Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3268/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 26 tháng 8 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KHUNG NỘI DUNG TỔNG THỂ GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH QUẢNG NINH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông; văn bản số 1106/BGDĐT-GDTrH ngày 20/3/2019 về biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông; văn bản số 3536/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019 về biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học trong Chương trình GDPT 2018 và tổ chức thực hiện từ năm học 2020- 2021;

Căn cứ các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh: Quyết định số 559/QĐ-UBND ngày 21/02/2020 về Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Biên soạn và triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018; Quyết định số 1236/QĐ-UBND ngày 12/4/2020 về việc điều chỉnh, bổ sung khoản 9 Điều 1 Quyết định số 559/QĐ-UBND ngày 21/02/2020 của Ủy ban Nhân dân tỉnh;

Căn cứ Biên bản họp ngày 20/8/2020 của Hội đồng thẩm định Khung tổng thể giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 2182/TTr- SGDĐT ngày 21/8/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này khung nội dung tổng thể giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh.

Điều 2. Giao Ban biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương tinh Quảng Ninh được thành lập tại Quyết định số 437/QĐ-UBND ngày 11/0272020 của Ủy ban nhân dân tỉnh, căn cứ Khung nội dung tổng thể giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh để tổ chức biên soạn, thẩm định trình phê duyệt Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh theo quy định.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực từ ngày kí.

Các Ông (bà): Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Ban biên soạn tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- CT, các PCTUBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- UBND các H, TX, TP;
- Lưu VT.GD.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Thắng

 

KHUNG TỔNG THỂ NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH QUẢNG NINH

(Kèm theo Quyết định số 3268/QĐ- UBND ngày 26/8/2020 của UBND tỉnh)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày 26/12/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) có Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới (Sau đây gọi tắt là CTGDPT2018). Theo lộ trình được quy định, từ năm học 2020-2021 sẽ chính thức thực hiện CTGDPT 2018 trên cả nước.

Một trong những điểm mới của CTGDPT 2018 là các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xây dựng, thẩm định nội dung giáo dục của địa phương để đưa vào Chương trình giáo dục phổ thông, báo cáo Bộ GDĐT; Giáo dục địa phương là nội dung bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông (Ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp với Hoạt động trải nghiệm. Ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, nội dung giáo dục của địa phương có vị trí tương đương các môn học khác).

Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh phản ánh những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,... của tỉnh, bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung.

Thông qua nội dung giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh, góp phần trang bị cho học sinh những hiểu biết về địa phương mình, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, có ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để tham gia giải quyết những vấn đề của địa phương.

II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh là thành phần của CTGDPT 2018 bắt buộc, tuân thủ các quy định nêu trong Chương trình tổng thể, đồng thời xuất phát từ đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa, dân cư của tỉnh Quảng Ninh, nhấn mạnh một số quan điểm sau:

- Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh được xây dựng trên cơ sở các vấn đề cơ bản của tự nhiên, địa lí, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh; các vấn đề cơ bản về bảo vệ môi trường, giáo dục giá trị nhân văn; gắn lí thuyết với thực hành, gắn nội dung giáo dục với thực tiễn.

- Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh được xây dựng trên cơ sở kế thừa và kết nối với các môn học và hoạt động giáo dục khác, như: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm, Lịch sử, Địa lí, Công nghệ,... giúp học sinh vận dụng tích hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học và hoạt động giáo dục để giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống, phù hợp với lứa tuổi.

- Lựa chọn những nội dung thiết thực đối với việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua phương pháp tổ chức các hoạt động học tập, hoạt động giáo dục trải nghiệm tích cực.

- Thiết kế nội dung theo hướng mở, linh hoạt để có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của các vùng khác nhau trong tỉnh nhưng không tách rời chương trình giáo dục tổng thể; phù hợp với khả năng của giáo viên, với các nhóm đối tượng học sinh khác nhau và thực tiễn dạy học ở nhà trường, song vẫn bảo đảm trình độ chung của giáo dục phổ thông trên cả nước.

III. MỤC TIÊU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

- Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh được xây dựng nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,... tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, bồi dưỡng những phẩm chất chủ yếu là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm đồng thời bồi dưỡng giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư các dân tộc tỉnh Quảng Ninh; góp phần xây dựng tỉnh Quảng Ninh cùng nước Việt Nam giàu đẹp, góp phần vào sự tiến bộ của nhân loại.

- Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh góp phần hình thành các năng lực học sinh được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Bên cạnh đó, phát triển cho học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội; vận dụng kiến thức (tự nhiên, văn hóa, xã hội) vào thực tiễn, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

IV. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

Giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh được tổ chức giảng dạy ở ba cấp học:

- Cấp tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm; ngoài ra còn được tích hợp hoặc sử dụng trong dạy học các môn học (Tiếng Việt, Lịch sử - Địa lí, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Âm nhạc,...) ở từng lớp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, tổng thời lượng tương ứng 35 tiết/năm học ở mỗi khối lớp.

- Cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, nội dung giáo dục địa phương được tổ chức dưới hình thức chủ đề với tổng thời lượng là 35 tiết/năm học ở mỗi khối lớp.

V. NỘI DUNG GIÁO DỤC GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

1. CẤP TIỂU HỌC

LỚP 1

MẠCH NỘI DUNG

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Văn hóa, lịch sử truyền thống

1. Cảnh đẹp nơi em sống (thôn/khu phố, xã/phường/thị trấn)

- Nêu được một số cảnh quan nơi em sống.

- Giới thiệu một cách đơn giản với bạn bè, người thân về quang cảnh nơi em sống.

- Thể hiện được tình cảm của bản thân đối với cảnh quan nơi em sống.

2. Trò chơi dân gian của các dân tộc tỉnh Quảng Ninh

- Nêu được tên một số trò chơi dân gian của các dân tộc ở tỉnh Quảng Ninh.

- Giới thiệu được cách chơi một trò chơi dân gian mà em biết.

- Tham gia được ít nhất một trò chơi dân gian tại nhà trường hoặc địa phương em.

- Có ý thức đảm bảo an toàn khi tham gia các hoạt động vui chơi.

Địa lí, kinh tế

1. Nơi em sống (thôn/khu phố, xã/phường/thị trấn)

- Nêu được tên gọi của thôn/khu phố, xã/phường/ thị trấn nơi em sống.

- Nêu được vị trí địa lí của nơi em sống ở mức độ đơn giản như: thuộc phường/xã; huyện/thị xã, thành phố nào.

- Giới thiệu được với bạn bè, người thân về nơi em sống và mô tả đơn giản về cuộc sống ở đó (ví dụ: nhộn nhịp, yên tĩnh, thoáng đãng, mát mẻ,...).

- Bày tỏ được sự gắn bó, tình cảm của bản thân đối với nơi em sống.

2. Những người sống quanh em

- Kể được tên những người sống quanh em: Hàng xóm, bạn bè và những hoạt động chung cùng những người đó.

- Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, đề nghị đối với những người sống xung quanh em.

- Tham gia được vào một hoạt động chung cùng những người sống quanh em.

 

3. Sản vật quê hương em

- Kể tên được một số sản vật nơi em sống.

- Giới thiệu được vài nét cơ bản/đặc trưng của một trong những sản vật tiêu biểu của địa phương em.

- Bày tỏ được tình cảm, trách nhiệm của em đối với sản vật quê hương.

Chính trị, xã hội

Bác Hồ với thiếu nhi Quảng Ninh

- Biết được Bác Hồ là Chủ tịch nước, có tình cảm thiêng liêng dành cho thiếu nhi nói chung và thiếu nhi Quảng Ninh nói riêng (thông qua các câu chuyện của Bác Hồ với thiếu nhi Quảng Ninh).

- Hiểu được ý nghĩa 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.

- Bày tỏ được tình cảm kính trọng của bản thân đối với Bác Hồ.

Môi trường

Bảo vệ môi trường nơi em sống

- Nêu được tên một số việc làm phù hợp để giữ vệ sinh môi trường nơi em sống (gia đình, nhà trường, cộng đồng).

- Thực hiện được việc làm để giữ vệ sinh môi trường nơi em sống (chăm sóc cây xanh, bỏ rác đúng nơi quy định,...).

- Nhắc nhở được bạn bè, người thân cùng bảo vệ môi trường nơi em sống.

LỚP 2

MẠCH NỘI DUNG

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Văn hóa, lịch sử truyền thống

1. Cảnh đẹp quê hương (huyện, thị xã, thành phố)

- Nêu được tên gọi một số cảnh đẹp của quê hương em.

- Giới thiệu được với bạn bè, người thân về cảnh đẹp quê hương em.

- Thực hiện những việc làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ cảnh đẹp quê hương.

2. Lễ hội quê em (huyện, thị xã, thành phố)

- Nêu được tên gọi, địa điểm tổ chức lễ hội ở quê hương em.

- Kể được một số hoạt động chính diễn ra tại lễ hội ở quê hương em.

- Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường cảnh quan của lễ hội.

3. Một số món ăn đặc trưng ở địa phương em (xã/huyện/tỉnh)

- Kể tên được một số món ăn đặc trưng ở địa phương em.

- Chia sẻ được cảm nhận về một món ăn đặc trưng ở địa phương.

- Giới thiệu ở mức độ đơn giản một món ăn đặc trưng ở địa phương mà em thích.

Địa lí, kinh tế

1. Nơi em sống (huyện/ thị xã/ thành phố)

- Nêu được tên huyện/ thị xã/ thành phố nơi em sống.

- Kể tên được một số thôn/khu phố, xã/phường/thị trấn; trụ sở cơ quan xã/phường/thị trấn trực thuộc.

- Giới thiệu với bạn bè, người thân về huyện/ thị xã/ thành phố nơi em sống như: cảnh quan thiên nhiên, công việc, phong tục tập quán đơn giản,...

- Bày tỏ được sự gắn bó, tình cảm của bản thân đối với nơi em sống qua những việc làm cụ thể.

2. Sản phẩm thủ công, truyền thống ở địa phương em (xã/huyện/tỉnh)

- Kể được một số sản phẩm thủ công, truyền thống ở địa phương em: tên sản phẩm; nguyên vật liệu.

- Nêu được lợi ích/giá trị của sản phẩm đối với bản thân và gia đình, cộng đồng.

- Tham gia trải nghiệm được một nghề thủ công, truyền thống ở địa phương; hoặc làm được sản phẩm để tuyên truyền về ý nghĩa của việc gìn giữ, phát triển nghề thủ công, truyền thống tại địa phương.

Hướng nghiệp

Nghề nghiệp của người dân Quảng Ninh

- Kể được tên một số nghề nghiệp phổ biến của người dân quê em (xã /huyện/tỉnh).

- Tham gia được một số trò chơi sắm vai nghề nghiệp ở địa phương.

- Nêu được một số đức tính liên quan đến nghề mà em thích.

Chính trị, xã hội

Giao thông ở địa phương em (xã/huyện/tỉnh)

- Kể được tên một số phương tiện giao thông ở địa phương em.

- Nêu được vai trò, ý nghĩa của các phương tiện giao thông đối với đời sống.

- Nêu được những hành vi đúng để tham gia giao thông an toàn.

- Tham gia giao thông an toàn và nhắc nhở được bạn bè, người thân cùng thực hiện.

Môi trường

Bảo vệ môi trường tự nhiên

- Nêu được tên một số việc làm phù hợp để bảo vệ môi trường tự nhiên.

- Thực hiện được việc làm cụ thể để tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên.

- Nhắc nhở được bạn bè, người thân cùng bảo vệ môi trường tự nhiên.

LỚP 3

MẠCH NỘI DUNG

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Văn hóa, lịch sử truyền thống

1. Danh lam, thắng cảnh tỉnh Quảng Ninh

- Kể được (tên, vị trí, vẻ đẹp) một số danh lam thắng cảnh tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh.

- Làm được sản phẩm (viết bài, vẽ tranh....) về một danh lam thắng cảnh tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh và chia sẻ được cảm nghĩ của bản thân về một trong những danh lam thắng cảnh đó.

- Giới thiệu với bạn bè, người thân về vẻ đẹp, giá trị của quê hương em.

- Thể hiện được niềm tự hào của bản thân và có ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của tỉnh Quảng Ninh.

2. Lễ hội tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh

- Kể được tên một số lễ hội tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh.

- Sưu tầm được tranh, ảnh hoặc vẽ tranh, viết bài giới thiệu về một lễ hội em được tham gia hoặc em biết ở tỉnh Quảng Ninh.

- Nêu được những việc nên làm để thể hiện ý thức văn minh khi tham gia lễ hội địa phương.

3. Nghệ sĩ/nhạc sĩ/nhà văn tiêu biểu của Quảng Ninh

- Kể được tên một số nghệ sĩ/nhạc sĩ/nhà văn tiêu biểu của Quảng Ninh.

- Có thể diễn tả, biểu diễn, giới thiệu sơ lược một tác phẩm của nghệ sĩ/nhạc sĩ/nhà văn để lại nhiều ấn tượng với em.

- Bày tỏ được suy nghĩ/cảm nhận của bản thân về những đóng góp của các nhân vật tiêu biểu của tỉnh.

Địa lí, kinh tế

Sản phẩm tiêu biểu ở Quảng Ninh

- Kể được tên một số sản phẩm truyền thống (sản phẩm OCOP), hàng hóa tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh và vùng sản xuất tập trung của các loại sản phẩm đó.

- Nêu được lợi ích/giá trị của sản phẩm đối với bản thân và gia đình, cộng đồng.

- Tuyên truyền, quảng bá về một sản phẩm của Quảng Ninh qua hình thức viết/vẽ tranh/thuyết trình...

Hướng nghiệp

Nghề thủ công truyền thống ở địa phương em

- Tìm hiểu các thông tin cơ bản về nghề thủ công truyền thống ở địa phương và ý nghĩa của những công việc, ngành nghề đó đối với địa phương.

- Chia sẻ được với thầy cô, bạn bè, người thân về nghề thủ công, truyền thống mà em tìm hiểu được.

- Trải nghiệm một số công việc của nghề truyền thống ở địa phương và thể hiện được cảm xúc với nghề truyền thống của địa phương.

- Bày tỏ sự tôn trọng, yêu quý người lao động và sản phẩm lao động.

Chính trị, xã hội

1. Hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở Quảng Ninh

- Nêu được một số hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương em.

- Biết được vì sao cần phải thực hiện các hoạt động chăm lo giúp đỡ các gia đình chính sách, người có công...

- Tham gia được một hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương cùng thầy cô, bạn bè, người thân.

2. Thiếu nhi Quảng Ninh học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy

- Kể những việc em đã làm được theo lời Bác Hồ dạy.

- Biết được những tấm gương sáng trong học tập và rèn luyện của thanh, thiếu nhi Quảng Ninh.

- Bày tỏ sự quyết tâm của bản thân trong việc học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi.

Môi trường

Bảo vệ môi trường nơi công cộng

- Mô tả được môi trường ở một số nơi công cộng thuộc khu dân cư (trường học, chợ, khu vui chơi,...) ở địa phương em.

- Thực hiện được một số việc làm để bảo vệ môi trường nơi công cộng ở địa phương em.

- Nhắc nhở được bạn bè, người thân bảo vệ môi trường nơi công cộng.

LỚP 4

MẠCH NỘI DUNG

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Văn hóa, lịch sử truyền thống

1. Vẻ đẹp kì quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long

- Nêu được tên được một số đảo, hang động, bãi tắm đẹp của Vịnh Hạ Long.

- Giới thiệu được một số nét đẹp đặc trưng của Vịnh Hạ Long với người thân, bạn bè.

- Vẽ được bức tranh về một trong những đảo, hang động, bãi tắm/sưu tầm tranh, ảnh về vẻ đẹp của vịnh Hạ Long.

- Làm tập san/video/báo tường/sơ đồ hoặc sắm vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu, quảng bá về vẻ đẹp, giá trị, du lịch Vịnh Hạ Long.

2. Nhạc cụ truyền thống của các dân tộc Quảng Ninh

- Kể được tên một số nhạc cụ của một số dân tộc ở địa phương.

- Mô tả được một vài đặc điểm của một loại nhạc cụ dân tộc (hình dáng, chất liệu, cách chơi, hoàn cảnh sử dụng...).

- Phân biệt được âm sắc của một số nhạc cụ dân tộc ở địa phương.

3. Lịch sử và văn hóa truyền thống của Quảng Ninh

- Mô tả được một số nét về văn hóa (ví dụ: nhà ở, phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục, ẩm thực,...) của địa phương.

- Lựa chọn và giới thiệu được ở mức độ đơn giản một món ăn, một loại trang phục hoặc một lễ hội tiêu biểu ở địa phương em.

- Kể lại được câu chuyện về một trong số các danh nhân ở địa phương.

- Bày tỏ tình cảm và niềm tự hào đối với lịch sử, văn hóa truyền thống của quê hương Quảng Ninh.

Địa lí, kinh tế

1. Thiên nhiên và con người Quảng Ninh

- Xác định được vị trí địa lí, một số địa danh tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh trên bản đồ của tỉnh.

- Mô tả một trong những nét chính về tự nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu...) của Quảng Ninh trên lược đồ hoặc bản đồ.

- Trình bày được một số hoạt động kinh tế ở Quảng Ninh.

- Thể hiện được tình cảm với địa phương và sẵn sàng hành động bảo vệ môi trường xung quanh.

2. Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng núi Quảng Ninh

- Kể được tên một số dân tộc sinh sống ở vùng núi của Quảng Ninh.

- Nhận xét được một cách đơn giản về sự phân bố dân cư ở các khu vực thông qua lược đồ phân bố dân cư của tỉnh.

- Trình bày được một số hoạt động kinh tế chủ yếu ở vùng núi của tỉnh(ví dụ: làm ruộng bậc thang, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc...).

- Mô tả được một số nét chính về một số phong tục tập quán tốt đẹp các dân tộc ở vùng núi của tỉnh.

3. Du lịch tỉnh Quảng Ninh

- Kể được tên một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở Quảng Ninh.

- Nêu được lợi ích mà các địa điểm du lịch ở Quảng Ninh mang lại cho người dân địa phương (về kinh tế-xã hội,...).

- Làm tập san/video/báo tường hoặc sắm vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng của Quảng Ninh.

Hướng nghiệp

Làng nghề truyền thống ở Quảng Ninh

- Xác định được địa điểm của một số làng nghề tiêu biểu ở Quảng Ninh.

- Giới thiệu được một cách đơn giản về một số hoạt động sản xuất của một làng nghề gần nơi em ở hoặc em biết.

- Trình bày được ý nghĩa, vai trò của làng nghề truyền thống đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

- Trải nghiệm một số công việc của làng nghề truyền thống ở địa phương và thể hiện được hứng thú với các sản phẩm từ làng nghề truyền thống của địa phương.

- Giới thiệu được một số việc làm để bảo vệ môi trường ở các làng nghề.

Chính trị, xã hội

Hoạt động nhân đạo ở Quảng Ninh (xã/huyện/tỉnh)

- Nêu được ít nhất một hoạt động nhân đạo diễn ra ở địa phương mà em biết.

- Biết được ý nghĩa của các hoạt động nhân đạo đối với xã hội.

- Tham gia được một hoạt động nhân đạo ở địa phương cùng thầy cô giáo, bạn bè hoặc người thân.

Môi trường

Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh

- Nêu được một số loại ô nhiễm môi trường điển hình ở Quảng Ninh.

- Nêu được dấu hiệu ô nhiễm môi trường tác động đến bản thân.

- Nêu và thực hiện được các biện pháp để bảo vệ bản thân trước tác động của môi trường.

- Giới thiệu và áp dụng được một số biện pháp để sử dụng hợp lí tài nguyên trong cuộc sống và học tập.

- Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng chống thiên tai.

LỚP 5

MẠCH NỘI DUNG

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Văn hóa, lịch sử truyền thống

1. Di tích lịch sử/văn hóa của tỉnh Quảng Ninh

- Kể tên, địa điểm một số di tích lịch sử/văn hóa của địa phương em.

- Biết tên, địa điểm các di tích quốc gia đặc biệt của tỉnh Quảng Ninh.

- Giới thiệu được những nét cơ bản về lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa, giá trị văn hóa, kiến trúc của một công trình tiêu biểu thuộc khu di tích đặc biệt/khu di tích văn hóa/lịch sử của địa phương.

- Tự hào về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, trân trọng giá trị văn hóa, lịch sử gắn với các di tích đó.

- Tham gia bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử/văn hóa của địa phương bằng những việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.

2. Những bài hát hay dành cho thiếu nhi Quảng Ninh

- Biết tên một số tác giả và tuyển tập ca khúc viết cho thiếu nhi ở Quảng Ninh như: nhạc sỹ Bùi Đức Huyên với ca khúc: “Em yêu đất mỏ quê em”; nhạc sĩ Trần Dần và tuyển tập ca khúc “Đàn sao lên mỏ”; nhạc sĩ Xuân Tích với “Mùa thu vào nhà”; nhạc sĩ Đồ Hoà An với các ca khúc “Khúc hát chim sơn ca”, “Thả điều vào ngày mai”, “Khát vọng mặt trời,” “Đèn kéo quân”; nhạc sỹ Xuân Nhật, Đinh Viễn,...

- Hát được một bài hát về Quảng Ninh mà em yêu thích.

- Sưu tầm và nghe các bài hát dành cho thiếu niên, nhi đồng Quảng Ninh.

Địa lí, kinh tế

1. Dân cư và các dân tộc ở Quảng Ninh

- Nêu được số dân và so sánh được quy mô dân số Quảng Ninh với một số tỉnh trong khu vực Bắc Bộ.

- Nhận xét được sự gia tăng dân số ở Quảng Ninh và một số hậu quả do gia tăng dân số nhanh và phân bố dân cư chưa hợp lí ở Quảng Ninh, có sử dụng tranh ảnh, biểu đồ hoặc bảng số liệu.

- Biết được số lượng, thành phần các dân tộc đang sinh sống ở Quảng Ninh.

- Nêu được một số hành động thể hiện thái độ đoàn kết, tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

2. Vùng biển, hải đảo ở Quảng Ninh

- Kể tên được một số vịnh, đảo ở Quảng Ninh trên bản đồ hoặc lược đồ.

- Nêu được một số vai trò của vùng biển, hải đảo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và việc bảo vệ an ninh quốc phòng.

- Trình bày một số việc làm góp phần bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

- Sưu tầm, đọc và giới thiệu được một số câu chuyện (bài thơ, bài hát) về vùng biển, hải đảo của Quảng Ninh.

3. Tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Ninh

- Nêu được một số đặc điểm của một trong những tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Ninh.

- Nêu được vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Nêu được một số khó khăn của môi trường thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống.

- Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng chống thiên tai.

Hướng nghiệp

Trải nghiệm nghề nghiệp tại địa phương

- Kể được tên một số nghề nghiệp tại địa phương.

- Tham gia được vào quá trình trải nghiệm nghề tại địa phương.

- Giới thiệu mơ ước về nghề nghiệp của bản thân trong tương lai với thầy cô, bạn bè, người thân (qua hình thức vẽ tranh/thuyết trình...).

Chính trị - xã hội

Quy tắc ứng xử trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

- Nêu và nhớ quy tắc ứng xử chung (5T).

- Biết được ý nghĩa của việc thực hiện các quy tắc ứng xử (5T) trong việc góp phần giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Quảng Ninh.

- Nêu được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để thể hiện cách ứng xử của em theo bộ quy tắc đó.

- Thực hành và tuyên truyền để người thân, bạn bè thực hiện các quy tắc ứng xử đó.

Môi trường

Hành động vì môi trường

- Lựa chọn được một dự án/ hành động cụ thể để bảo vệ môi trường ở Quảng Ninh.

- Lập được kế hoạch (theo nhóm) và thực hiện được Dự án/hành động đó.

- Giới thiệu được với thầy, cô giáo, bạn bè, người thân về dự án/hành động để bảo vệ môi trường của em cùng các bạn.

2. CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

LỚP 6

NỘI DUNG

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Khái quát chung về nội dung giáo dục địa phương Quảng Ninh cấp THCS.

Xác định rõ mục đích, yêu cầu, phương pháp học tập, cách đánh giá kết quả học tập và khái quát được các nội dung chính sẽ được học về giáo dục địa phương Quảng Ninh cấp THCS.

Văn hóa, lịch sử truyền thống

Quảng Ninh thời kì tiền sử đến năm 938.

- Xác định được phạm vi không gian, thời gian hình thành vùng đất, con người của tỉnh Quảng Ninh trên bản đồ.

- Kể lại được một số truyền thuyết về quá trình lao động sáng tạo, hình thành và phát triển của con người trên vùng đất Quảng Ninh.

Âm nhạc với người dân Quảng Ninh.

- Trình bày được vai trò của âm nhạc với đời sống của người dân Quảng Ninh.

- Giới thiệu được một số bài hát tiêu biểu và các nghệ sĩ/ca sĩ nổi tiếng của Quảng Ninh.

- Hát/giới thiệu được một số bài hát ca ngợi quê hương.

Các dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Giới thiệu được nét văn hóa đặc trưng của một số dân tộc ở Quảng Ninh.

- Trình bày một số giải pháp để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Vịnh Hạ Long với giá trị văn hóa và danh lam thắng cảnh.

- Giới thiệu được vị trí trên bản đồ, phạm vi, giá trị thiên nhiên của Vịnh Hạ Long.

- Giới thiệu được lịch sử hình thành nền văn hóa Hạ Long.

- Kể lại được một vài truyền thuyết về Vịnh Hạ Long.

Văn hóa lễ hội (lễ hội của làng, lễ hội đình, lễ hội chùa, lễ hội đền).

- Giới thiệu khái quát về lễ hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (lễ hội của làng, lễ hội đình, lễ hội chùa, lễ hội đền).

- Trình bày được nguồn gốc và những hoạt động của các lễ hội (lễ hội của làng, lễ hội đình, lễ hội chùa, lễ hội đền) ở Quảng Ninh.

- Giới thiệu được một số lễ hội (lễ hội của làng, lễ hội đình, lễ hội chùa, lễ hội đền) ở Quảng Ninh.

Thực hành lịch sử - Tái hiện lịch sử

- Tham gia các hoạt động giáo dục tái hiện lễ hội (lễ hội của làng, lễ hội đình, lễ hội chùa, lễ hội đền) tại thực địa hoặc tại sân trường.

- Xây dựng được kế hoạch/dự án để giới thiệu về lễ hội (lễ hội của làng, lễ hội đình, lễ hội chùa, lễ hội đền) trên quê hương Quảng Ninh.

- Nêu được các giải pháp bảo tồn, gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa, lịch sử của lễ hội (lễ hội của làng, lễ hội đình, lễ hội chùa, lễ hội đền) trên quê hương Quảng Ninh.

Địa địa phương

V trí địa lí, đặc điểm lãnh thổ, sự phân chia hành chính tỉnh Quảng Ninh và các huyện/thị xã/thành phố.

- Trình bày và xác định được vị trí địa lí, đặc điểm lãnh thổ, sự phân chia hành chính của tỉnh trên bản đồ. Xác định được trên bản đồ của tỉnh các cửa khẩu và các địa phương có chung đường biên giới với Trung Quốc.

- Xác định được trên bản đồ vị trí, sự phân chia hành chính của huyện/thị xã/thành phố nơi học sinh đang sống, học tập.

- Biết tìm đường đi, tính được khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ của tỉnh hoặc huyện/thị xã/thành phố nơi học sinh đang sống (bản đồ in hoặc bản đồ số, bản đồ trực tuyến,..).

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Ninh.

- Trình bày được đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên (địa hình, khí hậu, đất, sinh vật, thủy văn, khoáng sản) của tỉnh Quảng Ninh.

- Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên, khai thác thông minh các tài nguyên vì sự phát triển bền vững của tỉnh.

- Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và một số nguồn tài nguyên tiêu biểu của tỉnh. Đọc được biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của một số trạm khí hậu trên địa bàn tỉnh.

- Biết cách tìm hiểu môi trường tự nhiên của tỉnh qua tài liệu và hoạt động trải nghiệm thực tế.

Kinh tế, hướng nghiệp

Nghề truyền thống. Các vấn đề ở làng nghề truyền thống.

- Tìm hiểu được một số nghề truyền thống ở Quảng Ninh.

- Xây dựng được kế hoạch/dự án quảng bá, giới thiệu công việc, sản phẩm của làng nghề.

Chính trị - xã hội

Ngôi trường của em.

- Giới thiệu được vị trí địa lí, quá trình thành lập, phát triển, truyền thống của ngôi trường học sinh đang học tập.

- Biết cách giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường bằng những việc làm cụ thể.

Những tấm gương tiêu biểu của học sinh Quảng Ninh trong học tập và rèn luyện.

- Giới thiệu được tấm gương tiêu biểu của học sinh tỉnh Quảng Ninh trong các lĩnh vực giáo dục, thể thao, nghệ thuật,...

- Trân trọng, tự hào và học tập những tấm gương tiêu biểu đó.

Môi trường

Thực trạng môi trường tại các khu dân cư của tỉnh Quảng Ninh và nơi học sinh sống, học tập; biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường.

- Tìm hiểu thực trạng môi trường tại các khu dân cư của Quảng Ninh và nơi học sinh đang sống, học tập.

- Tham gia tuyên truyền đến người dân địa phương các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường.

LỚP 7

NỘI DUNG

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Văn hóa, lịch sử truyền thống

Quảng Ninh từ năm 938 đến đầu thế kỉ XVI.

- Trình bày được tên gọi tỉnh Quảng Ninh hiện nay qua các thời kì.

- Khái quát được lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc trên địa bàn tỉnh.

Chiến thắng trên sông Bạch Đằng.

- Lý giải được chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là bình minh của lịch sử dân tộc.

- Lý giải được chiến thắng Bạch Đằng năm 981 là niềm tự hào của lịch sử dân tộc.

- Lý giải được chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 là mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc.

Bảo vật quốc gia.

- Trình bày được địa điểm phát hiện của các bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Giới thiệu được giá trị văn hóa, lịch sử của các bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Thương cảng Vân Đồn.

- Trình bày được thương cảng Vân Đồn là thương cảng quốc tế quan trọng của đất nước.

- Giới thiệu được vai trò của thương cảng Vân Đồn: giao thương phát triển kinh tế; giao lưu văn hóa, tôn giáo; mở rộng các mối quan hệ bang giao của nước ta.

Vịnh Hạ Long với giá trị văn hóa, lịch sử.

- Giới thiệu được một vài nét văn hóa của vùng đất, con người Hạ Long.

- Trình bày được các di chỉ khảo cổ của nền văn hóa Hạ Long.

Phật hoàng Trần Nhân Tông với Quảng Ninh.

- Trình bày được quá trình tu hành của Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

- Giới thiệu được Am Ngọa Vân - nơi viên tịch của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Thực hành lịch sử - Tái hiện lịch sử

Tham gia các hoạt động giáo dục tại Bảo tàng Quảng Ninh: giới thiệu được những chiếc cọc gỗ lim được trưng bày trong bảo tàng (viết bài hoặc làm các sản phẩm); giới thiệu được các di chỉ khảo cổ của nền văn hóa Hạ Long (viết bài hoặc làm các sản phẩm); giới thiệu được các Bảo vật quốc gia của tỉnh Quảng Ninh (viết bài hoặc làm các sản phẩm).

Thể thao vùng Mỏ.

- Trình bày được vai trò của thể thao với đời sống của người dân Quảng Ninh.

- Kể tên/giới thiệu được một số môn thể thao có thành tích cao và vận động viên, huấn luyện viên tiêu biểu của Quảng Ninh.

Văn hóa ứng xử trong trường học ở Quảng Ninh.

- Liệt kê, giải thích được các biểu hiện của văn hóa ứng xử trong nhà trường ở Quảng Ninh.

- Biết thực hành ứng xử văn hóa trong nhà trường.

Địa lí địa phương

Đặc điểm dân cư tỉnh Quảng Ninh.

- Trình bày được đặc điểm dân số (quy mô, gia tăng, cơ cấu), dân tộc, phân bố dân cư của tỉnh.

- Đọc được biểu đồ quy mô dân số. Xác định được trên bản đồ một số đô thị.

- Biết cách sưu tầm tư liệu và viết báo cáo về một trong các đặc điểm dân cư của tỉnh.

Chính trị - xã hội

Phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội đối với học sinh tỉnh Quảng Ninh.

- Giải thích được thế nào là bạo lực học đường và tệ nạn xã hội, nhận diện các loại bạo lực học đường tệ nạn xã hội ở Quảng Ninh.

- Biết thực hành ứng phó với các tình huống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội.

Môi trường

Tác động môi trường của các hoạt động sản xuất và dịch vụ ở tỉnh Quảng Ninh và nơi học sinh sống; biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường.

- Tìm hiểu thực trạng môi trường trong các hoạt động sản xuất và dịch vụ của tỉnh và địa phương nơi học sinh sống.

- Biết được một số định hướng chính của tỉnh về bảo vệ môi trường

- Đề xuất một số biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất và dịch vụ.

LỚP 8

NỘI DUNG

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Văn hóa lịch sử truyền thống

Quảng Ninh từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX.

- Trình bày được quá trình thực dân Pháp xâm lược tỉnh Quảng Ninh.

- Khái quát được cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Quảng Ninh và buổi đầu nhân dân Quảng Ninh đấu tranh bảo vệ quê hương.

Quá trình khai thác than đá ở Quảng Ninh.

- Nêu được thời gian, địa điểm phát hiện ra than đá đầu tiên của Quảng Ninh.

- Khái quát quá trình khai thác than đá của triều đình nhà Nguyễn trước khi thực dân Pháp xâm lược.

- Trình bày được quy mô, mục đích, quá trình khai thác than đá của thực dân Pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Phân tích được những tác động từ chương trình khai thác than đá của thực dân Pháp đến kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội, con người Quảng Ninh.

Di sản văn hóa.

- Khái quát được di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Giới thiệu được một số di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể của quê hương hoặc của địa phương tỉnh Quảng Ninh.

- Giới thiệu được các di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Vịnh Hạ Long với giá trị sinh học, địa chất, địa mạo.

- Giới thiệu được giá trị sinh học, địa chất, địa mạo của Vịnh Hạ Long.

- Trình bày được các giải pháp bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị của Vịnh Hạ Long.

Di tích quốc gia đặc biệt.

- Giới thiệu được vị trí trên bản đồ, các công trình của các di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Trình bày được một số giải pháp cho việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của của các di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Thực hành lịch sử - Tái hiện lịch sử

- Tham gia các hoạt động giáo dục tại di tích quốc gia đặc biệt (danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long, khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều, khu di tích lịch sử Bạch Đằng Quảng Yên, khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử ở Uông Bí, khu di tích lịch sử đền Cửa Ông ở Cẩm Phả).

Địa lí địa phương

Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh. Một số trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ninh.

- Trình bày khái quát được đặc điểm kinh tế, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, một số ngành kinh tế trọng điểm trong từng khu vực kinh tế ( nông - lâm - thủy sản, công nghiệp, dịch vụ) của tỉnh.

- Xác định được trên bản đồ sự phân bố của một số ngành kinh tế và trung tâm kinh tế của tỉnh.

Kinh tế, hướng nghiệp

Ngành nghề kinh tế trọng điểm và thị trường lao động ở tỉnh Quảng Ninh.

- Tìm hiểu được thông tin liên quan đến các ngành/nghề kinh tế trọng điểm tại địa phương.

- Nêu được hiểu biết cơ bản về thị trường lao động của tỉnh.

- Tìm hiểu được thông tin liên quan đến ngành/ nghề mình yêu thích và thị trường lao động ở các kênh chính thức trên địa bàn, qua mạng internet.

Chính trị - xã hội

An ninh, an toàn trong trường học ở Quảng Ninh.

- Giải thích được thế nào là an ninh, an toàn trong trường học, từ đó nhận biết được các tình huống nguy hiểm có thể diễn ra trong trường học ở Quảng Ninh.

- Biết thực hành một số cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm trong trường học để đảm bảo an toàn.

Môi trường

Đa dạng sinh học và sự cần thiết bảo vệ đa dạng sinh học ở Quảng Ninh và địa phương học sinh sinh sống.

Sưu tầm tài liệu về sinh học và sự cần thiết bảo vệ đa dạng sinh học ở Quảng Ninh hoặc địa phương học sinh sống, học tập.

LỚP 9

NỘI DUNG

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Văn hóa, lịch sử truyền thống

Quảng Ninh từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Nêu được sự ra đời, phát triển và truyền thống của công nhân mỏ Quảng Ninh.

- Trình bày được nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc tổng bãi công của ba vạn thợ mỏ Quảng Ninh.

- Nêu được sự ra đời và hoạt động của các chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Quảng Ninh: Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên, các chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Phân tích được vai trò của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam đối với khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Ninh trong cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Trình bày được diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra ở Quảng Ninh.

Quảng Ninh từ năm 1945 đến năm 1954.

- Giới thiệu khái quát cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Quảng Ninh.

- Mô tả và giới thiệu được các khu căn cứ tiêu biểu.

Quảng Ninh từ năm 1954 đến năm 1975.

- Trình bày được sự kiện lực lượng hải quân trên vùng biển Quảng Ninh tham gia đánh thắng trận đầu hải quân Mỹ, trở thành ngày truyền thống của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

- Mô tả được sự kiện quân dân Quảng Ninh bắn rơi chiếc máy bay Mỹ và bắt sống tên giặc lái đầu tiên trên miền Bắc.

Quảng Ninh từ năm 1975 đến nay

- Trình bày khái quát về cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 của nhân dân Quảng Ninh.

- Trình bày khái quát được các thành tựu tiêu biểu của Quảng Ninh trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại.. .thời kì đổi mới, thời kì phát triển mới đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa và hội nhập.

- Biết cách sưu tầm tư liệu và thực hiện được dự án học học tập về một trong các thành tựu tiêu biểu của Quảng Ninh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kì đổi mới hoặc thời kì phát triển mới đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa và hội nhập.

Thực hành lịch sử - Tái hiện lịch sử

- Tham gia các hoạt động giáo dục tại thực địa (tại di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh) trên quê hương hoặc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Trình bày được một số giải pháp cho việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh.

- Nêu được ý tưởng để giới thiệu được giá trị của di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh với du khách.

Địa lí địa phương

Ngành du lịch của tỉnh Quảng Ninh.

- Sưu tầm tài liệu, giới thiệu về ngành du lịch của tỉnh (vai trò, thế mạnh và hạn chế trong phát triển, tình hình phát triển, một số giải pháp phát triển bền vững).

- Giới thiệu được tiềm năng du lịch của tỉnh Quảng Ninh hoặc địa phương nơi học sinh đang sống qua bản trình chiếu hoặc các sản phẩm sáng tạo (poster, pano, video,...).

Kinh tế, hướng nghiệp

Lựa chọn nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp.

- Xác định được những nghề nghiệp mình yêu thích và nêu được lý do, lựa chọn được ngành/ nghề phù hợp với bản thân một cách chủ động.

- Biết được hệ thống các trường trung học và cao đẳng nghề của tỉnh Quảng Ninh.

Chính trị - xã hội

Một số hoạt động cộng đồng xây dựng quê hương Quảng Ninh.

- Giới thiệu được những hoạt động cộng đồng tại địa phương như hoạt động tri ân, hoạt động từ thiện, hoạt động giữ gìn trật tự an toàn,... ở tỉnh Quảng Ninh và địa phương nơi học sinh đang sống.

- Giải thích được sự cần thiết phải tham gia hoạt động cộng đồng để xây dựng quê hương, phê phán những biểu hiện thờ ơ, thiếu trách nhiệm với cộng đồng.

- Nhận thức được trách nhiệm của học sinh trong hoạt động cộng đồng.

- Có hành vi thiết thực, phù hợp để tham gia các hoạt động tốt đẹp vì cộng đồng tại địa phương.

Môi trường

Phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường ở Quảng Ninh.

- Nêu được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu ở Quảng Ninh đối với tự nhiên và kinh tế - xã hội.

- Biết được trách nhiệm của chính quyền, tổ chức xã hội và cá nhân trong và ngoài tỉnh về bảo vệ môi trường.

- Xây dựng và thực hiện được dự án/kế hoạch bảo vệ môi trường ở Quảng Ninh hoặc địa phương học sinh sống.

3. CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LỚP 10

NỘI DUNG

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Khái quát chung về nội dung giáo dục địa phương Quảng Ninh cấp THPT.

Xác định rõ mục đích, yêu cầu, phương pháp học tập, cách đánh giá kết quả học tập và khái quát được các nội dung chính sẽ được học về giáo dục địa phương Quảng Ninh cấp THPT

Văn hóa, lịch sử truyền thống

Thành lập tỉnh Quảng Ninh.

- Thuyết minh được quá trình thành lập tỉnh Quảng Ninh.

- Giới thiệu được quá trình thành lập (huyện, thị , thành phố, khu kinh tế) nơi em đang sống và học tập.

Văn học dân gian Quảng Ninh.

- Thuyết minh được những nét khái quát về văn học dân gian Quảng Ninh.

- Lựa chọn và thuyết trình được một vấn đề của văn học dân gian Quảng Ninh.

- Có kĩ năng đọc hiểu một số tác phẩm văn học dân gian tiêu biểu của Quảng Ninh.

Di tích, di sản, danh thắng.

- Trình bày khái quát được các di tích, di sản, danh thắng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia, cấp quốc gia đặc biệt, cấp thế giới).

- Giới thiệu được một số di sản văn hóa vật thể tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Giới thiệu được một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Giới thiệu được một số di sản thiên nhiên, di sản phức hợp tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Giới thiệu được một số danh lam thắng cảnh tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Mối quan hệ giữa các di tích, di sản, danh thắng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Quảng Ninh.

- Giới thiệu được nguyên tắc chung trong công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, di sản, danh thắng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Giải thích được được mối quan hệ biện chứng giữa việc phát huy giá trị các di tích, di sản, danh thắng với phát triển du lịch - dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Phân tích được mối quan hệ, tác động của các di tích, di sản, danh thắng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Quảng Ninh.

Các dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Giới thiệu các thành phần dân tộc, địa bàn phân bố cư trú, các dân tộc có ngôn ngữ, chữ viết riêng.

- Trình bày được hoạt động truyền thống, tinh thần đại đoàn kết trong quá trình đấu tranh, gìn giữ và xây dựng đất nước.

Thực hành lịch sử - Tái hiện lịch sử

Tổ chức được các hoạt động giáo dục tại di sản phức hợp: khu di tích - danh thắng Yên Tử.

- Tham gia các hoạt động trải nghiệm: Tìm hiểu về các giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, giá trị tâm linh, giá trị thiên nhiên của khu di tích - danh thắng Yên Tử.

- Trình bày được một số giải pháp cho việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của khu di tích - danh thắng Yên Tử.

- Thực hiện được dự án/sản phẩm học tập (bằng video quay trực tiếp, video dựng bằng hình ảnh chụp có lồng tiếng thuyết minh, bài viết hoặc các sản phẩm khác..,) giới thiệu giá trị của khu di tích - danh thắng Yên Tử với du khách trong nước và quốc tế.

Địa địa phương

Vị trí địa lí, đặc điểm lãnh thổ tỉnh Quảng Ninh.

- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, đặc điểm lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng; ý nghĩa của vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đối với công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cả nước.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Ninh.

- Phân tích được đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên (địa hình, khoáng sản, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật).

- Thực hiện được dự án học học tập, tìm hiểu địa lí tự nhiên tại thực địa. Biết cách sử dụng các công cụ địa lí học để tìm hiểu, phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của tỉnh.

Đặc điểm dân cư của tỉnh Quảng Ninh.

- Trình bày và giải thích được đặc điểm dân số, phân bố dân cư, nguồn lao động, vấn đề việc làm, đô thị hóa và chất lượng cuộc sống dân cư của tỉnh.

- Phân tích được ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở Quảng Ninh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Sử dụng được bản đồ, số liệu thống kê để nhận xét và giải thích về phân bố dân cư và đô thị hoá.

- Phân tích được các biểu đồ, bảng số liệu về lao động và việc làm của tỉnh.

Chính trị - xã hội

Bộ qui tắc ứng xử trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Trình bày được những chuẩn mực văn hóa nơi công cộng.

- Biết điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi của cá nhân nơi công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tham gia xây dựng tỉnh Quảng Ninh văn minh, thân thiện, hiện đại và đáng sống, góp phần giữ gìn, phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Quảng Ninh.

Hệ thống bộ máy tổ chức quản lý hành chính và chính quyền tỉnh Quảng Ninh.

Giới thiệu/trình bày được vai trò chức năng nhiệm vụ của Hệ thống bộ máy tổ chức quản lý hành chính và chính quyền tỉnh Quảng Ninh.

Môi trường

Sự đa dạng của hệ sinh thái của tỉnh Quảng Ninh trong tương quan với sự phát triển kinh tế.

- Phân tích được mối quan hệ giữa sự đa dạng của hệ sinh thái và sự phát triển kinh tế của địa phương.

LỚP 11

NỘI DUNG

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Văn hóa, lịch sử truyền thống

Văn học trung đại Quảng Ninh.

- Giới thiệu được những nét khái quát về văn học trung đại Quảng Ninh.

- Lựa chọn và thuyết trình được một vấn đề của văn học trung đại Quảng Ninh (ví dụ: về “Bích Động thi xã” - tổ chức Hội VHNT đầu tiên của nước ta tại Quảng Ninh; Thơ viết về Yên Tử của Phật hoàng Trần Nhân Tông,...).

- Có kĩ năng đọc hiểu được một vài tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu của Quảng Ninh.

Lễ hội.

- Khái quát được lễ hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Giới thiệu được một số lễ hội (thời gian, địa điểm, tổ chức hoạt động chính, ý nghĩa) trên quê hương hoặc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Giới thiệu được các lễ hội (thời gian, địa điểm, tổ chức hoạt động chính, ý nghĩa) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Danh nhân Quảng Ninh

Giới thiệu được hình ảnh, hoạt động của những người có nhiều công lao đóng góp cho quê hương, đất nước (trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, công nghệ, giáo dục, y tế,...).

Di tích quốc gia đặc biệt.

- Hiểu được giá trị cốt lõi của các di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Đề xuất được giải pháp cho việc kết nối giữa các Di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với sự phát triển của du lịch và dịch vụ.

Thực hành lịch sử - Tái hiện lịch sử

- Lựa chọn và tổ chức được các hoạt động giáo dục tại thực địa: tại các di tích, di sản, danh thắng, những công trình lưu niệm của những lần Bác Hồ về thăm Quảng Ninh tại quê hương; tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Cung quy hoạch Hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh; di tích quốc gia đặc biệt; hoạt động tri ân (về các Anh hùng liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng....).

Địa lí địa phương

Đặc điểm kinh tế chung của tỉnh Quảng Ninh.

- Trình bày được vai trò, vị thế của tỉnh Quảng Ninh trong phát triển kinh tế - xã hội vùng, miền và cả nước; vai trò của các huyện/thị xã/thành phố trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Phân tích được thế mạnh và hạn chế trong phát triển kinh tế.

- Phân tích được vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Địa lí các ngành kinh tế của Quảng Ninh.

- Phân tích được đặc điểm các ngành kinh tế của tỉnh (nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại, du lịch).

- Biết cách sử dụng các công cụ địa lí học để tìm hiểu về địa lí các ngành kinh tế của tỉnh.

- Sưu tầm được tài liệu, viết được báo cáo về vai trò, điều kiện phát triển, tình hình phát triển, đề xuất giải pháp phát triển của một trong các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh hoặc ở địa phương.

Ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh.

- Xây dựng và thực hiện được kế hoạch/dự án quảng bá về ngành du lịch của tỉnh Quảng Ninh hoặc địa phương nơi học sinh đang sống.

Kinh tế, hướng nghiệp

Ngành nghề có tính đặc thù ở tỉnh Quảng Ninh.

- Biết cách tìm hiểu thông tin về những ngành/nghề có tính đặc thù tại địa phương và phân tích được yêu cầu của nhà tuyển dụng về phẩm chất và năng lực của người lao động đối với các ngành/nghề này.

Chính trị - xã hội

Tỉnh Quảng Ninh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới trong giai đoạn hiện nay.

- Hiểu được vị trí địa chiến lược quan trọng vùng biên giới của tỉnh về các lĩnh vực trọng điểm như chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh, đối ngoại.

- Tham gia thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới để góp phần bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội bằng những việc làm cụ thể.

LỚP 12

NỘI DUNG

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Văn hóa, lịch sử truyền thống

Văn học hiện đại Quảng Ninh.

- Giới thiệu được những nét khái quát về văn học hiện đại của tỉnh Quảng Ninh qua thành tựu sáng tác và tác phẩm của một số tác giả tiêu biểu.

- Lựa chọn và thuyết trình được một vấn đề của văn học hiện đại Quảng Ninh.

- Vận dụng các kĩ năng đã học để:

+ Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học của tỉnh và địa phương.

+ Đọc hiểu 1 tác phẩm văn học thuộc thể loại thơ, 1 tác phẩm văn xuôi tiêu biểu.

Đệ tứ chiến khu

- Giới thiệu được sự ra đời và hoạt động của Đệ tứ chiến khu Đông Triều - Chiến khu Trần Hưng Đạo (thể tổ chức cho học sinh đến thực địa tại thực địa để tìm hiểu).

- Nêu được công lao đóng góp to lớn của các đồng chí: Lê Thanh Nghị, Trần Cung, Hải Thanh, Nguyễn Bình,... trong hoạt động khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Quảng Ninh.

Bảo vệ biên giới.

- Giới thiệu được tinh thần đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 của các lực lượng vũ trang, nhân dân các dân tộc Quảng Ninh.

- Giới thiệu được thời gian, địa điểm, ý nghĩa sự kiện cắm cột mốc đầu tiên trên biên giới Việt - Trung (mốc giới mang ký hiệu 1369).

- Xác định được đường biên giới Việt - Trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Bác Hồ trong lòng nhân dân Quảng Ninh.

- Giới thiệu được thời gian, địa điểm và nội dung của 9 lần Bác Hvề thăm Quảng Ninh.

- Giới thiệu được các điểm di tích, lưu niệm của những lần Bác Hồ về thăm Quảng Ninh.

- Đề xuất được một số giải pháp trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các các điểm di tích, lưu niệm của những lần Bác Hồ về thăm Quảng Ninh.

Hội nhập quốc tế.

- Tìm hiểu các chủ trương, chính sách, hoạt động của Quảng Ninh mở rộng quan hệ hợp tác, hướng ra khu vực và thế giới.

- Tìm hiểu cơ hội và tác động tích cực qua các hoạt động của Quảng Ninh với Quốc tế: hoạt động về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao, du lịch, dịch vụ ....

Kỳ quan thiên nhiên thế giới.

- Thuyết minh được giá trị địa chất, giá trị sinh học, giá trị văn hóa - lịch sử, giá trị danh thắng của Vịnh Hạ Long.

- Thuyết minh được giá trị của di sản thế giới Vịnh Hạ Long, giá trị của kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

- Xây dựng/thực hiện được sản phẩm để giới thiệu, quảng bá được di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long với quốc tế.

Thực hành lịch sử - Tái hiện lịch sử

Tổ chức được các hoạt động giáo dục di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long.

- Trình bày được một số giải pháp cho việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long.

- Nêu được ý tưởng để giới thiệu được giá trị của di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long với du khách trong nước và quốc tế.

- Có hành động cụ thể, thiết thực trong việc bảo vệ, bảo tồn, gìn giữ di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long.

- Xây dựng/thực hiện sản phẩm học tập (video quay trực tiếp, video dựng bằng hình ảnh chụp có lồng tiếng thuyết minh, bài viết hoặc các hình thức sản phẩm khác...) về giáo dục bảo vệ, bảo tồn, gìn giữ và giới thiệu giá trị của di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long với du khách trong nước và quốc tế.

Địa địa phương

Phân hóa lãnh thổ kinh tế tỉnh Quảng Ninh.

- Trình bày được sự phân hóa lãnh thổ kinh tế và một số hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất ở tỉnh Quảng Ninh.

Tỉnh Quảng Ninh trong tương lai.

- Tìm hiểu được thông tin khái quát về quy hoạch tỉnh Quảng Ninh.

- Đề xuất được giải pháp thu hút đầu tư cho sự phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh Quảng Ninh hoặc địa phương nơi học sinh đang sống.

- Xây dựng/thiết kế được sản phẩm sáng tạo để quảng bá hình ảnh tỉnh Quảng Ninh và thu hút các nhà đầu tư đến với tỉnh (hoặc địa phương nơi học sống, học tập).

Kinh tế, hướng nghiệp

Nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh.

- Biết được cách thu thập, phân tích, xử lý thông tin nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội và thị trường lao động của tỉnh Quảng Ninh cũng như nơi học sinh sinh sống, học tập.

Chính trị - xã hội

Vấn đề an sinh xã hội ở Quảng Ninh.

- Liệt kê được một số chính sách an sinh xã hội cơ bản của Quảng Ninh

- Thực hiện được trách nhiệm công dân về an sinh xã hội bằng những việc làm cụ thể.

Quảng Ninh trong công cuộc đổi mới cùng với cả nước từ 1986 đến nay.

- Nêu được những thành tựu cơ bản trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng.

- Giới thiệu/quảng bá một số thành tựu cơ bản ở địa phương bằng những việc làm cụ thể.

Môi trường

Dự án chung tay bảo vệ môi trường.

Xây dựng và thực hiện được dự án bảo vệ môi trường sinh thái tại địa phương. Qua dự án, đề xuất và thực hiện được các giải pháp tích cực, sáng tạo trong việc bảo vệ môi trường tại địa phương.