- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị quyết 30c/NQ-CP năm 2011 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 do Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 3377/QĐ-UBND năm 2011 về chương trình cải cách hành chính tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2020
- 4Quyết định 2747/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại tỉnh Khánh Hòa năm 2015 và giai đoạn 2016-2020
- 5Quyết định 09/2015/QĐ-TTg về Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 14/2015/QĐ-UBND về Quy định thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Khánh Hòa
- 7Nghị quyết 36a/NQ-CP năm 2015 về Chính phủ điện tử do Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 3663/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Khánh Hòa năm 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3235/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 11 tháng 11 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Chương trình cải cách hành chính tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 3377/QĐ-UBND ngày 18/12/2011 của UBND tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; Quyết định số 14/2015/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh ban hành Quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Khánh Hòa;
Căn cứ Quyết định số 2747/QĐ-UBND ngày 16/10/2014 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại tỉnh Khánh Hòa năm 2015 và giai đoạn 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2029/TTr-SNV ngày 29/10/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án trực tuyến hóa biểu mẫu các thủ tục hành chính được tiếp nhận, giải quyết theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trực tuyến qua mạng Internet từ mức độ 03 trở lên kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án bảo đảm chất lượng và tiến độ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài chính; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, các cơ quan ngành dọc cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TRỰC TUYẾN HÓA BIỂU MẪU CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRỰC TUYẾN QUA MẠNG INTERNET TỪ MỨC ĐỘ 3 TRỞ LÊN
(Ban hành theo Quyết định số 3235/QĐ-UBND ngày 11/11/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa)
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ
1. Cơ sở thực tiễn và sự cần thiết
Thực hiện mục tiêu Chương trình cải cách hành chính tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2020, tỉnh Khánh Hòa đã triển khai mô hình một cửa, một cửa liên thông theo hướng hiện đại tại 18 sở, ngành cấp tỉnh; 08 UBND huyện, thị xã, thành phố và 137 UBND xã, phường, thị trấn. Đến nay, hầu hết các đơn vị đã chính thức vận hành mô hình mới, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc, thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp. Thông qua mô hình này, toàn bộ thông tin thủ tục hành chính được công khai trên mạng Internet thông qua Trang thông tin Tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. Toàn bộ quá trình giải quyết thủ tục hành chính được quản lý bằng Phần mềm một cửa được tích hợp sẵn ứng dụng trực tuyến mức độ 3, 4. Qua đó, các cơ quan hành chính của tỉnh đã hiện đại hóa quy trình giải quyết công việc, thủ tục hành chính và điều hành tại các cơ quan hành chính nhà nước; nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn và thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; được Nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, căn cứ lộ trình đã xác định, ngày 04/6/2014, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1375/QĐ-UBND công bố danh mục 109 thủ tục hành chính được tiếp nhận, giải quyết theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trực tuyến qua mạng Internet ở mức độ 3. Các sở, ngành đã chủ động đưa thêm một số thủ tục vào áp dụng trực tuyến mức độ 3, nâng tổng số thủ tục được thực hiện trên thực tế là 175 thủ tục hành chính. Việc triển khai thủ tục trực tuyến qua mạng Internet ở mức độ 3 cho phép người dân, tổ chức và doanh nghiệp có thể giao dịch công việc với các cơ quan hành chính 24/24 giờ thông qua mạng Internet, không bị cản trở bởi khoảng cách địa lý.
Thông qua đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn bằng nhiều hình thức, đến nay, người dân, tổ chức và doanh nghiệp (sau đây gọi chung là khách hàng) đã bắt đầu tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến, giao dịch bằng hồ sơ điện tử. Tính đến ngày 30/9/2015, đã có gần 400 hồ sơ điện tử giao dịch thành công tại các sở thuộc tỉnh, góp phần giảm đáng kể giấy tờ, giảm số lần và thời gian đi lại, giảm chi phí cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp, tăng tính minh bạch và nâng cao mức độ hài lòng. Đây là tiền đề thực tiễn hết sức thuận lợi để đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo Kế hoạch đã ban hành tại Quyết định số 2747/QĐ-UBND ngày 16/10/2014 của UBND tỉnh.
Ngày 14/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử, trong đó xác định rõ mục tiêu “Phấn đấu đến hết năm 2016 các bộ, ngành Trung ương có 100% các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ (dịch vụ công trực tuyến mức độ 3).
Phấn đấu đến hết năm 2016, một số dịch vụ công phổ biến, liên quan nhiều tới người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng (dịch vụ công trực tuyến mức độ 4)”.
Như vậy, định hướng cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ đã được Chính phủ xác định rõ. Trên phần mềm một cửa điện tử đang triển khai tại các cơ quan hành chính của tỉnh hiện nay, đối với các biểu mẫu, tờ khai của thủ tục hành chính thực hiện mức độ 3, khách hàng phải tra cứu, tải tệp đính kèm của biểu mẫu, điền thông tin hoặc quét văn bản giấy, sau đó đính kèm vào thành phần hồ sơ điện tử và nộp cho cơ quan hành chính; còn mất nhiều thao tác và hao phí tài nguyên bộ nhớ của hạ tầng công nghệ thông tin.
Đồng thời theo định hướng xây dựng Kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh thì chính quyền điện tử tỉnh Khánh Hòa phải đảm bảo khả năng kết nối liên thông, tích hợp, chia sẻ thông tin một cách thông suốt, hiệu quả giữa các cấp, các ngành trong tỉnh, các đơn vị ngành dọc Trung ương trên địa bàn tỉnh và với các bộ, ngành Trung ương; cho phép thiết lập, duy trì, cung cấp các dịch vụ công trực trực tuyến mức độ 3, 4 phục vụ người dân và doanh nghiệp trên nền tảng hệ thống thông tin dữ liệu tin cậy và đồng bộ; kế thừa thông tin, dữ liệu, hạ tầng của các hệ thống thông tin hiện có một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế.
Như vậy, bên cạnh các ứng dụng dùng chung đang được triển khai hiện nay (Bộ phần mềm một cửa điện tử gồm 04 phân hệ: Trang thông tin Tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa; Phần mềm một cửa điện tử; Phần mềm quản lý văn bản và điều hành; Phần mềm kiểm soát thủ tục hành chính), việc tiếp tục phát triển các ứng dụng điện tử phục vụ tác nghiệp chuyên môn trên các lĩnh vực quản lý là tất yếu. Việc xây dựng, triển khai các ứng dụng này không chỉ giúp tin học hóa phần lớn tác nghiệp quản lý công việc chuyên ngành và ra quyết định hành chính (như: cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phiếu lý lịch tư pháp, khai sinh, kết hôn, khai tử, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,...), mà còn tích hợp đồng bộ với các ứng dụng dùng chung đã được trang bị để kết nối liên thông toàn bộ quá trình quản lý, điều hành, giải quyết thủ tục hành chính trên mạng tin học; tạo lập, tích hợp và liên thông cơ sở dữ liệu và dữ liệu quản lý hành chính nhà nước giữa các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh, phục vụ trực tiếp cho yêu cầu xây dựng thành công chính quyền điện tử.
Tuy nhiên, nếu không có giải pháp phù hợp và lâu dài, việc triển khai đồng thời nhiều ứng dụng công nghệ thông tin có thể dẫn đến tình trạng không đồng bộ về giải pháp kiến trúc, không liên thông được dữ liệu quản lý. Điều này khiến cho cán bộ, công chức phải tác nghiệp nhập thông tin khách hàng, thông tin quản lý hành chính nhiều lần trên các phần mềm khác nhau, lãng phí thời gian, công sức, giảm hiệu quả.
Vấn đề đặt ra là, cần xây dựng một ứng dụng vừa giúp giảm thao tác của khách hàng trong quá trình tạo lập hồ sơ điện tử trực tuyến mức độ 3 trở lên, rút ngắn thời gian, tăng tính tiện lợi, tiết kiệm tài nguyên của hệ thống; vừa là ứng dụng trung tâm giữ vai trò liên thông dữ liệu, giúp chuyển các thông tin liên quan đến khách hàng đăng ký giao dịch và các thông tin phục vụ quản lý, ra quyết định hành chính mà khách hàng đã tạo lập trong hồ sơ điện tử vào Phần mềm một cửa điện tử và các phần mềm tác nghiệp chuyên môn được tích hợp sẵn. Đề án trực tuyến hóa biểu mẫu các thủ tục hành chính được tiếp nhận, giải quyết theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trực tuyến qua mạng Internet từ mức độ 03 trở lên được xây dựng nhằm giải quyết yêu cầu trên.
2. Căn cứ pháp lý
- Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020;
- Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
- Chương trình cải cách hành chính tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 3377/QĐ-UBND ngày 18/12/2011 của UBND tỉnh;
- Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
- Quyết định số 14/2015/QĐ-UBND ngày 30/6/20015 của UBND tỉnh ban hành Quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Khánh Hòa;
- Quyết định số 2747/QĐ-UBND ngày 16/10/2014 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại tỉnh Khánh Hòa năm 2015 và giai đoạn 2016 - 2020;
- Kế hoạch cải cách hành chính năm 2015 tỉnh Khánh Hòa ban hành theo Quyết định số 3663/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND tỉnh.
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Mục tiêu
- Xây dựng, hoàn thiện phần mềm lõi hỗ trợ tạo lập biểu mẫu trực tuyến của các thủ tục hành chính được UBND tỉnh công bố tiếp nhận, giải quyết theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trực tuyến qua mạng Internet từ mức độ 3 trở lên (sau đây gọi tắt là thủ tục trực tuyến mức độ 3 trở lên). Sử dụng một lõi phần mềm với từ điển các trường dữ liệu dùng chung cho tất cả các loại biểu mẫu thủ tục hành chính, dễ dàng hiệu chỉnh, bổ sung từ điển trường dữ liệu theo nhu cầu sử dụng hoặc khi biểu mẫu thủ tục hành chính có thay đổi;
- Sử dụng phần mềm lõi để tạo lập biểu mẫu trực tuyến, tạo ra bộ biểu mẫu trực tuyến hoàn thiện, đúng nội dung và thể thức quy định, tích hợp trên Phần mềm một cửa điện tử cho 100% thủ tục được UBND tỉnh công bố;
- Khách hàng đăng ký thực hiện thủ tục trực tuyến mức độ 3 trở lên có thể điền thông tin vào tờ khai, biểu mẫu hoàn thiện mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính ngay trên giao diện Web, trực tuyến. Giảm thời gian thao tác ít nhất 30% cho khách hàng, giảm dung lượng lưu trữ trên hệ thống;
- Qua giao dịch thủ tục trực tuyến mức độ 3 trở lên, toàn bộ thông tin đầy đủ, chính xác, hợp lệ do khách hàng tạo lập trên biểu mẫu trực tuyến được đóng gói, định dạng theo chuẩn quy định để tạo thành dữ liệu của hệ thống, sẵn sàng tích hợp và liên thông với mọi ứng dụng khác, phục vụ tác nghiệp giải quyết thủ tục và quản lý hành chính nhà nước đối với ngành, lĩnh vực.
2. Yêu cầu
- Phần mềm lõi hỗ trợ tạo lập biểu mẫu trực tuyến và bộ biểu mẫu trực tuyến phải tích hợp được một cách hoàn hảo với Bộ phần mềm một cửa điện tử đang được triển khai tại các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã;
- Phần mềm lõi hỗ trợ tạo lập biểu mẫu trực tuyến và bộ biểu mẫu trực tuyến có khả năng tùy biến hoàn hảo, tương tác và đáp ứng hoàn toàn các chức năng của Bộ phần mềm một cửa điện tử đã triển khai (sẽ được cụ thể hóa và mô tả chi tiết trong Đề cương kỹ thuật);
- Việc kiểm thử, chuyển giao sản phẩm, đào tạo, hỗ trợ, duy trì và nâng cấp được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ theo đúng quy định.
3. Nhiệm vụ và giải pháp
a) Rà soát, công bố cập nhật danh mục thủ tục trực tuyến mức độ 3 trở lên hệ thống hóa các biểu mẫu, tờ khai của thủ tục hành chính:
- Căn cứ Quyết định số 14/2015/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 và chỉ đạo có liên quan của UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong, UBND huyện, thị xã, thành phố rà soát, cập nhật và đề xuất danh mục thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3 trở lên. Đồng thời, hệ thống hóa và cung cấp các tờ khai, biểu mẫu thủ tục hành chính trong danh mục đề xuất;
- Sở Nội vụ chủ trì tổng hợp, thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định công bố cập nhật danh mục thủ tục hành chính trực tuyến từ mức độ 3 trở lên.
Thời hạn hoàn thành: trong tháng 11/2015.
b) Xây dựng phần mềm lõi hỗ trợ tạo lập biểu mẫu trực tuyến:
- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông phân tích, đánh giá hiện trạng và phương hướng nhiệm vụ, lựa chọn đơn vị có năng lực tư vấn xây dựng Đề cương kỹ thuật và dự toán chi tiết xây dựng, hoàn thiện, chuyển giao phần mềm đáp ứng toàn bộ mục tiêu và yêu cầu đề ra;
- Tiến hành thẩm định, phê duyệt Đề cương kỹ thuật và dự toán chi tiết, hợp đồng với đơn vị xây dựng phần mềm lõi hỗ trợ tạo lập biểu mẫu trực tuyến;
- Tổ chức kiểm thử, nghiệm thu phần mềm lõi;
Thời hạn hoàn thành: trong quý IV/2015.
c) Tạo lập biểu mẫu trực tuyến cho các thủ tục mức độ 3, 4 đã được công bố:
- Sau khi kiểm thử và nghiệm thu phần mềm, Sở Nội vụ cung cấp bộ biểu mẫu của các thủ tục hành chính được UBND tỉnh công bố trực tuyến từ mức độ 3 trở lên trong năm 2015 cho đơn vị tư vấn xây dựng phần mềm để tiến hành tạo lập bộ biểu mẫu trực tuyến. Việc tạo lập biểu mẫu trực tuyến được tiến hành theo 02 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (trong quý IV/2015): thực hiện cho ít nhất 20% biểu mẫu thủ tục trực tuyến mức độ 3;
+ Giai đoạn 2 (từ năm 2016): thực hiện cho toàn bộ số biểu mẫu còn lại;
+ Các biểu mẫu trực tuyến sẽ được cập nhật, bổ sung khi thủ tục hành chính có thay đổi hoặc UBND tỉnh công bố bổ sung danh mục thủ tục trực tuyến mức độ 3 trở lên.
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, đơn vị tư vấn rà soát, bổ sung và hoàn thiện toàn bộ chức năng của Phần mềm một cửa điện tử theo yêu cầu Quyết định số 14/2015/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh, sẵn sàng cho việc tích hợp biểu mẫu trực tuyến và các ứng dụng chuyên môn nghiệp vụ. Thời hạn hoàn thành: trong tháng 11/2015.
d) Tiến hành tích hợp biểu mẫu trực tuyến trên Phần mềm một cửa điện tử các sở, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố:
- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp cùng Sở Thông tin và Truyền thông, đơn vị tư vấn và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tích hợp các biểu mẫu trực tuyến lên Phần mềm một cửa điện tử. Biểu mẫu trực tuyến hoàn thành đến đâu thì tiến hành tích hợp đến đó, tích hợp xong ít nhất 80% biểu mẫu đã trực tuyến hóa trong quý IV/2015.
- Kiểm tra, vận hành thử nghiệm và hiệu chỉnh; nghiệm thu sản phẩm.
đ) Tập huấn chuyển giao cho các cơ quan, đơn vị:
- Sau khi tích hợp biểu mẫu trực tuyến, Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, đơn vị tư vấn tổ chức đào tạo cập nhật, chuyển giao kỹ thuật cho các cơ quan, đơn vị;
- Các cơ quan, đơn vị được chuyển giao tiến hành các biện pháp thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn để khách hàng khai thác hiệu quả nhất các ứng dụng; theo dõi, kiểm tra và phản hồi để rút kinh nghiệm hoàn thiện. Chủ trì cung cấp thông tin cho Sở Nội vụ, phối hợp cập nhật biểu mẫu trực tuyến khi thủ tục hành chính có thay đổi.
e) Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khảo sát, tổng hợp nhu cầu nâng cấp, hoàn thiện hoặc trang bị mới các phần mềm tác nghiệp chuyên môn của các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã; xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch triển khai phù hợp với kế hoạch xây dựng Kiến trúc chính quyền điện tử.
III. TIẾN ĐỘ VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Tiến độ thực hiện và dự toán kinh phí
a) Rà soát, cập nhật, đề xuất danh mục thủ tục trực tuyến mức độ 3 trở lên và hệ thống hóa biểu mẫu, tờ khai thủ tục:
- Dự toán: 13.000.000 đồng (áp dụng mức chi báo cáo rà soát thủ tục hành chính)
- Thực hiện: trong tháng 11/2015
b) Xây dựng Đề cương kỹ thuật và dự toán chi tiết xây dựng Phần mềm lõi hỗ trợ tạo lập biểu mẫu trực tuyến:
- Dự toán: 30.000.000 đồng
- Thực hiện: Trong tháng 11/2015
c) Xây dựng Phần mềm lõi hỗ trợ tạo lập biểu mẫu trực tuyến:
- Dự toán: 790.000.000 đồng (bao gồm chi phí kiểm thử phần mềm)
- Thực hiện: từ tháng 11/2015 đến tháng 12/2015
d) Tạo lập biểu mẫu trực tuyến các thủ tục mức độ 03 trở lên và tích hợp lên Phần mềm một cửa điện tử:
- Dự toán: 1.950.000.000 đồng
- Thực hiện:
+ Giai đoạn 1 (trong quý IV/2015): trực tuyến hóa 20% biểu mẫu (khoảng 80 biểu mẫu), ưu tiên cho các Sở phát sinh nhiều hồ sơ điện tử. Dự toán: 390.000.000 đồng
+ Giai đoạn 2 (thực hiện từ năm 2016): 80% khối lượng (gồm gói tạo lập biểu mẫu trực tuyến cho các Sở còn lại và gói UBND cấp huyện). Dự toán 1.560.000.000 đồng.
+ Chi phí bổ sung, cập nhật biểu mẫu trực tuyến khi thủ tục thay đổi hoặc do UBND tỉnh công bố bổ sung được lập dự toán riêng khi phát sinh nhu cầu.
đ) Bổ sung, hoàn thiện chức năng Phần mềm một cửa điện tử, phát triển ứng dụng luân chuyển hồ sơ điện tử để giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng, triển khai Đề án “Tin học hóa quy trình phối hợp giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến qua mạng tin học theo cơ chế một cửa liên thông”.
+ Dự toán: 300.000.000 đồng
+ Thực hiện: tháng 11 - 12/2015
- Đào tạo cập nhật Phần mềm một cửa điện tử, chuyển giao và hướng dẫn khai thác, sử dụng biểu mẫu trực tuyến: kinh phí thực hiện trong kinh phí xây dựng phần mềm và tạo lập biểu mẫu trực tuyến.
- Nâng cấp, hoàn thiện hoặc xây dựng mới các phần mềm tác nghiệp chuyên môn: sẽ lập dự toán sau khi kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt.
2. Nguồn kinh phí
Từ kinh phí cải cách hành chính tỉnh cấp trong ngân sách Sở Nội vụ năm 2015 - 2017.
Đối với nhiệm vụ bổ sung, hoàn thiện chức năng Phần mềm một cửa điện tử, điều chuyển kinh phí cải cách hành chính được cấp trong ngân sách Sở Nội vụ năm 2015 sang Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì tham mưu thực hiện theo Đề án được UBND tỉnh phê duyệt.
1. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông lập kế hoạch và dự toán chi tiết kinh phí triển khai thực hiện, tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt Đề cương kỹ thuật và dự toán chi tiết, lựa chọn đơn vị tư vấn thực hiện các nhiệm vụ Đề án theo hình thức chỉ định thầu để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ và kế thừa toàn bộ hệ thống các ứng dụng dùng chung đang triển khai tại các sở ngành, UBND cấp huyện, cấp xã; rút ngắn tối đa thời gian thực hiện, đáp ứng toàn bộ các mục tiêu và yêu cầu tại mục II Đề án này.
Tham mưu điều chuyển, bố trí kinh phí kịp thời cho các cơ quan chủ trì, tham gia thực hiện nhiệm vụ, thực hiện đúng quy định hiện hành.
2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì thực hiện các nhiệm vụ được phân công đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả; phối hợp chặt chẽ với Sở Nội vụ trong việc lập kế hoạch, tổ chức triển khai và tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.
Chủ trì tham mưu tăng cường năng lực Trung tâm Dữ liệu tỉnh và hệ thống mạng, bố trí đầy đủ máy chủ để bảo đảm vận hành hệ thống thông suốt, kết nối tốc độ cao, lưu trữ an toàn dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, quản lý hành chính nhà nước.
3. Sở Tài chính phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông trong việc hướng dẫn, lập dự toán chi tiết, tổ chức thực hiện, thanh quyết toán theo chức năng.
4. Các sở, ngành, địa phương tiến hành rà soát, cập nhật, đề xuất danh mục thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3 trở lên, hệ thống hóa tờ khai, biểu mẫu các thủ tục thuộc danh mục, gửi Sở Nội vụ đúng thời hạn quy định.
5. Các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp chặt chẽ với Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông, đơn vị tư vấn trong quá trình triển khai Đề án, tạo điều kiện thuận lợi nhất để hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ theo đúng tiến độ, đạt chất lượng, hiệu quả./.
- 1Quyết định 3459/QĐ-UBND năm 2008 về công bố công khai, áp dụng thống nhất hệ thống biểu mẫu trong hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa tại sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân huyện, thành, thị; xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành
- 2Quyết định 445/QĐ-HQHN năm 2013 về Quy chế, nội quy, sơ đồ, biểu mẫu thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội
- 3Quyết định 124/QĐ-UBND năm 2013 về Biểu mẫu phục vụ công tác tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 4Quyết định 292/QĐ-UBND năm 2016 Phê duyệt Quy chế giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa
- 5Quyết định 675/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy chế giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông đối với lĩnh vực tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, biển - hải đảo, khí tượng thủy văn, môi trường tại Sở Tài nguyên và Môi trường, tỉnh Khánh Hòa
- 6Quyết định 2534/QĐ-UBND năm 2016 về Bộ biểu mẫu văn bản hành chính được chuẩn hóa thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (do Sở Nội vụ tham mưu); Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng các đơn vị thuộc Sở Nội vụ, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7Quyết định 4025/QĐ-UBND năm 2016 công bố danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận và giải quyết trực tuyến qua mạng Internet ở mức độ 3, 4 trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà
- 8Chỉ thị 1148/CT-UBND năm 2018 về tăng cường xử lý hồ sơ, thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3 và 4 do tỉnh An Giang ban hành
- 9Quyết định 1695/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận và giải quyết trực tuyến mức độ 3, 4 do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 3459/QĐ-UBND năm 2008 về công bố công khai, áp dụng thống nhất hệ thống biểu mẫu trong hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa tại sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân huyện, thành, thị; xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành
- 3Nghị quyết 30c/NQ-CP năm 2011 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 3377/QĐ-UBND năm 2011 về chương trình cải cách hành chính tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2020
- 5Quyết định 445/QĐ-HQHN năm 2013 về Quy chế, nội quy, sơ đồ, biểu mẫu thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội
- 6Quyết định 1375/QĐ-UBND năm 2014 về Danh mục thủ tục hành chính được tiếp nhận, giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trực tuyến qua mạng Internet ở mức độ 3 do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 7Quyết định 2747/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại tỉnh Khánh Hòa năm 2015 và giai đoạn 2016-2020
- 8Quyết định 09/2015/QĐ-TTg về Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 124/QĐ-UBND năm 2013 về Biểu mẫu phục vụ công tác tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 10Quyết định 14/2015/QĐ-UBND về Quy định thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Khánh Hòa
- 11Nghị quyết 36a/NQ-CP năm 2015 về Chính phủ điện tử do Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 3663/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Khánh Hòa năm 2015
- 13Quyết định 292/QĐ-UBND năm 2016 Phê duyệt Quy chế giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa
- 14Quyết định 675/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy chế giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông đối với lĩnh vực tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, biển - hải đảo, khí tượng thủy văn, môi trường tại Sở Tài nguyên và Môi trường, tỉnh Khánh Hòa
- 15Quyết định 2534/QĐ-UBND năm 2016 về Bộ biểu mẫu văn bản hành chính được chuẩn hóa thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (do Sở Nội vụ tham mưu); Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng các đơn vị thuộc Sở Nội vụ, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 16Quyết định 4025/QĐ-UBND năm 2016 công bố danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận và giải quyết trực tuyến qua mạng Internet ở mức độ 3, 4 trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà
- 17Chỉ thị 1148/CT-UBND năm 2018 về tăng cường xử lý hồ sơ, thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3 và 4 do tỉnh An Giang ban hành
- 18Quyết định 1695/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận và giải quyết trực tuyến mức độ 3, 4 do tỉnh Khánh Hòa ban hành
Quyết định 3235/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án trực tuyến hóa biểu mẫu các thủ tục hành chính được tiếp nhận, giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trực tuyến qua mạng Internet từ mức độ 03 trở lên do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- Số hiệu: 3235/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/11/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Nguyễn Duy Bắc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/11/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực