Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 320/QĐ-BKHĐT | Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2021 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TIẾP CÔNG DÂN CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Căn cứ Luật Tiếp công dân ngày 25 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiếp công dân;
Căn cứ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 ngày 7 tháng 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Thông tư số 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ Quy định quy trình tiếp công dân;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 1135/QĐ-BKHĐT ngày 13 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy chế tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 3. Người đứng đầu các đơn vị thuộc Bộ; Cục trưởng các Cục thuộc Tổng cục Thống kê; Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc các đơn vị thuộc Bộ; Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Thống kê và các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
TIẾP CÔNG DÂN CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 320/QĐ-BKHĐT ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
1. Quy chế này quy định cụ thể một số nội dung về tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi tắt là Bộ):
a) Trách nhiệm thực hiện việc tiếp công dân của Bộ và các đơn vị thuộc Bộ.
b) Địa điểm tiếp công dân.
c) Thực hiện việc tiếp công dân.
d) Quản lý, báo cáo công tác tiếp công dân.
2. Các nội dung khác về việc tiếp công dân thực hiện theo quy định của Luật Tiếp công dân ngày 25 tháng 11 năm 2013; Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiếp công dân và Thông tư số 06/2014/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiếp công dân.
1. Quy chế này áp dụng đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc Bộ có liên quan đến công tác tiếp công dân.
2. Người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trực tiếp tại địa điểm tiếp công dân của Bộ và các đơn vị thuộc Bộ.
Điều 3. Trách nhiệm tiếp công dân
1. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân theo quy định pháp luật, bao gồm:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Tổng cục Thống kê;
c) Các Cục thuộc Bộ:
- Cục Đầu tư nước ngoài;
- Cục Phát triển doanh nghiệp;
- Cục Quản lý đấu thầu;
- Cục Quản lý đăng ký kinh doanh;
- Cục Phát triển Hợp tác xã.
d) Cục Thu thập dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin thống kê; Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Cục thuộc Tổng cục Thống kê).
2. Đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ có liên quan đến việc giải quyết chế độ, chính sách, quyền lợi của công dân, tổ chức phải tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, bao gồm:
a) Các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ;
b) Các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Thống kê;
c) Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc các Viện thuộc Bộ, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia.
3. Các đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân ban hành Nội quy tiếp công dân, lịch tiếp công dân theo quy định.
Điều 4. Địa điểm tiếp công dân
1. Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân của Bộ - số 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội gồm các cơ quan, đơn vị:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Các Cục thuộc Bộ:
- Cục Đầu tư nước ngoài;
- Cục Phát triển doanh nghiệp;
- Cục Quản lý đấu thầu;
- Cục Quản lý đăng ký kinh doanh;
- Cục Phát triển Hợp tác xã.
c) Các đơn vị sự nghiệp có trụ sở tại số 68 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội; số 65 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội và số 47 Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
2. Tiếp công dân tại Phòng tiếp công dân của Tổng cục Thống kê - số 54 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội gồm các cơ quan, đơn vị:
a) Tổng cục Thống kê;
b) Cục Thu thập dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin thống kê;
c) Các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Thống kê có trụ sở tại số 54 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.
3. Tiếp công dân tại Phòng tiếp công dân Tòa nhà D25 - Ngõ 7 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội gồm các đơn vị sự nghiệp có trụ sở tại Tòa nhà D25 - Ngõ 7 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội.
4. Các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ và thuộc Tổng cục Thống kê, trừ các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 3 Điều này tiếp công dân tại trụ sở đơn vị mình.
5. Văn phòng Bộ có trách nhiệm bố trí địa điểm tiếp công dân trụ sở Bộ - số 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội; Tòa nhà D25 - Ngõ 7 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội.
6. Tổng cục Thống kê có trách nhiệm bố trí địa điểm tiếp công dân tại số 54 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.
7. Các đơn vị khác có trách nhiệm bố trí địa điểm để thực hiện việc tiếp công dân của cơ quan, đơn vị mình theo quy định.
Điều 5. Thực hiện việc tiếp công dân
1. Thực hiện việc tiếp công dân của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bộ trưởng trực tiếp tiếp công dân định kỳ vào ngày 15 hàng tháng tại trụ sở tiếp công dân của Bộ. Trong trường hợp bận công tác, Bộ trưởng phân công Thứ trưởng hoặc Chánh thanh tra Bộ thực hiện việc tiếp công dân định kỳ. Nếu ngày tiếp công dân định kỳ trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì việc tiếp công dân chuyển sang ngày làm việc tiếp theo.
2. Thanh tra Bộ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ thường trực tiếp công dân tại trụ sở Bộ - số 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội theo quy định.
3. Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ và các đơn vị liên quan có trách nhiệm chuẩn bị cho công tác tiếp công dân của Bộ trưởng; bảo đảm an ninh trật tự khi tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân của Bộ - số 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội.
4. Người đứng đầu các đơn vị có trách nhiệm thực hiện việc tiếp công dân và bố trí cán bộ có năng lực thực hiện việc tiếp công dân theo quy định.
5. Người đứng đầu các đơn vị, Văn phòng Bộ có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra Bộ thực hiện tiếp công dân đối với các vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ và nhiệm vụ được giao.
6. Việc tiếp công dân được thực hiện tại địa điểm tiếp công dân và trong giờ hành chính, trừ trường hợp đột xuất do người có thẩm quyền quyết định (Bộ trưởng, Người đứng đầu đơn vị).
7. Việc tiếp nhận, xử lý các đơn thư tố cáo, khiếu nại, kiến nghị phản ánh được thực hiện theo quy định của pháp luật và các nội quy, quy chế của Bộ về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Điều 6. Trách nhiệm của Thanh tra Bộ trong thực hiện tiếp công dân
1. Bố trí bộ phận (cấp phòng) thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên các ngày làm việc trong tuần và trong trường hợp đột xuất tại trụ sở tiếp công dân của Bộ - số 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội.
2. Phối hợp với các đơn vị có trụ sở tại số 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội thực hiện việc tiếp công dân liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ:
a) Thông báo cho Văn phòng Bộ, Người đứng đầu các đơn vị thuộc Bộ, Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp có trụ sở tại: Số 68 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội; số 65 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội và số 47 Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội về việc có công dân đến tố cáo, khiếu nại, kiến nghị, phản ánh các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ và trách nhiệm của đơn vị hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng.
b) Chủ trì phối hợp với các đơn vị, Văn phòng Bộ thực hiện việc tiếp công dân.
3. Phối hợp với các đơn vị có liên quan chuẩn bị nội dung và thành phần tham gia thực hiện việc tiếp công dân định kỳ của Bộ trưởng.
Điều 7. Trách nhiệm của Văn Phòng Bộ
1. Văn phòng Bộ có trách nhiệm bố trí trang thiết bị tại trụ sở tiếp công dân của Bộ - số 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội và Tòa nhà D25 - Ngõ 7 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội.
2. Bố trí bảo vệ thường trực đảm bảo an ninh cho hoạt động tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân của Bộ - số 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội.
Điều 8. Trách nhiệm của Người đứng đầu các Vụ thuộc Bộ
Người đứng đầu các Vụ thuộc Bộ có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra Bộ tiếp công dân đến tố cáo, khiếu nại, kiến nghị, phản ánh các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ và trách nhiệm của đơn vị hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng.
QUẢN LÝ, BÁO CÁO CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN
Điều 9. Quản lý công tác tiếp công dân
1. Chánh Thanh tra Bộ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng quản lý công tác tiếp công dân của Bộ; chủ trì, phối hợp với Người đứng đầu các đơn vị thuộc Bộ tổ chức việc tiếp công dân; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác tiếp công dân của Bộ.
2. Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện việc tiếp công dân của đơn vị mình gửi Thanh tra Bộ theo dõi, tổng hợp báo cáo.
3. Các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện việc tiếp công dân gửi Tổng cục Thống kê theo dõi, tổng hợp báo cáo.
4. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc các Viện thuộc Bộ, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện việc tiếp công dân gửi Viện, Trung tâm để theo dõi, tổng hợp báo cáo.
Điều 10. Trách nhiệm của Thanh tra Bộ trong quản lý công tác tiếp công dân
1. Trình Bộ trưởng ký ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc tiếp công dân theo quy định.
2. Phối hợp Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ kinh tế kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức về công tác tiếp công dân hoặc gửi đi đào tạo tại Trường cán bộ thanh tra.
3. Kiểm tra việc thực hiện tiếp công dân và các văn bản hướng dẫn thực hiện việc tiếp công dân của Bộ theo quy định.
4. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác tiếp công dân, báo cáo Bộ trưởng những khó khăn, vướng mắc, đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thực hiện tốt Luật Tiếp công dân và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Xây dựng báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ về công tác tiếp công dân của Bộ.
Điều 11. Chế độ thông tin, báo cáo
1. Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình và kết quả thực hiện việc tiếp công dân (cùng với kết quả xử lý, giải quyết tố cáo, khiếu nại) định kỳ 03 tháng, 06 tháng, 09 tháng, năm hoặc đột xuất gửi Thanh tra Bộ để tổng hợp, báo cáo chung.
2. Đề cương, biểu mẫu báo cáo theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.
Điều 12. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác tiếp công dân thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Người nào có hành vi vi phạm các quy định của Luật Tiếp công dân thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Các tổ chức, cá nhân thuộc Bộ có trách nhiệm thực hiện việc tiếp công dân theo Quy chế này, Luật Tiếp công dân ngày 25 tháng 11 năm 2013, Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiếp công dân và Thông tư số 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ Quy định quy trình tiếp công dân.
Trong quá trình thực hiện Quy chế nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Thanh tra Bộ để tổng hợp, nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung.
- 1Quyết định 266/QĐ-BTP năm 2015 về Quy chế tiếp công dân của Bộ Tư pháp
- 2Quyết định 1135/QĐ-BKHĐT năm 2015 về Quy chế tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 3Quyết định 440/QĐ-BCT năm 2017 Quy chế Tiếp công dân của Bộ Công thương
- 4Quyết định 947/QĐ-BXD năm 2015 về Nội quy, Quy chế tiếp công dân của Bộ Xây dựng
- 5Công văn 3991/VPCP-V.I năm 2021 tạm thời dừng tiếp công dân để chuyển địa điểm tiếp công dân về Trụ sở tiếp công dân Trung ương tại Hà Nội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 941/TTCP-VP năm 2021 thông báo chuyển Trụ sở Tiếp công dân Trung ương tại Hà Nội do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 7Thông tư 166/2021/TT-BQP quy định về tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng
- 8Công văn 2390/TCGDNN-PCTT về thay đổi Lịch tiếp công dân định kỳ năm 2022 do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành
- 9Quyết định 142/QÐ-BVHTTDL năm 2024 về Quy chế tiếp công dân của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- 1Luật tiếp công dân 2013
- 2Nghị định 64/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tiếp công dân
- 3Thông tư 06/2014/TT-TTCP quy định quy trình tiếp công dân do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 266/QĐ-BTP năm 2015 về Quy chế tiếp công dân của Bộ Tư pháp
- 5Quyết định 440/QĐ-BCT năm 2017 Quy chế Tiếp công dân của Bộ Công thương
- 6Nghị định 86/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 7Quyết định 947/QĐ-BXD năm 2015 về Nội quy, Quy chế tiếp công dân của Bộ Xây dựng
- 8Công văn 3991/VPCP-V.I năm 2021 tạm thời dừng tiếp công dân để chuyển địa điểm tiếp công dân về Trụ sở tiếp công dân Trung ương tại Hà Nội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 941/TTCP-VP năm 2021 thông báo chuyển Trụ sở Tiếp công dân Trung ương tại Hà Nội do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 10Thông tư 166/2021/TT-BQP quy định về tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng
- 11Công văn 2390/TCGDNN-PCTT về thay đổi Lịch tiếp công dân định kỳ năm 2022 do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành
- 12Quyết định 142/QÐ-BVHTTDL năm 2024 về Quy chế tiếp công dân của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Quyết định 320/QĐ-BKHĐT năm 2021 về Quy chế tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Số hiệu: 320/QĐ-BKHĐT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/03/2021
- Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Người ký: Nguyễn Chí Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/03/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra