Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2008/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2008 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN SỨC KHOẺ NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Tiêu chuẩn sức khoẻ người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ quy định tại khoản 3.1 mục 3, phần I của bản “Tiêu chuẩn sức khoẻ người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới” được ban hành kèm theo Quyết định số 4132/2001/QĐ-BYT ngày 4/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Dân số-Kế hoạch hoá gia đình và Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục của Bộ Y tế; Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng Y tế các ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
SỨC KHOẺ NGƯỜI KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2008/QĐ- BYT ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Tiêu chuẩn sức khỏe này được áp dụng để khám sức khỏe cho người khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi tắt là người lái xe), bao gồm khám tuyển và khám định kỳ.
- Khám tuyển là khám sức khỏe cho người vào học lái xe, người dự thi nâng hạng giấy phép lái xe, tuyển dụng lái xe.
- Khám định kỳ là khám sức khoẻ cho người đổi giấy phép lái xe, khám sức khỏe định kỳ theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Tiêu chuẩn này áp dụng để khám sức khỏe cho người lái xe là người Việt Nam và người nước ngoài đang sinh sống, lao động, học tập trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Người có một trong các tiêu chí về thể lực hoặc chức năng sinh lý, bệnh tật (có hoặc không có các thiết bị trợ giúp) theo quy định tại Phần B của Tiêu chuẩn này là không đủ điều kiện về sức khỏe để điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
4. Không khám sức khoẻ cho người lái xe khi đang mắc bệnh cấp tính.
5. Phân nhóm thể lực và chức năng sinh lý, bệnh tật
a) Thể lực: chia làm 3 nhóm theo Giấy phép lái xe
- Thể lực nhóm 1: Áp dụng cho người lái xe hạng C, D, E, F, A2
- Thể lực nhóm 2: Áp dụng cho người lái xe hạng A3, A4, B2
- Thể lực nhóm 3: Áp dụng cho người lái xe mô tô hai bánh hạng B1, A1.
b) Chức năng sinh lý bệnh tật: 3 nhóm:
- Nhóm 1: Áp dụng cho người lái xe hạng: A2, A3, A4, B2, C, D, E, F.
- Nhóm 2: Áp dụng cho người lái xe hạng B1.
- Nhóm 3: Áp dụng cho người lái xe hạng A1.
6. Các phụ lục sau được ban hành kèm theo Tiêu chuẩn sức khỏe này :
- Phụ lục số 1: Tiêu chuẩn, điều kiện của cơ sở được khám và chứng nhận sức khỏe cho người lái xe.
- Phụ lục số 2: Mẫu giấy chứng nhận sức khỏe.
- Phụ lục số 3: Danh mục các cận lâm sàng bắt buộc khi khám sức khoẻ cho người lái xe.
- Phụ lục số 4: Quy định hạng giấy phép lái xe và tuổi người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định hiện hành.
- Phụ lục số 5: Hướng dẫn phân loại mức độ, giai đoạn bệnh, tật.
Người có một trong các tiêu chí về thể lực hoặc chức năng sinh lý, bệnh tật (có hoặc không có các thiết bị trợ giúp) sau đây là không đủ điều kiện về sức khỏe để điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
TT | Tiêu chí | HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE | ||||
C, D, E, F, A2 | A3, A4, B2 | B1, A1 | ||||
Khám tuyển | Khám định kỳ | Khám tuyển | Khám định kỳ | Khám tuyển, khám định kỳ | ||
1 | Chiều cao đứng (cm) | < 162 | < 160 | < 155 | < 154 | < 150 (đối với B1) < 145 (đối với A1) |
2 | Cân nặng (kg) | < 47 | < 47 | < 45 | < 45 | < 40 |
3 | Vòng ngực trung bình (cm) | < 78 | < 76 | < 76 | < 74 | < 72 |
4 | Lực bóp tay thuận (kg) | < 30 | < 30 | < 28 | < 28 | < 26 |
5 | Lực bóp tay không thuận (kg) | < 28 | < 26 | < 28 | < 26 | < 24 |
6 | Lực kéo thân (kg) | < 90 | < 85 | < 80 | < 75 | < 70 |
II. CHỨC NĂNG SINH LÝ - BỆNH TẬT
(Ghi chú: chữ viết tắt KĐĐK: không đủ điều kiện)
TT
| Tiêu chí | HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE | |||
C, D, E, F, A2, A3, A4, B2 | B1 | A1 | |||
Khám tuyển | Khám định kỳ | ||||
| Mắt |
|
|
|
|
7 | Thị lực nhìn xa từng mắt (không/có điều chỉnh bằng kính) | < 7/10: KĐĐK | < 7/10: KĐĐK | < 6/10: KĐĐK | < 6/10: KĐĐK |
8 | - Thị trường ngang hai mắt (chiều mũi - thái dương) < 1200 - Thị trường đứng (chiều trên-dưới) khuyết không quá 200 trên dưới đường ngang | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK |
9 | Sắc giác: Các rối loạn sắc giác hoặc nhận thức màu sắc chậm | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK |
| Tai Mũi Họng |
|
|
|
|
10 | Thính lực: Nghe tiếng nói thầm: 1 tai < 3 m, tai kia < 1m; Hoặc mất sức nghe ³ 41 dBA (không/ có sử dụng máy trợ thính) | KĐĐK
| KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK |
11 | Hội chứng Tiền đình ốc tai | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK |
12 | Khó thở thanh quản | Độ I trở lên: KĐĐK | Độ I trở lên: KĐĐK | Độ II trở lên: KĐĐK | Độ II trở lên: KĐĐK |
13 | Viêm đa xoang mạn tính chưa ổn định, ảnh hưởng chức năng, phải thở bằng miệng | KĐĐK | KĐĐK |
|
|
| Răng - Hàm - Mặt |
|
|
|
|
14 | Xương hàm gãy, khớp cắn di lệch. | KĐĐK | KĐĐK |
|
|
15 | U xương hàm; u xơ thần kinh vùng hàm mặt; u lợi đường kính >2 cm; u lưỡi đường kính > 1cm. | KĐĐK | KĐĐK |
|
|
| Tâm thần, thần kinh |
|
|
|
|
16 | Rối loạn tâm thần cấp/mạn tính chưa khỏi hoàn toàn hoặc đã khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 02 năm | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK |
17 | Thiểu năng tâm thần ở các mức độ có hoặc không kèm theo suy giảm nhận thức. | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK |
18 | Động kinh | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK |
19 | Có dấu hiệu hoặc triệu chứng liệt vận động kiểu tổn thương bó Tháp. | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK |
20 | Hội chứng Ngoại tháp; Bệnh/ Hội chứng Parkinson | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK |
21 | Hội chứng Tiểu não | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK |
22 | Hội chứng Tiền đình | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK |
23 | Hội chứng Đuôi ngựa | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK |
24 | Bệnh Rỗng tuỷ | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK |
25 | Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (Charcott) | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK |
26 | Bệnh/ di chứng viêm màng nhện tuỷ | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK |
| Tim mạch |
|
|
|
|
27 | Tăng huyết áp độ II trở lên | KĐĐK | KĐĐK |
|
|
28 | HA tối đa < 90 mmHg | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK |
29 | Mạch (lần/ph): ³ 100 hoặc ≤ 55 | KĐĐK | KĐĐK |
|
|
30 | Các bệnh viêm tắc mạch (động - tĩnh mạch), dị dạng mạch máu có biểu hiện lâm sàng. | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK |
31 | Dãn tĩnh mạch khoeo, cẳng chân, thừng tinh thành búi. | KĐĐK | KĐĐK |
|
|
32 | Các bệnh tim bẩm sinh, mắc phải | KĐĐK | KĐĐK |
|
|
33 | Loạn nhịp hoàn toàn. | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK |
34 | Ngoại tâm thu | > 6 nhịp/phút không mất sau vận động gắng sức: KĐĐK | > 6 nhịp/phút không mất sau vận động gắng sức: KĐĐK | > 12 nhịp/phút không mất sau vận động gắng sức: KĐĐK | > 12 nhịp/phút không mất sau vận động gắng sức: KĐĐK |
35 | Block nhĩ thất độ II trở lên | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK |
36 | Suy tim | Độ II trở lên: KĐĐK | Độ II trở lên: KĐĐK | Độ III trở lên: KĐĐK | Độ III trở lên: KĐĐK |
37 | Nhồi máu cơ tim cũ | KĐĐK | KĐĐK |
|
|
38 | Cơn đau thắt ngực không ổn định | KĐĐK | KĐĐK |
|
|
39 | Đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn. | KĐĐK | KĐĐK |
|
|
40 | Ghép tim; thay van tim; đặt stent mạch vành. | KĐĐK | KĐĐK |
|
|
| Hệ hô hấp |
|
|
|
|
41 | Các bệnh, tật gây giảm chức năng thông khí phổi | mức độ nhẹ trở lên: KĐĐK | mức độ nhẹ trở lên: KĐĐK | mức độ vừa trở lên: KĐĐK | mức độ vừa trở lên: KĐĐK |
42 | Tâm phế mạn | độ 1- 2 trở lên: KĐĐK | độ 1- 2 trở lên: KĐĐK | độ 3 trở lên: KĐĐK | độ 3 trở lên: KĐĐK |
| Hệ Tiêu hóa |
|
|
|
|
43 | Viêm loét, hẹp thực quản. | KĐĐK | KĐĐK |
|
|
44 | Dãn tĩnh mạch thực quản | KĐĐK | KĐĐK |
|
|
45 | Loét dạ dày - tá tràng có biến chứng chảy máu, đã mổ dạ dày kết quả không tốt. | KĐĐK | KĐĐK |
|
|
46 | Viêm loét đại tràng xuất huyết. | KĐĐK | KĐĐK |
|
|
47 | Sa trực tràng. | KĐĐK | KĐĐK |
|
|
48 | Viêm gan mạn tính các thể, áp xe gan, xơ gan, to gan, teo gan do bất cứ nguyên nhân gì. | KĐĐK | KĐĐK | Xơ gan không hồi phục: KĐĐK | Xơ gan không hồi phục: KĐĐK |
49 | Ghép gan | KĐĐK | KĐĐK |
|
|
50 | Lách to độ II trở lên | KĐĐK | KĐĐK |
|
|
51 | Rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn chưa điều trị. | KĐĐK | KĐĐK |
|
|
52 | Trĩ | độ I – II: KĐĐK | độ III – IV: KĐĐK |
|
|
| Hệ Tiết niệu - Sinh dục |
|
|
|
|
53 | Cắt 1 thận, thận còn lại có biểu hiện bệnh lý. | KĐĐK | KĐĐK |
|
|
54 | Sỏi đường tiết niệu có biến chứng | KĐĐK | đã mổ lần II: KĐĐK |
|
|
55 | Ghép thận | KĐĐK | KĐĐK |
|
|
56 | Suy thận mạn tính | KĐĐK | độ II trở lên: KĐĐK | độ III trở lên: KĐĐK | độ IV: KĐĐK |
57 | Rò bàng quang | KĐĐK | KĐĐK |
|
|
58 | Sa sinh dục độ III trở lên | KĐĐK | KĐĐK |
|
|
| Hệ Cơ xương khớp |
|
|
|
|
59 | Sai khớp ở các khớp lớn | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK |
60 | Cứng/ dính các khớp lớn | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK |
61 | Viêm đa khớp dạng thấp, | giai đoạn 2 trở lên: KĐĐK | giai đoạn 3 trở lên: KĐĐK | giai đoạn 4: KĐĐK | giai đoạn 4: KĐĐK |
62 | Viêm cột sống dính khớp | giai đoạn 2 trở lên: KĐĐK | giai đoạn 3 trở lên: KĐĐK | giai đoạn 4: KĐĐK | giai đoạn 4: KĐĐK |
63 | Khớp giả một vị trí các xương lớn | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK |
64 | Gù, vẹo hoặc quá ưỡn; Cứng/ dính cột sống bất kỳ nguyên nhân nào ảnh hưởng tới chức năng vận động. | KĐĐK | KĐĐK |
|
|
65 | Thoát vị đĩa đệm | KĐĐK | KĐĐK | chèn ép tủy, ảnh hưởng vận động, cảm giác của chi : KĐĐK | chèn ép tủy, ảnh hưởng vận động, cảm giác của chi: KĐĐK |
66 | Viêm xương chưa ổn định | KĐĐK | KĐĐK |
|
|
67 | Chiều dài giữa hai chi trên hoặc hai chi dưới có chênh lệch | > 2.5 cm: KĐĐK | > 2.5cm: KĐĐK | > 3 cm: KĐĐK | > 5 cm: KĐĐK |
68 | Cụt hoặc mất chức năng 1 bàn tay hoặc 1 bàn chân trở lên | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK |
69 | Cụt hoặc mất chức năng các ngón bàn tay | ngón I và/ hoặc ngón II và 1 ngón khác của một bàn tay: KĐĐK | ngón I và/ hoặc ngón II và 2 ngón khác của một bàn tay: KĐĐK | ngón I và/ hoặc ngón II và 2 ngón khác của một bàn tay: KĐĐK | các ngón I, II hoặc 4 ngón tay của một bàn tay: KĐĐK |
70 | Cụt hoặc mất chức năng các ngón bàn chân | ngón I và/ hoặc 2 ngón khác của 1 bàn chân: KĐĐK | ngón I và/ hoặc 3 ngón khác của 1bàn chân: KĐĐK |
|
|
71 | Bệnh teo cơ, nhược cơ | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK |
| Da liễu - Truyền nhiễm |
|
|
|
|
72 | Các bệnh nhiễm trùng da nặng: Nhiễm vi khuẩn, vi rút, nhiễm nấm lan rộng có khả năng lây lan và/hoặc ảnh hưởng đến vận động. | KĐĐK | KĐĐK |
|
|
73 | Các bệnh da liễu mạn tính, Pemphigus, viêm da dạng Herpes; vẩy nến, vảy cá; ly thượng bì bọng nước bẩm sinh; Lupus đỏ hệ thống, xơ cứng bì, viêm bì cơ... ảnh hưởng đến sức khoẻ và vận động | KĐĐK | KĐĐK |
|
|
74 | Bệnh phong có di chứng tàn tật và có nguy cơ tăng độ tàn tật | KĐĐK | KĐĐK |
|
|
| Nội tiết - chuyển hóa |
|
|
|
|
75 | Basedow chưa được điều trị bình giáp; hoặc có biến chứng như lồi mắt, hạ Kali máu, biến chứng tim mạch. | KĐĐK | KĐĐK | lồi mắt ác tính: KĐĐK |
|
76 | Bướu giáp độ 3 chèn ép khí quản | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK |
|
77 | Bệnh cận giáp, suy giáp không được điều trị, có biểu hiện lâm sàng | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK |
78 | Suy hoặc cường tuyến yên không được điều trị, có biểu hiện lâm sàng | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK |
79 | Đái tháo đường có biến chứng (đánh giá theo tổn thương tại cơ quan đó) | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK | ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt: KĐĐK |
80 | Đái tháo nhạt chưa được điều trị | KĐĐK | KĐĐK |
|
|
81 | Hạ K+ và Ca++ máu bệnh lý. | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK | KĐĐK |
82 | U tuyến ức chưa được phẫu thuật | KĐĐK | KĐĐK | biến chứng nhược cơ: KĐĐK | biến chứng nhược cơ nặng: KĐĐK |
| Các bệnh lý khác: căn cứ biến chứng bệnh, tật đối với cơ quan tương ứng để xét tiêu chuẩn sức khoẻ. |
CỦA CƠ SỞ KHÁM SỨC KHOẺ CHO NGƯỜI LÁI XE
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2008/QĐ- BYT ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Các cơ sở y tế có đủ các tiêu chuẩn, kiện của cơ sở khám sức khoẻ theo quy định tại Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn về khám sức khoẻ và có thêm các trang thiết bị sau.
TT | Nội dung | Số lượng |
1 | Lực kế bóp tay | 01 |
2 | Máy đo thị trường | 01 |
3 | Máy đo thính lực | 01 |
4 | Máy điện tim | 01 |
5 | Máy đo thông khí phổi | 01 |
CẬN LÂM SÀNG BẮT BUỘC KHI KHÁM SỨC KHOẺ CHO NGƯỜI LÁI XE
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2008/QĐ- BYT ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Chỉ số | HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE | |||
A2, A3, A4, B2, C, D, E, F | B1 | A1 | ||
Khám tuyển | Khám định kỳ | |||
1. Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi | Bắt buộc | Bắt buộc | Bắt buộc | Bắt buộc |
2. Protein niệu | Bắt buộc | Bắt buộc | Bắt buộc | Bắt buộc |
3. Glucose máu (đối với người > 40 tuổi) | Bắt buộc | Bắt buộc | Bắt buộc | Bắt buộc |
4. Điện tâm đồ: đối với người có biểu hiện bệnh lý tim mạch. | Bắt buộc | người > 50 tuổi: bắt buộc | người > 50 tuổi: bắt buộc | người > 50 tuổi: bắt buộc |
5. X quang tim phổi | Bắt buộc | Bắt buộc | Bắt buộc | Khi có chỉ định |
GIẤY PHÉP LÁI XE VÀ QUY ĐỊNH TUỔI NGƯỜI KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
(Theo quy định của Luật giao thông đường bộ)
1. Bảng ký hiệu giấy phép lái xe
Hạng | Loại xe được khiển
|
A1 | Xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 |
A2 | Xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên |
A3 | Xe lam, xe mô tô ba bánh, xích lô máy |
A4 | Máy kéo có trọng tải đến 1000 kg |
B1 | Xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg không kinh doanh vận tải |
B2 | Xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg kinh doanh vận tải |
C | Xe ô tô tải, đầu kéo rơmoóc từ 3.500 kg trở lên |
D | Xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi |
E | Xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi |
F | Xe ô tô tải hạng B2, C, D, E có kéo rơmoóc. |
2. Quy định tuổi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
- Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
- Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô-tô hai bánh, xe mô-tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô-tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô-tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
- Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô-tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; ta-xi khách; xe ô-tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi;
- Người đủ 25 tuổi trở lên được lái xe ô-tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
- Tuổi tối đa của người lái xe ô-tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ, GIAI ĐOẠN BỆNH, TẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2008/QĐ- BYT ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Phân độ suy tim
Mức độ | TRIỆU CHỨNG |
Độ 1 | Bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có biểu hiện triệu chứng cơ năng, sinh hoạt và hoạt động thể lực gần như bình thường. |
Độ 2 | Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều, bệnh nhân giảm nhẹ các hoạt động thể lực. |
Độ 3 | Các triệu chứng cơ năng xuất hiện cả khi gắng sức rất ít, làm hạn chế nhiều các hoạt động thể lực. |
Độ 4 | Các triệu chứng cơ năng tồn tại thường xuyên, kể cả lúc nghỉ |
2. Phân độ, giai đoạn tăng huyết áp
a. Phân độ tăng huyết áp
Phân loại | Huyết áp tâm thu (mmHg) |
và
hoặc | Huyết áp tâm trương (mmHg) |
Huyết áp tối ưu | < 120 | < 80 | |
Huyết áp bình thường | < 130 | < 85 | |
Huyết áp bình thường cao | 130 - 139 | 85 - 89 | |
|
|
| |
Tăng huyết áp độ 1 (nhẹ) | 140 - 159 | 90 - 99 | |
Tăng huyết áp độ 2 (vừa) | 160 - 179 | 100 - 109 | |
Tăng huyết áp độ 3 (nặng) | ( 180 | ( 110 |
3. Phân độ thiếu máu
Mức độ | Chỉ số Hematocrit (gam/lít) |
Thiếu máu nhẹ | 90 - 110 |
Thiếu máu vừa | < 90 - 60 |
Thiếu máu nặng | < 60 - 30 |
Thiếu máu rất nặng | < 30 |
4. Phân loại rối loạn thông khí phổi
a. Phân loại các thể rối loạn thông khí phổi
Thông khí phổi
| Tiêu chuẩn |
Thông khí phổi bình thường | VC hoặc FVC ( 80% SLT, FEV1 ( 80% SLT, chỉ số FEV1/ VC ( 75%, chỉ số FEV1/ FVC ( 70%, FEF25-75% ( 65% SLT. |
Rối loạn thông khí phổi hạn chế | VC hoặc FVC < 80% SLT, FEV1 ( 80% SLT, chỉ số FEV1/ VC ( 75%, chỉ số FEV1/ FVC ( 70%, FEF25-75% ( 65% SLT. |
Rối loạn thông khí phổi tắc nghẽn | VC hoặc FVC ( 80% SLT, FEV1 < 80% SLT, chỉ số FEV1/ VC < 75%, chỉ số FEV1/ FVC < 70%. |
Rối loạn thông khí phổi hỗn hợp | VC hoặc FVC < 80% SLT, FEV1/VC < 80% SLT |
b. Phân độ rối loạn chức năng hô hấp
Chỉ tiêu Mức độ | VC (%) | FEV1 (%) | Gaensler (%) | FEF25-75% (%) | TLC (%) | DLCO (%) |
Bình thường | > 80 | > 80 | > 70 | > 65 | > 80 | > 80 |
Nhẹ | 66 - 80 | 66 - 80 | 60 - 70 | 50 - 65 | 66 - 80 | 61 - 80 |
Trung bình | 50 - 65 | 50 - 65 | 45 - 59 | 35 - 49 | 50 - 65 | 40 - 60 |
Nặng | < 50 | < 50 | < 45 | < 35 | < 50 | < 40 |
5. Phân độ suy thận: chia làm 4 giai đoạn đánh giá theo mức lọc cầu thận ( MLCT)
Giai đoạn suy thận mạn | Mức lọc cầu thận (ml/phút) | Creatinin máu | Lâm sàng | |
µmol/ ml | mg/ dl | |||
Bình thường | 120 | 70 - 106 | 0,8 - 1,2 | Bình thường |
I | 60 - 41 | < 130 | < 1,5 | Gần bình thường |
II | 40 - 21 | 130 - 299 | 1,5 - 3,4 | Gần bình thường - Thiếu máu nhẹ |
IIIa | 20 - 11 | 300 - 499 | 3,5 - 5,9 | Chán ăn - Thiếu máu vừa |
IIIb | 11 - 05 | 500 - 900 | 6,0 - 10 | Chán ăn - Thiếu máu nặng |
IV | < 5 | > 900 | > 10 | Hội chứng urê máu cao, lọc máu là bắt buộc |
6. Phân độ giảm sức nghe
Bình thường | ( 25 dB |
Nhẹ | 26 - 40 dB |
Trung bình | 41 - 55 dB |
Nặng | 71 - 89 dB |
Điếc đặc (điếc sâu) | ( 90 dB |
7. Phân độ khó thở thanh quản mạn tính hoặc cấp tính
- Độ I: Khó thở khi gắng sức;
- Độ II: Khó thở thường xuyên:
- Độ III: Ngạt thở.
8. Các khớp lớn, xương lớn
- Khớp lớn: khớp vai, khớp khuỷu, khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân, khớp cổ tay.
- Xương lớn: xương cánh tay, xương cẳng tay, xương đùi, xương cẳng chân.
9. Phân giai đoạn bệnh viêm đa khớp dạng thấp (theo Steinbroker)
Giai đoạn | Tổn thương |
Giai đoạn 1 | Tổn thương khu trú màng hoạt dịch, sưng đau phần mềm cạnh khớp, Xquang khớp không thay đổi, bệnh nhân vận động bình thường |
Giai đoạn 2 | Tổn thương đầu sụn khớp, Xquang có hình ảnh khuyết xương và hẹp khe khớp, khả năng lao động hạn chế, còn cầm nắm, đi lại bằng nạng |
Giai đoạn 3 | Hẹp khe khớp và dính khớp một phần, lao động chỉ phục vụ được bản thân, không đi lại được |
Giai đoạn 4 | Dính khớp và biến dạng, không tự phục vụ được bản thân, không đi lại được, tàn phế hoàn toàn |
10. Phân độ bệnh viêm cột sống dính khớp
Mức độ | Đặc điểm tổn thương |
Độ 1 | Thưa xương vùng xương cùng và cánh chậu, khe khớp rõ, khớp gần như bình thường. Không rõ hình tổn thương đốt sống. Đau vùng mông hai bên hoặc đau khớp cùng chậu hai bên. |
Độ 2 | Khe khớp cùng chậu hơi rộng ra do vôi hóa lớp xương dưới sụn; mặt khớp không đều, có ổ khuyết xương nhỏ. Thân đốt sống mất đường cong sinh lý, trên phim nghiêng thấy bờ trước thân đốt sống thẳng do vôi hóa tổ chức liên kết quanh đốt sống. Hạn chế vận động cột sống |
Độ 3 | Khe khớp hẹp, mặt khớp không đều, có các dải xơ nhưng vẫn nhìn rõ khe khớp, có nhiều ổ khuyết xương. Hình cầu xương các thân đốt sống ngắt quãng hoặc liên tục trông như hình "cây tre". Giảm nhiều khả năng vận động cột sống (hạn chế độ giãn nở lồng ngực; Hạn chế vận động cột sống thắt lưng,...), giảm khả năng lao động và tự phục vụ . |
Độ 4 | Mất hoàn toàn khe khớp, dịch khớp, vôi hóa toàn bộ khớp. Các dây chằng cột sống vôi hóa tạo thành hình đệm chạy dọc cột sống giống hình "đường ray"; phim nghiêng, cột sống mất đường cong sinh lý, các khớp mỏm phía sau dính nhau. Giảm nặng/ mất khả năng tự phục vụ. |
11. Xơ gan (theo Child - Pugh)
Điểm Dấu hiệu | 1 | 2 | 3 | Ghi chú |
Thần kinh | không | nhẹ thoảng qua | hôn mê | Child - Pugh: A: 5 - 6 điểm; B: 7 - 9 điểm; C: 10 - 15 điểm |
Cổ trướng | không | ít | nhiều | |
Bilirubin (Mmol/l) | < 20 | 20 - 30 | > 30 | |
Albumin (g/l) | > 35 | 35 - 28 | < 28 | |
Tỷ lệ Prothrom bin (%) | > 65 | 40 - 65 | < 40 |
12. Phân loại độ lớn của tuyến giáp
Độ | Đặc điểm |
Độ 0 | Không sờ thấy bướu tuyến giáp |
Độ 1A | Bướu sờ nắn được: mỗi thùy tuyến giáp to hơn đốt 1 ngón cái (của bệnh nhân) |
Độ 1B | Bướu sờ nắn được: nhìn thấy tuyến giáp to khi ngửa đầu ra sau |
Độ 2 | Bướu nhìn thấy được: tuyến giáp to, nhìn thấy ở tư thế bình thường và ở gần. |
Độ 3 | Bướu lớn làm biến dạng cổ: bướu tuyến giáp rất lớn, nhìn thấy dù ở xa. |
13. Phân chia mức độ biểu hiện nhiễm độc hóc môn tuyến giáp
Mức độ | Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng |
Nhẹ | Nhịp tim nhanh < 100 lần/phút, không có triệu chứng suy tim, sút cân < 10% trọng lượng cơ thể. |
Trung bình | Nhịp tim nhanh: 100 – 120 lần/phút, sút cân < 20% trọng lượng cơ thể. |
Nặng | Các triệu chứng lâm sàng rầm rộ, nhịp tim nhanh > 120 lần/phút, loạn nhịp tim, suy tim, sút cân ≥ 30% trọng lượng cơ thể. |
14. Trĩ
- Độ 1: Trĩ cương tụ, có hiện tượng chảy máu (chỉ to lên trong lòng ống hậu môn).
- Độ 2: Sa trĩ khi rặn, tự co lên sau khi đi ngoài.
- Độ 3: Sa trĩ khi rặn, phải dùng tay đẩy lên.
- Độ 4: Trĩ sa thường xuyên, kể cả trường hợp sa trĩ tắc mạch.
15. Phân loại giai đoạn lâm sàng HIV/AIDS
Giai đoạn | Biểu hiện lâm sàng |
1 | Không có triệu chứng; Bệnh lý hạch Lymphô toàn thân dai dẳng; Hội chứng nhiễm Retrovirus cấp tính. Hoạt động mức 1 (hoạt động bình thường) |
2 | Sút cân < 10% trọng lượng cơ thể; Biểu hiện nhẹ tại da, niêm mạc (viêm da đầu, nấm họng, loét miệng tái diễn,...) Zona trong vòng 5 năm trở lại đây; Nhiễm trùng đường hô hấp trên tái phát; Và/hoặc họat động mức độ 2 (có biểu hiện triệu chứng nhưng vẫn hoạt động bình thường. |
3 | Sút cân > 10% trọng lượng cơ thể; Tiêu chảy mãn tính không rõ nguyên nhân > 1 tháng; Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân; Các bệnh cơ hội chỉ điểm: nhiễm nấm Canđia ở miệng; Bạch sản dạng lông ở miệng; lao phổi trong vòng 01 năm trở lại đây; Nhiễm vi khuẩn nặng; Và/hoặc hoạt động mức độ 3 (nằm liệt giường < 50% số ngày trong tháng trước đó). |
4 | Hội chứng suy mòn do HIV (Sút cân > 10% trọng lượng cơ thể; Tiêu chảy mãn tính không rõ nguyên nhân > 1 tháng; Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân > 1 tháng); Các bệnh cơ hội nặng: nhiễm vi khuẩn, nấm, vi rút và các u Lymphô; Ung thư xâm nhập; Và/hoặc hoạt động mức độ 4 (nằm liệt giường > 50% số ngày trong tháng trước đó). |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
- 1Quyết định 4392/QĐ-BYT năm 2008 bãi bỏ Quyết định 33/2008/QĐ-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và Quyết định 34/2008/QĐ-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người khuyết tật điều khiển xe mô tô, xe gắn máy ba bánh dùng cho người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 1346/QĐ-BYT năm 2011 về Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế ban hành theo thẩm quyền đến ngày 31 tháng 12 năm 2010 đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA về xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Công an ban hành
- 1Quyết định 4392/QĐ-BYT năm 2008 bãi bỏ Quyết định 33/2008/QĐ-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và Quyết định 34/2008/QĐ-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người khuyết tật điều khiển xe mô tô, xe gắn máy ba bánh dùng cho người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 4132/2001/QĐ-BYT ban hành tiêu chuẩn sức khoẻ người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 1346/QĐ-BYT năm 2011 về Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế ban hành theo thẩm quyền đến ngày 31 tháng 12 năm 2010 đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1Luật Giao thông đường bộ 2001
- 2Nghị định 188/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
- 3Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA về xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Công an ban hành
Quyết định 33/2008/QĐ-BYT về Tiêu chuẩn sức khoẻ người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 33/2008/QĐ-BYT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/09/2008
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Nguyễn Thị Xuyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 583 đến số 584
- Ngày hiệu lực: 09/11/2008
- Ngày hết hiệu lực: 08/11/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra