Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3178/QĐ-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 25 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH SỐ 3576/QĐ-UBND NGÀY 31/12/2010 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÊ DUYỆT “ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại tờ trình số 577/TTr-SLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 về việc sửa đổi, bổ sung, Quyết định số 3576/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 3576/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, cụ thể như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Mục II Phần thứ hai về mục tiêu cụ thể đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016- 2020 như sau:

“- Giai đoạn 2016-2020:

Đào tạo nghề cho 11.200 người lao động nông thôn, trong đó: 5.573 người học nghề nông nghiệp; 5.627 người học nghề phi nông nghiệp. Sau đào tạo, ít nhất 80% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn,”

(có phụ lục kèm theo)

2. Sửa đổi, bổ sung Mục I Phần thứ ba về đối tượng, chính sách, giải pháp của Đề án như sau:

“- Lao động nông thôn từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi (đối với nam), 55 tuổi (đối với nữ), có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, bao gồm:

+ Người lao động có hộ khẩu thường trú tại xã;

+ Người lao động có hộ khẩu tại phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc thuộc hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp có đất nông nghiệp bị thu hồi.

Trong các đối tượng nêu trên, ưu tiên đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người thuộc hộ gia đình đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất nông nghiệp, ngư dân.”

3. Sửa đổi, bổ sung Điểm 6 Mục II Phần thứ ba về hỗ trợ tiền ăn, đi lại đối với người học như sau:

“6- Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia và chuẩn tỉnh), người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ mất việc làm khi tham gia học nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng được hỗ trợ như sau:

+ Tiền ăn 30.000 đồng/ngày thực học/người;

+ Tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200,000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên (nếu là người khuyết tật học nghề địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên mức hỗ trợ là 300.000 đồng/người/khóa).

+ Lao động nông thôn khác được hỗ trợ tiền ăn 20.000 đồng/ngày thực học/người;”

4. Sửa đổi Hoạt động 7 Tiết a Khoản 1 Mục V Phần thứ ba về kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn như sau:

“Giai đoạn 2016 - 2020: 42.560 triệu đồng”.

5. Thay thế một phần tại Điểm a Khoản 1.2 Mục 1 Phần thứ tư về trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:

“a. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì và chịu trách nhiệm về việc tổ chức đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn; hướng dẫn nhân rộng các mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Thay thế nội dung “- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, Hội Nông dân tỉnh và các đơn vị liên quan thí điểm triển khai hình thức cấp thẻ học nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn."

6. Bổ sung Điểm b Khoản 1.2 Mục 1 Phần thứ tư về trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:

“b. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn:

- Chủ trì và chịu trách nhiệm về việc tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn:

+ Hướng dẫn các địa phương xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn hàng năm và từng giai đoạn;

+ Tổng hợp kế hoạch, nhu cầu kinh phí hàng năm và từng giai đoạn về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp chung;

+ Hướng dẫn nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp hàng năm và từng giai đoạn cho các địa phương bảo đảm cân đối chung theo định hướng phát triển của ngành nông nghiệp và nhu cầu đào tạo lao động theo ngành, nghề của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp;

7. Bổ sung Điểm e Khoản 1.2 Mục 1 Phần thứ tư về trách nhiệm của Sở Công thương như sau:

“e. Sở Công thương:

- Chủ trì tổ chức thực hiện cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp cho lao động nông thôn đến cấp xã;

- Chỉ đạo Trung tâm Khuyến công gắn kết các hoạt động khuyến công với hoạt động đào tạo nghề và tổ chức nhân rộng mô hình đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn theo nhu cầu của doanh nghiệp;

8. Sửa đổi Điểm đ Khoản 1.2 Mục 1 Phần thứ tư về trách nhiệm của Sở Tài chính như sau:

“đ. Sở Tài chính:

Bố trí kinh phí để thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định.”

9. Thay thế các cụm từ trong một số nội dung Quyết định số 3576/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh, cụ thể như sau:

- Cụm từ “Hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập hộ nghèo” bằng cụm từ “hộ cận nghèo”;

- Cụm từ “Trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề” bằng cụm từ “trình độ Trung cấp, Cao đẳng”;

- Cụm từ “Sau khi học nghề” bằng cụm từ “Sau khi đào tạo nghề”;

- Cụm từ “Hỗ trợ học nghề” bằng cụm từ “Hỗ trợ đào tạo nghề”;

- Cụm từ “Giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề” bằng cụm từ “Giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp”;

- Cụm từ “Dạy nghề cho lao động nông thôn” bằng cụm từ “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”;

- Cụm từ “Trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng” bằng cụm từ “Trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng”;

- Cụm từ “Cơ sở dạy nghề” bằng cụm từ “Cơ sở giáo dục nghề nghiệp”;

- Cụm từ “Tư vấn học nghề” bằng cụm từ “Tư vấn giáo dục nghề nghiệp”.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp-phát triển nông thôn, Nội vụ, Giáo dục-đào tạo, Công thương, Thông tin-truyền thông, Tư pháp, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Đài Phát thanh-Truyền hình, Báo BR-VT, Thủ trưởng các ngành có
liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Lao động-thương binh và xã hội; “báo cáo”
-
TTr Tnh ủy, TTr. HĐND tỉnh; “báo cáo”
-
Ch tịch và các PCT. UBND Tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh và các đoàn thể;
- Ban VHXH-HĐND tỉnh;
- Lưu: VT,TH
V3,T3@110/12/2015

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thanh Dũng

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3178/QĐ-UBND năm 2015 sửa đổi Quyết định 3576/QĐ-UBND phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành

  • Số hiệu: 3178/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 25/12/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Người ký: Lê Thanh Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/12/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản