- 1Quyết định 121/2005/QĐ-NHNN về Quy chế về kiểm toán độc lập đối với các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 1346/QĐ-NHNN năm 2006 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng Nhà nước ban hành đã hết hiệu lực pháp luật bởi các văn bản quy phạm pháp luật ban hành từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/12/2005 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 322/1999/QĐ-NHNN5 | Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1999 |
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 và Luật các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 07/CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ ban hành "Quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân";
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế tổ chức thực hiện kiểm toán độc lập đối với các Tổ chức tín dụng".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 423/QĐ-NHNN5 ngày 23/12/1997 ban hành Quy định tạm thời về việc tổ chức thực hiện kiểm toán đối với các ngân hàng thương mại cổ phần, Quyết định số 272/QĐ-NHNN5 ngày 12/8/1998 về việc thực hiện kiểm toán đối với các ngân hàng thương mại cổ phần.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng, Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Thủ trưởng đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát , Tổng giám đốc (Giám đốc) các Tổ chức tín dụng có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Trần Minh Tuấn (Đã ký) |
TỔ CHỨC THỰC HIỆN KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành theo Quyết định số 322 /1999/QĐ-NHNN5 ngày14 / 9 /1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
a- Tổ chức tín dụng Nhà nước (bao gồm: ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi ngân hàng);
b- Tổ chức tín dụng cổ phần của Nhà nước và nhân dân (gồm: ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi ngân hàng), sau đây gọi tắt là Tổ chức tín dụng cổ phần;
c- Tổ chức tín dụng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam (gồm: Tổ chức tín dụng liên doanh, Tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Chi nhánh của ngân hàng nước ngoài);
d- Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.
2. Việc tổ chức thực hiện kiểm toán độc lập đối với Quỹ tín dụng nhân dân khu vực, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và hợp tác xã tín dụng, Ngân hàng Nhà nước sẽ có quy định riêng để phù hợp với yêu cầu quản lý và quy mô hoạt động của các tổ chức này.
Điều 2. Kiểm toán độc lập đối với Tổ chức tín dụng là việc kiểm tra và xác nhận của Kiểm toán viên chuyên nghiệp thuộc Tổ chức kiểm toán độc lập (gọi tắt là Tổ chức kiểm toán) về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo tài chính của Tổ chức tín dụng theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Điều 3. Các báo cáo tài chính năm của Tổ chức tín dụng phải được kiểm toán:
1. Bảng cân đối kế toán;
2. Báo cáo kết quả kinh doanh;
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Điều 4: Báo cáo kiểm toán phải thể hiện:
1. Đánh giá, xác nhận về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của các báo cáo tài chính của Tổ chức tín dụng; Nhận xét, đánh giá việc chấp hành chính sách, chế độ tài chính, kế toán của Tổ chức tín dụng.
2. Kiến nghị với Tổ chức tín dụng được kiểm toán các vấn đề phát hiện được cho là không rõ ràng trong quá trình kiểm toán và đề nghị biện pháp giải quyết.
3. Báo cáo kiểm toán phải được Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức kiểm toán hoặc người được Tổng Giám đốc (Giám đốc) uỷ quyền ký tên, đóng dấu và Kiểm toán viên chịu trách nhiệm chính trực tiếp kiểm toán Tổ chức tín dụng ký tên (dưới mỗi chữ ký phải ghi rõ họ tên, số hiệu giấy phép hành nghề kiểm toán do Bộ Tài chính cấp).
Điều 5: Các Tổ chức kiểm toán thực hiện kiểm toán các Tổ chức tín dụng phải có đủ các điều kiện sau:
1. Đang hoạt động hợp pháp theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
2. Không có quan hệ về mặt kinh tế (như hùn vốn, liên doanh, góp vốn cổ phần ....) với Tổ chức tín dụng được kiểm toán hoặc ngược lại.
3. Không phải là khách hàng đang hưởng những điều kiện ưu đãi của Tổ chức tín dụng được kiểm toán (như được cấp tín dụng, bảo lãnh không có bảo đảm, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi ...).
4. Không làm dịch vụ giữ sổ sách kế toán, lập báo cáo quyết toán cho Tổ chức tín dụng được kiểm toán.
5. Đội ngũ Kiểm toán viên tham gia kiểm toán Tổ chức tín dụng có đủ điều kiện quy định tại Điều 6 Quy chế này.
Điều 6. Các Kiểm toán viên của Tổ chức kiểm toán được phép thực hiện kiểm toán Tổ chức tín dụng phải có đủ các điều kiện sau:
1. Có Giấy phép hành nghề kiểm toán (còn thời hạn) do Bộ Tài chính Việt Nam cấp;
2. Có bằng đại học trong các lĩnh vực: tài chính, kế toán, ngân hàng; có ít nhất 05 năm làm công tác tài chính, kế toán, ngân hàng và phải là Kiểm toán viên chuyên nghiệp có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề kiểm toán tại các Tổ chức kiểm toán độc lập;
3. Không phải là cổ đông hoặc người đại diện hợp pháp của cổ đông sở hữu số cổ phiếu có ghi tên có quyền tham gia bỏ phiếu của Tổ chức tín dụng được kiểm toán;
4. Không phải là thành viên Ban điều hành của Tổ chức tín dụng được kiểm toán;
5. Không phải là khách hàng đang hưởng những điều kiện ưu đãi của Tổ chức tín dụng được kiểm toán (như được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi ...);
6. Không có quan hệ họ hàng thân thuộc với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Người điều hành của Tổ chức tín dụng được kiểm toán (như vợ, chồng, cha, mẹ, con hoặc anh chị em ruột);
7. Không làm dịch vụ giữ sổ sách kế toán, lập báo cáo quyết toán cho Tổ chức tín dụng được kiểm toán.
2. Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát (đối với Tổ chức tín dụng có Hội đồng quản trị) hoặc Ban giám đốc (đối với Tổ chức tín dụng không có Hội đồng quản trị) chịu trách nhiệm về việc lựa chọn Tổ chức kiểm toán và các Kiểm toán viên tham gia kiểm toán đơn vị mình theo các quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Quy chế này.
3. Tổ chức kiểm toán và Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán Tổ chức tín dụng phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản. Chỉ sau khi Ngân hàng Nhà nước có công văn chấp thuận thì Tổ chức tín dụng mới được chính thức ký hợp đồng với Tổ chức kiểm toán để kiểm toán.
1. Hồ sơ của Tổ chức tín dụng xin chấp thuận Tổ chức kiểm toán, gồm:
a. Tờ trình của Hội đồng quản trị (đối với Tổ chức tín dụng có Hội đồng quản trị), của Ban giám đốc (đối với Tổ chức tín dụng không có Hội đồng quản trị) xin chấp thuận Tổ chức kiểm toán, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của Tổ chức kiểm toán và cam kết Tổ chức kiểm toán, danh sách Kiểm toán viên đăng ký tham gia kiểm toán không vi phạm các quy định tại Điều 5, Điều 6 Quy chế này;
b. Biên bản họp Hội đồng quản trị với Ban kiểm soát (đối với Tổ chức tín dụng có Hội đồng quản trị) hoặc của Ban Giám đốc (đối với Tổ chức tín dụng không có Hội đồng quản trị) về việc thống nhất chọn Tổ chức kiểm toán;
đ. Các tài liệu khác chứng minh Tổ chức kiểm toán và Kiểm toán viên đảm bảo các điều kiện nêu tại Điều 5 và Điều 6 Quy chế này.
2. Trường hợp Tổ chức tín dụng vẫn chọn Tổ chức kiểm toán và các Kiểm toán viên năm trước kiểm toán năm hiện tại, thì hồ sơ xin chấp thuận Tổ chức kiểm toán của Tổ chức tín dụng chỉ gồm các văn bản yêu cầu tại điểm a và b, khoản 1, Điều này và phải bổ sung những tài liệu mới liên quan đến sự thay đổi của Tổ chức kiểm toán và các Kiểm toán viên tham gia kiểm toán (nếu có).
3. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận kiểm toán, nếu Tổ chức kiểm toán có yêu cầu bổ sung hoặc thay đổi Kiểm toán viên tham gia kiểm toán, Tổ chức tín dụng phải lựa chọn theo quy định tại khoản 2, Điều 7 Quy chế này và có tờ trình kèm hồ sơ theo quy định đối với Kiểm toán viên gửi Ngân hàng Nhà nước. Chỉ sau khi Ngân hàng Nhà nước có công văn chấp thuận, Kiểm toán viên được bổ sung hoặc thay thế mới được phép tham gia kiểm toán Tổ chức tín dụng.
Điều 9. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước uỷ quyền việc xem xét, chấp thuận cho Tổ chức kiểm toán thực hiện kiểm toán Tổ chức tín dụng, như sau:
Điều 10. Trình tự, thủ tục xét chấp thuận Tổ chức kiểm toán
1. Trước ngày 30 tháng 9 hàng năm, Ngân hàng Nhà nước Trung ương sẽ thông báo danh sách các Tổ chức kiểm toán được phép thực hiện kiểm toán đối với các Tổ chức tín dụng để các Tổ chức tín dụng tiến hành lựa chọn theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Quy chế này.
2. Chậm nhất là 30 ngày trước khi kết thúc năm tài chính, các Tổ chức tín dụng phải chọn một Tổ chức kiểm toán theo các quy định của pháp luật để kiểm toán các hoạt động của mình và gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 8 Quy chế này để Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận cho thực hiện kiểm toán.
a. Hồ sơ xin chấp thuận Tổ chức kiểm toán của Tổ chức tín dụng cổ phần gửi đến Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi Tổ chức tín dụng cổ phần đặt trụ sở chính. Trong thời gian không quá 15 ngày, kể từ khi nhận được đủ hồ sơ xin chấp thuận Tổ chức kiểm toán của Tổ chức tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước phải xem xét và có công văn trả lời chấp thuận hay không chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước phải thông báo lý do cho đơn vị biết.
b. Hồ sơ xin chấp thuận Tổ chức kiểm toán của Tổ chức tín dụng Nhà nước, Tổ chức tín dụng nước ngoài, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương gửi về Ngân hàng Nhà nước Trung ương. Trong thời gian không quá 15 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ xin chấp thuận Tổ chức kiểm toán của Tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Trung ương sẽ xem xét và có công văn trả lời chấp thuận hay không chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận Ngân hàng Nhà nước Trung ương sẽ thông báo lý do cho đơn vị biết.
Điều 11. Trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, các Tổ chức tín dụng thuộc đối tượng thực hiện kiểm toán phải gửi Ngân hàng Nhà nước báo cáo kiểm toán kèm với các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, cụ thể:
1. Tổ chức tín dụng cổ phần gửi 3 bản báo cáo lên chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đơn vị đặt trụ sở chính. Trong thời gian tối đa là 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo, chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố phải xem xét và có ý kiến đánh giá về tình hình tổ chức và hoạt động của Tổ chức tín dụng kèm 02 bản báo cáo gửi về Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Các Ngân hàng và Thanh tra Ngân hàng).
2. Tổ chức tín dụng Nhà nước, Tổ chức tín dụng nước ngoài, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương gửi 02 bản báo cáo về Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Các Ngân hàng và Thanh tra Ngân hàng).
Điều 12. Trách nhiệm của Tổ chức tín dụng được kiểm toán:
1. Ký hợp đồng kiểm toán với Tổ chức kiểm toán được chọn, trong đó phải quy định rõ yêu cầu nội dung cần kiểm toán, mức phí kiểm toán, trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình kiểm toán, việc xử lý vi phạm hợp đồng kiểm toán.
2. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời các tài liệu của đơn vị về kế toán, tài chính và các tài liệu khác có liên quan đến nội dung kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán viên;
3. Tạo điều kiện thuận lợi, không được gây khó khăn đối với Tổ chức kiểm toán và các Kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán; đồng thời phải tôn trọng những nhận xét, kiến nghị được nêu trong báo cáo kiểm toán.
Điều 13. Các Tổ chức tín dụng phải thực hiện kiểm toán độc lập hàng năm theo quy định của Quy chế này, nếu vi phạm thì tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Trách nhiệm của Tổ chức kiểm toán và các Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán đối với Tổ chức tín dụng:
2. Tổ chức kiểm toán, các Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán Tổ chức tín dụng phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán theo quy định của pháp luật và Quy chế này; chịu trách nhiệm nếu vi phạm các quy định của Nhà nước về việc kiểm toán; chịu trách nhiệm bảo mật thông tin theo quy định tại Điều 104 Luật các Tổ chức tín dụng và bồi thường thiệt hại cho Tổ chức tín dụng được kiểm toán khi vi phạm các cam kết trong hợp đồng (nếu có).
3. Trường hợp Tổ chức kiểm toán vi phạm các quy định tại Quy chế này hoặc kết quả thực hiện kiểm toán không đạt yêu cầu (theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước), Ngân hàng Nhà nước có thể hạn chế về số lượng, đối tượng Tổ chức tín dụng mà Tổ chức kiểm toán được phép kiểm toán hoặc không chấp thuận cho thực hiện kiểm toán đối với Tổ chức tín dụng.
Điều 15. Việc sửa đổi các điều khoản trong Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v chấp thuận cho (tên Tổ chức kiểm toán ...)
được kiểm toán ...(tên TCTD được kiểm toán)
Kính gửi: (tên TCTD được kiểm toán)
Về đề nghị của ...(tên TCTD được kiểm toán) tại tờ trình số ........ ngày ... tháng ... năm .... và hồ sơ kèm đề nghị chấp thuận cho ( tên Tổ chức kiểm toán ........) thực hiện kiểm toán năm tài chính ....., Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến như sau:
1/ Chấp thuận cho ...(tên Tổ chức kiểm toán) được thực hiện kiểm toán năm tài chính ..... đối với (tên TCTD được kiểm toán) theo đúng các quy định về kiểm toán tại Quy chế tổ chức thực hiện kiểm toán độc lập đối với các Tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số ..... /QĐ-NHNN5 ngày ... tháng ... năm... của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
2/ Danh sách các Kiểm toán viên tham gia kiểm toán ...(tên TCTD được kiểm toán), gồm:
-
-
-
3/ (tên TCTD được kiểm toán) có trách nhiệm gửi báo cáo tài chính đã được kiểm toán và báo cáo kiểm toán theo đúng thời gian quy định tại Điều 11 Quy chế tổ chức thực hiện kiểm toán độc lập đối với các Tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số ..... /QĐ-NHNN5 ngày ... tháng ... năm... của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Nơi nhận: TL. THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
- Như trên VỤ TRƯỞNG VỤ CÁC NGÂN HÀNG
- Thanh tra NHNN
- Lưu VP, Vụ CNH
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà nội, ngày tháng năm ...
V/v chấp thuận cho (tên Tổ chức kiểm toán.....)
được kiểm toán ...(tên TCTD được kiểm toán)
Kính gửi: (tên TCTD được kiểm toán)
Về đề nghị của (tên TCTD được kiểm toán) tại tờ trình số ........ ngày ... tháng ... năm .... và hồ sơ kèm đề nghị chấp thuận cho (tên Tổ chức kiểm toán ........) thực hiện kiểm toán năm tài chính ....., Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh (TP)..... có ý kiến như sau:
1/ Chấp thuận cho ...(tên Tổ chức kiểm toán) được thực hiện kiểm toán năm tài chính ..... đối với (tên TCTD được kiểm toán) theo đúng các quy định về kiểm toán tại Quy chế tổ chức thực hiện kiểm toán độc lập đối với các Tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số ..... /QĐ-NHNN5 ngày ... tháng ... năm... của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
2/ Danh sách các Kiểm toán viên tham gia kiểm toán ... (tên TCTD được kiểm toán), gồm:
-
-
-
3/ (tên TCTD được kiểm toán) có trách nhiệm gửi báo cáo tài chính đã được kiểm toán và báo cáo kiểm toán theo đúng thời gian quy định tại Điều 11 Quy chế tổ chức thực hiện kiểm toán độc lập đối với các Tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số..... /QĐ-NHNN5 ngày... tháng... năm... của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Nơi nhận: TL. THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
- Như trên VỤ TRƯỞNG VỤ CÁC NGÂN HÀNG
- Vụ Các Ngân hàng (để b/c)
- Thanh tra NHNN (để biết)
- Lưu văn thư, Phòng...
- 1Nghị định 07-CP năm 1994 ban hành Quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân
- 2Quyết định 423/1997/QĐ-NHNN5 Quy định tạm thời về việc tổ chức thực hiện kiểm toán đối với các ngân hàng thương mại cổ phần do Thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành
- 3Quyết định 272/1998/QĐ-NHNN5 về việc thực hiện kiểm toán đối với các Ngân hàng thương mại do Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước ban hành
- 4Thông báo số 1034/1999/TB-NHNN10 về Danh mục các văn bản đã bị huỷ bỏ, thay thế trong ngành Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 5Nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập
- 6Quyết định 121/2005/QĐ-NHNN về Quy chế về kiểm toán độc lập đối với các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 7Quyết định 1346/QĐ-NHNN năm 2006 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng Nhà nước ban hành đã hết hiệu lực pháp luật bởi các văn bản quy phạm pháp luật ban hành từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/12/2005 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 1Quyết định 423/1997/QĐ-NHNN5 Quy định tạm thời về việc tổ chức thực hiện kiểm toán đối với các ngân hàng thương mại cổ phần do Thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành
- 2Quyết định 272/1998/QĐ-NHNN5 về việc thực hiện kiểm toán đối với các Ngân hàng thương mại do Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước ban hành
- 3Thông báo số 1034/1999/TB-NHNN10 về Danh mục các văn bản đã bị huỷ bỏ, thay thế trong ngành Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4Quyết định 499/2000/QĐ-NHNN5 sửa đổi Quy chế tổ chức thực hiện kiểm toán độc lập đối với các tổ chức tín dụng kèm theo Quyết định 322/1999/QĐ-NHNN5 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 5Quyết định 121/2005/QĐ-NHNN về Quy chế về kiểm toán độc lập đối với các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 6Quyết định 1346/QĐ-NHNN năm 2006 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng Nhà nước ban hành đã hết hiệu lực pháp luật bởi các văn bản quy phạm pháp luật ban hành từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/12/2005 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 1Nghị định 15-CP năm 1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 2Nghị định 07-CP năm 1994 ban hành Quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân
- 3Luật Ngân hàng Nhà nước 1997
- 4Luật các Tổ chức tín dụng 1997
- 5Nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập
Quyết định 322/1999/QĐ-NHNN5 về Quy chế tổ chức thực hiện kiểm toán độc lập đối với các Tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 322/1999/QĐ-NHNN5
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/09/1999
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Trần Minh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 40
- Ngày hiệu lực: 29/09/1999
- Ngày hết hiệu lực: 05/03/2005
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực