ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 328/QĐ-UBND | Gia Lai, ngày 18 tháng 6 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020;
Căn cứ Thông báo số 1651-TB/TU ngày 07/6/2019 của Tỉnh ủy Gia Lai về kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về các văn bản của Ban Cán sự đảng UBND tỉnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này: Kế hoạch thực hiện thí điểm Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo, tiểu học trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2020 (Có bản Kế hoạch kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Tài Chính, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG GÓP PHẦN NÂNG CAO TẦM VÓC TRẺ EM MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 328/QĐ-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2019 của UBND tỉnh Gia Lai)
UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện thí điểm Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo, tiểu học trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2020 như sau:
I. MỤC TIÊU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THÍ ĐIỂM
1. Mục tiêu
- Học sinh các trường mầm non, tiểu học được chọn tham gia thí điểm Chương trình Sữa học đường được uống sữa 03 lần/tuần, mỗi lần một hộp sữa 180 ml và thực hiện trong 9 tháng của năm học 2019-2020.
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ mẫu giáo.
- 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế các trường được chọn tham gia chương trình được tập huấn, có kiến thức và kỹ năng thực hành chăm sóc dinh dưỡng (đặc biệt là về sữa học đường) cho trẻ em trong trường học.
- 50% bố, mẹ, người chăm sóc trẻ ở các trường tham gia chương trình được truyền thông, giáo dục, tư vấn về chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em.
- 100% các trường mầm non và tiểu học được chọn thí điểm thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức cho trẻ uống sữa tại trường; có cách thức vận hành, ghi chép sổ sách, lưu mẫu sữa theo quy định về an toàn thực phẩm.
2. Phạm vi, đối tượng, thời gian triển khai thí điểm
a) Phạm vi: Tại 4 trường mầm non và 4 trường tiểu học của 4 huyện: Kông Chro, KBang, Ia Pa và Krông Pa, gồm:
- Trường Mầm non An Trung, huyện Kông Chro;
- Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, huyện Kông Chro;
- Trường Mẫu giáo Tơ Tung, huyện Kbang;
- Trường Tiểu học Kim Đồng, huyện Kbang;
-Trường Mẫu giáo Tuổi thơ, huyện Ia Pa;
- Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, huyện Ia Pa;
- Trường Mầm non Sơn Ca, huyện Krông Pa;
- Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành, huyện Krông Pa.
b) Đối tượng thụ hưởng: Tất cả các học sinh mầm non và tiểu học tại 8 trường được chọn thí điểm.
c) Thời gian thực hiện: Năm học 2019-2020.
Kết thúc năm học 2019-2020, tiến hành tổng kết việc thực hiện kế hoạch thí điểm, xây dựng kế hoạch nhân rộng ở các huyện, thị xã, thành phố cho những năm tiếp theo.
d) Các trường mầm non, mẫu giáo và tiểu học còn lại trên địa bàn tỉnh, căn cứ điều kiện thực tế để thực hiện Chương trình Sữa học đường thông qua xã hội hóa, vận động phụ huynh đóng góp bằng nhiều hình thức để học sinh được uống sữa tại trường, lớp học.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Công tác truyền thông, hội nghị tập huấn nâng cao nhận thức
- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý thực hiện Chương trình sữa học đường, nâng cao kỹ năng truyền thông, vận động, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sữa học đường cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tại các trường mầm non, tiểu học tham gia Chương trình.
- Công tác truyền thông, vận động: Nhà trường lồng ghép tuyên truyền trong các cuộc họp phụ huynh đầu năm, giữa năm. Thông qua các cuộc họp, vận động phụ huynh tự nguyện đăng ký và ký cam kết tham gia Chương trình sữa học đường; phối hợp các Chi hội Phụ nữ tuyên truyền đến các bà mẹ trên địa bàn.
- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai xây dựng và đưa tin, bài, phóng sự về tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi của trẻ em tỉnh, đặc biệt tại các vùng khó khăn, ý nghĩa của việc triển khai Chương trình sữa học đường trong các trường mầm non, tiểu học.
- Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, tác dụng, lợi ích của sữa học đường và quyền lợi, nghĩa vụ của phụ huynh và học sinh khi tham gia Chương trình sữa học đường trên hệ thống truyền thông ở cơ sở.
2. Triển khai cho học sinh uống sữa.
- Lựa chọn nguồn sữa và đơn vị cung ứng sữa đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng phục vụ Chương trình sữa học đường. Thực hiện xác định giá thị trường, tổ chức công khai giá sữa tại các trường học cho phụ huynh học sinh biết vào mỗi đợt cung ứng sữa.
- Vận chuyển sữa bằng các phương tiện chuyên dùng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo định kỳ 02 tuần/lần. Đơn vị cung ứng sữa vận chuyển sữa đến các điểm trường chính, các trường bố trí tiếp nhận và chuyển tới từng điểm trường lẻ, trong trường hợp ô tô không vào được điểm trường lẻ thì sữa được vận chuyển tới điểm trường chính, sau đó đơn vị cung ứng sữa bố trí phương án chuyển sữa đến điểm trường lẻ (kinh phí vận chuyển do đơn vị cung ứng sữa hỗ trợ).
- Nhà trường huy động nhân lực tham gia vận chuyển sữa từ nơi phương tiện vận chuyển đến nơi bảo quản an toàn, sạch sẽ, thoáng mát, tối đa không dùng quá 02 tuần cho mồi đợt cung ứng.
- Thực hành cho học sinh uống sữa: Mỗi học sinh mẫu giáo, tiểu học được uống sữa 03 lần/tuần, trong 9 tháng của năm học, mỗi lần một hộp sữa 180 ml.
- Hiệu trưởng phân công giáo viên chịu trách nhiệm cho học sinh uống sữa đảm bảo số lượng, số lần, đúng giờ và an toàn thực phẩm trong quá trình uống, đồng thời theo dõi, ghi chép kết quả thực hiện của từng ngày để tổng hợp báo cáo, có thể huy động một số em học sinh gương mẫu, có sức khỏe (đối với các lớp trên của cấp tiểu học) hỗ trợ trong quá trình thực hiện.
- Giáo viên cần kiểm tra tình trạng hộp sữa (còn nguyên dạng, đảm bảo chất lượng, nhà sản xuất), hạn sử dụng trước khi cho học sinh uống sữa.
- Xử lý rác thải: Vỏ hộp sữa được thu gom ngay sau khi sử dụng để tránh ruồi, kiến và côn trùng khác gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý vỏ hộp sữa như các rác thải hữu cơ thông thường.
3. Kiểm tra, giám sát, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện.
- Tổ chức hoạt động cân đo, đánh giá tình trạng dinh dưỡng học sinh mẫu giáo và tiểu học tại các địa bàn thuộc phạm vi thực hiện của kế hoạch trước khi triển khai Chương trình và định kỳ 6 tháng, hàng năm để đánh giá hiệu quả thực hiện Chương trình. Thực hiện kiểm tra định kỳ và đột xuất về chất lượng sữa, về việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm trong các khâu vận chuyển, tiếp nhận, bảo quản sữa và cho học sinh uống sữa tại trường, nhất là các đơn vị trường học có nhiều điểm lẻ.
- Định kỳ hàng quý, tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động tại các trường học và thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất, giải quyết các vấn đề phát sinh khi cần thiết.
- Chế độ thống kê, báo cáo:
+ Báo cáo định kỳ; Các trường học báo cáo kết quả thực hiện về Phòng Giáo dục và Đào tạo 01 tháng/kỳ. Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo 03 tháng/lần. Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo UBND tỉnh định kỳ 03 tháng/lần và báo cáo tổng kết theo năm học.
+ Báo cáo đột xuất: Trong quá trình thực hiện nếu phát hiện có vấn đề bất thường, vướng mắc, các trường học báo cáo về Phòng Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo.
1. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện trong năm học 2019-2020 là 2.763.442.000đ (Hai tỷ, bảy trăm sáu mươi ba triệu, bốn trăm bốn mươi hai ngàn đồng). Cụ thể:
Đơn vị tính: đồng
TT | Nội dung chi | Tổng kinh phí | Nguồn kinh phí | |
Đơn vị cung ứng sữa tài trợ (30%) | Ngân sách (70%) | |||
1 | Mua sữa cho học sinh các trường Mầm non: 1.317 em x 03 hộp sữa/ tuần x 35 tuần/năm học x 6.500đ/ hộp sữa | 898.852.500 | 269.655.750 | 629.196.750 |
2 | Mua sữa cho học sinh các trường Tiểu học: 2.732 em x 3 hộp sữa/tuần x 35 tuần x 6.500 đ/hộp sữa | 1.864.590.000 | 559.377.000 | 1.305.213.000 |
| Cộng | 2.763.442.500 | 829.032.750 | 1.934.409.750 |
2. Phân nguồn kinh phí:
- Kinh phí triển khai hoạt động (tuyên truyền, tổ chức tập huấn, hội nghị, cân đo, kiểm tra, giám sát...): Sử dụng nguồn chi sự nghiệp y tế, sự nghiệp giáo dục hàng năm.
- Kinh phí mua sữa cho học sinh uống 3 hộp/tuần: Ngân sách nhà nước bố trí 70%, đơn vị cung ứng sữa tài trợ 30%.
- Khuyến khích các trường huy động đóng góp tự nguyện của phụ huynh và đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân để mua sữa cho học sinh uống trong các ngày còn lại trong tuần.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện được chọn thí điểm để triển khai kế hoạch; là đầu mối tiếp nhận kinh phí ngân sách tỉnh để mua sữa cho học sinh các trường được chọn thí điểm theo đúng quy định hiện hành.
- Phối hợp với Sở Y tế và đơn vị cung cấp sữa triển khai tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học tham gia Chương trình Sữa học đường;
- Trực tiếp chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường mầm non và tiểu học triển khai thực hiện các hoạt động của chương trình sữa học đường;
- Định kỳ, báo cáo kết quả triển khai chương trình sữa học đường về UBND tỉnh, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thí điểm, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu, đề xuất triển khai nhân rộng chương trình sữa học đường trên địa bàn tỉnh trong những năm tiếp theo.
2. Sở Y tế
- Phối hợp hướng dẫn, giám sát, đánh giá hiệu quả chương trình; giám sát việc triển khai thực hiện chương trình từ khâu tiếp nhận sữa đến thực hành cho học sinh uống sữa nhằm đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có liên quan phối hợp với các đơn vị cùng cấp thuộc ngành Giáo dục - Đào tạo để triển khai chương trình đạt hiệu quả, đúng tiến độ.
3. Sở Tài chính:
Căn cứ khả năng ngân sách của địa phương tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện kế hoạch triển khai Chương trình Sữa học đường theo các quy định hiện hành.
4. Sở Thông tin và Truyền thông:
Hướng dẫn các cơ quan báo, đài trên địa bàn tỉnh tuyên truyền về các nội dung liên quan của Chương trình Sữa học đường nói chung và kế hoạch thí điểm thực hiện Chương trình Sữa học đường của tỉnh Gia Lai nói riêng.
5. UBND các huyện được chọn triển khai thí điểm:
Chỉ đạo, tổ chức triển khai các nội dung kế hoạch thí điểm chương trình sữa học đường tại địa bàn; phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan để triển khai thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao.
Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để thực hiện Chương trình Sữa học đường thông qua xã hội hóa, vận động phụ huynh đóng góp bằng nhiều hình thức để học sinh mầm non, tiểu học trên địa bàn được uống sữa tại trường, lớp học.
6. Đề nghị Ban thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh đoàn:
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan có liên quan trong việc tổ chức phổ biến các kiến thức về dinh dưỡng hợp lý, thực hiện xã hội hóa chương trình sữa học đường.
7. Đơn vị cung ứng sữa
- Tài trợ 30% kinh phí mua sữa để thực hiện Kế hoạch.
- Cung ứng sữa cho các trường học được chọn thí điểm trên địa bàn tỉnh theo đúng hợp đồng ký kết với Sở Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm chất lượng sữa cung ứng theo đúng quy định của pháp luật.
8. Các trường học được chọn thí điểm
- Xây dựng, thực hiện Kế hoạch thí điểm Chương trình Sữa học đường triển khai tại trường học theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện;
- Tổ chức tuyên truyền, vận động phụ huynh tích cực tham gia thực hiện Kế hoạch thực hiện thí điểm Chương trình Sữa học đường.
- Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Phòng Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định./.
- 1Nghị quyết 20/2018/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ thực hiện thí điểm Chương trình Sữa học đường trên địa bàn huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2019-2020
- 2Quyết định 54/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 20/2018/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ thực hiện thí điểm Chương trình Sữa học đường trên địa bàn huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2019-2020
- 3Quyết định 212/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Thực hiện thí điểm Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020
- 4Kế hoạch 178/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc cho trẻ em trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020
- 5Kế hoạch 298/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mầm non tỉnh Lào Cai đến hết năm học 2020-2021
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 1340/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 20/2018/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ thực hiện thí điểm Chương trình Sữa học đường trên địa bàn huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2019-2020
- 4Quyết định 54/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 20/2018/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ thực hiện thí điểm Chương trình Sữa học đường trên địa bàn huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2019-2020
- 5Quyết định 212/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Thực hiện thí điểm Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020
- 6Kế hoạch 178/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc cho trẻ em trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020
- 7Kế hoạch 298/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mầm non tỉnh Lào Cai đến hết năm học 2020-2021
Quyết định 328/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện thí điểm Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo, tiểu học trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2020
- Số hiệu: 328/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/06/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Huỳnh Nữ Thu Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/06/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực