngành nông, lâm ngư nghiệp đến năm 2015 chiếm 33%, đến năm 2020 chiếm 25,1% tổng giá trị sản phẩm toàn tỉnh.

- Tốc độ tăng trưởng ngành nông lâm nghiệp và thủy sản: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011-2015 là 8,8%/năm; giai đoạn 2016-2020 là 8%/năm. Trong đó: Giai đoạn 2011-2015 nông nghiệp tăng khoảng 9%/năm, lâm nghiệp tăng 4,8%/năm, thủy sản tăng 9,3%/năm; giai đoạn 2016-2020 nông nghiệp tăng khoảng 8,1 %/năm, lâm nghiệp tăng 4,4%/năm, thuỷ sản tăng 8%/năm.

3. Quy hoạch phát triển các lĩnh vực và sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản chủ yếu giai đoạn 2011-2020, định hướng 2025:

3.1. Định hướng sử dụng đất giai đoạn 2011-2020:

Stt

Chỉ tiêu

Hiện trạng năm 2010

Dự kiến 2015

Dự kiến 2020

Tổng diện tích tự nhiên

968.960,6

968.960,6

968.960,6

1

Đất nông nghiệp

856.572,7

864.154,2

887.953,0

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

195.347,4

180.385,5

188.151,1

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

115.795,1

94.013,4

82.013,4

1.1.1.1

Đất trồng lúa

17.702,8

17.384,0

17.276,8

1.1.1.1.1

Đất chuyên trồng lúa

11.276,8

11.199,0

11.276,8

1.1.1.1.2

Đất trồng lúa nước còn lại

4.094,1

4.083,3

4.035,6

1.1.1.1.3

Đất trồng lúa nương

2.332,0

2.101,7

1.946,4

1.1.1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

97.750,0

76.629,4

64.736,6

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

79.552,3

86.372,1

106.137,8

1.1.2.1

Đất trồng cây CN lâu năm

74.556,7

79.509,7

97.161,4

1.1.2.2

Đất trồng cây ăn quả lâu năm

394,4

2.827,9

5.841,5

1.1.2.3

Đất trồng cây lâu năm khác

4.601,1

4.034,5

3.134,9

1.2

Đất lâm nghiệp

660.521,7

682.677,7

698.446,3

1.2.1

Đất rừng sản xuất

397.914,7

393.345,8

395.056,3

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

171.831,4

195.846,0

208.187,0

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

90.775,6

93.486,0

95.203,0

2

Đất phi nông nghiệp

42.975,2

58.028,5

74.653,0

3

Đất chưa sử dụng

69.412,8

46.777,9

6.354,6

3.2. Quy hoạch phát triển lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2025:

3.1.2. Sản xuất lương thực: Tập trung đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các công trình thủy lợi để đến năm 2020, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt đạt: 37.500 ha, trong đó, diện tích lúa: 25.500 ha (lúa Đông xuân: 8.500 ha, lúa mùa: 17.000 ha); diện tích ngô: 12.000 ha; áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh tiên tiến để đạt sản lượng lương thực có hạt 172.150 tấn, góp phần giải quyết an ninh lương thực tại chỗ.

3.2.2. Phát triển cây cao su:

- Rà soát chi tiết quỹ đất, trong đó tập trung vào đất chưa sử dụng, đất trồng sắn, đất trồng cây hàng năm khác kém hiệu quả, đất lâm nghiệp đảm bảo các tiêu chí theo quy định có thể chuyển đổi..., tiến hành trồng thử nghiệm một số giống cao su chịu lạnh ở huyện Kon Plông và huyện Tu Mơ Rông, phấn đấu đến năm 2020 quy mô diện tích cao su toàn tỉnh đạt 90.000 ha.

- Trong giai đoạn 2011-2015: Huy động nguồn lực để nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có trên cơ sở đầu tư, thay thế thiết bị cũ, lạc hậu bằng việc ưu tiên lựa chọn các công nghệ chế biến cao su tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường, ít tiêu hao nhiên liệu, tận dụng tối đa nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất nhằm tạo ra nhiều loại sản phẩm (mủ cốm, mủ kem, mủ cao su kỹ thuật) với cơ cấu hợp lý, có chất lượng ổn định, phù hợp với nhu cầu thị trường, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Giai đoạn 2016-2020: Đầu tư các nhà máy chế biến sản phẩm từ cao su với công suất 03 triệu sản phẩm/năm để sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao (cao su công nghiệp, cao su y tế, cao su tiêu dùng...).

3.2.3. Phát triển cà phê:

- Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất với những diện tích có điều kiện tưới; chuyển đổi những vườn cà phê già cỗi, kém hiệu quả sang các loại cây trồng phù hợp, có hiệu quả kinh tế hơn; phát triển diện tích cà phê chè vùng Đông Trường sơn (địa bàn các huyện ĐăkGlei, KonPlông, Tu Mơ Rông).

- Tập trung ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư thâm canh theo chiều sâu, chú ý đến tất cả các khâu từ gieo trồng, chăm sóc, thu hái, công nghệ sau thu hoạch và hệ thống chế biến để đảm bảo chất lượng cà phê theo tiêu chuẩn VietGap phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Phấn đấu đến năm 2015 chế biến được 06 ngàn tấn cà phê bột và đến năm 2020 là 10 ngàn tấn.

3.2.4. Phát triển cây mía: Rà soát chi tiết quỹ đất để lập quy hoạch chi tiết vùng phát triển nguyên liệu mía, từ đó đề xuất các cơ chế chính sách như cho vay vốn ưu đãi, thực hiện tốt công tác liên kết trong việc sản xuất, tiêu thụ và chế biến mía đường, để nâng diện tích mía lên khoảng 2.500 ha và ổn định đến năm 2020; đồng thời, thực hiện tốt công tác ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm đưa năng suất mía từ 490 tạ/ha như hiện nay lên 700 tạ/ha để đáp ứng nguyên liêu phục vụ nhà máy chế biến đường của tỉnh.

3.2.5. Phát triển cây sắn:

Giảm dần diện tích sắn xuống còn 25 ngàn ha vào năm 2015 và còn 20 ngàn ha vào năm 2020. Tăng diện tích sắn cao sản lên trên 95 % vào năm 2020 để cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn.

Quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến hiện có trên cơ sở có liên kết chặt chẽ giữa nhà máy và hộ nông dân. Phấn đấu đến năm 2015 chế biến được 100 ngàn tấn tinh bột sắn và 100 triệu lít cồn sinh học, năm 2020 là 136 ngàn tấn tinh bột và 140 triệu lít cồn.

Tăng cường đầu tư và giúp đỡ nông dân về giống, kỹ thuật canh tác sắn bền vững, trồng xen với cây họ đậu và luân canh đất trồng sắn với các cây ngắn ngày khác thông qua xây dựng các mô hình trình diễn.

3.2.6. Phát triển rau, hoa xứ lạnh: Tập trung nghiên cứu phát triển rau hoa xứ lạnh tại huyện Kon Plông để đến năm 2015 có khoảng 500 ha, trong đó có 100 ha hoa. Đến năm 2020 có khoảng 2.000 ha rau hoa xứ lạnh, trong đó hoa 500 ha.

Tiến hành xây dựng thương hiệu cho từng sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh, đồng thời nghiên cứu xây đựng các Trung tâm nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật. Phát triển rau hoa xứ lạnh cần gắn kết chặt chẽ với quy hoạch du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

3.2.7. Phát triển cây Sâm Ngọc Linh: Hiện nay cây Sâm Ngọc Linh đã được đầu tư triển khai trồng với diện tích khoảng 150 ha và cho kết quả khá tốt. Dự kiến đến năm 2015 có khoảng 500-550 ha, diện tích cho thu hoạch đạt khoảng 100 ha, sản lượng khoảng 40 tấn. Dự kiến đến năm 2020 diện tích khoảng 1.000 ha, diện tích cho thu hoạch khoảng 300 ha và sản lượng ước đạt 120-150 tấn sâm tươi.

Tiến hành quy hoạch chi tiết khu vực trồng Sâm để có biện pháp trồng, chăm sóc và bảo vệ cho phù hợp. Xây dựng các chương trình, dự án nghiên cứu làm cơ sở để đầu tư hỗ trợ về giống, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Ứng dụng khoa học công nghệ trong việc di thực, nuôi cấy mô để có thể phát triển ra các địa bàn khác có điều kiện sinh thái tương tự vùng Sâm truyền thống.

3.2.8. Phát triển chăn nuôi: Tiến hành quy hoạch, bố trí phương thức chăn nuôi phù hợp với đặc điểm và lợi thế của từng vùng sinh thái (đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc), đảm bảo phát triển bền vững để đến năm 2015 tổng đàn trâu có 28.000 con, đàn bò có 130.000 con, đàn lợn 185.000 con, đàn gia cầm 750.000 con; sản lượng thịt hơi đạt 13.830 tấn, trong đó thịt lợn 9.000 tấn. Đến năm 2020 tổng đàn trâu dự kiến đạt 35.000 con, đàn bò có 155.000 con, đàn lợn 230.000 con, đàn gia cầm 900.000 con; sản lượng thịt hơi đạt 16.900 tấn, trong đó thịt lợn 11.000 tấn.

Đối với chăn nuôi bò thịt: Tập trung phát triển ở tiểu vùng khí hậu núi thấp Sa Thầy và tiểu vùng khí hậu máng trũng Kon Tum. Phát triển trang trại nuôi bò sinh sản bán thâm canh ở những nơi thuận lợi về bãi chăn thả, nguồn nước. Phát triển theo hướng thâm canh ở các vùng hạn chế về bãi chăn thả nhưng có lợi thế về nguồn lao động và trình độ người lao động.

Đối với chăn nuôi trâu: Phát triển chủ yếu ở các vùng sinh thái phù hợp thuộc địa bàn các xã vùng Đông Trường Sơn các huyện KonPlông, Tu Mơ rông, ĐăkGlei. Chăn nuôi theo hướng tận dụng dưới tán rừng.

Đối với chăn nuôi lợn và gia cầm: Ngoài chăn nuôi theo truyền thống, cần khuyến khích phát triển nhanh chăn nuôi lợn hướng nạc, lợn siêu nạc; các giống gia cầm chuyên trứng, chuyên thịt theo hướng trang trại, công nghiệp, đảm bảo an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ môi trường ở nơi có điều kiện về đất đai, khả năng đầu tư, trình độ kinh nghiệm chăn nuôi.

3.3. Phát triển lâm nghiệp:

- Quản lý và bảo vệ bằng được diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng hiện có. Đến năm 2020 nâng diện tích đất có rừng đạt khoảng 70% tổng diện tích tự nhiên, trong đó có 30% diện tích rừng sản xuất đạt tiêu chuẩn được cấp chứng chỉ rừng; phấn đấu đến năm 2020,100% diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn làng.

- Đến 2020 trồng khoảng 50.000 ha rừng; khoanh nuôi tái sinh rừng 15.000 ha; khai thác rừng tự nhiên một cách bền vững với sản lượng ổn định 30.000 m3 gỗ tròn/năm; khai thác rừng trồng phục vụ chế biến gỗ và sản xuất bột giấy với sản lượng 600.000m3; trong đó, giai đoạn 2011-2015, trồng rừng tập trung đạt 36.000 ha (trồng rừng phòng hộ 1.000 ha và trồng rừng sản xuất 35.000 ha), trồng 10 triệu cây phân tán là cây gỗ lớn, cây gỗ quý hiếm, cây đặc sản, cây bản địa và cây nguyên liệu giấy; khoanh nuôi tái sinh rừng 11.000 ha; chế biến 2,1 triệu m3 gỗ nguyên liệu từ rừng trồng và rừng tự nhiên (bao gm: 150.000 m3 gỗ xây dựng, 150.000m3 gỗ nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu và 1,8 triệu m3 gỗ nguyên liệu phục vụ sản xuất bột giấy).

- Xã hội hóa và đa dạng hóa các hoạt động lâm nghiệp để người dân có thể sống được bằng nghề rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, giữ vững an ninh quốc phòng.

3.4. Phát triển thủy sản:

- Đến năm 2015, sản lượng thuỷ sản đạt 6.750 tấn, trong đó: Sản lượng nuôi trồng: 6.000 tấn, sản lượng khai thác: 750 tấn; đến năm 2020, sản lượng thủy sản 9.500 tấn, trong đó: Sản lượng nuôi trồng: 8.450 tấn, sản lượng khai thác: 1.050 tấn; định hướng đến năm 2025, sản lượng thủy sản 10.000 tấn, trong đó: Sản lượng nuôi trồng: 8.950 tấn, sản lượng khai thác: 1.050 tấn.

- Đẩy mạnh việc phát triển nghề nuôi cá hồ chứa trên các lòng hồ thủy điện, thủy lợi, nuôi cá nước lạnh (Tầm, cá Hồi) nhằm khai thác hết tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.

- Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, nhất là lòng hồ các công trình thủy điện PleiKrông và Ya Ly; hàng năm thả bổ sung một lượng cá giống nhất định xuống lòng hồ Ya Ly, PleiKrông để tái tạo nguồn lợi thủy sản hao hụt do đánh bắt hàng năm.

4. Các giải pháp thực hiện quy hoạch:

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường hệ thống quản lý ngành và phân cấp quản lý cho địa phương, phát huy quyền làm chủ cơ sở trong lĩnh vực quản lý nông nghiệp nông thôn, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển sản xuất; thực hiện tiêu chuẩn hóa theo từng chức danh. Nâng cao hiệu lực, năng lực quản lý chính quyền cấp xã, đặc biệt là ở một số lĩnh vực: quản lý đất đai, hỗ trợ triển khai các chương trình dự án trên địa bàn xã; đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp và các hình thức quản lý, tạo điều kiện cho các xã phát triển theo các tiêu chí về nông thôn mới.

- Khuyến khích mọi tầng lớp đầu tư vào sản xuất kinh doanh theo luật đầu tư; huy động sự đóng góp của nhân dân cho nhu cầu đầu tư phát triển, kể cả vốn và công lao động theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, trong đó Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần về vật tư; mở rộng hình thức tổ chức tín dụng nhân dân, đặc biệt ở vùng nông thôn để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, gắn tín dụng thương mại với đầu tư phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng các dự án trung và dài hạn có hiệu quả.

- Tăng cường quản lý, sử dựng có hiệu quả nguồn vốn do ngân sách Nhà nước; quản lý chặt chẽ tất cả các khâu trong đầu tư, gắn công tác thanh kiểm tra với giám sát. Thực hiện đầu tư theo đúng quy hoạch, thứ tự ưu tiên, đầu tư trọng điểm; tăng cường giám sát cộng đồng với các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, đặc biệt là các công trình trên địa bàn các xã khó khăn, công trình do xã làm chủ đầu tư.

- Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ nông lâm nghiệp đến từng xã nhằm đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; đẩy mạnh việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học về giống có năng suất cao, chất lượng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng. Tổ chức nhân giống và kiểm soát chặt chẽ việc nhân các giống cây lâu năm; đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường, đổi mới thiết bị, công nghệ, đưa nhanh các thành tựu công nghiệp vào sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh.

- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, ưu tiên đào tạo đồng bào dân tộc thiểu số. Có chính sách khuyến khích nguồn lao động có kỹ thuật cao từ nơi khác đến phục vụ cho các ngành như: cao su, cà phê, nguyên liệu giấy...; tổ chức dạy nghề cho thanh niên nông thôn nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nền kinh tế trong từng hộ nông dân.

- Khuyến khích phát triển kinh tế nông hộ và kinh tế trang trại, đẩy mạnh phát triển Tổ hợp tác, Hợp tác xã chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế nông hộ, xóa dần kinh tế thuần nông.

- Khuyến khích kích cầu để mở rộng thị trường trong tỉnh và các tỉnh liền kề, đặc biệt là thị trường với các tỉnh giáp ranh của Lào và CămPuChia; tổ chức, hoàn thiện các kênh thu mua sản phẩm và cung ứng vật tư cho người sản xuất, thúc đẩy các ngành công nghiệp, nông nghiệp phát triển.

- Trong giai đoạn thực hiện Quy hoạch từ năm 2011-2020, định hướng đến năm 2025, nếu có những thay đổi về chính sách của Nhà nước liên quan đến các nội dung, chủ trương trong Quy hoạch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh để thay đổi, bổ sung cho phù hợp.

5. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư thực hiện quy hoạch:

Stt

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2011-2015

2016-2020

I

Tổng vốn đầu tư

Tỷ đồng

6.848

10.780

I

Vốn Ngân sách Nhà nước

Tỷ đồng

2.600

3.235

-

Ngân sách Trung ương

Tỷ đồng

960

1.725

-

Ngân sách địa phương

Tỷ đồng

1.640

1.510

2

Nguồn vốn khác

Tỷ đồng

4.240

7.545

II

cấu đầu tư theo ngành

%

100,0

100,0

1

Vốn Ngân sách Nhà nước

%

38,0

30,0

-

Ngân sách Trung ương

%

14,0

16,0

-

Ngân sách địa phương

%

24,0

14,0

2

Vốn khác

%

62,0

70,0

Điều 2.

1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, các đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

+ Công bố Quy hoạch; hướng đẫn, kiểm tra, đôn đốc quá trình triển khai Quy hoạch.

+ Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành cơ chế chính sách liên quan để thực hiện Quy hoạch này.

- Hàng năm tổng hợp tình hình, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy hoạch báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh biết, chỉ đạo.

2. Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị, địa phương mình xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Quy hoạch đã được phê duyệt theo quy định.

Điều 3. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Công báo UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử;
- Lưu VT, KTN6.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Hải

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 33/2012/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể nông nghiệp, nông thôn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2025

  • Số hiệu: 33/2012/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 16/08/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
  • Người ký: Nguyễn Hữu Hải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản