- 1Quyết định 239/2005/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 436/QĐ-UBND năm 2006 về Kế hoạch triển khai chương trình, đề án trọng điểm thực hiện Nghị quyết 01/NQ-TU của tỉnh Nghệ An
- 4Quyết định 742/QĐ-UBND năm 2006 về kế hoạch triển khai các chương trình, đề án trọng điểm thực hiện nghị quyết 01/NQTU ngày 26/12/2005 của ban thường vụ tỉnh uỷ khoá XVI do tỉnh Nghệ An ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3273/QĐ-UBND | Vinh, ngày 23 tháng 8 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ VINH THÀNH TRUNG TÂM THỂ THAO VÙNG BẮC TRUNG BỘ (GIAI ĐOẠN 2007 - 2020)
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 16/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg ngày 30/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ v/v "Phê duyệt Đề án phát triển thành phố Vinh trở thành trung tâm Kinh tế - Văn hoá vùng Bắc Trung bộ";
Căn cứ Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 03/2/2006 của UBND tỉnh, Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 02/3/2006 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai các chương trình, Đề án trọng điểm thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở TDTT tại Tờ trình số 429/TTr-TDTT ngày 12 tháng 8 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án: "Xây dựng thành phố Vinh thành trung tâm thể thao vùng Bắc Trung bộ" (Giai đoạn 2007 - 2020), (có Đề án kèm theo) với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu của Đề án:
- Xây dựng Vinh thành trung tâm đào tạo VĐV các môn thể thao nâng cao của Nghệ An, trước hết là bóng đá và các môn thế mạnh của tỉnh và các tỉnh trong vùng Bắc Trung bộ từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế, ngoài ra đáp ứng nhu cầu đào tạo VĐV cho một số tỉnh phía Bắc như: Ninh Bình, Hà Nam và nước bạn Lào.
- Là trung tâm tập huấn các đội tuyển thể thao Nghệ An, các tỉnh trong vùng và quốc gia chuẩn bị cho việc tham gia thi đấu các giải thể thao Quốc gia, Đông Nam Á và Quốc tế (kể cả các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ, HLV, trọng tài các môn).
- Một trong những trung tâm tổ chức thi đấu các giải thể thao lớn của tỉnh, của khu vực Bắc Trung bộ, Quốc gia và khu vực Đông Nam Á.
- Trung tâm phục hồi chức năng VĐV của tỉnh, khu vực Bắc Trung bộ và Quốc gia.
2. Nhiệm vụ và giải pháp:
2.1. Giải pháp về sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý đối với hoạt động TDTT và đối với việc xây dựng thành phố Vinh thành Trung tâm thể thao vùng Bắc Trung bộ.
a) Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo của Chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, ban, ngành, đoàn thể các cấp đối với hoạt động TDTT thông qua việc ban hành cơ chế chính sách phát triển TDTT.
b) Đối với thành phố Vinh: cấp uỷ Đảng, chính quyền chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển TDTT toàn diện, ưu tiên và nâng tỷ trọng đầu tư và đầu tư có trọng điểm để sớm đưa sự nghiệp TDTT thành phố Vinh trở thành Trung tâm thể thao của toàn tỉnh, có đủ điều kiện về nhân lực, nguồn lực, CSVC trở thành trung tâm thể thao của vùng Bắc Trung bộ.
2.2. Xây dựng, phát triển phong trào TDTT quần chúng từ cấp cơ sở:
a) Đẩy nhanh tiến độ triển khai và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 17/CT-TW, Quyết định số 57/QĐ-TTg, Thông tri số 16/TT-TU về quy hoạch phát triển TDTT đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 100/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về Chương trình phát triển TDTT xã, phường, thị trấn, Quyết định 147 của Thủ tướng Chính Phủ về phát triển KT-VH-XH miền Tây Nghệ An đến năm 2010 làm cơ sở vững chắc cho phong trào chung.
b) Nâng cao chất lượng hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về TDTT các cấp.
c) Nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, tổ chức hoạt động của ngành TDTT các cấp:
- Chỉ đạo xây dựng, phát triển các mô hình tổ chức và hoạt động về TDTT phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương, ngành, đoàn thể để tập hợp, thu hút đông đảo các đối tượng, quần chúng nhân dân tham gia.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả đề án xã hội hoá TDTT trên các địa bàn, lĩnh vực nhằm khai thác huy động tối đa các nguồn lực xã hội cho hoạt động và phát triển sự nghiệp TDTT.
2.3. Xây dựng lực lượng VĐV thành tích cao:
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo VĐV năng khiếu các tuyến cơ sở và năng khiếu tập trung đảm bảo nâng cao số lượng, chất lượng đáp ứng cung cấp nguồn kế cận vững chắc cho các đội tuyển cấp tỉnh và làm nòng cốt cho phong trào TDTT cơ sở. Phân cấp mạnh mẽ công tác đào tạo VĐV, xây dựng các đội tuyển thể thao nâng cao cho các Liên đoàn thể thao, các huyện, thành, thị trước hết ở thành phố Vinh.
- Xác định số lượng các môn thể thao nâng cao tập trung của tỉnh, nhất là các môn thể thao mũi nhọn, có thế mạnh để tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.
- Đầu tư mạnh mẽ về hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị tập luyện tại các huyện, thành, thị, nhất là trung tâm ĐTHL TDTT, CLB bóng đá Sông Lam trung tâm TDTT thành phố Vinh để đáp ứng yêu cầu tập luyện thường xuyên của nhân dân và tập luyện, huấn luyện nâng cao thành tích theo hướng tiên tiến hiện đại của một trung tâm thể thao vùng và các vệ tinh của trung tâm vùng.
- Xúc tiến việc thành lập Trường phổ thông năng khiếu thể thao cấp tỉnh và cấp vùng đảm bảo yêu cầu học tập văn hoá cho VĐV và kế hoạch tập luyện của các đội tuyển.
- Có kế hoạch đầu tư chiến lược cho công tác đào tạo VĐV theo hướng: tổ chức các đợt tập huấn tập trung dài hạn tại các trung tâm TDTT lớn trong cả nước gửi tập huấn nước ngoài đối với một số VĐV có tiềm năng đạt thành tích cao, một số môn mũi nhọn trọng điểm.
- Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút tài năng thể thao (HLV, VĐV) trong và ngoài tỉnh.
- Xây dựng hệ thống trung tâm y tế, phục hồi chức năng VĐV và trung tâm nghiên cứu khoa học: đảm bảo đáp ứng chăm sóc sức khoẻ VĐV và nâng cao chất lượng công tác đào tạo huấn luyện.
- Coi trọng mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế trong quá trình đào tạo trước hết là các nước trong khu vực có các môn thể thao mà tỉnh có ưu thế, điều kiện phát triển.
2.4. Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển TDTT với việc thực hiện xã hội hoá.
a) Huy động các nguồn lực: Đầu tư từ nguồn ngân sách của TW và UB.TDTT Quốc gia; nguồn ngân sách địa phương quản lý.
- Vận động đầu tư, tài trợ của các tổ chức trong, ngoài tỉnh và ngoài nước thông qua các chương trình hợp tác, liên doanh, liên kết trong đầu tư xây dựng và khai thác các công trình.
- Xây dựng chính sách, huy động sự tham gia đóng góp của các đối tượng nhân dân.
b) Công tác xã hội hoá:
- Tích cực thành lập hệ thống tổ chức Liên đoàn thể thao các môn (bóng đá, võ thuật, cầu lông) tiến hành chuyển giao từng bước công tác tổ chức thi đấu và đào tạo VĐV, quản lý hệ thống thi đấu các giải thể thao quần chúng cho các Liên đoàn tự thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch, cơ chế chính sách khuyến khích phát triển các mô hình và mạng lưới cơ sở TDTT ngoài công lập trên các loại hình: đào tạo VĐV, tổ chức kinh doanh các hoạt động TDTT, các hàng hoá sản phẩm TDTT xây dựng CSVC phục vụ tập luyện, thi đấu TDTT…
- Xây dựng các chính sách khuyến khích, ưu đãi và tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Nghệ An tham gia đầu tư cho hoạt động TDTT Nghệ An một cách toàn diện hoặc trực tiếp từng bộ môn.
- Từng bước chuyên nghiệp hoá một số môn thể thao nâng cao có điều kiện khả năng chuyển dần hình thức đầu tư quản lý từ nhà nước sang cổ phần hoá hoặc liên doanh, liên kết.
- Phát triển thị trường TDTT trong các hoạt động tiếp thị, quảng cáo và tài trợ, bảo trợ cho các môn, đội tuyển hoặc cá nhân VĐV thể thao nâng cao.
3. Kinh phí đầu tư: Tổng mức kinh phí đầu tư xây dựng Trung tâm Thể thao Bắc Trung bộ, dự kiến: 910 tỷ đồng.
4. Phương án bố trí vốn:
* Nguồn ngân sách địa phương: Đầu tư cho công tác khảo sát, lập dự án và chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình kỹ thuật và công trình kiến trúc có quy mô nhỏ.
* Nguồn vốn Trung ương: Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Uỷ ban TDTT: Đầu tư xây dựng các công trình phục vụ tập luyện, thi đấu đảm bảo thực hiện chức năng khu liên hợp thể thao Bắc miền Trung, bao gồm:
- Nhà thi đấu đa chức năng, khu thể thao dưới nước, sân vận động Trung tâm và các công trình luyện tập các môn.
- Vốn từ các nguồn khác: Bao gồm các nguồn tài trợ, từ các doanh nghiệp thông qua hình thức đấu thầu cho các công trình còn lại.
* Kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng hệ thống dịch vụ
* Liên doanh liên kết xây dựng các công trình tập huấn đào tạo.
5. Phân kỳ các hạng mục đầu tư:
a) Giai đoạn 2007 - 2010:
Năm 2007: Hoàn chỉnh các bước của công tác chuẩn bị đầu tư.
Năm 2008:
- Phê duyệt, khởi công thi công nhà tập luyện thi đấu đa chức năng.
- Phê duyệt khu thể thao dưới nước; hoàn chỉnh các bước của công tác chuẩn bị đầu tư (Trung tâm đào tạo các môn thể thao thành tích cao và CLB bóng đá Sông Lam).
Năm 2009:
- Phê duyệt dự án công trình sân vận động Trung tâm.
- Hoàn thành nhà tập luyện thi đấu đa chức năng.
- Phê duyệt dự án trung tâm bóng đá và CLB bóng đá Sông Lam
- Khởi công Trung tâm thể thao dưới nước.
Năm 2010:
- Phê duyệt, khởi công xây dựng văn phòng Sở TDTT
- Tiếp tục hoàn thành các công trình đã khởi công và chuẩn bị
- Khởi công công trình nhà ở VĐV, nhà làm việc của các đơn vị trực thuộc.
- Phê duyệt dự án Trung tâm đào tạo các môn thể thao thành tích cao và Trường năng khiếu TDTT.
- Khởi công trung tâm đào tạo bóng đá và CLB bóng đá Sông Lam.
- Triển khai thi công 1/4 số sân tập các môn ngoài trời.
- Tiếp tục hoàn thành khu thể thao dưới nước.
- Chuẩn bị khởi công sân vận động trung tâm và khởi công Trung tâm đào tạo bóng đá và CLB bóng đá Sông Lam.
b) Giai đoạn 2010 - 2020:
Tiếp tục triển khai các công trình còn lại (khu liên hợp thể thao và Trung tâm đào tạo các môn thể thao thành tích cao, trung tâm đào tạo bóng đá và CLB bóng đá Sông Lam).
6. Tổ chức thực hiện:
1. Sở TDTT: Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành và UBND huyện, thành phố, thị xã có liên quan và tham mưu cho UBND tỉnh quyết định về việc triển khai các nội dung cụ thể đã được phê duyệt trong Đề án; tổ chức thực hiện đúng tiến độ, có hiệu quả.
2. Sở Kế hoạch - Đầu tư:
- Hướng dẫn Sở TDTT thực hiện đúng quy trình, thủ tục đầu tư và xây dựng theo quy định của Nhà nước.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối bố trí nguồn vốn XDCB địa phương quản lý theo cơ chế hiện hành hàng năm trình HĐND, UBND tỉnh phê duyệt
3. Sở Tài chính: chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành tính toán, cân đối bố trí nguồn kinh phí triển khai thực hiện đề án; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối bố trí nguồn ngân sách địa phương quản lý trình HĐND, UBND tỉnh quyết định.
4. Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên - Môi trường: hướng dẫn Sở TDTT các nội dung về khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng thẩm định các hồ sơ về giải phóng mặt bằng, quy hoạch sử dụng, quy trình thủ tục giao đất, cấp quyền sử dụng đất trình UBND tỉnh phê duyệt quyết định.
5. Sở Nội vụ: phối hợp với Sở TDTT rà soát đội ngũ cán bộ hiện có, xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên của Trung tâm thể thao vùng Bắc Trung Bộ và đội ngũ cán bộ, HLV, HDV, cộng tác viên TDTT toàn tỉnh trình HĐND, UBND tỉnh quyết định .
6. UBND thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc: phối hợp chặt chẽ với Sở TDTT thực hiện các nội dung về quy hoạch đất sử dụng cho các công trình, phương án giải phóng mặt bằng, đền bù, giải toả, bàn giao đất sau khi đã thực hiện xong các thủ tục theo quy định.
7. Các Sở, ban, ngành có liên quan: căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành lập kế hoạch chỉ đạo phối hợp với Sở TDTT tổ chức thực hiện đề án.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Thể dục - Thể thao, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng và Thủ trưởng các ban ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành thị trong phạm vi đề án thực hiện có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1Nghị quyết 26/2012/NQ-HĐND quy định chính sách về xây dựng và phát triển Trung tâm Văn hoá - Thể thao xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 2Quyết định 2507/QĐ-UBND năm 2012 về Đề án xây dựng và phát triển Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 3Nghị quyết 115/2013/NQ-HĐND hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng để xây dựng Trung tâm văn hóa thể thao, vui chơi giải trí xã, phường, thị trấn, nhà văn hóa thôn, tổ dân phố và hỗ trợ xây dựng Trung tâm văn hóa xã miền núi do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 1Quyết định 147/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 100/2005/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển thể dục thể thao ở xã, phường, thị trấn đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 239/2005/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị quyết 26/2012/NQ-HĐND quy định chính sách về xây dựng và phát triển Trung tâm Văn hoá - Thể thao xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 6Quyết định 2507/QĐ-UBND năm 2012 về Đề án xây dựng và phát triển Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 7Quyết định 436/QĐ-UBND năm 2006 về Kế hoạch triển khai chương trình, đề án trọng điểm thực hiện Nghị quyết 01/NQ-TU của tỉnh Nghệ An
- 8Quyết định 742/QĐ-UBND năm 2006 về kế hoạch triển khai các chương trình, đề án trọng điểm thực hiện nghị quyết 01/NQTU ngày 26/12/2005 của ban thường vụ tỉnh uỷ khoá XVI do tỉnh Nghệ An ban hành
- 9Nghị quyết 115/2013/NQ-HĐND hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng để xây dựng Trung tâm văn hóa thể thao, vui chơi giải trí xã, phường, thị trấn, nhà văn hóa thôn, tổ dân phố và hỗ trợ xây dựng Trung tâm văn hóa xã miền núi do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
Quyết định 3273/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Đề án xây dựng thành phố Vinh thành Trung tâm thể thao vùng Bắc Trung bộ giai (đoạn 2007 - 2020) do tỉnh Nghệ An ban hành
- Số hiệu: 3273/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/08/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Hoàng Ky
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/08/2007
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định