Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3275/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 31 tháng 12 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2022-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 1960/QĐ-BNN-TCTS ngày 06 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Theo đề nghị Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp, tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Chi cục Thủy sản;
- VP: LĐ và các CV;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phương

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2022-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Kèm theo Quyết định số 3275/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

I. Mục đích

- Để định hướng, mục tiêu qua từng thời kỳ và xác định giải pháp, nhiệm vụ cụ thể của ngành thủy sản địa phương phù hợp với định hướng, mục tiêu và nội dung của Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam, cũng như phù hợp với Kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 tỉnh; Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm thực hiện có hiệu quả Chiến lược.

- Là cơ sở để tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt tăng cường sự đóng góp của lĩnh vực sản xuất thủy sản. Phát huy tiềm năng thế mạnh đảm bảo cho lĩnh vực thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển hiệu quả, ổn định và bền vững.

2. Yêu cầu

- Việc xây dựng Kế hoạch này đảm bảo đầy đủ các nội dung theo nhu cầu của Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam, phù hợp với thực tiễn quản lý của địa phương và có tính khả thi cao.

- Trên cơ sở nội dung cơ bản của Kế hoạch này, các địa phương, tổ chức, đơn vị có liên quan phải xây dựng Kế hoạch cho từng địa phương, tổ chức, đơn vị mình để tổ chức thực hiện có hiệu quả, góp phần thực hiện có hiệu quả toàn bộ nội dung của Chiến lược Phát triển Thủy sản và Kế hoạch hành động này.

- Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch phải tổ chức kiểm tra, giám sát, theo dõi và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

II. QUAN ĐIỂM

- Phát triển thủy sản phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; định hướng Phát triển kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, giai đoạn đến năm 2030”. Xây dựng thủy sản trở thành ngành kinh tế quan trọng, có quy mô và giá trị hàng hóa, có thương hiệu và uy tín, đáp ứng phần lớn nhu cầu thủy sản tiêu thụ trong tỉnh và xuất khẩu một số đối tượng chủ lực có giá trị kinh tế cao.

- Phát triển toàn diện ngành thủy sản tỉnh theo hướng bền vững, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên, bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học; thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, an toàn vệ sinh thực phẩm, an sinh xã hội. Phát triển thủy sản gắn với nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân, xây dựng nông thôn mới, gắn với đảm bảo môi trường sinh thái cho người dân. Đồng thời, tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủy sản theo vùng, theo đối tượng nuôi.

- Đảm bảo phát triển hài hòa diện tích đất, mặt nước ở các địa phương để vừa đảm bảo chiến lược phát triển thủy sản của tỉnh, vừa đảm bảo bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan. Phù hợp với phát triển kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đến năm 2030.

- Thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển thủy sản hiệu quả với lực lượng doanh nghiệp là nòng cốt. Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật cho các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, chọn tạo và bảo tồn những giống loài thủy sản chủ lực và bản địa. Khai thác và sử dụng hiệu quả tiềm năng, bố trí sản xuất hợp lý dựa trên cơ sở khoa học và điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng cụ thể, hạn chế xung đột với những ngành kinh tế khác.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất, chất lượng hiệu quả cao; có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh; đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội, phù hợp với môi trường sinh thái, cảnh quan.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu đến năm 2025

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản trung bình hàng năm giai đoạn 2022-2025 đạt 5% trở lên.

- Tổng giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 70 triệu USD.

- Giá trị sản xuất thủy sản đạt 2.760 tỷ đồng.

- Tổng sản lượng thủy sản đạt 68.500 tấn; trong đó: sản lượng khai thác thủy sản 45.000 tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản 23.500 tấn.

- Giải quyết việc làm cho trên 20.000 lao động, có thu nhập bình quân đầu người lao động thủy sản bằng 90% thu nhập bình quân chung lao động trên địa bàn tỉnh.

b) Mục tiêu đến năm 2030

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản trung bình hàng năm giai đoạn 2025-2030 đạt 6% trở lên.

- Tổng giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 100 triệu USD.

- Giá trị sản xuất thủy sản đạt 3.695 tỷ đồng.

- Tổng sản lượng thủy sản đạt 83.500 tấn; trong đó: sản lượng khai thác thủy sản 52.500 tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản 31.000 tấn.

- Giải quyết việc làm cho trên 25.000 lao động, có thu nhập bình quân đầu người lao động thủy sản tương đương thu nhập bình quân chung lao động trên địa bàn tỉnh.

IV. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Phát triển nuôi trồng thủy sản

1.1. Các chỉ tiêu chính

a) Đến năm 2025

- Đến năm 2025, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản ổn định 7.700 ha; tổng sản lượng nuôi trồng đạt 23.500 tấn (tốc độ tăng sản lượng bình quân hàng năm từ 5-6%), trong đó:

+ Phát triển nuôi tôm chân trắng trên vùng cát ven biển với diện tích 700 ha, Trong đó chuyển đổi 20% diện tích sang ao nuôi tròn quy mô nhỏ 500-1.000 m2, ứng dụng công nghệ cao, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, tăng cường việc tự động hóa hệ thống cho án, kiểm soát môi trường để đạt năng suất từ 35-40 tấn/ha. Sản lượng đạt 10.000 tấn (tăng ở nuôi công nghệ cao). Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm trên cát, từng bước hoàn thiện hệ thống cấp, xử lý nước thải đủ tổng lượng theo quy trình nuôi và bảo vệ môi trường.

+ Ổn định diện tích nuôi ao vùng đầm phá 3.560 ha, tiếp tục duy trì hình thức nuôi xen ghép tôm sú với của, cá nước lợ với mật độ phù hợp (phấn đấu sản lượng tôm sú 1.500 tấn; cá nước lợ 2.600 tấn; của 1.000 tấn). Từng bước cải tạo, sửa chữa nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi cao triều tập trung (800 ha) ưu tiên các đối tượng nuôi chủ lực, thủy đặc sản.

+ Nuôi cá lồng nước lợ không tăng về số lồng nuôi (5.000 lồng lợ; 3.000 lồng ngọt) nhưng tăng về thể tích nuôi nhằm gia tăng sản lượng (tổng thể tích 180.000m3, sản lượng 1.800 tấn). Tổ chức sắp xếp hệ thống cơ sở lồng nuôi từng bước phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật, Phấn đấu đạt tỷ lệ 40-50%.

+ Duy trì hình thức nuôi cá nước ngọt với diện tích 2.000 ha, sản lượng đạt 6.600 tấn. Áp dụng các mô hình nuôi các đối tượng thủy đặc sản nước ngọt nhằm nâng cao giá trị, ưu tiên khu vực miền núi.

b) Đến năm 2030

- Đến năm 2030, diện tích nuôi trồng thủy sản ổn định 7.700 ha; tổng sản lượng nuôi trồng đạt 31.000 tấn (tốc độ tăng sản lượng bình quân hàng năm từ 5-6%).

+ Tiếp tục chuyển đổi diện tích nuôi tôm chân trắng từ ao nuôi quy mô lớn sang ao nuôi tròn quy mô nhỏ 500-1.000 m2 đạt 50% diện tích nuôi trên cát, ứng dụng công nghệ cao, tự động hóa cho ăn và kiểm soát môi trường tiến tới chuyển đổi số, nuôi tôm chân trắng siêu thâm canh đạt năng suất 50-70 tấn/ha; sản lượng đạt 17.000 tấn.

+ Phấn đấu toàn bộ vùng nuôi tập trung vùng đầm phá có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhằm giảm thải ô nhiễm môi trường, bảo vệ cảnh quan vùng đầm phá, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội vùng Tam Giang - cầu Hai.

+ Phát triển ổn định số lồng nuôi 8.000 lồng (5.000 lồng lợ; 3.000 lồng ngọt); tiếp tục áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến, cải tiến hệ thống lồng bè nhằm tăng sản lượng và giá trị sản phẩm.

+ Phấn đấu 100% hệ thống nuôi cá lồng, nuôi trồng thủy sản trên vùng đảm phá được sắp xếp lại hợp lý, đảm bảo phát triển kinh tế gắn với du lịch.

1.2. Các hoạt động chính

- Tập trung phát triển nuôi hiệu quả các đối tượng chủ lực lĩnh vực thủy sản theo Quyết định số 1133/QĐ-UBND ngày 13/5/2022 của UBND tỉnh về ban hành danh mục sản phẩm chủ lực tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc nhóm đặc sản địa phương, làng nghề truyền thống, ngành nghề nông thôn, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ giai đoạn 2022-2025 và giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Tuyên truyền, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, nuôi trồng thủy hải sản. Hỗ trợ thực hiện theo Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025 và Nghị quyết 22/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021-2030.

- Triển khai đề án phát triển thủy đặc sản vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai giai đoạn 2021-2025 nhằm phát huy tiềm năng giá trị sản phẩm vùng đầm phá.

- Phát triển khu vực sản xuất giống thủy sản tập trung tại các xã ven biển thuộc huyện Phong Điền và huyện Phú Lộc: Khuyến khích phát triển chủ động sản xuất các đối tượng giống thủy sản chủ lực (tôm sú, tôm chân trắng), các đối tượng giống cá bản địa có giá trị kinh tế cao như cá dìa, cá nâu, cá ông bầu, cá đối, cá bống thệ, cá Mú... phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá. Xây dựng 01-02 cơ sở sản xuất giống cá biển công suất 2-3 triệu giống. Hoàn thành nâng cấp, đầu tư Trung tâm giống cấp I nước lợ, nước ngọt đáp ứng nhu cầu giống trong tỉnh.

- Tổ chức kiểm soát chặt chẽ đất, mặt nước nuôi trồng thủy sản trên vùng đầm phá (nuôi đăng chắn vùng đầm Sam Chuồn, Cầu Hai) nói riêng, nuôi trồng thủy sản lồng, bè trên toàn tỉnh nói chung, đảm bảo theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy định của Luật Đất đai, Luật Thủy sản. Hoàn thành việc đăng ký đối tượng nuôi chủ lực và lồng bè; cấp mã số nhận diện vùng nuôi trồng thủy sản tập trung.

- Tổ chức, triển khai dự án hoặc kế hoạch liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thu mua với các hộ nuôi thủy sản.

- Triển khai Quyết định số 563/QĐ-UBND ngày 16/3/2021 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh; nâng cao công tác quan trắc cảnh báo, giám sát môi trường vùng nuôi theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Triển khai kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030.

- Tổ chức điều tra, đánh giá và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nguồn ô nhiễm, chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản; triển khai kế hoạch giảm thải rác thải nhựa trong hoạt động thủy sản trên địa bàn tỉnh.

- Khuyến khích phát triển sản xuất theo tổ hợp tác, hợp tác xã, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy sản với doanh nghiệp, người dân nuôi trồng thủy sản.

- Đôn đốc các địa phương rà soát diện tích đất, mặt nước đưa vào kế hoạch sử dụng đất nuôi trồng thủy sản và đề xuất phê duyệt, giao, cho thuê đất mặt nước nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng và hoàn thiện dữ liệu số hóa về nuôi trồng thủy sản đồng bộ với cơ sở dữ liệu tỉnh và quốc gia.

1.3. Định hướng phát triển theo vùng và đối tượng

- Nuôi chuyên tôm: Khuyến khích, chuyển đổi khoảng 150 ha nuôi tôm chân trắng trên cát tại Phong Điền ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, cải tiến hạ tầng ao nuôi từ quy mô ao nuôi lớn (3.000-5.000m2 sang ao nuôi quy mô nhỏ 500-1.000m2) để phù hợp với quy định về điều kiện cơ sở hạ tầng, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; khuyến khích doanh nghiệp, hộ nuôi áp dụng các công nghệ nuôi mới, tuần hoàn, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm; phát triển các mô hình nuôi hữu cơ, nuôi sinh thái, áp dụng các tiêu chuẩn thực hành nuôi thủy sản tốt (VietGAP, GlobalGAP, ASC, BAP...), an toàn thực phẩm để nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững.

- Đối với nuôi nước lợ vùng đầm phá: Rà soát khu vực cao triều vùng đầm phá có điều kiện chuyển đổi khoảng 800 ha nuôi đối tượng chủ lực (tôm sú, tôm chân trắng) như vùng Ba Lăng, Xuân Ổ xã Phú Xuân, vùng cao triều các xã Vinh An, Vinh Hà huyện Phú Vang; vùng nuôi cao triều xã Vinh Hưng, Giang Hải, Lộc Điền huyện Phú Lộc; Quảng Công huyện Quảng Điền và xã Hải Dương thành phố Huế để phát triển nâng cao giá trị sản xuất; khuyến kích chuyển đổi từ diện tích ao nuôi quy mô lớn sang ao nuôi quy mô nhỏ và ứng dụng quy trình nuôi theo hướng công nghệ cao. Xây dựng vùng ương, nuôi tập trung các đối tượng tượng thủy đặc sản tại các xã nuôi trồng thủy sản trọng điểm của huyện Phú Vang; Phú Lộc quy mô khoảng 200 - 300 ha.

- Đối với nuôi thủy sản lồng, bè: Phát triển các vùng nuôi tập trung cá lồng nước lợ tại các xã ven cửa biển và vùng đầm phá của huyện Phú Vang; Phú Lộc và thành phố Huế, quy mô mỗi vùng khoảng 400-500 lồng. Rà soát, sắp xếp các lồng nuôi nước ngọt đảm bảo theo quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy hoạch kế hoạch sử dụng đất mặt nước nuôi trồng thủy sản các vùng nuôi: Quảng Điền, Hương Trà, Hương Thủy, thành phố Huế.

- Nuôi cá ao nước ngọt: Tuyên truyền, ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, sản lượng nuôi các đối tượng cá nước ngọt truyền thông cho các hộ dân vùng núi huyện Nam Đông, A Lưới. Bên cạnh đó, chú trọng việc cơ cấu chuyển đổi dần các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đất đai, sinh thái từng địa phương như cá tầm, cá leo,...

- Nuôi bể xi măng: Khuyến kích đầu tư hoàn thiện hệ thống ao nuôi tại một số vùng nuôi huyện Phú Lộc theo hình thức siêu thâm canh, sử dụng hệ thống nước lọc tuần hoàn, cơ cấu các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như cá chình, cá lóc, lươn, cá chạch bùn,... để nâng cao giá trị sản xuất. Tăng cường kiểm tra kiểm soát quản lý bảo vệ môi trường vùng nuôi.

2. Khai thác thủy sản

2.1. Các chỉ tiêu chính

a) Đến năm 2025

- Tổng sản lượng khai thác đạt 45.000 tấn (tốc độ tăng sản lượng bình quân hàng năm 3%), trong đó: Khai thác biển đạt 41.000 tấn, khai thác sông, đầm duy trì 4.000 tấn.

- Tổng số lượng tàu thuyền khai thác hải sản giữ ổn định: 2.100 chiếc. Trong đó, chú trọng giảm ghe thuyền ven bờ và phát triển hiện đại hóa đội tàu cá khoảng 700 chiếc, trong đó tàu khai thác vùng khơi lên 450 chiếc.

- Hoàn thành 100% việc quản lý, đăng ký và cấp giấy phép khai thác thủy sản loại tàu cá từ 6 m trở lên.

- Phấn đấu 30-40% đội tàu khai thác xa bờ ứng dụng công nghệ khai thác biển (có máy dò cá, thiết bị bảo quản sản phẩm hiện đại).

- Thực hiện giám sát 100% sản lượng thủy sản khai thác; 100% tàu cá được kiểm tra cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Kiểm soát được nghề khai thác thủy sản trên hệ đầm phá theo quy định.

b) Đến năm 2030

- Tổng sản lượng khai thác đạt 52.500 tấn (tốc độ tăng sản lượng bình quân hàng năm 3%), trong đó: Khai thác biển đạt 48.500 tấn, khai thác sông, đầm duy trì 4.000 tấn.

- Tổng số tàu cá khai thác vùng khơi ổn định 500 chiếc, sản lượng khai thác vùng khơi đạt 20.250 tấn, nâng cấp công suất tàu khai thác hải sản xa bờ.

- Giảm dần số lượng tàu thuyền nhỏ nhằm giảm cường lực khai thác ở vùng lộng và ven bờ, bảo vệ tốt nguồn lợi hải sản, phấn đấu tốc độ giảm thuyền thủ công, tàu thuyền nhỏ khoảng 4-5%/năm.

- Hoàn thành đăng ký tàu cá khai thác thủy sản từ 6 m trở lên toàn tỉnh.

- Phấn đấu 80-100% đội tàu khai thác xa bờ ứng dụng công nghệ khai thác biển (có máy dò cá, thiết bị bảo quản sản phẩm hiện đại).

- Thành lập 2-3 doanh nghiệp khai thác thủy sản, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia khai thác xa bờ và hợp tác khai thác viễn dương.

- Phấn đấu không còn nghề khai thác hủy diệt nguồn lợi, môi trường sinh thái đầm phá, ven biển.

2.2. Các nhiệm vụ chính

- Tổ chức phát triển hiệu quả các nghề khai thác hải sản vùng khơi gắn với các vùng biển chủ quyền quốc gia. Trên cơ sở hạn ngạch khai thác vùng khơi được phân bổ, tổ chức cơ cấu lại đội tàu khai thác vùng khơi. Phát triển đội tàu công suất lớn, có trang thiết bị như máy dò cá, máy định vị, bảo quản đông lạnh hoặc có thể sơ chế hải sản trong một thời gian nhất định không bị hư hỏng, đảm bảo có thể đi biển dài ngày nhằm tăng sản lượng và chất lượng hải sản đánh bắt. Phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ công suất trung bình đạt 700-800 CV/chiếc. Phát triển đội tàu dịch vụ ngoài biển, hỗ trợ các tàu đánh bắt xa bờ đi biển dài ngày.

- Phân bổ hạn ngạch khai thác thủy sản phù hợp cho các đội tàu khai thác vùng lộng và vùng ven bờ. Tổ chức đánh giá nguồn lợi, xây dựng cơ cấu nghề khai thác hợp lý, cơ cấu lao động phù hợp với điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thủy sản, đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Triển khai mạnh mẽ và thực hiện các quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các nghề khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi các nghề mang tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản, sử dụng nhiều nhiên liệu sang các nghề thân thiện với môi trường.

- Thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển khai thác thủy sản, hình thành một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn để hợp tác khai thác viễn dương. Củng cố, đổi mới các tổ, đội, hợp tác xã; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng máy dò cá, máy định vị, thiết bị bảo quản sản phẩm... nhằm tăng sản lượng và chất lượng hải sản đánh bắt.

- Hoàn thành việc đăng ký cho tàu cá từ 6m trở lên trên phạm vi toàn tỉnh, thống kê tàu thuyền nhỏ hơn 6m để quản lý bởi UBND cấp xã. Số hóa cơ sở dữ liệu tàu cá toàn tỉnh, đồng bộ tích hợp lên cơ sở dữ liệu quốc gia.

- Nghiên cứu và xây dựng chính sách hỗ trợ nâng cấp, cải hoán tàu khai thác hải sản xa bờ, duy trì những nghề khai thác có tính chọn lọc cao, không gây xâm hại nguồn lợi hải sản, chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề khai thác gần bờ chuyển sang nghề nuôi trồng thủy sản hoặc nghề khác.

- Tổ chức tuyên truyền và kiểm tra việc thực hiện phân tuyến vùng hoạt động khai thác hải sản theo đúng quy định tại Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ.

- Xây dựng các mô hình liên kết, gắn kết các khâu trong quá trình sản xuất từ khai thác, thu mua bảo quản đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm khai thác.

- Tăng cường năng lực và hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khai thác, Chỉ đạo chính quyền các địa phương ven biển tăng cường công tác vận động tập hợp cộng đồng ngư dân tham gia trong các tổ chức như Chi hội nghề cá, Nghiệp đoàn nghề cá, Tổ đồng quản lý nghề cá để huy động sức dân giúp đỡ nhau trong sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, góp phần tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản.

- Tổ chức điều tra tổng thể trữ lượng nguồn lợi thủy sản trên vùng biển Thừa Thiên Huế định kỳ 5 năm/lần qua đó làm cơ sở xác định điều chỉnh hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản phù hợp.

3. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

a) Đến năm 2025

- Kiện toàn hệ thống quản lý 22 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

- Nghiên cứu, thành lập mới 02 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Thành lập khu bảo tồn biển Bắc Hải Vân - Sơn Chà.

- Công tác tuyên truyền, tái tạo nguồn lợi thủy sản tiếp tục được duy trì, hàng năm thả giống tái tạo khoảng 1,5 triệu con giống các loại.

b) Đến năm 2030

- Hệ thống quản lý các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản toàn tỉnh được tổ chức chuyên nghiệp, gắn với phát triển du lịch.

- Thành lập Quỹ cộng đồng/quỹ tự nguyện (Quỹ Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản) theo Luật Thủy sản quy định.

- Khu bảo tồn biển Bắc Hải Vân - Sơn Chà đi vào hoạt động, có hiệu quả.

- Công tác tuyên truyền, tái tạo nguồn lợi thủy sản tiếp tục được duy trì, hàng năm thả giống tái tạo khoảng 2 triệu con giống các loại.

c) Các hoạt động chính

- Xây dựng và triển khai Kế hoạch Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn từ nay đến năm 2030.

- Tổ chức nghiên cứu khảo sát, đánh giá đề xuất thành lập mới các Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các vùng sông ngòi, hồ chứa, đầm phá, biển ven bờ... bảo vệ các khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non sinh sống và đường di cư của các giống loài thủy sản.

- Tiếp tục thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại 22 Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai; tổ chức lại hoạt động Ban quản lý của các Chi hội nghề cá được giao quyền quản lý trực tiếp tại các Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản ngày càng đi vào chiều sâu, hoạt động hiệu quả, gắn trách nhiệm đi đối với quyền hạn trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Triển khai các nhiệm vụ bảo tồn, bảo vệ và phục hồi các nguồn gen và giống thủy sản tại các Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai, như: Ô Lâu, Cồn Tè - Rú Chá, 22 vùng lõi của các Khu Bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Trước mắt: Hệ sinh thái thảm cỏ biển tại khu vực Cồn Tè (thành phố Huế); Thảm thủy sinh nước ngọt tại cửa sông Ô Lâu (huyện Phong Điền); Hệ sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực Rú Chá (thành phố Huế).

- Nâng cao hình thức tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản; Tổ chức bổ sung tái tạo nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực tự nhiên nội địa, hồ chứa, đầm phá vùng ven biển và vùng biển. Nâng cao và lan tỏa sâu rộng việc xã hội hóa hoạt động thả giống bổ sung, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản, trên vùng đầm phá, chú trọng thả giống tái tạo các giống thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao tại các Khu Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, vùng cửa sông, cửa biển,... đa dạng hóa các đối tượng thả giống tái tạo nguồn lợi nhằm duy trì và bảo tồn nguồn gen. Xây dựng và triển khai Đề án Bảo tồn gen, phát triển, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy hải sản.

- Tổ chức điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ biển, vùng đầm phá, sông ngòi để có định hướng trong công tác khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Tổ chức nghiên cứu khảo sát, đánh giá đề xuất Trung ương thành lập Khu bảo tồn biển Bắc Hải Vân - Sơn Chà cấp Quốc gia.

- Nghiên cứu, xem xét thành lập Quỹ cộng đồng/quỹ tự nguyện (Quỹ Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản) như Luật Thủy sản quy định, để khuyến khích các Chi hội nghề cá tham gia quản lý ngư trường; huy động các nguồn lực tài chính cho bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Ứng dụng định vị vệ tinh (GPS) để xác định tọa độ các phân vùng trong các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tích hợp lên hệ thống tin địa lý (GIS) chuyên ngành thủy sản. Xây dựng bản đồ GIS số hóa dữ liệu đo đạc và thu thập từ các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Tăng cường năng lực tổ chức bảo vệ nguồn lợi hải sản: Trang bị tàu kiểm ngư đủ mạnh với đầy đủ trang thiết bị như xuồng cao tốc, các thiết bị hỗ trợ nhằm kiểm soát tốt các hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản ở các vùng trọng điểm, khu vực cấm, hạn chế khai thác; các bãi đẻ, vùng tập trung các loài hải sản non, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động chỉ đạo, phối hợp tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển. Bảo đảm kinh phí hoạt động để tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát khai thác hải sản trên biển.

4. Dịch vụ hậu cần nghề cá

4.1. Các chỉ tiêu chính

a) Đến năm 2025

- Cơ bản đảm bảo cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần tốt cho hoạt động khai thác hải sản, hoàn thành việc nâng cấp, sửa chữa cảng cá Thuận An thành cảng cá loại I. Xây dựng Cảng cá Thuận An kết hợp khu neo đậu tránh trú bão với diện tích sử dụng đất 16ha; đảm bảo quy mô để tàu cập bến và xuất bến đạt công suất tối thiểu 20.000 tấn/năm nhằm góp phần phục vụ khắc phục thẻ vàng của EC và đáp ứng nhu cầu neo đậu tránh trú bão cho 600 tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên.

- Hoàn thành dự án nâng cấp, sửa chữa mở rộng Cảng cá Tư Hiền kết hợp khu neo đậu tránh trú bão có tổng diện tích khoảng 20 ha, đáp ứng nhu cầu cho 200 tàu cá có chiều dài trên 15 mét neo đậu. Khơi thông luồng lạch cửa Tư Hiền đảm bảo tàu ra vào an toàn.

- Duy trì vận hành và nâng cấp đồng bộ 02 Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá: Khu neo đậu tránh trú bão xã Phú Hải huyện Phú Vang (400 tàu có chiều dài từ trên 15 mét) và Khu neo đậu tránh trú bão kết hợp bến cá tại xã Lộc Trì huyện Phú Lộc (300 tàu có chiều dài từ trên 15 mét). Nạo vét luồng lạch từ cảng cá Tư Hiền vào khu neo đậu tàu thuyền Lộc Trì. Nâng cấp âu thuyền tránh trú bão Hải Dương; Sửa chữa nâng cấp Khu neo đậu tránh trú bão Phú Thuận.

- Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền trên địa bàn tỉnh. Nâng cấp quy mô hiện đại 02 cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền tại Thuận An của Doanh nghiệp tư nhân An Thuận và Nguyễn Doanh.

- Phát triển đội tàu hậu cần dịch vụ thu mua hải sản, cung ứng nhiên liệu và nhu yếu phẩm trên biển với số lượng 120 chiếc.

b) Đến năm 2030

- Tiếp tục hiện đại hóa hạ tầng nghề cá hiện có: Cảng cá, khu neo đậu, bến cá, cơ sở đóng sữa tàu thuyền.

- Hoàn thiện việc đầu tư xây dựng Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá tại phường Thuận An, thành phố Huế (gắn với cảng cá Thuận An), tại xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc (gắn với cảng cá Tư Hiền).

- Đầu tư nâng cấp, sửa chữa 45 âu thuyền vùng đầm phá đảm bảo neo đậu 100% cho các tàu thuyền dưới 12 m.

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện và nạo vét luồng lạch các bến cá Bãi Dâu (phường Phú Hiệp, thành phố Huế), Hải Dương (xã Hải Dương, thành phố Huế); Phú Hải (xã Phú Hải, huyện Phú Vang), Phú Thuận (xã Phú Thuận, huyện Phú Vang); Vinh Hiền (xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc), cầu Hai (xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc) và Lăng Cô (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc).

- Hình thành 02 cơ sở đóng tàu quy mô hiện đại, công nghệ tiên tiến đảm bảo năng lực đóng, sửa chữa tàu thuyên trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo năng lực 70- 100 chiếc/năm.

4.2. Các hoạt động chính

- Nghiên cứu, tập trung đầu tư các dự án cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá giai đoạn 2021-2025 và 2025-2030, lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công trung và dài hạn.

- Khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Củng cố, phát triển ngành cơ khí, đóng mới, sửa chữa tàu cá, ưu tiên sử dụng vật liệu mới trong đóng tàu cá.

- Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và dây chuyền công nghệ cho các cơ sở cơ khí, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền nghề cá quy mô lớn để đáp ứng đủ năng lực đóng mới, sửa chữa tàu cá, lắp ráp máy thủy và hộp số các loại tàu cá, đại tu, trùng tu và chế tạo các loại phụ tùng, phụ kiện cho tàu cá, gia công chế tạo các loại vật tư thiết bị khai thác và thiết bị boong tàu.

- Duy trì và phát triển các cơ sở cơ khí, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền nghề cá có giấy phép, có triền đà của các địa phương để đảm bảo đáp ứng nhu cầu đóng mới, sửa chữa, nâng cấp, cải hoán cho đội tàu thuyền nghề cá quy mô nhỏ của các địa phương. Từng bước chuyển giao công nghệ, kỹ thuật đóng tàu bằng vật liệu mới cho các cơ sở này.

- Đầu tư xây dựng 02 cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền nghề cá quy mô lớn tại Phú Vang (gắn với cảng cá Thuận An) và Phú Lộc (gắn với cảng cá Tư Hiền), công suất đóng mới 10 chiếc/năm và sửa chữa 30 chiếc/năm (năm 2025), đến năm 2030 nâng công suất đóng mới lên 20 chiếc/năm và sửa chữa 50 chiếc/năm.

- Đầu tư xây dựng mới cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền nghề cá bằng các vật liệu mới như: Composite, Polypropylene Polystone Copolymer (PPC) và thép; từng bước thay thế các tàu thuyền nghề cá vỏ gỗ.

- Để đảm bảo nhu cầu nước đá cho hoạt động nghề cá, cần đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở sản xuất nước đá hiện có để nâng tổng công suất sản xuất thực tế từ khoảng 35-40% hiện nay lên mức khoảng 50-60% so với tổng công suất thiết kế, đồng thời đầu tư xây dựng mới 1-2 cơ sở sản xuất nước đá trên địa bàn mỗi huyện, thị xã, thành phố ven biển.

- Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu về vật liệu ngư cụ, lưới sợi phục vụ hoạt động khai thác hải sản. Ngoài việc đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở sản xuất, gia công chế tạo vật tư, ngư cụ, lưới sợi quy mô hộ gia đình hiện có, cần tư phát triển thêm 1-2 cơ sở sản xuất, gia công chế tạo vật tư, ngư cụ, lưới sợi có quy mô lớn để đưa năng lực sản xuất đạt khoảng 1.000 tấn/năm vào năm 2025 và đến năm 2030 đạt khoảng 2.000 tấn/năm.

- Duy trì và phát triển các dịch vụ hậu cần khác phục vụ hoạt động khai thác hải sản như: Cung cấp nước ngọt, lương thực thực phẩm, bốc dỡ sản phẩm,... tại các cảng cá, bến cá trên địa bàn tỉnh để đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất.

- Duy trì và nâng cấp hệ thống cơ sở cung cấp nhiên liệu hiện có trên địa bàn tỉnh. Hệ thống cơ sở cung cấp nhiên liệu cho tàu thuyền nghề cá phân bố ở các cảng cá, bến cá trong tỉnh với mức tiêu thụ hiện tại ước tính khoảng 250.000 tấn. Đến năm 2025, mức tiêu thụ nhiên liệu cho hoạt động nghề cá ước tính đạt khoảng 300.000 tấn và đạt khoảng 350.000 tấn vào năm 2030.

- Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu đóng tàu dịch vụ hậu cần hiện đại có công suất trên 1.000 CV với tải trọng trên 500 tấn thực hiện các hoạt động dịch vụ cung ứng nhiên liệu, vật tư, thu mua sản phẩm trên biển nhằm tạo điều kiện cho các tàu vệ tinh bám biển dài ngày, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả, các doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu cho các hợp đồng chế biến xuất khẩu.

- Sắp xếp, kiện toàn lại hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý các cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá, thực hiện tốt chức năng dịch vụ hậu cần nghề cá; chống khai thác IUU.

5. Chế biến và thương mại thủy sản

5.1. Các chỉ tiêu

a) Đến năm 2025

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 70 triệu USD/năm.

- Duy trì hiệu quả hoạt 03 nhà máy chế biến thủy sản đã được chứng nhận là cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được phép chế biến, xuất khẩu thủy sản vào thị trường có yêu cầu chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm.

- Nâng cấp, chứng nhận 92 cơ sở chế biến thủy sản quy mô nhỏ ở thành phố Huế, huyện Phú Vang và Phú Lộc; phấn đấu thành lập mới 30 cơ sở chế biến có quy mô vừa đảm bảo chứng nhận an toàn thực phẩm. Sản lượng chế biến thủy sản đạt khoảng 3.500 tấn/năm.

- Trên địa bàn tỉnh có khoảng 13 công ty, cơ sở kinh doanh thủy sản có kho lạnh với sản lượng hàng thủy sản tối đa trong kho lạnh khoảng 3.000 tấn, phấn đấu nâng công suất kho lạnh lên 4.000 tấn.

- Hỗ trợ các 14 cơ sở thu mua thủy sản có quy mô lớn, tập trung ở phường Thuận An (thành phố Huế) đảm bảo liên kết tiêu thụ gắn với khai thác và nuôi trồng thủy sản.

b) Đến năm 2030

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 100 triệu USD/năm.

- Nâng cấp công suất 03 nhà máy chế biến thủy sản đã được chứng nhận là cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được phép chế biến, xuất khẩu thủy sản vào thị trường có yêu cầu chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm;

- Thành lập mới 01 nhà máy chế biến thủy sản quy mô lớn, công suất đạt 9.000-10.000 tấn/năm.

- Hình thành hệ thống liên kết theo chuỗi từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm thủy sản.

5.2. Các hoạt động chính

- Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản quy mô hàng hóa lớn, đóng vai trò chủ đạo trong việc dẫn dắt, thúc đẩy phát triển chuỗi sản xuất thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Áp dụng khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm chế biến giá trị gia tăng phục vụ các ngành thực phẩm và phi thực phẩm; đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ; tăng năng suất, chất lượng; đảm bảo an toàn thực phẩm, quy tắc xuất xứ, an toàn môi trường và an sinh xã hội; nâng cao hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh.

- Ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu từ khai thác, nuôi trồng thủy sản trong tỉnh, mở rộng thị trường cung cấp nguyên liệu hợp pháp với sản lượng và chất lượng ổn định nhằm phát huy tối đa năng lực chế biến của tỉnh.

- Tập trung xây dựng liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thu mua với các hộ khai thác, nuôi thủy; giữa cơ sở thu mua và hệ thống các siêu thị, cơ sở bán hàng hải sản tươi sống. Hình thành chuỗi tiêu thụ khép kín bảo đảm đầu ra, giá cả ổn định nâng cao giá trị cho người sản xuất. Hình thành, xây dựng và hoàn chỉnh mô hình điểm cung ứng sản phẩm an toàn sản phẩm thủy sản đảm bảo điều kiện toàn thực phẩm, nâng cao giá trị.

- Hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở chế biến thủy sản: xây dựng, đăng ký tài sản trí tuệ, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý. Áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến và công bố chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường.

- Tập huấn, phổ biến, hướng dẫn, cập nhật thường xuyên các quy định liên quan đến chất lượng, an toàn thực phẩm trong các công đoạn sản xuất, thu hoạch, chế biến, các quy định của thị trường nhập khẩu đối với các sản phẩm thủy sản.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, các quy định về môi trường trong chế biến thủy sản.

- Tổ chức, tham gia các hội chợ trưng bày sản phẩm chế biến thủy sản trong và ngoài tỉnh, ngoài nước để quảng bá sản phẩm, phát triển thị trường. Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm thủy sản khi có đủ điều kiện.

- Khuyến khích phát triển chế biến trong cộng đồng, theo công nghệ truyền thống kết hợp với kêu gọi đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm tăng số lượng, chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm thủy sản phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Xây dựng các cơ sở chế biến thủy hải sản có thương hiệu ở Phú Hải, Phú Thuận, Thuận An, Lộc Vĩnh, Vinh Hưng,...Tăng cường quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nguồn sản phẩm có thương hiệu.

7. Các chương trình, đề án, nhiệm vụ trọng tâm

(Kèm phụ lục danh mục các chương trình, đề án, nhiệm vụ trọng tâm)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương quản lý và tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động phát triển thủy sản bền vững giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, nâng cao năng lực, nhận thức về công tác quản lý bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học, các hoạt động trong lĩnh vực thủy sản.

- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao trong kế hoạch.

- Thường xuyên đôn đốc, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch, đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện Kế hoạch, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Trường hợp các chính sách, định hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Trung ương, của tỉnh có thay đổi, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch điều chỉnh hoặc thay thế cho phù hợp với từng thời kỳ.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham mưu chủ trương đầu tư các dự án đầu tư ngoài ngân sách để phát triển thủy sản; căn cứ khả năng cân đối vốn tham mưu bố trí cho các dự án đầu tư phát triển thủy sản trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; phối hợp với Sở Tài chính cân đối bố trí nguồn vốn ngân sách và lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình dự án khác đảm bảo nhu cầu thực hiện hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt.

3. Sở Tài chính

Chủ trì phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ khả năng cân đối, tham mưu bố trí kinh phí và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện kế hoạch và chủ trì thẩm định dự toán kinh phí hỗ trợ hàng năm, trình UBND tỉnh phê duyệt; hướng dẫn quy trình giải ngân, thực hiện thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ theo quy định hiện hành.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan thực hiện việc rà soát, đưa vào quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình theo quy hoạch được phê duyệt; thực hiện chức năng quản lý nhà nước khác thuộc lĩnh vực quản lý của ngành tài nguyên và môi trường; phối hợp, hướng dẫn các địa phương giải quyết dứt điểm việc cấp, giao, cho thuê đất, mặt nước nuôi trồng thủy sản.

5. Sở Du lịch

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền địa phương, các đơn vị liên quan định hướng, tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị lữ hành, doanh nghiệp du lịch xây dựng các mô hình (tour) du lịch trải nghiệm sinh thái, cộng đồng gắn với tham quan, ẩm thực, thể thao...vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đặc biệt chú trọng phát triển du lịch đầm phá tại các xã Quảng Lợi, Lộc Bình, Phú Gia và một số xã ven biển; tổ chức tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ du lịch đầm phá theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị.

6. Sở Công Thương

Chủ trì phối hợp với các sở ngành, địa phương triển khai thực hiện lồng ghép hiệu quả các chính sách hỗ trợ thuộc ngành Công thương quản lý: Chương trình khuyến công, chương trình xúc tiến thương mại, đề án phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh giai đoạn đến năm 2025 ,... để hỗ trợ các cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh phát triển mở rộng sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm và xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến thủy sản.

7. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì triển khai các đề án, chương trình, nhiệm vụ liên quan về: Nghiên cứu và phát triển sản xuất và nuôi trồng thủy hải sản theo hướng ứng dụng công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị, thương mại hóa sản phẩm, gắn với thị trường tiêu thụ; Xác lập và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm từ sản xuất và nuôi trồng thủy hải sản của tỉnh; ứng dụng khoa học và công nghệ trong chọn tạo, nhân giống thủy sản cho năng suất, chất lượng cao thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu thị trường; Nghiên cứu bảo tồn nguồn giống các loài thủy sản đặc sản của tỉnh; Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh thủy sản. Tạo ra giống có khả năng kháng bệnh cao...

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập kế hoạch, triển khai các giải pháp tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển thủy sản theo mục tiêu của kế hoạch.

9. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Công an tỉnh

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát bổ sung quy chế phối hợp để thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản và phòng chống khai thác thủy sản trái phép; kiên quyết ngăn chặn triệt để và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đến tài nguyên thủy sản; kiểm tra, truy quét, xóa bỏ các tụ điểm và điểm nóng buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã quý hiếm.

10. UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế

- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành, đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh.

- Căn cứ kế hoạch của tỉnh, điều kiện, tình hình thực tế tại địa phương; xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện trên địa bàn đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, theo đúng quy định.

- Tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển thủy sản trên các phương tiện thông tin của địa phương để nhân dân hiểu rõ và chủ động thực hiện.

- Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan, các cơ quan bảo vệ pháp luật thực hiện xử lý nghiêm minh, đúng quy định các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản theo quy định.

- Căn cứ nội dung Kế hoạch, điều kiện thực tế của địa phương, chỉ đạo tổ chức xây dựng, trình cấp có thẩm quyền của địa phương triển khai các nhiệm vụ trong kế hoạch và tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả.

11. Hợp tác xã, Chi hội nghề cá, các tổ chức quản lý cộng đồng

Tuyên truyền đến người dân chấp hành nghiêm túc các quy định của Nhà nước liên quan đến hoạt động sản xuất nuôi trồng, khai thác thủy sản; thực hiện các hướng dẫn của ngành nông nghiệp về kỹ thuật và các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất.

12. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Thừa Thiên Huế

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan đơn vị có liên quan tổ chức công tác tuyên truyền, xây dựng và phát các bản tin, phóng sự, chương trình phát thanh, truyền hình chuyên đề về công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

13. Các Sở, ban, ngành khác

Theo chức năng, nhiệm vụ của ngành tham gia phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch, ưu tiên bố trí nguồn lực và lồng ghép từ các chương trình, dự án có liên quan thuộc chức năng quản lý nhà nước được giao để tham gia, phối hợp thực hiện các nội dung của Kế hoạch.

Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, nếu có khó khán, vướng mắc thì các đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Nông nghiệp và PTNT để được hướng dẫn cụ thể hoặc tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN, NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2022-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Kèm theo Quyết định số 3275/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

TT

Nhiệm vụ trọng tâm

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

Ghi chú

I

Giai đoạn 2022-2025

 

 

 

 

1

Tổ chức rà soát, hoàn thiện bộ máy cán bộ quản lý Nhà nước chuyên ngành Thủy sản. Đề xuất phương án sắp xếp bộ máy theo các quy định hướng dẫn của trung ương.

Sở NN&PTNT

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

2022-2023 (Theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT)

 

2

Rà soát, ưu tiên bố trí nguồn vốn cho các dự án, đề án đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng vùng nuôi tập trung, hạ tầng cảng cá, khu neo đậu, cơ sở dịch vụ thủy sản trong đầu tư công trung và dài hạn để từng bước hiện đại theo định hướng của Chiến lược.

Sở KH&ĐT

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

Từng giai đoạn đến 2025 và 2030

 

3

Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh lồng ghép trong nội dung chính sách hỗ trợ tái cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2021-2025.

Sở NN&PTNT

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

2023

 

4

Xây dựng và triển khai Kế hoạch bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022- 2030 phù hợp với định hướng của Chiến lược.

Sở NN&PTNT

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

2023

 

5

Khảo sát, đánh giá đề xuất thành lập mới các Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các vùng sông ngòi, hồ chứa, đầm phá, biển ven bờ ...

Sở NN&PTNT

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

2023-2024

 

6

Các Dự án Bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi các loài thủy sản; Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ sản xuất giống loài thủy sản.

Sở KH&CN

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

2022-2025

Theo Quyết định số 2157/QĐ-UBND ngày 24/8/2020 của UBND tỉnh

7

Tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản; Tổ chức tái tạo bổ sung nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực nước tự nhiên nội địa, hồ chứa, đầm phá vùng ven biển và vùng biển

Sở NN&PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các tổ chức, cá nhân

Hàng năm

 

8

Tổ chức điều tra, đánh giá nguồn lợi, xây dựng cơ cấu nghề khai thác hợp lý, cơ cấu lao động phù hợp với điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thủy sản, đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh.

Sở NN&PTNT

Các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các đơn vị liên quan

2023-2025

 

9

Triển khai Kế hoạch sắp xếp nuôi trồng thủy sản trên vùng đầm phá; nghiên cứu xây dựng kế hoạch sắp xếp nuôi trồng thủy sản lồng, bè trên toàn tỉnh đảm bảo theo quy hoạch sử dụng đất và các quy định của Luật Đất đai, Luật Thủy sản.

Sở NN&PTNT

Sở Tài nguyên và Môi trường; Các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế

2023-2025

 

10

Xây dựng và triển khai Đề án Phát triển thủy đặc sản vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai giai đoạn 21-2025.

Sở NN&PTNT

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

2022-2025

 

11

Quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản; Nâng cao công tác quan trắc cảnh báo, phòng chống dịch bệnh, giám sát môi trường vùng nuôi theo hướng dẫn của Tổng cục Thủy sản.

Sở NN&PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các đơn vị liên quan

Hàng năm

Kế hoạch 563/KH-UBND ngày 16/3/2021 của UBND tỉnh

12

Xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030.

Sở NN&PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các đơn vị liên quan

2022-2023

 

13

Phát triển các mô hình sản xuất nuôi trồng thủy sản đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm và thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP).

UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế

Sở NN&PTNT

2022-2025

 

14

Tích hợp, rà soát phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phát triển thủy sản vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. Giao quyền sử dụng đất mặt nước nuôi trồng thủy sản.

UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế

Sở TN&MT và các Sở, ngành liên quan.

Hàng năm

 

15

Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm thủy sản; phát triển thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm thủy đặc sản của tỉnh.

Sở KH&CN

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

2022-2025

 

16

Triển khai thực hiện các chính sách xã hội, hỗ trợ việc làm để chuyển đổi nghề nghiệp cho các đối tượng khai thác thủy sản, nhằm giảm áp lực nguồn khai thác tự nhiên.

Sở LĐTB&XH

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

2023-2025

 

17

Hỗ trợ các cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu nuôi trồng, đánh bắt thủy sản đầu tư phát triển sản xuất nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm và giới thiệu quảng bá mở rộng thị trường tiêu thụ; Hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp, người dân nuôi trồng, khai thác thủy sản với các doanh nghiệp chế biến thủy sản góp phần hình thành các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nhằm đảm bảo nguồn tiêu thụ ổn định, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.

Sở Công Thương

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

2023-2025

 

18

Khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão kết hợp mở rộng cơ sở hạ tầng Cảng cá Thuận An.

Sở NN&PTNT

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

2022-2025

Theo Kế hoạch số: 156/KH-UBND ngày 20/6/2020 của UBND tỉnh

19

Nâng cấp các âu thuyền nhỏ trên phá Tam Giang - Cầu Hai.

Sở NN&PTNT

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

2024-2025

20

Đề án Bảo tồn gen, phát triển, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy hải sản.

Sở NN&PTNT

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

2023-2025

II

Giai đoạn 2026-2030

 

 

 

 

1

Nâng cấp, đồng bộ cơ sở hạ tầng vùng nuôi cao triều tập trung Vinh Hưng - Giang Hải

Huyện Phú Lộc

Các Sở, ngành liên quan

 

 

2

Nạo vét luồng lạch từ cảng cá Tư Hiền vào khu neo đậu tàu thuyền Lộc Trì

Sở NN&PTNT

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

 

 

3

Đề án tổ chức liên kết sản xuất theo hình thức tổ hợp tác, liên hiệp hợp tác xã; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia khai thác xa bờ và hợp tác khai thác viễn dương.

Sở NN&PTNT

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

 

Theo Kế hoạch số: 156/KH- UBND ngày 20/6/2020 của UBND tỉnh

4

Dự án Xây dựng Trung tâm dịch vụ hậu cầu nghề cá, chợ đầu mối thủy sản.

Sở NN&PTNT

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

 

5

Xây dựng cơ sở đóng, sửa tàu cá quy mô lớn.

Sở NN&PTNT

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

 

6

Nâng cấp âu thuyền tránh trú bão Hải Dương

Sở NN&PTNT

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

 

7

Sửa chữa nâng cấp Khu neo đậu tránh trú bão Phú Hải, Phú Thuận.

Sở NN&PTNT

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

 

8

Dự án Thay thế các loại đèn led cho trên tàu cá đánh bắt xa bờ.

Sở Công Thương

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

 

9

Xây mới các âu thuyên trên địa bàn các huyện, thị xã Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc và Hương Trà.

Sở NN&PTNT

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3275/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

  • Số hiệu: 3275/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/12/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Nguyễn Văn Phương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 31/12/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản