Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3261/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 8 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ TỈNH THANH HÓA

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

Căn cứ Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý chất thải y tế (sau đây gọi tắt là Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT);

Căn cứ Văn bản số 413/BQLDA-KH ngày 04/7/2017 của Ban Quản lý dự án Hỗ trợ xử lý chất thải Bệnh viện - Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu Hướng dẫn triển khai xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 1815/TTr-SYT ngày 25/8/2017 về việc đề nghị Phê duyệt Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải y tế tỉnh Thanh Hóa (kèm theo Công văn số 4485/STNMT-BVMT ngày 24/8/2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường; Công văn số 832/SKHCN-QLCN ngày 18/8/2017 của Sở Khoa học và công nghệ),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải y tế tỉnh Thanh Hóa, gồm những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu:

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất thải y tế nguy hại; đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường và góp phần bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

- Đến năm 2020: 100% chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

2. Kế hoạch xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế

Xử lý theo mô hình cụm: Chủ vận chuyển CTRYT nguy hại là bệnh viện đặt hệ thống xử lý chất thải rắn y tế cho bệnh viện đó, thu gom vận chuyển và xử lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế trong phạm vi bán kính 30km, gồm 09 cụm:

Cụm 1: Tại Bệnh viện Nhi, xử lý cho các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Thanh Hóa (trừ Bệnh viện ĐK tỉnh đã có thiết bị xử lý);

Cụm 2: Tại BV huyện Hậu Lộc, xử lý cho cụm các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Hà Trung, Nga Sơn, thị xã Bỉm Sơn;

Cụm 3: Tại BVĐK KV Ngọc Lặc, xử lý cho cụm các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn các huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh, và Thường Xuân;

Cụm 4: Tại BVĐK huyện Triệu Sơn, xử lý cho cụm các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn các huyện Triệu Sơn, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Yên Định, và Thọ Xuân.

Cụm 5: Tại Bệnh viện ĐK huyện Thạch Thành, xử lý cho cụm các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn các huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc, và Cẩm Thủy;

Cụm 6: Tại Bệnh viện ĐKKV huyện Tĩnh Gia, xử lý cho cụm các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn các huyện Tĩnh Gia, Nghi Sơn, ở khu công nghiệp Nghi Sơn;

Cụm 7: Tại BV ĐK huyện Nông Cống, xử lý cho cụm các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn các huyện Nông Cống, Như Thành, và Như Xuân;

Cụm 8: Bệnh viện ĐK huyện Bá Thước

Cụm 9: Bệnh viện ĐK huyện Quan Hóa

3. Kế hoạch thực hiện và phương thức thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại trong cụm

a) Căn cứ pháp lý

- Việc vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ các cơ sở y tế trong cụm đến cơ sở xử lý được thực hiện bằng các hình thức sau:

+ Theo quy định tại Khoản 5 Điều 23 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

+ Theo quy định tại Khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 11 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

b) Phương tiện vận chuyển:

- Hiện nay, mỗi cụm xử lý chất thải y tế nguy hại đã được trang bị xe tải để vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ cơ sở y tế đến cơ sở xử lý cho cụm (cụm 1 được trang bị xe có tải trọng 1,5 tấn; cụm 2 và 3 mỗi cụm được trang bị xe có tải trọng 01 tấn);

Xe tải vận chuyển rác thải y tế cụm 1: số xe 36A-005-97;

Xe tải vận chuyển rác thải y tế cụm 2: số xe 36A-006-75;

Xe tải vận chuyển rác thải y tế cụm 3: số xe 36A-006-87;

Xe tải vận chuyển rác thải y tế cụm 4: số xe 36A-105-37;

Xe tải vận chuyển rác thải y tế cụm 5: số xe 36A-004-68;

Xe tải vận chuyển rác thải y tế cụm 6: số xe 36A-005-49;

Xe tải vận chuyển rác thải y tế cụm 7: số xe 36A-005-64;

Đối với những khu vực mà phương tiện vận chuyển trên không đến được thì sử dụng phương tiện khác (xe mô tô, xe gắn máy) để thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại nhưng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định.

c) Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại trên phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

(Chi tiết tại kế hoạch kèm theo)

Điều 2. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Tài chính và đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải y tế tỉnh Thanh Hóa theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- BQL DA Hỗ trợ xử lý CTBV Bộ Y tế (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (để BC);
- Lưu: VT, VXsln.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Đăng Quyền

 

KẾ HOẠCH

THU GOM VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ LÂY NHIỄM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Kèm theo Quyết định số 3261/QĐ-UBND ngày 30/8/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

MỤC LỤC

PHỤ LỤC

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG KẾ HOẠCH

I. Tổng quan về các cơ sở y tế, chất thải y tế và công tác quản lý, xử lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh

1.1. Tổng quan về các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh

1.2. Số lượng, loại chất thải y tế nguy hại phát sinh từ các cơ sở y tế

1.3. Hiện trạng công tác quản lý và năng lực xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại các cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh

Mô hình xử lý chất thải tại chỗ.

b. Mô hình xử lý chất thải theo cụm

1.3 Vận chuyển chất thải rắn y tế ra ngoài cơ sở y tế

II. Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại

2.1. Căn cứ pháp lý để xây dựng kế hoạch

2.2. Mục tiêu, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng.

2.2.1. Mục tiêu chung

2.2.2. Mục tiêu cụ thể

2.2.3. Phạm vi điều chỉnh:

2.2.4. Đối tượng áp dụng:

2.3. Kế hoạch xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế

2.4. Kế hoạch thực hiện và phương thức thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại trong cụm

III. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của Sở Y tế

2. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường

3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

5. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở y tế

6. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại cho cụm cơ sở y tế

PHỤ LỤC

Phụ lục 1:

Bản đồ y tế tỉnh Thanh Hóa.

Phụ lục 2:

Sơ đồ tổ chức hệ thống y tế tỉnh Thanh Hóa.

Phụ lục 3-1:

Đặc điểm chung của các bệnh viện.

Phụ lục 3-2:

Đặc điểm môi trường tự nhiên của các bệnh viện.

Phụ lục 3-3:

Ước tính lượng CTYT phát sinh trong năm 2010 và 2015.

Phụ lục 3-4:

Phương án xử lý và tiêu hủy CTYT của các bệnh viện.

Phụ lục 3-5:

Hệ thống xử lý nước thải của các bệnh viện.

Phụ lục 3-6:

Kết luận của các đoàn thanh tra, kiểm tra.

Phụ lục 3-7:

Các dự án hỗ trợ quản lý CTYT tại Thanh Hóa.

Phụ lục 3-8

Tổng hợp nhu cầu đầu tư phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy CTYT của các BV.

Phụ lục 3-9:

Tổng hợp nhu cầu nâng cao năng lực của các bệnh viện.

 

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG KẾ HOẠCH

Bệnh viện đa khoa

BVĐK

Bệnh viện

BV

Chất thải nguy hại

CTNH

Chất thải rắn y tế:

CTRYT

Chất thải y tế

CTYT

Chống nhiễm khuẩn

CNK

Phòng khám đa khoa khu vực

PKĐKKV

Trạm y tế

TYT

Trung tâm y tế

TTYT

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

CSSKSS

Y tế dự phòng

YTDP

PHẦN I

HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TỈNH THANH HÓA

Thanh Hóa ở khu vực Bắc Trung Bộ, Phía Bắc giáp với 3 tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình. Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) có chiều dài đường biên 192 km, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ có chiều dài 102 km. Tổng diện tích tự nhiên 11.133 Km2, chiếm 3,37% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Địa hình Thanh Hóa chia làm 3 khu vùng: Vùng núi năm ở phía Tây Bắc gồm 11 huyện, chiếm 72% diện tích toàn tỉnh; vùng đồng bằng gồm 10 huyện, thị xã, thành phố; vùng ven biển bao gồm 6 huyện, thị xã, chạy dọc theo bờ biển là cửa các sông Hoạt, sông Mã, sông Yên, sông Bạng.

Toàn tỉnh có 27 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 02 thành phố, 01 thị xã, 24 huyện, trong đó có 7 huyện nghèo thuộc 11 huyện miền núi; 635 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn, trong đó có 239 xã khó khăn thuộc miền núi, vùng cao và bãi ngang. Dân số năm 2017 có 3.4000.239 người, mật độ dân số trung bình 307,5 người/km2, chủ yếu sống ở nông thôn. Biểu hiện bản đồ hành chính Phụ lục 1.

I. Tổng quan về các cơ sở y tế, chất thải y tế và công tác quản lý, xử lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh

1.1. Tổng quan về các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh

+ Hệ điều trị:

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 47 bệnh viện, trong đó có 37 bệnh viện công lập và 10 bệnh viện ngoài công lập hiện đang hoạt động. Các bệnh viện công lập gồm: 03 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh (Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tĩnh Gia và Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc); 09 bệnh viện chuyên khoa (Bệnh viện Y - Dược học cổ truyền, Bệnh viện Tâm Thần, Bệnh viện phổi, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Da Liễu, Bệnh viện Nội Tiết, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Phụ Sản, Bệnh viện Phục hồi chức năng); 25 Bệnh viện Đa khoa tuyến huyện.

+ Hệ dự phòng:

- Tuyến tỉnh: Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm nghiệm, Trung tâm Giám Định y khoa, Trung tâm phòng chống sốt rét - Ký sinh trùng & Côn trùng và 2 Chi cục: Chi cục Dân số - KHHGĐ và Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Tuyến huyện có 27 Trung tâm y tế huyện, thị, thành phố.

+ Tuyến xã:

- Thanh Hóa có 637 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn; có 596 có sở hành nghề y tư nhân (phòng khám đa khoa và chuyên khoa). Tổ chức hệ thống y tế tỉnh Thanh Hóa được trình bày trong phụ lục 2.

+ Cơ sở đào tạo y dược: có 01 Phân hiệu Đại học Y; 01 trường Cao đẳng y tế công lập và 04 trương Trung cấp y ngoài công lập.

Năm 2017, giường bệnh của các bệnh viện công lập toàn tỉnh là: 12.736 đạt gần 18,1 GB/vạn dân; trong đó: tuyến tỉnh là 7.276, giường bệnh tuyến huyện là 5.460); Giường bệnh các bệnh viện ngoài công lập là: 1090 GB. Công suất sử dụng giường bệnh trong các cơ sở y tế công là 134,75% trong đó tuyến tỉnh là 131,23% và tuyến huyện là 136,44%. Các bệnh viện trong tỉnh, dù đa khoa hay chuyên khoa đều thực hiện chức năng chẩn đoán và điều trị cho cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú. Ngoài ra, bệnh viện công còn phải thực hiện các chức năng đào tạo, chỉ đạo tuyến, nghiên cứu khoa học và quản lý kinh tế theo quy định của Bộ Y tế. Các PKĐKKV và TYT xã chủ yếu khám chữa bệnh thông thường, khám thai, đỡ đẻ và điều trị ngoại trú. Một số cơ sở y tế dự phòng có thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh, tiêm phòng, xét nghiệm... như TT CSSKSS, TT YTDP, TT phòng chống HIV/AIDS và các Trung tâm y tế tuyến huyện.

Các bệnh viện đã lập đề án đánh giá tác động môi trường và đã được UBND tỉnh phê duyệt. Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại với Sở Tài nguyên - Môi trường, Đặc điểm chung về quy mô và dịch vụ của các chủ nguồn thải trong tỉnh (44 bệnh viện) được trình bày trong Phụ lục 3-1.

Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa khu vực đồng bằng và trung du đều có vị trí tương đối gần so với trung tâm tỉnh (≤ 60 km), địa hình bằng phẳng, giao thông tốt, thuận lợi cho việc vận chuyển và xử lý CTYT tập trung hoặc theo cụm bệnh viện, Các cơ sở y tế thuộc khu vực miền núi (11 huyện) có vị trí cách trung tâm tỉnh từ 60 đến 280 km, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn do vậy chỉ phù hợp với mô hình xử lý cho từng bệnh viện: phụ lục 3-2.

1.2. Số lưng, loại chất, thải y tế nguy hạt phát sinh từ các cơ s y tế

Theo khảo sát của Sở Y tế năm 2016, mỗi ngày các bệnh viện trong tỉnh phát sinh 7.685 kg chất thải y tế (chưa kể các Bệnh viện tư nhân) trong đó có 1,753 kg chất thải nguy hại (chiếm 22.8%). Lượng chất thải y tế phát sinh trung bình là 1,13kg/giường bệnh/ngày, trong đó có 0,18 kg/giường bệnh/ngày là chất thải nguy hại. Lượng chất thải y tế nguy hại của các bệnh viện trong tỉnh thay đổi từ 0,08 - 0,2 kg/giường bệnh/ngày tùy từng loại bệnh viện, Các bệnh viện có mức độ xả thải chất thải nguy hại nhiều nhất là Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc, Bệnh viện đa khoa Hợp Lực, Bệnh viện Phụ sản (0,2 kg/giường/ngày), Khối lượng chất thải nguy hại trên giường bệnh trong ngày của các bệnh viện trong tỉnh ở mức trung bình chung của cả nước.

Khối lượng chất thải y tế phát sinh từ các nguồn thải nhỏ: mỗi cơ sở y tế dự phòng tuyến tỉnh xả thải 1kg CTNH/ngày, mỗi Trung tâm y tế huyện xả 0,2 kg CTNH/ngày, mỗi phòng khám tư nhân và trạm y tế xã xả ra 0,15 kg/ngày thì tổng khối lượng CTNH phát sinh từ các nguồn thải nhỏ trong tỉnh khoảng 198.4 kg/ngày.

Chất thải y tế nguy hại phát sinh từ các cơ sở y tế bao gồm: chất thải lây nhiễm (sắc nhọn, không sắc nhọn, lây nhiễm cao, mô bệnh phẩm); chất thải hóa học thường gặp trong y tế như dược phẩm bị hỏng hoặc quá hạn, hóa chất khử trùng, hóa chất chứa kim loại nặng; và các bình chứa áp suất. Hóa chất gây độc tế bào chưa xuất hiện do không có cơ sở y tế nào trong tỉnh áp dụng hóa trị liệu điều trị ung thư, một khối lượng nhỏ chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động chẩn đoán và điều trị bệnh lý khác (chi tiết theo phụ lục 3-3).

1.3. Hiện trng công tác quản lý và năng lực xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại các cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thi nguy hi trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang áp dụng 2 mô hình xử lý CTRYT nguy hại cho các bệnh viện: mô hình xử lý tại chỗ và mô hình xử lý theo cụm cơ sở y tế. Trên địa bàn tỉnh có 30 công trình xử lý CTYT, tất cả đều đặt trong khuôn viên của các bệnh viện, phần lớn chưa được cấp giấy phép hành nghề xử lý CTNH. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chưa có công ty môi trường đô thị hay công ty tư nhân nào tham gia xử lý CTRYT nguy hại.

a. Mô hình xử lý cht thải tại chỗ

29 bệnh viện đang có công trình xử lý CTRYT tại chỗ là: 25 Bệnh viện tuyến huyện, thị và 04 bệnh viện khác: Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Lao & Bệnh Phổi, Bệnh viện đa khoa Hợp Lực, Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc với công nghệ là lò đốt 2 buồng, công xuất 10-15 kg/mẻ. Các lò đốt này được đầu tư năm 2007, công nghệ trong nước Li Bidiphar, riêng hệ thống xử lý ở Bệnh viện Nhi được đầu tư từ năm 2009, công nghệ A200- Inciner8 của Anh Quốc. Tất cả lò đốt hiện tại quá tải và xuống cấp (lò nút, vỡ, cảm biến chậm, ra nhiều khói đen, tốn kém chi phí, gây ô nhiễm môi trường và bức xúc của dân cư xung quanh). Dự kiến mô hình xử lý chất thải y tế theo cụm được UBND tỉnh phê duyệt thì chỉ còn 02 Bệnh viện xử lý tại chỗ là BVĐK huyện Quan Sơn và BVĐK huyện Mường Lát.

b. Mô hình xử lý chất thải theo cụm

Mô hình xử lý theo cụm đang được áp dụng vận hành chạy thử. Năm 2016 nhờ nguồn vốn của Ngân hàng thế giới, tỉnh Thanh Hóa đã được đầu tư 09 cụm xử lý rác thải y tế nguy hại lây nhiễm đặt tại 9 Bệnh viện bằng công nghệ hấp ướt tiệt khuẩn (có Phụ lc 3-4 kèm theo), Hiện nay cả 9 cụm đã được lắp đặt, bàn giao, đưa vào sử dụng, theo đánh giá của Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường Bộ Y tế thiết bị đạt QCVN 55: 2013/BTNMT về hiệu quả tiệt khuẩn chất thải y tế lây nhiễm.

Đối với các trung tâm y tế tuyến huyện hiện nay chưa có công trình xử lý CTRYT tại chỗ và cũng chưa thuê đơn vị nào xử lý; Các trạm y tế xã hiện tại chỉ có các lò đốt thủ công.

Chi phí xử lý chất thải lây nhiễm bằng lò đốt của các cơ sở y tế công dao động tùy theo quy mô thực tế phát sinh chất thái y tế của các cơ sở. Chi phí riêng nhiên liệu cho đốt 1 kg chất thải y tế vào khoảng 20.000 đồng, các huyện miền núi có chi phí cao hơn.

1.3. Vận chuyển chất thải rắn y tế ra ngoài sở y tế

Đối với các Bệnh viện thu gom chất thải y tế nguy hại được tổ chức theo mô hình xử theo cụm, tỉnh Thanh Hóa đã được trang bị 7 xe tải chuyên dụng vận chuyển CTNH cho 7 cụm (Có phụ lục 3-5 kèm theo). Các xe tải vận chuyển rác y tế lây nhiễm từ các Bệnh viện đến cụm để xử lý. Các chủ nguồn thải nhỏ tự vận chuyển CTYT nguy hại đến Bệnh viện gần nhất hoặc đến cụm bằng thùng kín hoặc thùng được bảo ôn (theo khoản 2, điều 12 Thông tư Liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT).

II. Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại

2.1. Căn cứ pháp lý để xây dựng kế hoạch

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;

- Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý chất thải y tế (sau đây gọi tắt là Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT).

2.2. Mục tiêu, phạm vi điều chỉnh, đi tượng áp dụng

2.2.1. Mục tiêu chung

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất thải y tế nguy hại; đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường và góp phần bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

2.2.2. Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2020: 100% chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

2.2.3. Phạm vi điều chỉnh:

Kế hoạch này được thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh Thanh Hóa.

2.2.4. Đối tượng áp dụng:

a) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến chất thải y tế lây nhiễm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

b) Kế hoạch này không áp dụng để thu gom, vận chuyển và xử lý đối với chất thải nguy hại không lây nhiễm phát sinh từ các cơ sở y tế theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường; một số chất thải nguy hại khác phát sinh tại các cơ sở y tế sẽ do các cơ sở y tế quản lý theo đúng quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ngoài ra, Kế hoạch này không áp dụng để quản lý chất thải phát sinh từ hoạt động mai táng, hỏa táng và chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động y tế. Việc quản lý chất thải phát sinh từ hoạt động mai táng, hỏa táng và chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động y tế được thực hiện theo quy định về hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng, hỏa táng; quy định về quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.

2.3. Kế hoạch xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế

Trong giai đoạn 2015-2020, do Thanh Hóa có địa bàn rất rộng và địa hình phức tạp, đồng thời chưa có đủ điều kiện thích hợp về đất đai, đầu tư và cơ chế chính sách nên mô hình xử lý tập trung sẽ không hiệu quả, vì vậy, Thanh Hóa sẽ áp dụng mô hình xử lý theo cụm bệnh viện ở những nơi có điều kiện thuận lợi và kết hợp xử lý tại chỗ cho những bệnh viện thuộc khu vực miền núi, xa xôi, địa hình đi lại khó khăn và chưa có biện pháp xử lý an toàn.

Xử lý theo mô hình cụm: Chủ vận chuyển CTRYT nguy hại là bệnh viện đặt hệ thống xử lý chất thải rắn y tế cho bệnh viện đó, thu gom vận chuyển và xử lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế trong phạm vi bán kính 30km, gồm 09 cụm:

Cụm 1:

Tại Bệnh viện Nhi, xử lý cho các cơ sở y tế trên địa bàn TP. Thanh Hóa (trừ Bệnh viện ĐK tỉnh đã có thiết bị xử lý);

Cụm 2:

Tại BV huyện Hậu Lộc, xử lý cho các cơ sở y tế trên địa bàn các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Hà Trung, Nga Sơn, thị xã Bỉm Sơn;

Cụm 3:

Tại BVĐK KV Ngọc Lặc, xử lý cho các cơ sở y tế trên địa bàn các huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh và Thường Xuân;

Cụm 4:

Tại BVĐK huyện Triệu Sơn, xử lý cho các cơ sở y tế trên địa bàn các huyện Triệu Sơn, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Yên Định và Thọ Xuân.

Cụm 5:

Tại Bệnh viện ĐK huyện Thạch Thành, xử lý cho các cơ sở y tế trên địa bàn các huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc, và Cẩm Thủy;

Cụm 6:

Tại Bệnh viện ĐKKV huyện Tĩnh Gia, xử lý cho các cơ sở y tế trên địa bàn các huyện Tĩnh Gia, Nghi Sơn, khu công nghiệp Nghi Sơn;

Cụm 7:

Tại BV ĐK huyện Nông Cống, xử lý cho các cơ sở y tế trên địa bàn các huyện Nông Cống, Như Thành, và Như Xuân;

Cụm 8:

Bệnh viện ĐK huyện Bá Thước

Cụm 9:

 Bệnh viện ĐK huyện Quan Hóa

(Có Phụ lục II-1 kèm theo)

Đối với công tác xử lý chất thải y tế tại cơ sở xử lý cụm:

Chi phí cho công tác xử lý cần phải bao gồm các hạng mục chi phí sau:

- Chi phí khấu hao thiết bị, vật tư thay thế, Nhà lưu giữ chất thải;

- Chi phí điện, nước phục vụ cho xử lý;

- Chi phí cho vận chuyển chất thải sau xử lý đi tiêu hủy;

- Chi phí cho công tác kiểm định, kiểm chuẩn định kỳ;

- Chi phí trả tiền lương, tiền công cho cán bộ vận hành;

- Chi phí bảo hộ lao động, bồi dưỡng độc hại cho cán bộ vận hành;

2.4. Kế hoạch thực hiện và phương thức thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại trong cụm:

a) Việc vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ các cơ sở y tế trong cụm đến cơ sở xử lý được thực hiện bằng các hình thức sau:

- Cơ sở y tế trong cụm thuê đơn vị có giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại để thực hiện vận chuyển chất thải của cơ sở y tế đến cơ sở xử lý cho cụm. Đối với chủ xử lý chất thải y tế trong cụm nhưng nằm ngoài phạm vi của giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp có trách nhiệm báo cáo cơ quan cấp giấy phép trước khi thực hiện (theo quy định tại Khoản 5 Điều 23 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

- Cơ sở y tế trong cụm tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị khác không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại để thực hiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ cơ sở y tế đến cơ sở xử lý cho cụm thì phải được sự chấp thuận của UBND tỉnh và phải đáp ứng các quy định tại Khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 11 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

b) Phương tiện vận chuyển:

- Các cơ sở y tế, đơn vị được thuê vận chuyển chất thải y tế nguy hại phải sử dụng các phương tiện đáp ứng các yêu cầu nêu tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Hiện nay, mỗi cụm xử lý chất thải y tế nguy hại đã được trang bị xe tải để vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ cơ sở y tế đến cơ sở xử lý cho cụm (cụm 1 được trang bị xe có tải trọng 1,5 tấn; cụm 2 và 3 mỗi cụm được trang bị xe có tải trọng 01 tấn); ngoài ra, đối với những khu vực mà phương tiện vận chuyển trên không đến được thì sử dụng phương tiện khác (xe mô tô, xe gắn máy) để thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại nhưng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định.

c) Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại trên phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Có thành, đáy, nắp kín, kết cấu cứng, chịu được va chạm, không bị rách vỡ bởi trọng lượng chất thải, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển;

+ Có biểu tượng về loại chất thải lưu chứa theo quy định với kích thước phù hợp, được in rõ ràng, dễ đọc, không phai màu trên thiết bị lưu chứa chất thải;

+ Được lặp cố định hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển và bảo đảm không bị rơi, đổ trong quá trình vận chuyển chất thải.

d) Chất thải lây nhiễm trước khi vận chuyển phải được đóng gói trong các thùng, hộp hoặc túi kín, bảo đảm không bị bục, vỡ hoặc phát tán chất thải trên đường vận chuyển.

đ) Trong quá trình vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ cơ sở y tế về cơ sở xử lý cho cụm, trường hợp xảy ra tràn đổ, cháy, nổ chất thải y tế hoặc các sự cố khác phải thực hiện ngay các biện pháp ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật.

e) Tần suất thu gom, lưu giữ:

- Chất thải lây nhiễm từ các cơ sở y tế về cụm xử lý phải ưu tiên xử lý trong ngày. Trường hợp chưa xử lý ngay trong ngày, phải lưu giữ ở nhiệt độ dưới 20°C và lưu giữ tối đa không quá 02 ngày.

- Cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại cho cụm cơ sở y tế và bệnh viện phải có khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Mục A Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

f) Dự kiến chi phí thu gom gồm các chi phí sau:

- Chi phí tiêu thụ nhiên liệu và khấu hao phương tiện: Căn cứ loại phương tiện thu gom để tính định mức nhiên liệu và khấu hao cho hoạt động thu gom;

- Chi phí tiền lương, các khoản BHXH, BHYT, BHTN và khám sức khỏe định kỳ của cán bộ thu gom, vận chuyển: Căn cứ mức lương của cán bộ và theo các quy định hiện hành về chế độ tiền lương, tiền công, phụ cấp.

- Chi phí bảo hộ lao động, bồi dưỡng độc hại cho cán bộ thu gom

- Chi phí đầu tư các dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố trong quá trình thu gom, vận chuyển

Dự kiến tổng chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý đối với 01 kg chất thải lây nhiễm trong phạm vi cụm:

- Giá dịch vụ công đoạn thu gom, vận chuyển = 15.000đ/1kg

- Giá dịch vụ công đoạn xử lý rác thải nguy hại = 13.500đ/1kg

Tổng cộng giá dịch vụ trọn gói = 28.500đ/1kg

(Có Phụ lục II-2 kèm theo)

III. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của Sở Y tế

a) Hướng dẫn các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện các quy định về quản lý chất thải y tế.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, thanh tra cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh.

c) Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường thống nhất xây dựng đơn giá cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh; trình UBND tỉnh

d) Làm đầu mối trong việc tổ chức đào tạo, truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.

e) Báo cáo công tác quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Điều 16 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của liên Bộ Y tế và bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Trách nhiệm của Sở Tài chính

Căn cứ Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, Sở Tài chính phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường thống nhất xây dựng đơn giá cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh; trình UBND tỉnh.

Tổ chức quyết toán kinh phí thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế theo quy định hiện hành.

3. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Chủ trì, phối hợp Sở Y tế, các ngành, địa phương có liên quan thẩm định tuyến đường thu gom và phương tiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh theo đề nghị của đơn vị thu gom.

b) Chủ trì, phối hợp Sở Y tế tổ chức kiểm tra, thanh tra các cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường; về công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại; tổ chức đào tạo, truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế.

c) Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính thống nhất xây dựng đơn giá cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh.

4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

a) Phối hợp Sở Y tế và Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện Kế hoạch này tại địa phương.

b) Tổ chức truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế, các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường cho các cơ sở y tế và các đối tượng liên quan trên địa bàn.

c) Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền đối với việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở y tế trên địa bàn.

5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

Thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở y tế trên địa bàn.

6. Trách nhiệm của cơ sở y tế có đặt cụm xử lý rác thải y tế

a) Thực hiện quản lý chất thải hại không lây nhiễm (có tên tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường) và một số chất thải nguy hại khác phát sinh tại các cơ sở theo đúng quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

b) Phân công 01 lãnh đạo phụ trách về công tác quản lý chất thải y tế và 01 khoa, phòng hoặc cán bộ chuyên trách về công tác quản lý chất thải y tế của cơ sở.

c) Lập và ghi đầy đủ thông tin vào Sổ bàn giao chất thải y tế nguy hại theo quy định tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường (trừ trường hợp cơ sở y tế tự thực hiện xử lý chất thải y tế).

d) Cơ sở xử lý chất thải theo mô hình cụm phải sử dụng Sổ giao nhận chất thải y tế nguy hại (thay thế chứng từ chất thải y tế nguy hại) theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường khi thực hiện chuyển giao chất thải y tế nguy hại.

đ) Bố trí đủ kinh phí, nhân lực hoặc ký hợp đồng với chức năng để thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế.

e) Tổ chức thông tin, phổ biến pháp luật về việc quản lý chất thải y tế cho tất cả cán bộ, viên chức, hợp đồng và các đối tượng liên quan.

g) Hàng năm, tổ chức đào tạo về quản lý chất thải y tế cho công chức, viên chức, người lao động của đơn vị và các đối tượng có liên quan.

h) Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế theo quy định tại Điều 16 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

7. Trách nhiệm của cơ sở y tế thu gom chất thải y tế nguy hại

a) Thực hiện các quy định tại Điều 23 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

b) Triển khai thực hiện công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại theo nội dung Kế hoạch này.

c) Bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật về phương tiện vận chuyển và thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại trên phương tiện vận chuyển theo quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường khi thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải y tế từ các cơ sở y tế trong cụm về xử lý.

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị liên quan báo cáo, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC 2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NGÀNH Y TẾ THANH HÓA


PHỤ LỤC 3-1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TRONG TỈNH

STT

CÁC BỆNH VIỆN

Chủ quản

Phân tuyến

Số giường bệnh

Tổng số nhân viên

Kết quả hoạt động năm 2014

Kế hoạch 2016

Thực tế 2016

Kế hoạch 2020

Số lượt khám bệnh

Công suất sử dụng giường bệnh

Số xét nghiệm

Số lần chụp Xquang

Số phẫu thuật

Số ca đẻ

I

Khối bệnh viện tỉnh

Sở Y tế

 

3.180

 

3,680

 

 

 

 

 

 

 

1

Bệnh viện đa khoa tỉnh

Sở Y tế

Tỉnh

700

850

800

843

512356

204

2081904

80921

12510

0

2

Bệnh viện phụ sản

Sở Y tế

Tỉnh

450

700

500

417

68440

156

325467

13934

7550

10587

3

Bệnh viện chống Lao

Sở Y tế

Tỉnh

220

240

250

227

24332

144

54678

11089

0

0

4

Bệnh viện Nhi

Sở Y tế

Tỉnh

500

838

500

725

118.581

140.5

375776

16877

3332

0

5

Bệnh viện Tâm thần

Sở Y tế

Tinh

220

220

220

218

29504

113

37143

5014

0

0

6

Bệnh viện y học dân tộc

Sở Y tế

Tỉnh

170

170

170

131

8576

115

8783

1002

0

0

7

Bệnh viện ĐD - PHCN

Sở Y tế

Tỉnh

120

120

220

123

9994

97

7665

1334

0

0

8

Bệnh viện Da Liễu

Sở Y tế

Tỉnh

100

100

100

120

25646

86

56775

0

309

0

9

Bệnh viện mắt

Sở Y tế

Tỉnh

100

120

120

118

29857

124

12779

3100

4335

0

10

Bệnh viện Nội tiết

Sở Y tế

Tỉnh

200

130

200

206

52072

167

56990

5805

776

0

11

Bệnh viện ĐKKV Ngọc Lặc

Sở Y tế

Tỉnh

400

608

600

567

127.048

217

547.376

68.533

7668

1877

II

Khối bệnh viện huyện

Sở Y tế

 

3.780

 

5.460

 

 

 

 

 

 

 

1

BVĐK TP Thanh Hóa

Sở Y tế

Huyện

150

160

220

151

53117

115

172280

11997

761

673

2

BVĐK thị xã Sầm Sơn

Sở Y tế

Huyện

70

70

120

78

38101

97

25334

9887

647

443

3

BVĐK thị xã Bỉm Sơn

Sở Y tế

Huyện

90

144

200

92

42110

144

86007

11342

567

502

4

BVĐK huyện Thọ Xuân

Sở Y tế

Huyện

180

288

220

178

113667

156

101445

17880

1766

1072

5

BVĐK huyện Đông Sơn

Sở Y tế

Huyện

100

160

200

145

53904

155

172190

11802

861

873

6

BVĐK huyện Nông Cống

Sở Y tế

Huyện

140

200

400

157

59.068

162

135.228

12.577

1.214

1.528

7

BVĐK huyện Triệu Sơn

Sở Y tế

Huyện

160

320

300

209

88.957

80.9

298.298

28.688

1.368

1.593

8

BVĐK huyện Quảng Xương

Sở Y tế

Huyện

180

230

220

167

 

 

 

 

 

 

9

BVĐK huyện Hà Trung

Sở Y tế

Huyện

210

336

250

152

86993

199

196351

8760

996

780

10

BVĐK huyện Nga Sơn

Sở Y tế

Huyện

200

320

200

144

86993

199

196351

8760

996

780

11

BVĐK huyện Yên Định

Sở Y tế

Huyện

150

240

230

132

53904

155

172190

11802

861

873

12

BVĐK Thiệu Hóa

Sở Y tế

Huyện

120

192

200

122

48779

159

112105

13889

873

785

13

BVĐK huyện Hoằng Hóa

Sở Y tế

Huyện

220

352

250

181

113667

156

101445

17880

1766

1072

14

BVĐK huyện Hậu Lộc

Sở Y tế

Huyện

140

330

180

185

76.738

170

198.858

28.638

1593

1072

15

BVĐK huyện Vĩnh Lộc

Sở Y tế

Huyện

200

320

220

93

113667

156

101445

17880

1766

1072

16

BVĐK huyện Thạch Thành

Sở Y tế

Huyện

200

263

250

186

89525

132

231998

20156

1318

1497

17

BVĐK huyện Cẩm Thuỷ

Sở Y tế

Huyện

130

208

210

118

53904

155

172190

11802

861

873

18

BVĐK huyện Lang Chánh

Sở Y tế

Huyện

80

128

120

83

41402

230

67546

12297

572

307

19

BVĐK huyện Như Xuân

Sở Y tế

Huyện

100

160

150

97

43522

167

86775

13114

654

672

20

BVĐK huyện Như Thanh

Sở Y tế

Huyện

90

144

130

85

48779

159

112105

13889

873

785

21

BVĐK huyện Thường Xuân

Sở Y tế

Huyện

200

320

230

115

43547

161

86723

10110

664

681

22

BVĐK huyện Bá Thước

Sở Y tế

Huyện

130

240

170

161

58025

199

141972

9509

952

1304

23

BVĐK huyện Quan Hóa

Sở Y tế

Huyện

200

220

250

89

30000

136

42816

11342

980

502

24

BVĐK huyện Quan Sơn

Sở Y tế

Huyện

70

70

150

64

43009

134

82768

11372

556

512

25

BVĐK huyện Mường Lát

Sở Y tế

Huyện

70

70

120

65

25147

128

23759

4533

136

164

26

BVĐK KV Tĩnh Gia

Sở Y tế

Huyện

200

321

270

252

66678

80

94036

17880

2418

1072

PHỤ LỤC 3-3 ƯỚC TÍNH CTYT PHÁT SINH TRONG NĂM 2017 VÀ 2020

CÁC BỆNH VIỆN

ƯỚC TÍNH CHẤT THẢI Y TẾ PHÁT SINH NĂM 2017

DỰ BÁO CHẤT THẢI Y TẾ PHÁT SINH NĂM 2020

Khối lượng (kg/ngày)

Loại chất thải nguy hại

Khối lượng (kg/ngày)

Loại chất thải nguy hại

Tổng số

Chất thải sinh hoạt

Chất thải nguy hại

1A- lây nhiễm sắc nhọn

1B- lây nhiễm không sắc nhọn

1C- lây nhiễm cao

1D- mô bệnh phẩm

2- hóa chất nguy hại hay dùng

2- thuốc gây độc tế bào

3- phóng xạ

4- bình áp suất

Tổng số

Chất thải sinh hoạt

Chất thải nguy hại

1A - lây nhiễm sắc nhọn

1B- lây nhiễm không sắc nhọn

1C- lây nhiễm cao

1D- mô bệnh phẩm

2 - hóa chất nguy hại hay dùng

2-_ thuốc gây độc tế bào

3- phóng xạ

4- bình áp suất

Khối bệnh viện tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bệnh viện đa khoa tỉnh

714

539

175

+++

+++

++

++

++

-

+

+

816

616

200

+++

+++

++

++

++

-

+

+

Bệnh viện phụ sản

490

350

140

+++

+++

++

++

 

-

+

+

510

360

150

+++

+++

++

++

++

-

+

+

Bệnh viện chống Lao

220

176

44

+++

+++

++

++

++

-

-

+

224,4

176

50

+++

+++

++

++

++

-

-

+

Bệnh viện Nhi

750

600

150

++

++

++

++

++

-

-

+

880

700

180

++

++

++

++

++

-

-

+

Bệnh viện Tâm thần

224

198

26

++

++

+

+

+

-

-

+

224,4

198

26,4

++

++

+

+

+

-

-

+

Bệnh viện y học dân tộc

172,9

147,9

25

++

++

+

+

+

-

-

+

173,4

147,9

24,99

++

++

+

+

+

-

-

+

Bệnh viện ĐD - PHCN

120,4

110,4

10

++

++

+

+

+

-

-

+

122,4

110,4

17,6

++

++

+

+

+

-

-

+

Bệnh viện Da Liễu

102

92

10

++

++

+

+

+

-

-

+

102

92

12

++

++

+

+

+

-

-

+

Bệnh viện mắt

105

87

18

++

++

+

+

+

-

-

+

122,4

104,4

18

++

++

+

+

+

-

-

+

Bệnh viện Nội tiết

112

92

20

++

++

+

+

+

-

-

+

204

184

20

++

++

+

+

+

-

-

+

Bệnh viện ĐKKV Ngọc Lặc

621

500

121

+++

+++

++

++

++

-

+

+

700

550

150

+++

+++

++

++

++

-

+

+

Khối bệnh viện huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BVĐK TP Thanh Hóa

148

120

28

++

++

+

+

+

-

-

+

204

160

44

++

++

+

+

+

-

-

+

BVĐK thị xã Sầm Sơn

71,4

59,5

11,9

++

++

+

+

+

-

-

+

81,6

68

21

++

++

+

+

+

-

-

+

BVĐK thị xã Bỉm Sơn

101,5

76,5

25

++

++

+

+

+

-

-

+

91,8

76,5

35

++

++

+

+

+

-

-

+

BVĐK huyện Thọ Xuân

203

153

50

++

++

+

+

+

-

-

+

214,2

178,5

38,5

++

++

+

+

+

-

-

+

BVĐK huyện Đông Sơn

113

85

28

+

+

+

+

+

-

-

-

187

170

35

+

+

+

+

+

-

-

-

BVĐK huyện Nông Cống

185

150

35

+++

+++

++

++

++

-

-

+

240

170

70

+++

+++

++

++

++

-

-

+

BVĐK huyện Triệu Sơn

187,5

127,5

60

++

++

++

++

++

-

-

+

240

170

52,5

++

++

++

++

++

-

-

+

BVĐK huyện Quảng Xương

193,25

153

40,25

++

++

+

+

+

-

-

+

228

187

41

++

++

+

+

+

-

-

+

BVĐK huyện Hà Trung

185,5

127,5

58

++

++

+

+

+

-

-

+

185,5

127,5

58

++

++

+

+

+

-

-

+

BVĐK huyện Nga Sơn

182,5

127,5

55

++

++

+

+

+

-

-

+

225

170

55

++

++

+

+

+

-

-

+

BVĐK huyện Yên Định

161

119

42

++

++

+

+

+

-

-

+

164

119

45

++

++

+

+

+

-

-

+

BVĐK Thiệu Hóa

135

102

33

++

++

+

+

+

-

-

+

137

102

35

++

++

+

+

+

-

-

+

BVĐK huyện Hoằng Hóa

214,6

153

61,6

++

++

+

+

+

-

-

+

252

187

65

++

++

+

+

+

-

-

+

BVĐK huyện Hậu Lộc

155

100

55

++

++

+

+

+

-

-

+

230

170

60

++

++

+

+

+

-

-

+

BVĐK huyện Vĩnh Lộc

141

85

56

++

++

+

+

+

-

-

+

141

85

56

++

++

+

+

+

-

-

+

BVĐK huyện Thạch Thành

266

220

46

++

++

+

+

+

-

-

+

291

240

51

++

++

+

+

+

-

-

+

BVĐK huyện Cẩm Thủy

142

105,6

36,4

+

+

+

+

+

-

-

+

152,6

114,4

36,75

+

+

+

+

+

-

-

+

BVĐK huyện Lang Chánh

92,4

70,4

22

+

+

+

+

+

-

-

+

92,4

70,4

21

+

+

+

+

+

-

-

+

BVĐK huyện Như Xuân

107,2

79,2

28

++

+

+

+

+

-

-

-

118

88

30

++

+

+

+

+

-

-

-

BVĐK huyện Như Thành

95,4

70,4

25

++

++

+

+

+

-

-

+

107,2

79,2

28

++

++

+

+

+

-

-

+

BVĐK huyện Thường Xuân

206

150

56

+++

+++

++

++

++

-

-

+

236

176

60

+++

+++

++

++

++

-

-

+

BVĐK huyện Bá Thước

130

90

40

++

++

++

++

++

-

-

+

221

176

45

++

++

++

++

++

-

-

+

BVĐK huyện Quan Hóa

230

200

30

++

++

+

+

+

-

-

+

235

200

43,75

++

++

+

+

+

-

-

+

BVĐK huyện Quan Sơn

68,55

52,8

15,75

++

++

+

+

+

-

-

+

77,6

61,6

26,25

++

++

+

+

+

-

-

+

BVĐK huyện Mường Lát

69,75

54

15,75

++

++

+

+

+

-

-

+

83

63

21

++

++

+

+

+

-

-

+

BVĐK huyện Tĩnh Gia

269

209

60

++

++

+

+

+

-

-

+

371

301

70

++

++

+

+

+

-

-

+

Tổng cộng

7.685

5.932

1.753

 

 

 

 

 

 

 

 

8.885

6.949

1.993

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Phụ lục 1: Số khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh trong năm 2016

Cơ sở y tế

Quy mô giường bệnh

Mức độ xả thải (kg/GB/ngđ)

Khối lượng CTYTNH (kg/ngđ)

Khối bệnh viện huyện

5460

 

 

Bệnh viện đa khoa TP Thanh Hóa

220

0,2

44

Bệnh viện đa khoa thị xã Sầm Sơn

120

0,175

21

Bệnh viện đa khoa thị xã Bỉm Sơn

200

0,175

35

Bệnh viện đa khoa huyện Thọ Xuân

220

0,175

38,5

Bệnh viện đa khoa huyện Đông Sơn

200

0,175

35

Bệnh viện đa khoa huyện Nông Cống

400

0,175

70

Bệnh viện đa khoa huyện Triệu Sơn

300

0,175

52,5

Bệnh viện đa khoa huyện Quảng Xương

220

0,18

41

Bệnh viện đa khoa huyện Hà Trung

330

0,175

58

Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn

310

0,175

55

Bệnh viện đa khoa huyện Yên Định

250

0,175

45

Bệnh viện đa khoa Thiệu Hóa

200

0,175

35

Bệnh viện đa khoa huyện Hoàng Hóa

370

0,175

65

Bệnh viện đa khoa huyện Hậu Lộc

360

0,175

60

Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Lộc

317

0,175

56

Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thành

290

0,175

51

Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Thủy

210

0,175

36,75

Bệnh viện đa khoa huyện Lang Chánh

120

0,175

21

Bệnh viện đa khoa huyện Như Xuân

150

0,175

30

Bệnh viện đa khoa huyện Như Thành

170

0,175

28

Bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân

360

0,175

60

Bệnh viện đa khoa huyện Bá Thước

250

0,175

45

Bệnh viện đa khoa huyện Quan Hóa

250

0,175

43,75

Bệnh viện đa khoa huyện Quan Sơn

150

0,175

26,25

Bệnh viện đa khoa huyện Mường Lát

120

0,175

21

Bệnh viện đa khoa khu vực Tĩnh Gia

400

0,175

70

Khối bệnh viện tỉnh

3680

 

 

Bệnh viện đa khoa tỉnh

800

0,25

200

Bệnh viện phụ sản

750

0,2

150

Bệnh viện chống Lao

250

0,2

50

Bệnh viện Nhi

900

0,2

180

Bệnh viện Tâm thần

220

0,12

26,4

Bệnh viện y học dân tộc

170

0,147

24,99

Bệnh viện Điều dưỡng - PHCN

220

0,08

17,6

Bệnh viện Da Liễu

120

0,1

12

Bệnh viện mắt

120

0,15

18

Bệnh viện Nội tiết

200

0,1

20

Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc

750

0,2

150

Khối bệnh viện ngoài công lập

 

 

 

Bệnh viện đa khoa Hợp Lực

350

0,2

70

Bệnh viện Mắt Bình Tâm

30

0,1

3

Bệnh viện Mắt BTN

30

0,1

3

Bệnh viện Trĩ Tâm An

30

0,1

3

Bệnh viện đa khoa Hàm Rồng

200

0,15

30

Bệnh viện Tâm Đức

150

0,15

22,5

Bệnh viện Đa khoa Thanh Hà

300

0,15

45

Bệnh viện Đa khoa A.C.A Bỉm Sơn

 

 

 

Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

 

 

 

Bệnh viện Đa khoa Phúc Thịnh

 

 

 

Tổng cộng:

9.140

 

2.169

 

Chi phí thu gom cho 01 kg chất thải lây nhiễm

Bảng 1. Tổng hợp chi phí cho thu gom 01 chuyến rác thải lây nhiễm
(Sử dụng loại xe tải dự án cấp với loại có tải trọng 0,5 tấn)

STT

Nội dung

Tiền

Thuyết minh

1

Lương tài xế

107159

2.05*1150000

2

Lương y công áp tải, thu gom rác y tế

97228

1.86*1150000

3

Phụ cấp ưu đãi nghề 40%

81755

 

4

Đóng bảo hiểm 24%

49053

 

5

Phụ cấp độc hại

1858

20% lương

6

Bồi dưỡng độc hại hiện vật

40000

20.000đ/ngày

7

Bảo hộ lao động: nón, kính, ủng,...

3788

Năm 2 bộ * 500000 đ

8

Chi phí khám sức khỏe định kỳ

2273

300.000 đ/người/năm

9

Tiền phà

40000

20.000 vnd/chuyến

10

Nhiên liệu: dầu diesel

562500

0.15 lít*150 km*25000

11

Nhớt

20000

(5 lít/3000km* 80000) 150km

12

Khấu hao thân xe, bảo trì sửa chữa, đại tu xe

224359

10%*350.000.000 vnd/năm, 156 chuyến/năm

13

Chi phí bảo hiểm, kiểm định xe lưu hành

6410

1.000.000 vnd/năm

14

Thùng vận chuyển rác nguy hại

43269

5 thùng* 1350.000 vnd/năm

15

Chi phí quản lý, hành chánh phí

38090

3% trên doanh số

17

Thuế

126965

10% doanh số

 

Tổng chi phí 1 lần thu gom rác

1444707

96 kg rác

 

Giá thành thu gom 01 kg rác

15049

 

Vậy chi phí thu gom chất thải lây nhiễm là 15.000đồng/1kg cho các đơn vị trong cụm

Chi phí xử lý chất thải lây nhiễm

Bảng 2. Tổng hợp chi phí xử lý chất thải lây nhiễm với công suất 120 kg/ngày

STT

Nội dung

Số tiền (vnd)

Thuyết minh

1

Lương 1 nhân viên xử lý rác

97227

1.86*1.150.000/22

2

Phụ cấp ưu đãi nghề 40% lương

38891

 

3

Đóng bảo hiểm 24% lương

23335

 

4

Phụ cấp độc hại

10455

0,2*1.150.000/22

5

Bồi dưỡng độc hại hiện vật

20000

20.000 người

6

Bảo hộ lao động

3788

Năm 2 bộ * 500.000đ

7

Chi phí khám sức khỏe

1136

300.000đ/người/năm

8

Chi phí điện xử lý rác thải lây nhiễm

151600

50 kw*2 mẻ* 1.516đ

9

Chi phí điện xử lý phần nước thải của lò

17055

4,5 kw /1m3*2,5 m3

10

Chi phí nước cho hấp, nước vệ sinh

16500

1.5 m3*2mẻ*5500đ

11

Chi phí kiểm định test sinh học

12540

3 ống nghiệm * 41.800/20 mẻ

12

Chi phí thuê quan trắc

72727

Quý 1 lần * 4.800.000đ

13

Thùng lưu giữ rác nguy hại

40909

4 thùng*1350000đ/6tháng

15

Chi phí dầu xả khử mùi, hóa chất vệ sinh

20.000

Khoán chi 20.000đ/ngày

16

Chi hành chánh phí, văn phòng phẩm

20.000

Khoán chi 10.000đ/ngày

17

Chi quản lý, điều hành

100.000

Khoán chi 50.000đ/ngày

18

Chi thuê vận chuyển rác thải đã qua xử lý để thải ra môi trường

59400

550đ/kg*54kg*2 mẻ

20

Chi phí khấu hao nhà xưởng và hệ thống lò xử lý rác thải

766667

2.530.000.000đ *8%/năm

22

Thuế TNDD + GTGT (10%)

147223

 

 

Tổng chi phí xử lý 120 kg

1619453

 

 

Giá thành xử lý 1 kg rác

13495

 

Như vậy, chi phí xử lý cho 01 kg rác là 13.500kg

 

Phụ lục các cụm xử lý rác thải y tế lây nhiễm tại tỉnh Thanh Hóa
(Kèm theo Kế hoạch số      KH/UBND ngày      /6/2017)

STT

Địa điểm

Vùng xử lý

Số giường bệnh dự kiến đến năm 2020

Tổng số chất thải lây nhiễm (kg/ngày)

 

I/ Địa điểm đặt cụm:

 

 

 

Cụm 1

Bệnh viện Nhi Thanh Hóa

- Bệnh viện Phụ Sản

- Bệnh viện Nhi

- Bệnh viện Phổi

- Bệnh viện Tâm Thần

- Bệnh viện Mắt

- Bệnh viện Da Liễu

- Bệnh viện YDHCT

- BVĐK Thành phố

- Bệnh viện Nội Tiết

- BVĐK Quảng Xương

- BVĐK Sầm Sơn

- Bệnh viện PHCN

- Các Bệnh viện tư nhân, phòng khám đa khoa và các Trạm Y tế,

- Các Trung tâm dự phòng tuyến tỉnh

3240

600 (bao gồm các cơ sở y tế trong địa bàn)

Cụm 2

BVĐK huyện Hậu Lộc

BVĐK Hậu Lộc

220

250 (bao gồm các cơ sở y tế trong địa bàn)

BVĐK Hoằng Hóa

250

BVĐK Hà Trung

250

BVĐK Nga Sơn

250

BV Thị xã Bỉm Sơn

200

Tng gờng công lập cụm 2

1170

Cụm 3

BVĐK huyện Triệu Sơn

BVĐK Thiệu Hóa

200

250 (bao gồm các cơ sở y tế trong địa bàn)

BVĐK Đông Sơn

150

BVĐK Yên Định

230

BVĐK Triệu Sơn

230

BVĐK Thọ Xuân

220

Tng giường công lp cụm 3

1030

230 (bao gồm các cơ sở y tế trong địa bàn)

Cụm 4

BVĐK Khu vực Ngọc Lặc

BVĐK Ngọc Lặc

500

BVĐK Lang Chánh

120

BVĐK Thường Xuân

230

Các cơ sở y tế tư nhân tại Khu thị trấn Lam Sơn, Sao Vàng

50

Tng giường công lập cụm 4

900

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3261/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải y tế tỉnh Thanh Hóa

  • Số hiệu: 3261/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/08/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Phạm Đăng Quyền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 30/08/2017
  • Ngày hết hiệu lực: 05/08/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản