CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 318-CT | Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 1988 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội thương và thủ trưởng các ngành có liên quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
BẢN QUY ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC KINH DOANH BÁN BUÔN HÀNG TIÊU DÙNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 318-CT ngày 23-12-1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng)
a) Làm cho hàng hoá vận động từ nơi sản xuất đến nơi bán lẻ được nhanh chóng, thông suốt và có hiệu quả.
b) Đáp ứng tốt nhất yêu cầu của các đơn vị bán lẻ (cũng là yêu cầu của người tiêu dùng) về số lượng, chủng loại, chất lượng, giá cả, thời điểm tiêu thụ hàng hoá và về văn minh thương nghiệp.
c) Thông qua khâu bán lẻ, nắm vững nhu cầu thị trường mà chủ động đặt hàng với các cơ sở sản xuất, thúc đẩy và hỗ trợ các cơ sở sản xuất cải tiến và phát triển sản xuất, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
d) Các tổ chức kinh tế của Nhà nước có dự trữ hàng hoá cần thiết để chủ động điều hoà cung cầu và điều tiết thị trường.
a) Các đơn vị sản xuất thuộc các thành phần kinh tế.
b) Các tổ chức kinh tế của Nhà nước kinh doanh xuất nhập khẩu.
c) Các tổ chức thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán kinh doanh bán buôn hoặc vừa kinh doanh bán buôn vừa kinh doanh bán lẻ.
d) Các tổ chức hợp tác kinh doanh giữa thương nghiệp quốc doanh với tư nhân.
e) Thương nhân được tham gia kinh doanh bán buôn những mặt hàng mà pháp luật Nhà nước không cấm.
a) Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và các quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về lưu thông hàng hoá trên thị trường.
b) Đối với những mặt hàng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao kế hoạch sản xuất và địa chỉ tiêu thụ và được kế hoạch Nhà nước bảo đảm những điều kiện chủ yếu để sản xuất thì các tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh bán buôn trước hết phải bán những mặt hàng đó theo địa chỉ ghi trong kế hoạch Nhà nước.
Đối với những mặt hàng khác thì các tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh bán buôn bán hàng theo hợp đồng hoặc theo đơn đặt hàng trên cơ sở thuận mua vừa bán.
c) Tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị bán lẻ khi mua buôn hàng của mình.
d) Các đơn vị bán buôn thuộc kinh tế quốc doanh và hợp tác xã mua bán gửi Bộ Nội thương, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu (thông qua Sở thương nghiệp) kế hoạch bán buôn hàng tiêu dùng của mình ở thị trường trong nước và định kỳ gửi báo cáo cho các cơ quan nói trên về việc thực hiện kế hoạch đó theo hướng dẫn của Bộ Nội thương.
a) Việc bán hàng cho các đơn vị bán lẻ phải xuất phát từ yêu cầu của đơn vị bán lẻ. Nếu do nhu cầu của thị trường đã biến đổi thì đơn vị bán lẻ được quyền yêu cầu đơn vị bán buôn sửa đổi hay huỷ bỏ hợp đồng. Ngược lại, trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực, nếu đơn vị bán lẻ không nhận hàng thì đơn vị bán buôn được chủ động điều phối hàng cho đơn vị bán lẻ khác. Những điều kiện về việc sửa đổi hay huỷ bỏ hợp đồng do hai bên thoả thuận ngay khi ký hợp đồng.
b) Đối với những mặt hàng mà cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước định giá bán lẻ kinh doanh thương nghiệp, trong đó đã xác định mức chiết khấu thương nghiệp, thì các đơn vị bán buôn và bán lẻ của Nhà nước mua bán với nhau theo giá lẻ Nhà nước quy định trừ lùi chiết khấu thương nghiệp.
Đối với những mặt hàng khác thì giá giao nhận do các đơn vị bán buôn và bán lẻ thoả thuận với nhau dưới sự giám sát của Nhà nước, bảo đảm cho giá bán lẻ không chênh lệch bất hợp lý giữa các vùng và có tác dụng bình ổn giá cả thị trường.
c) Đơn vị bán buôn giao hàng đến đơn vị bán lẻ hoặc đến địa điểm thuận tiện nhất cho đơn vị bán lẻ; khi tính chi phí lưu thông bán buôn thì theo nguyên tắc lấy gần bù xa. Nếu đơn vị bán lẻ về cơ sở sản xuất hoặc kho bán buôn nhận hàng thì cơ sở sản xuất hoặc tổ chức bán buôn phải thanh toán đủ chi phí vận tải cho đơn vị bán lẻ. Mọi hành vi tiêu cực, "cửa quyền" trong giao nhận, vận chuyển hàng hoá phải bị xử lý theo pháp luật.
d) Điều kiện bao bì, đóng gói, vận chuyển, kiểm tra chất lượng hàng hoá, thanh toán, đến bù hao hụt và tổn thất... do hai bên thoả thuận bằng hợp đồng.
Các tổ chức bán buôn phải có phương án vững chắc với sự thoả thuận của đơn vị bán lẻ mà mình có quan hệ trước khi quyết định áp dụng hình thức vận động của hàng hoá.
Các cơ sở (người) sản xuất và kinh doanh thương nghiệp thuộc thành phần kinh tế đều có quyền tham gia hội chợ bán buôn hàng tiêu dùng.
Nội dung hội chợ bán buôn hàng tiêu dùng chủ yếu là giới thiệu hàng hoá cần và có thể đưa ra lưu thông, và ký kết hợp đồng kinh doanh giữa cơ sở sản xuất với các tổ chức bán buôn, giữa các tổ chức bán buôn với các đơn vị bán lẻ hoặc giữa các đơn vị và tổ chức đó với nhau.
Tổ chức hội chợ bán buôn ở đâu phải được sự thoả thuận của Uỷ ban Nhân dân địa phương nơi đó.
a) Kiểm tra các cá nhân và tổ chức kinh doanh bán buôn do bất kỳ ngành và cấp nào quản lý, trong việc chấp hành chế độ, thể lệ của Nhà nước về kinh doanh thương nghiệp ở thị trường trong nước.
b) Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền khác của Nhà nước kiểm tra việc thực hiện chính sách giá cả, chế độ đăng ký nhãn hiệu và tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, chế độ đo lường, luật lệ về thuế, về kế toán và thống kê trong kinh doanh thương nghiệp.
Quyết định 318-CT năm 1988 ban hành bản Quy định về tổ chức kinh doanh bán buôn hàng tiêu dùng ở thị trường trong nước của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
- Số hiệu: 318-CT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/12/1988
- Nơi ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 24
- Ngày hiệu lực: 01/01/1989
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định