Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3252/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 30 tháng 12 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH VĨNH LONG NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử, ngày 29/11/2005;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin, ngày 29/6/2006;

Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng, ngày 19/11/2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công, ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC;

Căn cứ Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ về việc phê duyệt Chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP, ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

Căn cứ Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 30/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 2807/QĐ-UBND, ngày 29/12/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Long, phiên bản 1.0;

Căn cứ Quyết định số 677/QĐ-UBND ngày 29/6/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc Ban hành Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tại tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 81/TTr-STTTT, ngày10/12/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Vĩnh Long năm 2020.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo đúng nội dung Kế hoạch này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- CT, PCT phụ trách VHXH;
- CVP, PVP phụ trách VHXH;
- Phòng VHXH;
- Lưu: VT, 1.10.02.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Lữ Quang Ngời

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH VĨNH LONG NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3252/QĐ-UBND, ngày 30/12/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)

A. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NĂM 2019

I. Kết quả ứng dụng công nghệ thông tin

1. Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để công bố, công khai thông tin, kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC)

100% cơ quan nhà nước cấp tỉnh và UBND cấp huyện có cổng/trang cổng thông tin điện tử để cung cấp thông tin về TTHC phục vụ cung cấp thông tin cho người dân, doanh nghiệp.

Từ ngày 01/4/2019, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Vĩnh Long đã chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số 2542/QĐ-UBND, ngày 19/11/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Trung tâm là đầu mối tập trung hướng dẫn thủ tục hành chính; tiếp nhận hồ sơ của các tổ chức, cá nhân để giải quyết hoặc chuyển đến cơ quan thẩm quyền giải quyết; nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Đa số các TTHC được tập trung giải quyết tại Trung tâm Phục vụ hành chính công và một số tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của các cơ quan, sử dụng Cổng Dịch vụ công trực tuyến và Hệ thống thông tin một cửa điện tử nên đảm bảo tính công khai, minh bạch khi giải quyết thủ tục hành chính; có sự quản lý chặt từ khâu tiếp nhận đến quá trình xử lý được theo dõi trên hệ thống để giám sát quá trình thực hiện đúng thời gian đảm bảo yêu cầu giải quyết hồ sơ cho công dân và tổ chức; giám sát chất lượng việc giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; hỗ trợ cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.

Tỷ lệ cơ quan công khai thông tin, kết quả giải quyết TTHC qua cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh:

- Sở, ban, ngành 100%

- UBND cấp huyện 100%

- UBND cấp xã: 100%

Công bố, công khai thông tin tài chính: Thực hiện công khai ngân sách trên trang thông tin điện tử của Sở Tài chính theo quy định của Bộ Tài chính cụ thể:

Xây dựng mục Công khai ngân sách trên trang thông tin điện tử, cung cấp đầy đủ, đúng mẫu biểu, thời gian các nội dung Công khai dự toán ngân sách năm 2019 trình HĐND tỉnh; Công khai dự toán ngân sách năm 2019 đã được HĐND phê duyệt; Công khai tình hình chấp hành dự toán quý, 6 tháng, năm; Công khai quyết toán ngân sách năm 2017. Qua đó, đã góp phần cho tỉnh Vĩnh Long đạt xếp loại A, Chỉ số công khai ngân sách cấp tỉnh POBI năm 2018 (xếp hạng 01/63 tỉnh, thành phố).

2. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đã vận hành từ năm 2017, đến nay đã tích hợp tất cả TTHC cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đồng thời liên kết với trang dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của một số sở, ngành. Các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công hoặc nộp qua hình thức trực tuyến tại Cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.

Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 59 dịch vụ công mức 4; 757 dịch vụ công mức 3 (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tại 28 đơn vị đã triển khai dự án một cửa), còn lại 1.114 đạt mức 2; triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 góp phần tích cực cải cách thủ tục hành chính tại đơn vị và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

3. Ứng dụng CNTT tại Bộ phận một cửa trong việc tiếp nhận, giải quyết TTHC

Trung tâm Phục vụ Hành chính công của tỉnh được bố trí 32 quầy giao dịch của các sở, ban, ngành để tiếp nhận hồ sơ; bố trí hệ thống trang thiết bị hiện đại, bao gồm: hệ thống máy chủ, các trang thiết bị bảo mật, lưu trữ thông tin; hệ thống mạng, hệ thống máy tính cá nhân; cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử; hệ thống màn hình, bảng điện tử hiển thị thông báo tình trạng xử lý hồ sơ,…; khu vực làm việc của Trung tâm đều được lắp đặt hệ thống camera giám sát để đảm bảo tính công khai, minh bạch khi giải quyết thủ tục hành chính.

Hệ thống thông tin một cửa điện tử trên toàn tỉnh được triển khai, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo công khai, minh bạch quá trình giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp, hệ thống có chức năng cho phép cá nhân, tổ chức đánh giá về thái độ phục vụ của CBCCVC làm việc tại Trung tâm, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Tỷ lệ cơ quan đã triển khai hệ thống một cửa điện tử:

Số lượng cơ quan nhà nước cấp tỉnh đã triển khai hệ thống một cửa: 18/18 cơ quan, tỷ lệ: 100%

Số lượng UBND cấp huyện đã triển khai hệ thống một cửa: 8/8 cơ quan, tỷ lệ: 100%.

Số lượng UBND cấp xã đã triển khai hệ thống một cửa: 28/109 cơ quan, tỷ lệ: 25,68%.

Tổng số hồ sơ tiếp nhận qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử trên toàn tỉnh: 29.217 hồ sơ. Trong đó, tổng số hồ sơ được giải quyết đúng hạn: 28.767 hồ sơ, đạt tỷ lệ 84,09%.

4. Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ

Lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị, xã, thành phố đã quan tâm, chỉ đạo khai thác các ứng dụng đã triển khai, mang lại hiệu quả tích cực, góp phần cải cách hành chính (CCHC), nâng cao năng lực điều hành.

Các Ứng dụng đang triển khai tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh: Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành tỉnh Vĩnh Long; Hệ thống thư điện tử của tỉnh; Hệ thống thông tin một cửa điện tử; Cổng dịch vụ công của tỉnh, Cổng/trang thông tin điện tử của các Sở, ban, ngành; Phần mềm Quản lý đối tượng chính sách, người có công; Sàn giao dịch thương mại của tỉnh; Phần mềm quản lý năng lượng; Phần mềm cơ sở dữ liệu công chứng; Phần mềm Cơ sở dữ liệu nền doanh nghiệp; Phần mềm Cơ sở dữ liệu an toàn vệ sinh thực phẩm; Phần mềm kê khai thuế thu nhập cá nhân; Khiếu nại - Tố cáo; Phần mềm Quản lý đất đai VLAP; Hệ thống quản lý CBCCVC; CSDL về đăng ký kinh doanh; CSDL đăng ký xe; Hệ thống cấp, quản lý CMTND; CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; Hệ thống thông tin lý lịch tư pháp; Hệ thống thông tin quản lý Hộ tịch; Hệ thống quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS); Phần mềm cấp mã số cho các đơn vị có quan hệ với ngân sách nhà nước; Phần mềm quản lý tài chính trợ cấp ưu đãi người có công; CSDL về an sinh xã hội; CSDL hộ nghèo, cận nghèo; Hệ thống quản lý thông tin thuộc dự án Thông tin Khuyến nông và Thị trường của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phần mềm quản lý dự án đầu tư (SKHĐT); Phần mềm quản lý tạm trú (Công an Phường 1).

5. Kết quả triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu

Tỉnh đã triển khai các cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý tại địa phương gồm: Phần mềm cơ sở dữ liệu công chứng; Phần mềm cơ sở dữ liệu nền doanh nghiệp; Phần mềm Cơ sở dữ liệu an toàn vệ sinh thực phẩm.

6. Hạ tầng kỹ thuật

Hạ tầng công nghệ thông tin: Mạng diện rộng của tỉnh đã triển khai đến 100% cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Hệ thống mạng hoạt động ổn định thông suốt. 100% cơ quan cấp tỉnh, UBND cấp huyện có xây dựng hệ thống mạng LAN kết nối mạng WAN của tỉnh, tỷ lệ máy tính kết nối Internet đạt 98% (trừ máy tính soạn thảo văn bản mật). Trung tâm tích hợp dữ liệu (TT.THDL) tỉnh vận hành ổn định, công tác đảm bảo an toàn thông tin được nâng cao; Hệ thống firewall đảm bảo an toàn thông tin được triển khai 100% Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã. 100% sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã được trang bị tường lửa (firewall) để đảm bảo an toàn thông tin.

7. Nguồn nhân lực

Tổng số CBCC chuyên trách CNTT của tỉnh: 74 người; Tỷ lệ CBCCVC của tỉnh có chứng chỉ ứng dụng CNTT theo Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản trở lên theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C đã cấp đạt 100%; Tỷ lệ cán bộ công chức toàn tỉnh thường xuyên sử dụng máy tính để xử lý công việc đạt 92%.

8. Môi trường pháp lý

Ủy ban nhân dân tỉnh và Chỉ tịch UBND tỉnh đã ban hành các văn bản tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc phát triển, ứng dụng CNTT gồm:

- Quyết định số 2807/QĐ-UBND, ngày 29/12/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Long, phiên bản 1.0.

- Quyết định số 910/QĐ-UBND ngày 14/5/2018 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý, vận hành thực hiện ứng dụng Hệ thống thông tin Quản lý văn bản chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long.

- Quyết định số 911/QĐ-UBND, ngày 14/5/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý và vận hành Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh Vĩnh Long.

- Quyết định số 1184/QĐ-UBND, ngày 13/6/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Mã định danh các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị trực thuộc, phục vụ trao đổi văn bản điện tử thông qua Hệ thống quản lý Văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh.

- Quyết định số 26/2019/QĐ-UBND, ngày 29/10/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin mạng tin học diện rộng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

9. Đánh giá mục tiêu và các nội dung thực hiện theo Kế hoạch năm 2019, Kế hoạch giai đoạn năm 2016 - 2020

a) Thực hiện Kế hoạch năm 2019

* Về Mục tiêu Kế hoạch

TT

Nội dung chỉ tiêu

Chỉ tiêu

Đạt

Kết quả

1

Thực hiện xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Long

 

Đạt

Hoàn thành theo tiến độ

2

Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả, chất lượng Hệ thống một cửa, một cửa liên thông và Cổng dịch vụ công trực tuyến; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực mức độ 3, mức độ 4 phục vụ người dân và doanh nghiệp.

 

Đạt

Hoàn thành theo tiến độ

3

Triển khai hệ thống phần mềm Một cửa điện tử hiện đại và cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4:

- Sở, ban, ngành cấp tỉnh;

- UBND cấp huyện;

- UBND cấp xã

 


100%

100%

40%

 


100%

100%

26%

2 chỉ tiêu đạt 100%;

1 chỉ tiêu đạt 65%

4

100% dịch vụ công trực tuyến:

- Sở, ban, ngành đạt mức 3 trở lên;

- UBND cấp huyện đạt mức 3 trở lên;

- UBND cấp xã đạt mức 3 trở lên;

- Trong đó tỷ lệ UBND cấp xã ứng dụng dịch vụ công mức độ 3

100%

100%

100%

40%

30%

100%

100%

26%

2 chỉ tiêu đạt

5

Tăng cường ứng dụng gửi nhận văn bản điện tử có sử dụng chữ ký số.

- Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, cấp xã ứng dụng chữ ký số.

- Tỷ lệ gửi nhận văn bản điện tử có sử dụng chữ ký số trung bình toàn tỉnh (gồm văn bản gửi hoàn toàn điện tử và văn bản điện tử gửi song song văn bản giấy).

90%


70%

90%


70%

đạt

* Về nội dung thực hiện Kế hoạch

TT

Nội dung chỉ tiêu

Kết quả

Ghi chú

I

Ứng dụng CNTT trong nội bộ CQNN

 

 

1

Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Long (chuyển tiếp).

Đạt

Theo tiến độ

2

Hệ thống phần mềm y tế cơ sở và hệ thống quản lý hồ sơ sức khoẻ cá nhân.

Đạt

Hoàn thành

3

Điều chỉnh phần mềm QLVB chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh theo Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Đạt

Theo tiến độ

4

Ứng dụng đồng bộ CSDL Quốc gia về thủ tục hành chính với Cổng thông tin điện tử của tỉnh.

Đạt

Hoàn thành

5

Xây dựng CSDL quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Đạt

Hoàn thành.

6

Thuê phần mềm Quản lý Bệnh viện

Đạt

Hoàn thành.

7

Dự án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông sản chủ lực Vĩnh Long.

Đạt

Hoàn thành.

8

Phần mềm quản lý ngân sách (hỗ trợ quyết toán và tổng hợp báo cáo).

Đạt

Hoàn thành.

II

Nhóm dự án ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

 

 

9

Chuẩn hoá, tạo lập cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, điều hành phục vụ doanh nghiệp và người dân.

Đạt

Theo tiến độ

10

Chuyển đổi số 4.0 - Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng CNTT trong kỷ nguyên số.

Đạt

Theo tiến độ

11

Triển khai thí điểm hệ thống camera.

Đạt

 

III

Hạ tầng kỹ thuật

 

 

12

Mua mới UPS 10KVA

Đạt

Hoàn thành

III

Nguồn nhân lực CNTT

 

 

13

Diễn tập phòng chống tấn công một số hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước.

Đạt

Hoàn thành

b) Thực hiện Kế hoạch giai đoạn năm 2016-2020

* Về mục tiêu Kế hoạch:

TT

Nội dung chỉ tiêu

Kết quả

Ghi chú

I

Nhóm Dự án về Hạ tầng kỹ thuật

 

 

1

Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Long.

Đạt

Theo tiến độ

2

Nâng cấp hoàn thiện mạng nội bộ (LAN) các sở, ban, ngành tỉnh.

Đạt

Theo tiến độ

3

Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu dùng chung của tỉnh.

Đạt

Hoàn thành

4

Xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử Vĩnh Long.

Đạt

Hoàn thành

II

Nhóm Dự án về Ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước

 

 

5

Xây dựng Hệ thống thông tin quản lý văn bản chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Đạt

Hoàn thành

6

Hệ thống quản lý ngân sách.

Đạt

Hoàn thành

7

Đầu tư trang thiết bị CNTT phục vụ công tác một cửa liên thông cấp huyện.

Đạt

Hoàn thành

III

Nhóm dự án ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

 

 

8

Xây dựng hệ thống thông tin chuyên ngành nông nghiệp (Dự án chuyển tiếp).

Đạt

Hoàn thành

9

Tin học hoá công tác hộ tịch (Dự án chuyển tiếp).

 

Không thực hiện do Trung ương đã triển khai

10

Xây dựng cơ sơ dữ liệu hạ tầng bưu chính viễn thông trên hệ thống thông tin địa lý GIS (Dự án chuyển tiếp).

Đạt

Hoàn thành

IV

Đảm bảo an toàn thông tin

 

 

11

Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong các hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước, hệ thống bảo mật, giám sát và quản lý mạng (Dự án chuyển tiếp).

Đạt

Hoàn thành

V

Nhóm dự án về Phát triển nguồn nhân lực

CNTT

 

 

12

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.

Đạt

Hoàn thành

10. Đánh giá đầu tư cho xây dựng Chính quyền điện tử giai đoạn 2016-2019 Đơn vị: triệu đồng

TT

Tên nhiệm vụ, dự án

Đơn vị chủ trì triển khai

Thời gian thực hiện

Tổng kinh phí giai đoạn 2016 - 2020

Kinh phí đã giải ngân

Ghi chú

Tổng

TW

ĐP

TW

NV ĐTPT

NV SN

1

Xây dựng cơ sơ dữ liệu hạ tầng bưu chính viễn thông trên hệ thống thông tin địa lý GIS (Dự án chuyển tiếp).

Sở TT&TT

2016

2.500

 

2.500

 

2500

 

 

2

Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước, hệ thống bảo mật, giám sát và quản lý mạng (Dự án chuyển tiếp).

Sở TT&TT

2016

6.000

 

5.900

 

 

5.900

 

3

Xây dựng Chính quyển điện tử tỉnh Vĩnh Long (chuyển tiếp).

Sở TT&TT

2016 - 2020

46.500

24.000

22.500

24.000

11.000

 

 

4

Xây dựng trụ sở Trung tâm tích hợp dữ liệu dùng chung của tỉnh.

Sở TT&TT

2017

3.000

 

3.000

 

 

2.979

 

5

Xây dựng trạm biến áp phục vụ nguồn điện Trung tâm dữ liệu tỉnh.

Sở TT&TT

2018

315

 

315

 

 

315

 

6

Hệ thống quản lý ngân sách dự án đầu tư.

Sở Tài

chính

2017 - 2018

1.000

 

1.000

 

 

990

 

7

Xây dựng hệ thống thông tin quản lý văn bản chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Văn phòng UBND tỉnh

2016 - 2018

6.000

 

6.000

 

 

5.607

 

8

CSDL nền về doanh nghiệp

Sở TT&TT

2017

200

 

200

 

 

190

 

9

Xây dựng CSDL công chứng

Sở TT&TT

2018

200

 

200

 

 

190

 

10

CSDL về an toàn vệ sinh thực phẩm tại một huyện (Thí điểm).

Sở TT&TT

2018

200

 

200

 

 

190

 

11

Thực hiện kết nối phần mềm một cửa điện tử cấp huyện với phần mềm quản lý đất đai.

Sở Tài nguyên và Môi trường

2018

200

 

200

 

 

188

 

12

Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai.

Sở Tài nguyên và Môi trường

2018

3.474

2.210

1.264

 

 

 

 

13

Triển khai hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến phục vụ Quốc phòng.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

2017 - 2019

7.800

 

7.800

 

7.800

 

 

14

Triển khai mở rộng hệ thống một cửa điện tử cấp xã (28 xã).

Sở TT&TT

2018 - 2019

2.068

 

2.068

 

 

1.942

 

15

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.

Sở TT&TT

2017 - 2020

1.980

 

1.980

 

 

980

 

16

Chuẩn hoá và tạo lập dữ liệu ngành trên nền GIS (cơ sở dữ liệu hỗ trợ tra cứu cộng đồng, tra cứu thông tin GIS cơ sở và phản hồi của người dân).

Sở TT&TT

2019

1.200

 

1.200

 

 

 

Đang thực hiện

17

Chuẩn hóa, tạo lập CSDL phục vụ quản lý chuyên ngành

Sở TT&TT

2019

1.500

 

1.500

 

 

 

Đang thực hiện

18

Chuẩn hoá, tạo lập cơ sở dữ liệu, phục vụ quản lý, điều hành phục vụ người dân và doanh nghiệp.

VP UBND

tỉnh

2019

500

 

500

 

 

 

Đang thực hiện

19

Ứng dụng đồng bộ CSDL quốc gia về TTHC với cổng thông tin điện tử của tỉnh.

VP UBND tỉnh

2019

100

 

100

 

 

100

 

20

Xây dựng CSDL quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh

Sở TNMT

2019

500

 

500

 

 

500

 

21

Thuê phần mềm quản lý bệnh viện.

Sở Y tế

2019

3.000

 

3.000

 

 

3.000

 

22

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Đảng tỉnh Vĩnh Long.

Văn phòng Tỉnh Ủy

2017 - 2019

19.100

 

19.100

 

19.100

 

 

23

Đầu tư ứng dụng CNTT cho trường học tiên tiến.

Sở Giáo dục và Đào tạo

2017 - 2019

162.000

 

162.000

 

 

 

Đang thực hiện

24

Nâng cao năng lực quan trắc môi trường.

Sở  TN&MT

2019

50.000

 

50.000

 

 

 

Đang thực hiện

Tổng cộng

 

319.337

26.210

293.127

24.000

40.400

23.071

 

II. Những vướng mắc, tồn tại và nguyên nhân

Một số ứng dụng được xây dựng trước khi ban hành Khung kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh chưa được rà soát để đảm bảo phù hợp với Khung kiến trúc.

Nguồn nhân lực phục vụ phát triển, duy trì hạ tầng chính quyền điện tử, đảm bảo an toàn thông tin chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển trong tương lai; một số CBCC, VC chưa thấy tầm quan trọng của việc xây dựng, ứng dụng CNTT, chính quyền điện tử nên việc triển khai chính quyền điện tử ở một số cơ quan, đơn vị chưa đạt yêu cầu đã đề ra.

B. KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CNTT NĂM 2020

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

Luật Giao dịch điện tử, ngày 29/11/2005; Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;

Luật An toàn thông tin mạng, ngày 03/12/ 2015;

Luật Đầu tư công, ngày 13/6/2019;

Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC;

Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020;

Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/1/2019 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021;

Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ về việc phê duyệt Chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020;

Nghị quyết số 17/NQ-CP, ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020;

Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 30/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020;

Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước;

Quyết định số 877/QĐ-TTg ngày 18/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 triển khai tại các Bộ, ngành, địa phương năm 2018-2019;

Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước;

Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cổng Dịch vụ công quốc gia;

Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020;

Quyết định số 2807/QĐ-UBND, ngày 29/12/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Long, phiên bản 1.0;

Quyết định số 677/QĐ-UBND ngày 29/6/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc Ban hành Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin t rong hoạt động của cơ quan nhà nước tại tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016 – 2020;

Công văn số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Phiên bản 1.0;

Công văn số 2055/BTTTT-TTH ngày 27/6/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Hướng dẫn xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước năm 2020.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Kế thừa và triển khai sử dụng hiệu quả hạ tầng và các hệ thống, ứng dụng công nghệ thông tin được trang bị trong thời gian qua.

Hoàn thiện nền tảng Chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Long nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển Chính quyền điện tử; hướng tới xây dựng Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật, công nghệ cho Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh theo hướng tập trung là nơi tập trung hạ tầng kỹ thuật CNTT với khả năng lưu trữ, xử lý dữ liệu lớn, hệ thống bảo mật an toàn dữ liệu và các hệ thống phần mềm ứng dụng CNTT dùng chung của tỉnh, đảm bảo vận hành các hệ thống phần mềm của chính quyền điện tử; hệ thống dịch vụ, phần mềm phục vụ xây dựng đô thị thông minh.

- Kết nối Trục kết nối liên thông ESB của tỉnh với Trục liên thông Quốc gia và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của tỉnh.

- Xây dựng lộ trình kết nối các ứng dụng, dịch vụ khi cần chia sẻ, liên thông dữ liệu giữa các ứng dụng, hệ thống thông tin.

- Một số chỉ tiêu cụ thể:

STT

Nội dung

Chỉ tiêu

Thời gian thực hiện

1.

Số lượng người dân, doanh nghiệp tham gia các hệ thống thông tin của tỉnh được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.

20%

Quý 4/2020

2.

Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính.

20%

Quý 4/2020

3.

Thủ tục hành chính có đối tượng thực hiện thủ tục hành chính là cơ quan nhà nước đảm bảo mức độ 3, mức độ 4.

100%

Quý 3/2020

4.

Thủ tục hành chính có đối tượng thực hiện là doanh nghiệp đạt mức độ 4 và tăng tỷ lệ theo từng năm.

30%

Quý 4/2020

5.

Tỷ lệ tích hợp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 với Cổng dịch vụ công quốc gia.

30%

Quý 4/2020

6.

Tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện thông qua hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh.

100%

Quý 4/2020

7.

Cổng dịch vụ công của tỉnh cung cấp giao diện cho các thiết bị di động.

50%

Quý 4/2020

8.

Tỷ lệ dịch vụ công được hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người dân, doanh nghiệp.

100%

Quý 4/2020

9.

Tỷ lệ cơ quan nhà nước công khai mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ công trực truyến.

50%

Quý 3/2020

10.

Tỷ lệ cổng/trang thông tin điện tử cấp tỉnh, huyện, xã tuân thủ theo các quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP.

100%

Quý 3/2020

11.

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến sử dụng chữ ký số trên nền tảng di động để thực hiện thủ tục hành chính.

20%

Quý 4/2020

12.

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến xử lý bằng hồ sơ điện tử.

50%

Quý 4/2020

13.

Tỷ lệ thông tin của người dân được tự động nhập vào biểu mẫu trực tuyến.

20%

Quý 4/2020

14.

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

50%

Quý 4/2020

15.

Tỷ lệ trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật) dưới dạng điện tử.

90%

Quý 4/2020

16.

Tỷ lệ hồ sơ công việc tại cấp tỉnh được xử lý trên môi trường mạng.

80%

Quý 4/2020

17.

Tỷ lệ hồ sơ công việc tại cấp huyện được xử lý trên môi trường mạng.

60%

Quý 4/2020

18.

Tỷ lệ hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạn.

30%

Quý 4/2020

19.

Tỷ lệ báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được gửi, nhận qua hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

30%

Quý

4/2020

20.

Rút ngắn thời gian họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông qua Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc

40%

Quý 4/2020

21.

Tỷ lệ cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện kết nối vào mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước.

100%

Quý 3/2020

22.

Tỷ lệ cơ quan nhà nước cấp xã tham gia mạng diện rộng của tỉnh; xây dựng lại mô hình mạng diện rộng của tỉnh theo hướng các cơ quan, đơn vị truy cập Internet không qua mạng diện rộng của tỉnh.

100%

Quý 4/2020

23.

Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến trên tổng số hồ sơ tiếp nhận đối với các thủ tục hành chính có đối tượng sử dụng là cơ quan nhà nước.

70%

Quý 4/2020

III. NỘI DUNG

1. Triển khai tiêu chuẩn

Cập nhật và tham mưu triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh (phiên bản 2.0);

Xây dựng khung kiến trúc đô thị thông minh phiên bản 1.0;

Thực hiện chuyển đổi IPv6 cho mạng lưới, dịch vụ, ứng dụng, phần mềm và thiết bị trên địa bàn tỉnh.

2. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Long (chuyển tiếp); Xây dựng phần mềm quản lý ngân sách;

Xây dựng phần mềm quản lý tiền lương;

Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025";

Xây dựng phiên bản App Stores Quản lý văn bản và điều hành chạy trên hệ điều hành iOS, Android và thực hiện ký số văn bản trên hệ thống qua SIM (Mobie-CA);

Xây dựng hệ thống họp UBND tỉnh không giấy phục vụ các cuộc họp thường kỳ của UBND tỉnh;

Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh theo Nghị định 09/2019/NĐ- CP của Chính phủ và kết nối liên thông với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ;

Xây dựng Đề án cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức.

3. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

Thực hiện kết nối, liên thông hệ thống Quản lý văn bản và điều hành của tỉnh với hệ thống thông tin Một cửa điện tử của tỉnh;

Dự án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông sản chủ lực Vĩnh Long năm 2020;

Phát triển thương mại điện tử cho nông sản chủ lực và các sản phẩm đặc trưng nổi tiếng tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2018-2020, năm 2020;

Phần mềm Quản lý bệnh viện.

4. Nhóm nhiệm vụ thực hiện đáp ứng cuộc Cách mạng lần thứ 4

Chuyển đổi số 4.0 - Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng CNTT trong kỷ nguyên số;

Đề án xây dựng giải pháp ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao năng lực tiếp cận cuộc cách mạng 4.0 định hướng đến năm 2025;

Đề án xây dựng hệ sinh thái số hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh với cuộc cách mạng 4.0;

Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tỉnh với thị trường trong nước và quốc tế;

Đề án “Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2018- 2020 và định hướng đến năm 2030”;

Đề án tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực có khả năng tận dụng lợi ích của cuộc cách mạng 4.0.

5. Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức

Hội nghị tập huấn về an toàn thông tin cho lãnh đạo sở, ban, ngành, huyện; Hội nghị tập huấn về an toàn thông tin cho CBCC tỉnh;

Diễn tập an toàn thông tin thông tin mạng.

6. Hạ tầng kỹ thuật

Nâng cấp hệ thống mạng cục bộ (LAN) Văn phòng UBND tỉnh đảm bảo phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh và công tác tham mưu của Văn phòng UBND tỉnh.

7. Phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo kỹ năng ứng cứu sự cố;

Cử tham dự các lớp an toàn thông tin tại các cơ sở đào tạo trong nước; Đào tạo về an toàn thông tin cho quản trị mạng sở, ban, ngành, huyện;

Đào tạo về an toàn thông tin cho cán bộ phụ trách CNTT khối Đảng, đoàn thể;

Đào tạo kỹ năng an toàn thông tin cho cán bộ phụ trách CNTT xã phường thị trấn;

IV. GIẢI PHÁP

1. Giải pháp môi trường chính sách

Tiếp tục thực hiện hạng mục thuộc dự án Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Long; duy trì, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh phiên bản 2.0; ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán bộ chuyên trách CNTT trong các cơ quan nhà nước; ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp và người dân sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, nhất là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; ban hành các văn bản liên quan đến tạo lập, quản lý và chia sẻ dữ liệu dữ liệu dùng chung; quy định vận hành, quản lý và sử dụng hệ thống nền tảng LGSP sau khi triển khai.

2. Giải pháp tài chính

Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình mục tiêu quốc gia về CNTT; các nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương thông qua các bộ chuyên ngành đối với các sở, ngành tỉnh và nguồn vốn ngân sách tỉnh nhằm thực hiện có hiệu quả kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước đáp ứng nhu cầu thực tế, đầu tư có trọng điểm, có lộ trình, trong đầu tư chú trọng công tác đánh giá hiệu quả đầu tư.

Đảm bảo cân đối ngân sách hàng năm cho triển khai thực hiện các hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT.

Triển khai thực hiện thí điểm thuê dịch vụ CNTT đối với các dịch vụ phổ thông, hướng đến giảm chi phí đầu tư.

3. Giải pháp gắn kết chặt chẽ ứng dụng CNTT với cải cách hành chính

Ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp; Ban hành Quy chế, chương trình phối hợp giữa Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ và Văn phòng UBND tỉnh để gắn kết hoạt động ứng dụng CNTT, xây dựng Chính quyền điện tử.

4. Giải pháp về nguồn nhân lực

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các hội nghị, hội thảo và các hình thức khác nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức của cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp về các lợi ích trong việc xây dựng Chính phủ điện tử, thúc đẩy cải cách hành chính, phát triển kinh tế - xã hội.

5. Kinh phí thực hiện: ước 26.340 triệu đồng (hai mươi sáu tỷ ba trăm bốn mươi triệu đồng). Trong đó:

- Vốn đầu tư từ ngân sách địa phương: 13.000 (mười ba tỷ đồng)

- Vốn sự nghiệp từ ngân sách địa phương: 13.340 (mười ba tỷ ba trăm bốn mươi triệu đồng).

6. Danh mục nhiệm vụ, dự án

Phụ lục kèm theo

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử

Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh trong việc tổ chức, kiểm tra, giám sát thực hiện Kế hoạch đạt hiệu quả; Chỉ đạo, đôn đốc các sở, ngành, đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch đúng tiến độ trên cơ sở nguồn vốn được giao; Chỉ đạo cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện tốt công tác phối hợp với các sở, ngành, đơn vị trong việc triển khai Kế hoạch.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.

Triển khai các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, năng lực của người dân và doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả dịch vụ công trực tuyến để giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Duy trì, cập nhật khung kiến trúc chính quyền điện tử; thẩm định, cho ý kiến về sự phù hợp, tuân thủ khung kiến trúc chính quyền điện tử đối với các dự án ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.

3. Văn phòng UBND tỉnh

Tổng hợp trình UBND tỉnh cho chủ trương, phê duyệt các dự án và triển khai các nhiệm vụ theo đúng quy định.

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ tham mưu lãnh đạo UBND tỉnh ban hành các văn bản nhằm đạt mục tiêu Kế hoạch đề ra.

4. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành đẩy mạnh thực hiện Chương trình cải cách hành chính gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng chính quyền điện tử tạo tiền đề cho ứng dụng CNTT hiệu quả.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối tổng hợp các nguồn lực trong kế hoạch ngân sách hằng năm cho triển khai thực hiện Kế hoạch này.

Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng dự toán ngân sách ứng dụng CNTT hàng năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

6. Sở Tài chính

Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối ngân sách hằng năm để triển khai thực hiện Kế hoạch này.

7. Các sở, ban ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố

Phân công một đồng chí lãnh đạo trực tiếp chịu trách nhiệm triển khai ứng dụng CNTT.

Chỉ đạo đơn vị tăng cường ứng dụng CNTT, gắn kết ứng dụng CNTT với cải cách hành chính. Chú trọng công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.

Chủ động lồng ghép, đề xuất bố trí nguồn lực triển khai các hoạt động thường xuyên về ứng dụng CNTT tại cơ quan, đơn vị.

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong công tác triển khai các dự án, triển khai và đưa vào sử dụng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật CNTT, các phần mềm ứng dụng dùng chung của tỉnh tại cơ quan, đơn vị mình đảm bảo chất lượng, hiệu quả đầu tư.

Các cơ quan cung cấp dịch vụ công trực tuyến có biện pháp tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về các tiện ích khi sử dụng; quy chế vận hành; chính sách của ngành và đơn vị mình đối với các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp khi giao dịch trực tuyến với các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; có đánh giá rút kinh nghiệm để việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến ngày một hoàn thiện và hiệu quả.

Trên đây là Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh Vĩnh Long năm 2020.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và lãnh đạo địa phương phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông) để kịp thời chỉ đạo./.

 

PHỤ LỤC

CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC NĂM 2020

Đơn vị: triệu đồng

STT

Tên nhiệm vụ, dự án

Đơn vị thực hiện

Thời gian thực hiện

Tổng kinh phí dự án

Tổng kinh phí giai đoạn năm 2016-2020

Kinh phí năm 2020

Ghi chú

Tổng cộng

TW

ĐP

Tổng cộng

TW

NV  ĐTPT

NV SN

 

I

Triển khai tiêu chuẩn

 

 

2.150

1.150

0

1.150

1.150

0

0

1.150

 

1

Cập nhật và tham mưu triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh (phiên bản 2.0).

Sở Thông tin và Truyền thông

2020

350

350

 

350

350

 

 

350

 

2

Xây dựng khung kiến trúc đô thị thông minh phiên bản 1.0.

Sở Thông tin và Truyền thông

2020

300

300

 

300

300

 

 

300

 

3

Thực hiện chuyển đổi IPv6 cho mạng lưới, dịch vụ, ứng dụng, phần mềm và thiết bị trên địa bàn tỉnh.

Sở Thông tin và Truyền thông

2019- 2025

1.500

500

 

500

500

 

 

500

Quyết định số 1509/QĐ- BTTTT ngày 20/10/2014

II

Ứng dụng CNTT trong nội bộ CQNN

 

 

57.000

53.000

24.000

28.000

16.500

0

10.000

6.500

 

1

Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Long (chuyển tiếp).

Sở Thông tin và Truyền thông

2016- 2020

46.500

46.500

24.000

22.500

10.000

 

10.000

 

Quyết định số 677/QĐ- UBND ngày 29/3/2016

2

Phần mềm quản lý ngân sách.

Sở Tài chính

2020

1.000

1.000

 

1.000

1.000

 

 

1.000

Công văn số 98/UBND- KTTH ngày 08/01/2019 của UBND tỉnh

3

Phần mềm quản lý tiền lương.

Sở Tài chính

2020-2021

4.000

2.000

 

2.000

2.000

 

 

2.000

Công văn số 1485/STC-VP ngày 04/11/2019 của Sở Tài chính

4

Xây dựng phiên bản App Stores quản lý Văn bản và điều hành chạy trên hệ điều hành iOS, Andriod và thực hiện ký số văn bản trên hệ thống qua SIM (Mobie-CA).

Văn phòng UBND tỉnh

2019- 2020

500

500

 

500

500

 

 

500

 

5

Xây dựng hệ thống họp UBND tỉnh không giấy phục vụ các cuộc họp thường kỳ của UBND tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

2020

700

700

 

700

700

 

 

700

 

6

Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh theo Nghị định 09/2019/NĐ-CP của Chính phủ và kết nối liên thông với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.

Văn phòng UBND tỉnh

2020- 2021

3.000

1.000

 

 

1.000

 

 

1.000

 

7

Xây dựng Đề án cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức.

Sở Nội vụ

2019-2020

1.300

1.300

 

1.300

1.300

 

 

1.300

 

III

Nhóm dự án ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

 

 

3.970

3.970

0

3.100

3.970

0

0

3.970

 

1

Thực hiện kết nối, liên thông hệ thống quản lý Văn bản và điều hành của tỉnh với hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

2020

100

100

 

 

100

 

 

100

 

2

Dự án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông sản chủ lực Vĩnh Long năm 2020

Trung tâm Thông tin Nông nghiệp Nông thôn, Sở Nông nghiệp và PTNT

2020

261

261

 

 

261

 

 

261

 

3

Phát triển thương mại điện tử cho nông sản chủ lực và các sản phẩm đặc trưng nổi tiếng tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2018 - 2020, năm 2020

Trung tâm Thông tin Nông nghiệp Nông thôn, Sở Nông nghiệp và PTNT

2020

509

509

 

 

509

 

 

509

 

4

Nâng cấp, mở rộng hệ thống cơ sở dữ liệu công chứng

Sở Tư pháp

2020

100

100

 

100

100

 

 

100

 

5

Phần mềm quản lý bệnh viện

15 cơ sở khám chữa bệnh

2020

3.000

3.000

 

3.000

3.000

 

 

3.000

 

IV

Nhóm nhiệm vụ thực hiện đáp ứng cuộc Cách mạng lần thứ 4

 

 

8.000

1.500

0

1.500

1.500

0

0

1.500

 

1

Chuyển đổi số 4.0 - Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng CNTT trong kỷ nguyên số

Sở Thông tin và Truyền thông

2020-2025

1.000

200

 

200

200

 

 

200

 

2

Đề án xây dựng giải pháp ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao năng lực tiếp cận cuộc cách mạng 4.0 định hướng đến năm 2025

Sở Thông tin và Truyền thông

2020-2025

1.000

200

 

200

200

 

 

200

 

3

Đề án xây dựng hệ sinh thái số hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh với cuộc cách mạng 4.0

Sở Thông tin và Truyền thông

2020-2025

2.000

200

 

200

200

 

 

200

 

4

Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tỉnh với thị trường trong nước và quốc tế

Sở Công thương

2020-2020

500

500

0

500

500

0

0

500

 

5

Đề án “Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2030”.

Sở Thông tin và Truyền thông

2020-2026

2.000

200

0

200

200

0

0

200

 

6

Đề án tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực có khả năng tận dụng lợi ích của cuộc cách mạng 4.0.

Sở Thông tin và Truyền thông

2020-2027

1.500

200

0

200

200

0

0

200

 

VI

Hạ tầng kỹ thuật

 

 

3000

0

0

0

3000

0

3000

0

 

1

Nâng cấp hệ thống mạng cục bộ (LAN) Văn phòng UBND tỉnh đảm bảo phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh và công tác tham mưu của Văn phòng UBND tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

2020

3000

3000

 

3000

3000

 

3000

 

- Kế hoạch UDCNTT ban hành kèm theo Công văn số 648/VPUBN D-TTTH, ngày 19/7/2019.

- Công văn số 4992/UBND- VX, ngày 19/12/2019.

VII

Nguồn nhân lực CNTT

 

 

700

700

0

700

220

0

0

220

 

1

Đào tạo kỹ năng ứng cứu sự cố

Sở Thông tin và Truyền thông

2017- 2020

210

210

 

210

70

 

 

70

Quyết định số 1380/QĐ- UBND ngày 27/6/2017

2

Đào tạo về an toàn thông tin cho quản trị mạng sở, ban, ngành, huyện

Sở Thông tin và Truyền thông

2017- 2020

150

150

 

150

50

 

 

50

Quyết định số 1380/QĐ- UBND ngày 27/6/2017

3

Đào tạo về an toàn thông tin cho cán bộ phụ trách CNTT khối Đảng, đoàn thể

Sở Thông tin và Truyền thông

2017-2020

160

160

 

160

40

 

 

40

Quyết định số 1380/QĐ- UBND ngày 27/6/2017

4

Đào tạo kỹ năng an toàn thông tin cho cán bộ phụ trách CNTT xã phường thị trấn

Sở Thông tin và Truyền thông

2017-2020

180

180

 

180

60

 

 

60

Quyết định số 1380/QĐ- UBND ngày 27/6/2017

TỔNG KINH PHÍ

74.820

60.320

24.000

34.450

26.340

0

13.000

13.340

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3252/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Vĩnh Long năm 2020

  • Số hiệu: 3252/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/12/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
  • Người ký: Lữ Quang Ngời
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản