Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN THỂ DỤC THỂ THAO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 318/1999/QĐ-UBTDTT | Hà Nội, ngày 11 tháng 03 năm 1999 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY ĐỊNH VỀ SOẠN THẢO, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA UỶ BAN THỂ DỤC THỂ THAO”
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM UỶ BAN THỂ DỤC THỂ THAO
Căn cứ Nghị định số 03/1998/NĐ-CP ngày 6 tháng 1 năm 1998 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chứ bộ máy của Uỷ ban Thể dục thể thao;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định 101/ CP ngày 23 tháng 09 năm 1997 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này bản “Quy định về soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban Thể dục thể thao”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các ông Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh văn phòng, Vụ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Uỷ ban Thể dục thể thao chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM UỶ BAN TDTT |
QUY ĐỊNH
VỀ SOẠN THẢO, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA UỶ BAN THỂ DỤC THỂ THAO
(Ban hành kèm theo Quyết định 318/1999/QĐ- UBTDTT ngày 27 tháng 3 năm 1999 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1 . Văn bản Quy phạm pháp luật do Uỷ ban Thể dục thể thao ban hành là những văn bản được ban hành theo hình thức, thủ tục, trình tự luật định. Trong đó có các quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực thể dục thể thao theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo quy định, bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao có thâme quyền ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức Quyết định, Chỉ thị, Thông tư.
Những văn bản của Uỷ ban Thể dục thể thao không mang nội dung và tính chất nối trên, chỉ để giải quết những công việc cụ thể như; Quyết định lên lương, khen thưởng, kỷ luật, điều động công tác, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, cử cán bộ đi học nước ngoài và các văn bản cá biệt khác thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật và không phải chịu sự điều chỉnh của Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật, Nghị định 101/ CP ngày 23 thangd 9 năm 1997 của Chính phủ và bản quy định này.
Điều 2. Văn bản quy phạm pháp luật chỉ có thể được sửa đỏi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật khác của Bộ trưởng, chủ nhiệm Uỷ ban thể dục thể thao ban hành với cùng hình thức, hoặc bị bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ phải quy định rõ các danh mục văn bản, điều khoản của văn bản bị bãi bỏ, sửa đổi hoặc thay thế.
Điều 3. Các văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban Thể dục thể thao phải phù hợp với thực trạng kinh tế – xã hội của đất nước, thể chế hoá đầy đủ và kịp thời đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Điều 4. Các văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban Thể dục thể thaophải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất của pháp luật, không được trái với Hiến pháp, Luật và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
Điều 5. Việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban Thể dục thể thao phải được lập thành chương trình xây dựng pháp luật- là một bộ phận trong kế hoạch phát triển của ngành và phải đảm bảo thực hiện theo kế hoạch đề ra.
Điều 6. Việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục nêu trong bản quy định này.
Văn bản quy phạm pháp luật phải được trình bày đúng hình thức văn bản, bằng tiếng Việt, rõ ràng, chính xác.
Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban Thể dục thể thao phải được đánh số theo thứ tự từng loại văn bản, phải xác định đối tượng và phạm vi điều chỉnh.
Điều 7. Trong trường hợp cần thiết, các đơn vị được giao chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật phải đồng thời chuẩn bị văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành để kịp thời trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao hoặc cơ quan nhà nước cấp trên khi dự thảo văn bản chính thức được ký ban hành.
Điều 8. Trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, tuỳ theo tính chất của văn bản, Uỷ ban Thể dụct hể thao tổ chức để các Vụ chức năng, các đơn vị thuộc Uỷ ban Thể dục thể thao, các Sở Thể dục thể thao tỉnh, thành phố và các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội hữu quan đóng góp ý kiến xây dựng văn bản.
Chương 2:
THẨM QUYỀN KÝ BAN HÀNH VĂN BẢN, HÌNH THỨC VĂN BẢN
Điều 9: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao ban hành Quyết định về tổ chức, hoạt động cỷa các cơ quan, đơn vị trực thuộc, quyết định ban hành quy chế, quy định, tiêu chuẩn; quyết định ban hành luật thi đấu các môn thể thao; quyết định áp dụng luật thi đấu các môn thể thao quốc tế; quyết định ban hành kế hoạch, chương trình, đề án để thực hiện chức năng quản lý ngành về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Uỷ ban Thể dục thể thao và những vấn đề được Chính Phủ giao.
Điều 10: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao ban hành Chỉ thị để chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp và kiểm tra hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc ngành Thể dục thể thao trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước và của Uỷ ban Thể dục thể thao.
Điều 11. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao ban hành Thông tư để hướng dẫn thực hiện: Luật hoặc Nghị quyết của quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước; Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ giao thuộc phạm vi quản lý ngành; những quyết định về quản lý của Uỷ ban Thể dục thể thao.
Điều 12. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao cùng với các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ban hành Thông tư liên tịch để hướng dẫn thi hành: Luật, Nghị quyết của quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Quyết định của Chủ tịch nước; Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban Thể dục thể thao và các cơ quan đó.
Điều 13. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật của ngành hoặc uỷ quyền Phó chủ nhiệm ký thay.
Điều 14. Điều lệ giải thi đấu các môn thể thao do các Liên đoàn thể thao soạn thảo và ban hành sau khi được Uỷ ban Thể dục thể thao đồng ý bằng văn bản.
Điều 15. Hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật được Uỷ ban Thể dục thể thao ban hành theo mẫu thống nhất (kèm theo bản quy định này).
Chương 3:
TRÌNH TỰ SOẠN THẢO, BAN HÀNH VÀ CÔNG BỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Điều 16: Trên cơ sở chương trình xây dựng Luật, Phápa lệnh của quốc hội, chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, căn cứ yêu cầu quản lý nhà nước đối với ngành Thể dục thể thao, Uỷ ban Thể dục thể thăo quyết định chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của ngành.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao chỉ đạo việc soạn thảo Quyết định, Chỉ thị, Thông tư trong trường hợp cần thiết phải tham khảo ý kiến của các Bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội có liên quan.
Điều 17: Dự thảo quyết định, Chỉ thị, Thông tư trước khi trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao ký phải chuyển tới Vụ Pháp chế – Uỷ ban Thể dục thể thao để thẩm định toàn diện về nội dung, hình thức và tính hợp hiến của văn bản.
Điều 18: Sau khi được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, thủ trưởng đơn vị chủ trì có trách nhiệm tổ chức việc soạn thảo văn bản theo trình tự sau:
1. Thành lập Ban soạn thảo hoặc Tiểu ban soạn thảo gồm cán bộ, chuyên gia của nhiều vụ, đơn vị tuỳ theo mục đích, tính chất, phạm vi điều chỉnh văn bản quy phạm pháp luật sẽ ban hành. Trường hợp văn bản có liên quan đến nhiều ngành, cơ quan khác phải mời người đại diện có thẩm quyền của ngành hoặc cơ quan đó tham gia ban soạn thảo.
2. Trên cơ sở nghiên cứu đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước và yêu cầu về quản lý nhà nước của Uỷ ban Thể dục thể thao với tổ chức khảo sát để đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung của văn bản.
3. Tổng kết, đánh giá hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và tình hình thi hành pháp luật có liên quan đến nội dung dự thảo.
4. Lập kế hoạch và để cương soạn thảo văn bản.
5. Trên cơ sở kế hoạch và đề cương đã được lãnh đạo đơn vị duyệt, những thông tin đã được xử lý, ban soạn thảo tiến hành soạn thảo, chỉnh lý dự thảo văn bản, ghi rõ lần dự thảo thứ mấy và lấy ý kiến đóng góp.
6. Tổ chức lấy ý kiến của các Vụ, đơn vị thuộc Uỷ ban Thể dục thể thao và các cơ quan nhà nước, đoàn thể, tổ chức xã hội có liên quan. Đối với các nội dung phức tạp trong dự thảo cần tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia và các nhà khoa học. Trường hợp không cần thiết phải tổ chức hội thoả thì gửi dự thảo lấy ý kiến bằng công văn.
Sau khi tập hợp ý kiến, chỉnh lý dự thảo, nếu còn nhiều ý kiến chưa thống nhất phải tổ chức hội thảo lấy ý kiến trực tiếp để hoàn chỉnh dự thảo và kết thúc giai đoạn dự thảo.
7. Sưả chữa, hoàn chỉnh dự thảo.
8. Lập tờ trình về dự thảo. Tờ trình phải nêu rõ:
+ Mục đích yêu cầu của dự thảo.
+ Những vấn đề cơ bản, chủ yếu thuộc nội dung của dự thảo
+ Những vấn đề còn chưa thống nhất trong dự thảo, lý do bảo lưu ý kiến của đơn vị chủ trì soạn thảo.
+ Dự kiến hiệu quả thi hành của văn bản khi được ban hành.
Đối với những dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban Thể dục thể thao soạn thảo để trình Quốc hội và Chính phủ ban hành thì tờ trình chuẩn bị cho Bộ trưởng, chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao ký cũng có bố cục tương tự.
9. Trình Bộ trưởng, chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao duyệt dự thảo và ký ban hành. Hồ Sơ trình gồm:
+ Tờ trình văn bản quy phạm pháp luật (mẫu kèm theo bản quy định này) do thủ trưởng đơn vị ký (ký tờ trình và ký nhỏ cuối dự thảo)
+ Các tài liệu liên quan đến dự thảo.
Điều 19: Các đơn vị, cá nhân có liên quan được đơn vị chủ trì soạn thảo đề nghị góp ý kiến cho dự thảo có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đúng thời hạn theo yêu cầu. Trường hợp cần sửa đổi bổ sung thì phải chỉ rõ phần nào và phương hướng sưả chữa.
Điều 20: Việc lưu văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành thực hiện như sau:
+ Một bản chính lưu ở văn phòng (Văn thư)
+ Một bản chính lưu tại hồ sơ công việc của các đơn vị soạn thảo
Ba bản sao chuyển cho Vụ pháp chế để gửi công báo và chuẩn bị hệ thống hoá pháp luật thường xuyên của ngành.
Điều 21. Định kỳ hàng năm, Vụ pháp chế có trách nhiệm rà soát, hệ thống hoá các vănn bản quy phạm pháp luật về Thể dục thể thao (theo quy định của Nghị định 101/ CP ngày 23 tháng 9 năm 1997 của Chính phủ) để tập hợp xuất bản hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thống nhất rtrong toàn ngành, kịp thời phát hiện những văn bản bất hợp lý về nội dung cũng như hình thức để có kế hoạch sửa đổi, bổ sung.
Điều 22: Trong thời gian chậm nhất là 2 ngày kể từ ngày ký ban hành, văn bản quy phạm pháp luật phải được gửi các đon vị thuộc Uỷ ban Thể dục thể thao, các cơ quan nhà nước, đoàn thể và các tổ chức xã hội có liên quan.
Điều 23. Văn bản quy pham pháp luật do Uỷ ban Thể dục thể thao ban hànhphải gửi đăng công báo nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký
Điều 24. Các cơ quan báo chí của ngành có trách nhiệm đăng toàn văn hoặc nội dung cơ bản cua rvăn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban Thể dục thể thao ban hành nhằm tuyên truyền rộng rãi văn bản quy phạm pháp luật.
Chương 4:
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 25: Bản quy định này được áp dụngcho các Vụ, đơn vị thuộc Uỷ ban Thể dục thể thao thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc soạn thảo ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.
Vụ Pháp chế phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ- đào tạo, Văn phòng Uỷ ban Thể dục thể thao hướng dẫn và kiểm tra thực hiện bản quy định này
Trong quá trình thực hiện, bản quy định này có thể sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế và sự phát triển của ngành Thể dục thể thao./.
- 1Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật 1996
- 2Chỉ thị 51-TTg năm 1997 thi hành Luật ban hành Văn bản quy phạm Pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 03/1998/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Thể dục thể thao
- 4Thông tư 01/1998/TT/BVGCP-TH hướng dẫn thi hành Nghị định 101/CP-1997 thi hành Luật Ban hành Văn bản Quy phạm Pháp luật do Ban Vật giá Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 02/1998/TT-BVGCP hướng dẫn thi hành Nghị định 101/CP-1997 thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật do Ban Vật Giá Chính Phủ ban hành
Quyết định 318/1999/QĐ-UBTDTT về soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban Thể dục thể thao do Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao ban hành
- Số hiệu: 318/1999/QĐ-UBTDTT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/03/1999
- Nơi ban hành: Uỷ ban Thể dục Thể thao
- Người ký: Hà Quang Dự
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra