Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 316/QĐ-LĐTBXH | Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2022 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TUYÊN DƯƠNG HỌC SINH, SINH VIÊN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP XUẤT SẮC, TIÊU BIỂU
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 17/2017/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế công tác học sinh, sinh viên trong trường trung cấp, cao đẳng;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Tuyên dương học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
TUYÊN DƯƠNG HỌC SINH, SINH VIÊN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP XUẤT SẮC, TIÊU BIỂU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 316/QĐ-LĐTBXH, ngày 05/4/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về xét chọn và tổ chức lễ tuyên dương học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu trong học tập và rèn luyện đạo đức, lối sống.
2. Đối tượng áp dụng là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và học sinh, sinh viên đang học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
1. Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.
2. Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu là hoạt động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhằm biểu dương, tôn vinh các tấm gương học sinh, sinh viên xuất sắc, tiêu biểu trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; xây dựng môi trường và tạo động lực cho học sinh, sinh viên thi đua học tập, rèn luyện, phấn đấu, phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong giáo dục nghề nghiệp.
3. Việc xét chọn và tổ chức lễ tuyên dương học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu được tổ chức định kỳ hằng năm; đảm bảo công khai, dân chủ, công bằng, chính xác nhằm tạo động lực học tập và rèn luyện trong học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp.
Điều 3. Hình thức khen thưởng, gồm:
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Biểu trưng tuyên dương học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu;
- Tiền mặt;
- Quà tặng và các phần thưởng khác (nếu có).
Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là đơn vị thường trực tổ chức thực hiện xét chọn và tổ chức lễ tuyên dương học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu.
1. Kinh phí xét chọn, tiền thưởng và tổ chức lễ tuyên dương cấp toàn quốc được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hằng năm và các nguồn huy động tài trợ hợp pháp khác.
2. Kinh phí tổ chức xét chọn và tổ chức lễ tuyên dương cấp tỉnh do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố bố trí kinh phí hằng năm và các nguồn huy động tài trợ hợp pháp khác.
3. Kinh phí xét chọn, tiền thưởng và tổ chức lễ tuyên dương cấp cơ sở do các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự cân đối từ nguồn ngân sách đã được cấp và các nguồn huy động tài trợ hợp pháp khác.
1. Kết quả học tập, nghiên cứu của năm học
2. Kết quả rèn luyện đạo đức, lối sống của năm học
1. Tiêu chuẩn về học tập, nghiên cứu
a) Tiêu chí kết quả học tập
- Học sinh, sinh viên có kết quả học tập đạt loại xuất sắc: từ 3,6/4 trở lên đối với các trường đào tạo theo học chế tín chỉ hoặc từ 9,0/10 trở lên đối với các trường đào tạo theo niên chế.
- Đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số có kết quả học tập: Đạt loại giỏi trở lên: từ 3,2/4 trở lên đối với các trường đào tạo theo học chế tín chỉ hoặc từ 8,0/10 trở lên đối với các trường đào tạo theo niên chế.
- Đối với học sinh, sinh viên đạt giải thưởng các kỳ thi quốc gia, khu vực, thế giới có kết quả học tập: Đạt từ loại khá trở lên: từ 2,5/4 trở lên đối với các trường đào tạo theo học chế tín chỉ hoặc từ 7,0/10 trở lên đối với trường đào tạo theo niên chế.
- Kết quả học tập xét chọn là kết quả của năm học xét chọn tuyên dương.
b) Đạt thêm một trong các tiêu chí sau:
- Có đề tài nghiên cứu khoa học đạt giải nhất, nhì, ba cấp trường trở lên hoặc được Hội đồng khoa học cấp trường trở lên xếp loại Giỏi, Xuất sắc.
- Có bài tham luận tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học từ cấp trường trở lên.
- Có sản phẩm sáng tạo được cấp bằng sáng chế, cấp giấy phép xuất bản.
- Đạt giải thưởng nhất, nhì, ba các cuộc thi liên quan nghiên cứu, chuyên môn, tay nghề, khởi nghiệp, sáng tạo khoa học cấp tỉnh trở lên.
2. Tiêu chuẩn về rèn luyện đạo đức, lối sống
a) Tiêu chí kết quả rèn luyện đạo đức
- Học sinh, sinh viên xếp loại rèn luyện đạt xuất sắc hoặc từ 90 điểm trở lên (Thang điểm 100).
- Chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định, nội quy nơi cư trú và nơi học tập.
- Không vi phạm đạo đức, pháp luật và các quy chế, nội quy của nhà trường, quy định của địa phương, pháp luật của nhà nước.
- Kết quả rèn luyện đạo đức xét chọn là kết quả của năm học xét chọn tuyên dương.
b) Đạt thêm một trong các tiêu chí sau
- Tham gia tích cực các hoạt động Đoàn, Hội và các hoạt động tình nguyện cấp trường tổ chức trở lên.
- Đạt các giải thưởng nhất, nhì, ba một trong các cuộc thi: nâng cao nhận thức của học sinh về kiến thức pháp luật; tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh từ cấp trường trở lên.
- Đạt các giải thưởng nhất, nhì, ba các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao từ cấp tỉnh trở lên.
SỐ LƯỢNG, QUY TRÌNH, HỒ SƠ XÉT CHỌN
Số lượng xét chọn tuyên dương tối đa 200 học sinh, sinh viên, số lượng cụ thể do Hội đồng xét chọn học sinh, sinh viên xuất sắc, tiêu biểu cấp toàn quốc xem xét quyết định trên cơ sở hồ sơ thực tế.
1. Quy trình xét chọn
a) Cấp cơ sở (cấp trường)
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức lựa chọn, đề xuất Danh sách học sinh, sinh viên đủ tiêu chuẩn kèm theo bản chụp tài liệu chứng minh đáp ứng tiêu chí tại điểm b, khoản 1, Điều 7, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Cấp tỉnh
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xét chọn học sinh, sinh viên xuất sắc, tiêu biểu tổ chức xét chọn, đề xuất Danh sách học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn kèm theo bản chụp tài liệu chứng minh đáp ứng tiêu chí tại điểm b, khoản 1, Điều 7, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
c) Cấp toàn quốc
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức xét chọn theo danh sách đề xuất học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trình lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khen thưởng, tuyên dương.
2. Hồ sơ gồm
a) Công văn đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Danh sách học sinh, sinh viên đề nghị xét chọn tuyên dương.
c) Báo cáo thành tích của học sinh, sinh viên được đề nghị tuyên dương (có xác nhận của lãnh đạo Nhà trường)
d) Bảng kết quả học tập, nghiên cứu và rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên (có xác nhận của Hiệu trưởng)
đ) Bản sao (có xác nhận của Hiệu trưởng) các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến, sáng tạo được áp dụng vào thực tế; bài tham luận tại các hội nghị, hội thảo trong kỷ yếu; chứng nhận giải thưởng các kỳ thi, bằng cấp sáng chế đã được công nhận; các bằng khen; giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng và các minh chứng khác.
e) 02 ảnh màu (cỡ 4x6 cm), 01 file ảnh (cỡ 4x6 cm).
1. Hội đồng cấp cơ sở (trường)
a) Thủ trưởng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thành lập Hội đồng xét chọn học sinh, sinh viên xuất sắc, tiêu biểu cấp cơ sở.
b) Hội đồng cấp cơ sở có nhiệm vụ xét chọn, giới thiệu học sinh, sinh viên xuất sắc, tiêu biểu của trường đáp ứng tiêu chí tại điểm b, khoản 1, Điều 7 Quy chế này.
2. Hội đồng cấp tỉnh
a) Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Hội đồng xét chọn học sinh, sinh viên xuất sắc, tiêu biểu cấp tỉnh.
b) Hội đồng cấp tỉnh có nhiệm vụ xét chọn, giới thiệu học sinh, sinh viên xuất sắc, tiêu biểu do các cơ sở giáo dục nghề nghiệp giới thiệu theo đúng các tiêu chuẩn và cung cấp đầy đủ các tài liệu hồ sơ học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu theo Quy chế này.
3. Hội đồng cấp toàn quốc
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thành lập Hội đồng xét chọn học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc, tiêu biểu hằng năm.
b) Hội đồng xét chọn cấp toàn quốc có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá và xét chọn hồ sơ học sinh, sinh viên xuất sắc, tiêu biểu theo các tiêu tại Quy chế này, báo cáo lãnh đạo Bộ về kết quả xét chọn tuyên dương.
Điều 11. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
1. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện xét chọn và tổ chức lễ tuyên dương theo Quy chế này.
2. Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính dự toán kinh phí và phê duyệt dự toán kinh phí tổ chức thực hiện; phối hợp với Văn phòng đề xuất bằng khen của Bộ trưởng cho học sinh, sinh viên xuất sắc, tiêu biểu.
3. Thành lập Hội đồng xét chọn cấp toàn quốc và ban hành các văn bản hướng dẫn, hồ sơ gửi các đơn vị liên quan.
Điều 12. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Tổ chức triển khai thực hiện việc xét chọn cấp tỉnh theo Quy chế này; tùy thuộc vào tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị để xem xét, quyết định việc tổ chức tuyên dương cấp tỉnh.
2. Thành lập Hội đồng xét chọn cấp của tỉnh, thành phố theo đúng các tiêu chuẩn tại Quy chế này.
3. Có văn bản hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc chức năng quản lý triển khai thực hiện.
Điều 13. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Tổ chức triển khai thực hiện việc xét chọn cấp cơ sở (trường) theo Quy chế này; tùy thuộc vào tình hình thực tế tại cơ sở để xem xét, quyết định việc tổ chức tuyên dương cấp cơ sở.
2. Thành lập Hội đồng xét chọn cấp cơ sở và tổ chức xét chọn theo đúng các tiêu chuẩn tại Quy chế này.
Các cơ quan, đơn vị và cá nhân có hành vi báo cáo không trung thực, thiếu trách nhiệm trong việc xét chọn; các cá nhân có hành vi gian lận, cung cấp thông tin sai lệch thì tùy vào mức độ sẽ bị thu hồi hình thức khen thưởng và xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Trong quá trình tổ chức thực hiện có vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh hoặc sửa đổi, đơn vị thường trực có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo để Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định./.
- 1Công văn số 4789/BGDĐT-DATHCSII về việc điều chỉnh số lượng và bổ sung hồ sơ đề nghị xét khen thưởng tập thể và cá nhân điển hình trong đổi mới phương pháp dạy học và triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Công văn 39/BGDĐT-GDTH năm 2015 về tổng hợp đánh giá và khen thưởng học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT do Bộ giáo dục Đào tạo ban hành
- 3Nghị định 110/2020/NĐ-CP quy định về chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh viên, học viên đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế
- 1Công văn số 4789/BGDĐT-DATHCSII về việc điều chỉnh số lượng và bổ sung hồ sơ đề nghị xét khen thưởng tập thể và cá nhân điển hình trong đổi mới phương pháp dạy học và triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Công văn 39/BGDĐT-GDTH năm 2015 về tổng hợp đánh giá và khen thưởng học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT do Bộ giáo dục Đào tạo ban hành
- 3Thông tư 17/2017/TT-BLĐTBXH về Quy chế công tác học sinh, sinh viên trong trường trung cấp, trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- 5Nghị định 15/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục nghề nghiệp
- 6Nghị định 14/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 7Nghị định 110/2020/NĐ-CP quy định về chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh viên, học viên đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế
- 8Chỉ thị 24/CT-TTg năm 2020 về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 316/QĐ-LĐTBXH năm 2022 về Quy chế Tuyên dương học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 316/QĐ-LĐTBXH
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/04/2022
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Lê Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra